ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
Số: 595/QĐ-UBND
|
Lâm
Đồng, ngày 28 tháng 3 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI TUYẾN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH NỘI TỈNH
VÀ VỊ TRÍ CÁC ĐIỂM DỪNG ĐÓN, TRẢ KHÁCH TRÊN CÁC TUYẾN ĐƯỜNG BỘ THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH
LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ
ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP
ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô;
Căn cứ Thông tư số
63/2014/TT-BGTVT ngày 7/11/2014 của Bộ Giao thông vận
tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ
trợ vận tải đường bộ;
Căn cứ Thông tư số
60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 quy định về tổ chức,
quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường
bộ;
Căn cứ Quyết định số 1462/QĐ-TTg
ngày 23/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1202/QĐ-UBND
ngày 24/6/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao
thông Vận tải và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành
khách cố định nội tỉnh và vị trí các điểm dừng, đón trả khách trên các tuyến đường
bộ thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những
nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm và mục
tiêu quy hoạch
1. Quan điểm quy hoạch:
a) Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải
hành khách cố định nội tỉnh và vị trí các điểm dừng, đón trả khách trên các tuyến
đường bộ thuộc địa bàn tỉnh Lâm Đồng phải phù hợp với quy hoạch phát triển giao
thông vận tải, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng đến năm
2020, định hướng đến năm 2030 và tình hình thực tế của địa phương.
b) Phát triển hợp lý, đồng bộ về kết
cấu hạ tầng, luồng, tuyến và phương tiện vận tải; tăng cường kết nối các tuyến
vận tải hành khách cố định nội tỉnh với các phương thức vận tải khác; nâng cao
hiệu quả quản lý Nhà nước về hoạt động vận tải, từng bước xây dựng và đưa ra
các giải pháp phù hợp để khai thác kinh doanh vận tải hành
khách tuyến cố định nội tỉnh, tạo môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh,
bình đẳng, thu hút các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư và khai thác kinh
doanh.
2. Mục tiêu quy hoạch:
a) Xây dựng mạng lưới tuyến vận tải hành
khách cố định nội tỉnh và vị trí các điểm dừng đón, trả khách trên tuyến cố định
hợp lý và thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh với quy mô phù hợp, phát huy ưu thế
của các phương thức vận tải hành khách, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách với
chất lượng cao, giá thành hợp lý, tiện nghi, an toàn, tạo điều kiện cho người
dân dễ tiếp cận, sử dụng và bảo vệ môi trường sinh thái; kết nối mạng lưới tuyến
vận tải hành khách cố định nội tỉnh với các tuyến xe buýt, tuyến vận chuyển
hành khách liên tỉnh và vận tải hàng không.
b) Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ đảm
nhận của vận tải hành khách bằng xe ô tô trên tuyến cố định đạt 1,4% (khoảng
1,2 triệu lượt hành khách/năm) và đến năm 2030 đạt 1,7% (khoảng 2,6 triệu lượt
hành khách/năm) trên tổng nhu cầu đi lại của nhân dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
c) Xây dựng, xác lập 128 cặp điểm dừng
đón, trả khách trên hệ thống đường bộ tỉnh Lâm Đồng trước năm 2020 để đảm bảo
an ninh trật tự và an toàn giao thông.
II. Nội dung quy
hoạch
1. Quy hoạch
mạng lưới tuyến cố định nội tỉnh:
a) Giai đoạn đến năm 2020: toàn tỉnh
có 36 tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh với tổng chiều dài khoảng 2.629
km, vận chuyển hành khách đạt khoảng 1,2 triệu lượt hành khách/năm, trong đó:
- Đối với 19 tuyến hiện hữu: giữ
nguyên lộ trình, với tổng chiều dài khoảng 1.672 km; nâng cao chất lượng dịch vụ
và tăng tần suất hoạt động đối với những tuyến có lưu lượng hành khách lớn (Chi
tiết tại Phụ lục 01 đính kèm).
- Mở mới 17 tuyến với tổng chiều dài khoảng
957 km để kết nối các đầu mối giao thông lớn của tỉnh, như: bến xe liên tỉnh Đà
Lạt, bến xe Đức Long Bảo Lộc, bến xe Đức Trọng đến các trung tâm huyện, thành
phố khác và từ trung tâm các huyện đến trung tâm xã có nhu cầu đi lại cao với tần
suất khai thác 02 chuyến/ngày (lượt đi và về) để tạo thói
quen đi lại cho người dân (Chi tiết các tuyến mở mới tại Phụ lục 02 đính
kèm).
b) Giai đoạn 2020 - 2030: toàn tỉnh
có 47 tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh, với tổng chiều dài khoảng
3.402 km, vận chuyển hành khách đạt khoảng 2,6 triệu lượt hành khách/năm, trong
đó:
- Đối với 36 tuyến đang hoạt động: Tiếp
tục nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng tần suất hoạt động đối với những tuyến
có lưu lượng hành khách lớn.
- Mở mới thêm 11 tuyến với tổng chiều
dài khoảng 773 km.
(Chi tiết các tuyến mở mới tại Phụ
lục 03 đính kèm).
2. Quy hoạch
phát triển phương tiện:
a) Giai đoạn đến năm 2020: Tổng
phương tiện hoạt động khoảng 95-105 xe, trong đó bao gồm 50 xe hiện có; đầu tư thêm
40 - 45 xe 16 chỗ và 05 - 10 xe 29 chỗ.
b) Giai đoạn 2020 - 2030: Tổng phương
tiện hoạt động khoảng 205 - 215 xe, trong đó đầu tư thêm 05 - 10 xe 16 chỗ và
95 - 105 xe 29 chỗ.
Việc lựa chọn chủng loại phương tiện
phải đảm bảo theo quy định và nhu cầu hành khách thực tế trên mỗi tuyến.
(Chi tiết phương tiện từng tuyến tại
Phụ lục 04 đính kèm).
3. Quy hoạch
cơ sở hạ tầng phục vụ tuyến cố định nội tỉnh:
a) Bến xe: cải tạo, nâng cấp các bến
hiện hữu và đầu tư xây dựng các bến mở mới đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số
12/QĐ-UBND ngày 05/01/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ
thống bến xe ôtô khách trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2025.
b) Trạm dừng nghỉ: theo Quyết định số
2753/QĐ-BGTVT ngày 10/9/2013 của Bộ Giao thông vận tải (trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
có 06 trạm dừng nghỉ, trong đó: 03 trạm thuộc Quốc lộ 20; 02 trạm thuộc Quốc lộ
27 và 01 trạm thuộc Quốc lộ 28); đề xuất Bộ Giao thông vận tải mở mới thêm 01
trạm dừng nghỉ trên tuyến Quốc lộ 27C (tại vị trí từ Km38+000 đến Km40+000, thuộc
xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương) với quy mô loại 3, diện tích khoảng 3.000 -
3.500m2.
(Chi tiết tại Phụ lục 05 đính
kèm).
c) Các điểm dừng đón, trả khách: xác
lập, đầu tư xây dựng mới 128 cặp điểm phục vụ dừng đón, trả khách theo dạng vịnh
trên các tuyến đường bộ của tỉnh.
(Chi tiết tại Phụ lục 06 đính
kèm).
4. Vốn đầu tư:
a) Đầu tư phát triển phương tiện: tổng
số vốn đầu tư đến năm 2030 khoảng 230 - 240 tỷ đồng từ nguồn vốn xã hội hóa; trong đó:
- Giai đoạn 2016 - 2020: 60 - 65 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2020 - 2030: 170 - 175 tỷ
đồng.
b) Đầu tư xây dựng các điểm dừng đón,
trả khách: tổng số vốn đầu tư đến năm 2030 khoảng 10 - 15 tỷ đồng từ nguồn vốn
ngân sách, vốn xã hội hóa hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác.
5. Danh mục
các dự án ưu tiên đầu tư:
a) Ưu tiên đầu tư xây dựng các điểm dừng
đón, trả khách trên hệ thống Quốc lộ và các tuyến đường Tỉnh lộ để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đi lại của người dân.
b) Ưu tiên đầu tư xây dựng các bến xe
mới tại trung tâm các xã hiện đang có tuyến cố định nội tỉnh hoạt động nhưng
chưa có bến (Chi tiết tại Phụ lục 07 đính kèm).
III. Các giải
pháp, chính sách chủ yếu thực hiện quy hoạch
1. Giải pháp
về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải:
a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động vận tải
hành khách tuyến cố định nội tỉnh. Chú trọng kiểm soát lộ trình và các điểm
đón, trả khách dọc tuyến vận tải cố định nội tỉnh.
b) Công bố đầy đủ các thông tin về
tuyến, hành trình, tần suất khai thác trên tuyến ở 2 đầu bến để các đơn vị vận
tải đăng ký tham gia khai thác.
c) Tổ chức đấu thầu khai thác các tuyến
vận tải hành khách cố định nội tỉnh có lưu lượng vận tải lớn, nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ phục vụ hành khách, đồng thời công khai, minh bạch và bình đẳng.
d) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý, giám sát giữa các bến xe, đơn vị vận tải với Sở Giao thông vận
tải; triển khai việc quản lý mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh
bằng bản đồ số; tăng cường giám sát thông qua thiết bị giám sát hành trình
(GPS).
đ) Chuyển đổi một số tuyến vận tải
hành khách cố định nội tỉnh có tần suất cao, cự ly hợp lý sang hoạt động theo
hình thức xe buýt nếu phù hợp.
2. Giải pháp
về phát triển kết cấu hạ tầng:
a) Ưu tiên bố trí quỹ đất và nguồn vốn
để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách tuyến cố định nội
tỉnh, như: bến xe khách; điểm dừng đón, trả khách; trạm dừng, nghỉ; đường tiếp
cận bến xe; không gian cho người đi bộ;... để hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận
và tăng cường kết nối với các phương thức vận tải khác, đảm bảo thuận tiện cho
việc lên, xuống xe và an toàn giao thông.
b) Ban hành cơ chế, chính sách đẩy mạnh
xã hội hóa đầu tư, hỗ trợ lãi suất vay đối với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng
phục vụ vận tải hành khách, như: bến xe; trạm dừng nghỉ; điểm dừng đón, trả
khách. Tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, bảo trì các tuyến đường bộ đảm bảo
chất lượng và an toàn giao thông, đặc biệt là các tuyến phục vụ vận tải hành
khách đến các khu vực có địa hình khó khăn; các huyện, xã vùng sâu, vùng xa.
c) Các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo
Lộc quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch các bến xe khách ở vị trí thuận lợi cho việc
đi lại của người dân và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Giải pháp
về chất lượng dịch vụ:
a) Xây dựng quy trình quản lý chất lượng
dịch vụ và an toàn giao thông trong vận tải hành khách cố định nội tỉnh áp dụng
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
b) Việc lựa chọn đơn vị tham gia khai
thác tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh phải căn cứ vào chất lượng, uy
tín và quy mô của đơn vị vận tải. Ban hành các tiêu chuẩn để sàng lọc, chọn lựa
các đơn vị tham gia khai thác vận tải khách cố định nội tỉnh; hạn chế, loại bỏ
các đơn vị yếu kém, chất lượng dịch vụ thấp, khuyến khích tạo điều kiện cho các
đơn vị có chất lượng dịch vụ tốt và uy tín phục vụ nhân dân.
c) Các doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải
hành khách tuyến cố định nội tỉnh phải công khai các chỉ tiêu về chất lượng dịch
vụ, như: hành trình; điểm dừng đón, trả khách; thời gian vận chuyển; giá vé,...
và thiết lập hệ thống thông tin phản hồi giữa các cơ quan quản lý nhà nước,
doanh nghiệp và người dân.
d) Các đơn vị quản lý bến xe phải đầu
tư, nâng cấp hệ thống bến bãi đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định,
đáp ứng được nhu cầu đi lại hàng ngày của nhân dân, nhất là trong các dịp Lễ, Tết.
Đầu tư lắp đặt hệ thống bảng thông tin điện tử, hệ thống bán vé hiện đại, bán
vé qua mạng internet.
4. Giải pháp
về đảm bảo an toàn giao thông:
a) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
soát trên tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh theo chế độ định kỳ và đột
xuất; thực hiện nghiêm các quy định khi xe ra, vào bến; kiểm tra, giám sát chặt
chẽ quá trình hoạt động trên tuyến và xây dựng chế độ hậu kiểm sau khi cấp phép
tuyến đối với phương tiện (đăng kiểm,...) và nhân lực (giấy phép lái xe, sức khỏe,...)
theo định kỳ.
b) Xử lý nghiêm các doanh nghiệp, hợp
tác xã có phương tiện khai thác trên tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh
vi phạm tốc độ, vi phạm Luật giao thông đường bộ (dừng đón, trả khách không
đúng nơi quy định, phóng nhanh, vượt ẩu,...) thông qua thiết bị giám sát hành
trình và thực địa.
c) Đầu tư cơ sở hạ tầng, lắp đặt biển
báo tại các vị trí điểm dừng đón, trả khách dọc tuyến. Nghiên cứu phân làn và tổ
chức giao thông qua các hệ thống biển báo, đèn tín hiệu và
thông tin chỉ dẫn tại các tuyến trục chính trên địa bàn tỉnh.
d) Tăng cường công tác tập huấn,
tuyên truyền, giáo dục nâng cao tay nghề, kỹ năng, thái độ, ý thức, đạo đức nghề
nghiệp của đội ngũ lái xe, tự giác chấp hành các quy định về bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông, phòng tránh tai nạn giao thông.
5. Giải pháp
về cơ chế, chính sách hỗ trợ:
a) Khuyến khích các đơn vị vận tải
tham gia khai thác trên các tuyến vận tải kết nối đến vùng sâu, vùng xa thông
qua cơ chế ưu đãi về thuế, phí, đất đai.
b) Yêu cầu các doanh nghiệp, hợp tác
xã vận tải ký cam kết thực hiện tốt chất lượng dịch vụ vận tải, ký hợp đồng
cung ứng dịch vụ vận tải ô tô nội tỉnh sau khi đấu thầu. Tạo môi trường kinh
doanh ổn định, bình đẳng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định, vi phạm
cam kết.
c) Hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao
chất lượng dịch vụ vận tải hành khách nội tỉnh, tăng cường đổi mới phương tiện
vận tải theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại, bảo vệ môi trường.
d) Hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn,
đào tạo ngắn ngày,... giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng quản lý, điều hành
vận tải, tiết giảm chi phí, xây dựng mức giá vé hợp lý.
e) Kịp thời khen thưởng, biểu dương
những doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải có chất lượng phục vụ tốt và tỷ lệ phản
hồi tích cực cao từ hành khách; đồng thời phê phán, chấn chỉnh những tổ chức,
cá nhân yếu kém, chất lượng phục vụ thấp trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
6. Giải pháp về
thông tin truyền thông:
a) Các bến xe khách phục vụ tuyến vận
tải hành khách cố định nội tỉnh phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, có hệ thống
biển báo, thông tin đầy đủ, rõ ràng.
b) Bổ sung thông tin về các luồng,
tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh, tần suất, giá vé, tên các doanh nghiệp,
hợp tác xã vận tải trên Website của Sở Giao thông vận tải và Cổng thông tin điện
tử của tỉnh. Niêm yết đầy đủ các thông tin về luồng, tuyến tại các điểm dừng
đón, trả khách và trên xe.
c) Các thông tin phản ánh về lĩnh vực
vận tải hành khách tuyến cố định nội tỉnh phải được gửi về Sở Giao thông vận tải
để tiếp nhận và xử lý; đồng thời xây dựng cơ chế giám sát việc xử lý thông tin,
xây dựng quy chế bảo mật thông tin đối với người cung cấp thông tin.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Giao
thông vận tải:
a) Chịu trách nhiệm tổ chức công bố,
công khai và thực hiện quy hoạch này theo quy định.
b) Tổ chức, quản lý hoạt động vận tải
khách cố định trên địa bàn tỉnh và các biển báo dừng đón, trả khách tại các vị
trí đã lắp đặt, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn giao thông.
c) Phối hợp với Cục Quản lý đường bộ
và cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác quản lý vận tải tại các điểm dừng
đón, trả khách cố định trên các tuyến Quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh.
d) Căn cứ vào lộ trình quy hoạch chủ
động giải quyết tăng, giảm số lượng doanh nghiệp, số lượng phương tiện và báo
cáo UBND tỉnh điều chỉnh Quy hoạch về số lượng tuyến, số lượng vị trí các điểm
dừng đón, trả khách trên tuyến cố định nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân
dân.
đ) Thực hiện thông tin, tuyên truyền
đến các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải khách tuyến cố định trên địa
bàn tỉnh biết về vị trí lắp đặt các biển báo dừng, đón trả khách tuyến cố định
để xây dựng phương án kinh doanh phù hợp.
e) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính xây dựng, đề xuất lộ trình đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư xây dựng các
điểm dừng đón, trả khách; bảo trì các biển báo được lắp đặt trên các tuyến đường
trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
g) Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ
hoặc đột xuất đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành
khách trên tuyến cố định.
2. Công an tỉnh: chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và các lực lượng nghiệp vụ khác
tổ chức tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các phương tiện vận tải vi phạm về trật
tự, an toàn giao thông và hoạt động vận tải bằng xe ô tô; phối hợp chặt chẽ với
các Sở, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan trong việc xử lý các tổ chức,
cá nhân vi phạm.
3. Sở Tài
chính:
a) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải
trong thực hiện quản lý giá cước trên từng tuyến theo quy định của pháp luật.
b) Hướng dẫn các doanh nghiệp, hợp
tác xã vận tải trong việc xây dựng, đăng ký trình duyệt giá cước theo quy định.
4. UBND các
huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:
a) Phối hợp với Sở Giao thông vận tải
trong quản lý, giám sát, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại khu vực bến
xe, trạm dừng nghỉ, điểm đón trả khách các tuyến cố định trên địa bàn.
b) Xử lý các đối tượng lấn chiếm các
vị trí điểm dừng đón, trả khách để buôn bán gây mất trật tự và an toàn giao
thông.
c) Bố trí quỹ đất xây dựng bến xe,
bãi đỗ xe, các điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định theo quy hoạch này và các
quy hoạch liên quan đến phát triển giao thông vận tải đã được phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở:
Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Giao thông Vận tải;
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- LĐVP;
- Lưu: VT, GT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đoàn Văn Việt
|
Stt
|
Vị trí
|
Lý
trình điểm dừng
|
Bên
Phải
|
Bên
Trái
|
I
|
QL.20
|
|
|
1
|
Gần nhà văn
hóa huyện Đạ Huoai
|
Km
77+450
|
Km
77+480
|
2
|
Đường vào khu du lịch Ma Đa Guôi,
huyện Đạ Huoai
|
Km
84+260
|
Km 84+190
|
3
|
Trung tâm xã Hà Lâm (thôn 3), huyện
Đạ Huoai
|
Km
89+930
|
Km
89+960
|
4
|
Trường tiểu học thị trấn Đạ M’Ri,
huyện Đạ Huoai
|
Km
94+170
|
Km
94+200
|
5
|
Thôn 1 xã Đại Lào, Tp.Bảo Lộc
|
Km
106+660
|
Km
106+680
|
6
|
Thôn 3 xã Đại Lào gần UBND xã Đại Lào, Tp.Bảo Lộc
|
Km
110+120
|
Km
110+150
|
7
|
Khu dân cư Beacon Pass, phường Lộc
Tiến, Tp.Bảo Lộc
|
Km
116+400
|
Km
116+360
|
8
|
Thôn 1 xã Lộc An (gần chợ Lộc An), huyện Bảo Lâm
|
Km
132+600
|
Km
132+630
|
9
|
Cây Số 16 xã Đinh
Trang Hòa, huyện Di Linh
|
Km
139+670
|
Km
139+700
|
10
|
Thôn 3 xã Liên Đầm, huyện Di Linh
|
Km
148+010
|
Km
148+030
|
11
|
Chợ Đinh Lạc xã Đinh Lạc, huyện Di
Linh
|
Km
161+500
|
Km
161+530
|
12
|
Thôn Đồng Lạc
3 xã Đinh Lạc, huyện Di Linh
|
Km 164+380
|
Km
164+400
|
13
|
Chợ Gia Hiệp, huyện Di Linh
|
Km
170+890
|
Km
170+920
|
14
|
UBND xã Tam Bố,
huyện Di Linh
|
Km
175+520
|
Km
175+500
|
15
|
Thôn Tân Phú xã Ninh Gia, huyện Đức
Trọng
|
Km
181+800
|
Km
181+820
|
16
|
Chợ Ninh Gia, huyện Đức Trọng
|
Km
186+800
|
Km
186+820
|
17
|
Ngã ba Tân Hội, huyện Đức Trọng
|
Km
193+470
|
Km
193+500
|
18
|
Vòng xoay Liên Khương, huyện Đức Trọng
|
Km
203+950
|
Km
204+130
|
19
|
Ngã ba Bồng
Lai, huyện Đức Trọng
|
Km
206+020
|
Km 206+040
|
20
|
Ngã ba Phi Nôm, huyện Đức Trọng
|
Km
209+050
|
Km
209+100
|
21
|
Thôn Trung Hiệp xã Hiệp An, huyện Đức
Trọng
|
Km
211+530
|
Km
211+550
|
22
|
UBND xã Hiệp An, huyện Đức Trọng
|
Km
216+770
|
Km
216+790
|
23
|
Chân đèo Prenn, Tp.Đà Lạt
|
Km
221+870
|
Km
221+900
|
24
|
Phường 11, Tp.Đà Lạt
|
Km
237+000
|
Km
237+030
|
25
|
Chợ Xuân Thọ, Tp.Đà Lạt
|
Km
242+950
|
Km
242+930
|
26
|
Thôn Trường Vinh, xã Xuân Trường,
Tp.Đà Lạt
|
Km
254+260
|
Km
254+280
|
27
|
Gần nhà máy
chè Cầu Đất, Tp.Đà Lạt
|
Km
256+680
|
Km
256+680
|
28
|
Thôn Trạm Hành I, xã Trạm Hành,
Tp.Đà Lạt
|
Km
259+190
|
Km
259+210
|
II
|
Quốc lộ 27:
|
|
|
1
|
Gần cầu Krông Nô (chợ Đạ Rsal), huyện Đam Rông
|
Km
83+110
|
Km
83+090
|
2
|
Cầu Đăk San - thôn
3 xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông
|
Km
89+200
|
Km
89+170
|
3
|
Thôn 3 xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông
|
Km
94+650
|
Km
94+680
|
4
|
Ngã ba Bằng
Lăng (xã Liêng SRônh), huyện Đam Rông
|
Km
102+580
|
Km
102+610
|
5
|
Ngã ba Liêng SRônh - xã Liêng SRônh,
H.Đam Rông
|
Km
105+930
|
Km
105+910
|
6
|
Ngã ba Phi Liêng (thôn Trung tâm xã
Phi Liêng), huyện Đam Rông
|
Km
123+630
|
Km
123+660
|
7
|
Ngã ba Huế (thôn
Trung tâm xã Đạ K’Nàng), huyện Đam Rông
|
Km
125+530
|
Km
125+560
|
8
|
Thôn Ngọc Sơn xã Phú Sơn, huyện Lâm
Hà
|
Km
141+720
|
Km
141+750
|
9
|
Thôn Tân Tiến
xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà
|
Km
146+640
|
Km
146+670
|
10
|
Thôn 4 xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà
|
Km
150+630
|
Km
150+650
|
11
|
Ngã ba Sơn Hà - thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà
|
Km
154+560
|
Km
154+610
|
12
|
Nhà văn hóa xã Bình Thạnh, huyện Đức
Trọng
|
Km
160+930
|
Km
160+950
|
13
|
UBND xã N’Thôl
Hạ, huyện Đức Trọng
|
Km
165+000
|
Km
165+020
|
14
|
Thôn An Tĩnh - xã Liên Hiệp, huyện
Đức Trọng
|
Km
170+050
|
Km
170+020
|
15
|
Đường vào xã Đạ Ròn gần cầu Bắc Hội, huyện Đơn
Dương
|
Km
176+510
|
Km
176+540
|
16
|
Khu Nghĩa Lập 3, thị trấn Thạnh Mỹ,
huyện Đơn Dương
|
Km
181+270
|
Km
181+290
|
17
|
Thôn Tân Lập xã Lạc Lâm, huyện Đơn
Dương
|
Km
187+070
|
Km
187+100
|
18
|
Thôn Lạc Viên B, xã Lạc Xuân, huyện
Đơn Dương
|
Km
191+390
|
Km
191+410
|
19
|
Chợ Lạc Xuân xã Lạc Xuân, huyện Đơn
Dương
|
Km
195+240
|
Km
195+260
|
20
|
Gần ngã ba chợ Lạc Nghiệp thị trấn
Dran, huyện Đơn Dương
|
Km
199+700
|
Km
199+680
|
21
|
Tổ dân phố Lâm Tuyền, gần trạm y tế
TT.Dran, huyện Đơn Dương
|
Km
202+800
|
Km
202+850
|
III
|
Quốc lộ 28:
|
|
|
1
|
UBND xã Gia Bắc, huyện Di Linh
|
Km
57+100
|
Km
57+130
|
2
|
Thôn Hàng Hải xã Gung Ré (gần cầu số
3), huyện Di Linh
|
Km
86+920
|
Km 86+940
|
3
|
UBND xã Gung Ré, huyện Di Linh
|
Km
91+070
|
Km
91+050
|
4
|
Trung tâm xã Tân Châu, huyện Di
Linh
|
Km
99+690
|
Km
99+720
|
5
|
Trung tâm xã Tân Thượng, huyện Di
Linh
|
Km
106+860
|
Km
106+880
|
6
|
Trung tâm xã Tân Lâm, huyện Di Linh
|
Km
114+700
|
Km
114+720
|
7
|
Trung tâm xã Đinh Trang Thượng, huyện
Di Linh
|
Km
120+780
|
Km
120+760
|
IV
|
Quốc lộ 28B:
|
|
|
1
|
Ngã ba Ninh Loan, huyện Đức Trọng
|
Km
56+210
|
Km
56+240
|
2
|
Ngã ba trạm công an Tà In, huyện Đức
Trọng
|
Km 60+280
|
Km
60+250
|
V
|
Quốc lộ 55:
|
|
|
1
|
Thôn 13 xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm
|
Km
219+020
|
Km
219+000
|
2
|
Trung tâm xã Lộc Thành (thôn 8B),
huyện Bảo Lâm
|
Km
215+520
|
Km
215+500
|
3
|
Thôn 2,3 xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm
|
Km
210+700
|
Km 210+720
|
4
|
Thôn 5 xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm
|
Km
206+500
|
Km
206+52
|
VI
|
Quốc lộ 27C:
|
|
|
1
|
Vòng xoay Thái Phiên (phường 12,
Tp.Đà Lạt)
|
Km
4+670
|
Km
4+690
|
2
|
Ngã ba Đạ Sar (Thôn 1 xã Đạ Sar),
huyện Lạc Dương
|
Km
12+760
|
Km
12+740
|
3
|
Bưu điện xã Đạ Nhim, huyện Lạc
Dương
|
Km
21+350
|
Km
21+330
|
4
|
Thôn Long Lanh xã Đạ Chais, huyện Lạc
Dương
|
Km
31+000
|
Km
31+020
|
5
|
Thôn Đông Mang xã Đạ Chais, huyện Lạc
Dương
|
Km
38+740
|
Km
38+760
|
VII
|
Đường Trường Sơn Đông:
|
|
|
1
|
Thôn Suối Cạn
xã Lát, huyện Lạc Dương
|
Km
668+600
|
Km
668+630
|
2
|
Thôn Lán Tranh xã Đưng KNớ, huyện Lạc Dương
|
Km
653+020
|
Km
653+040
|
3
|
UBND xã Đưng KNớ mới, huyện Lạc Dương
|
Km
645+820
|
Km
645+870
|
4
|
Thôn 1 xã Đưng KNớ, huyện Lạc Dương
|
Km
641+500
|
Km
641+550
|
VIII
|
Đường tỉnh 722:
|
|
|
1
|
Ngã 3 Tùng Lâm, phường 7 thành phố
Đà Lạt
|
Km
0+000
|
Km
0+000
|
2
|
Đường vào KDL Thung Lũng Vàng xã
Lát, huyện Lạc Dương
|
Km
5+970
|
Km
5+950
|
IX
|
ĐH.41 (Đường tỉnh 722 QH):
|
|
|
1
|
Thôn 4 xã Rômen (trung tâm xã
Rômen), huyện Đam Rông
|
Km
11+330
|
Km
11+350
|
2
|
Thôn 5 xã Rômen (ngã 3 làng Tày),
huyện Đam Rông
|
Km
15+680
|
Km
15+700
|
3
|
Ngã tư Đạ Xế (xã
Đạ M’Rông), huyện Đam Rông
|
Km 28+000
|
Km
28+020
|
4
|
Thôn Liêng Trung II - trung tâm xã
Đạ Tông, huyện Đam Rông
|
Km
31+570
|
Km
31+600
|
5
|
Thôn 4, gần
UBND xã Đạ Long, huyện Đam Rông
|
Km
35+000
|
Km
35+030
|
X
|
Đường tỉnh 725 (Đà Lạt - Lâm
Hà):
|
|
|
1
|
Ngã 3 Măng Lin, phường 5, Tp.Đà Lạt
|
Km
1+700
|
Km
1+720
|
2
|
Thôn 2 xã Tà Nung, Tp.Đà Lạt
|
Km
11+340
|
Km
11+360
|
3
|
Thôn 3 xã Mê Linh, huyện Lâm Hà
|
Km
16+200
|
Km
16+220
|
4
|
Tổ dân phố
Từ Liêm 1 - thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà
|
Km
20+830
|
Km
20+850
|
5
|
Thôn 1 xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà
|
Km
28+840
|
Km
28+870
|
6
|
Ngã ba Trại Giống - xã Tân Văn, huyện Lâm Hà
|
Km
34+660
|
Km
34+680
|
7
|
Thôn Đức Thành - xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà
|
Km
45+300
|
Km
45+330
|
8
|
Gần UBND xã Tân
Thanh, huyện Lâm Hà
|
Km
53+390
|
Km
53+420
|
9
|
Ngã ba Sình Cỏ, thôn 6 xã Tân
Thanh, huyện Lâm Hà
|
Km
58+130
|
Km
58+150
|
XI
|
Đường tỉnh 725 (X.Tân Lâm H.Di
Linh - TT. Lộc Thắng):
|
|
|
1
|
Thôn 13 xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm
|
Km
95+750
|
Km 95+770
|
2
|
Ngã ba Làng Tày thôn 9 xã Lộc Ngãi,
huyện Bảo Lâm
|
Km
100+370
|
Km
100+400
|
3
|
Ngã ba thôn 8 xã Lộc Ngãi, huyện Bảo
Lâm
|
Km
102+970
|
Km
102+950
|
XII
|
Đường tỉnh 725 (Bảo Lộc - Lộc Thắng - Lộc Bảo):
|
|
|
1
|
Gần ngã ba đường
Nguyễn Văn Cừ và Cao Bá Quát, Tp.Bảo Lộc
|
Km
5+300
|
Km
5+280
|
2
|
Ngã ba công ty Nhôm Lâm Đồng, huyện Bảo Lâm
|
Km
15+710
|
Km
15+730
|
3
|
Tổ 24 thị trấn
Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm
|
Km
21+470
|
Km
21+490
|
4
|
Trung tâm xã B’Lá, huyện Bảo Lâm
|
Km 29+920
|
Km
29+950
|
5
|
Ngã ba Lộc Bảo đi Đăk Nông, huyện Bảo
Lâm
|
Km
43+850
|
Km
43+880
|
XIII
|
Đường tỉnh 726 QH (ĐT.725 hiện trạng) (Đạ Tẻh - Mỹ Đức):
|
|
|
1
|
Ngã ba Hoài Nhơn thị trấn Đạ Tẻh,
huyện Đạ Tẻh
|
Km
3+600
|
Km
3+630
|
2
|
Trường THCS Lê Quý Đôn xã Hà Đông,
huyện Đạ Tẻh
|
Km
5+540
|
Km
5+520
|
3
|
Ngã ba vào hồ Đạ
Tẻh, huyện Đạ Tẻh
|
Km
8+800
|
Km
8+830
|
XIV
|
Đường tỉnh 725 QH (Đạ Tẻh - Đạ
Pal):
|
|
|
1
|
Trung tâm xã Triệu Hải, huyện Đạ Tẻh
|
Km
6+100
|
Km
6+130
|
2
|
Trung tâm xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh
|
Km
12+020
|
Km
12+000
|
XV
|
Đường tỉnh 721:
|
|
|
1
|
Thôn 2 xã Ma Đa Guôi, huyện Đạ
Huoai
|
Km
2+00
|
Km
2+020
|
2
|
Gần UBND xạ Đạ
Oai, huyện Đạ Huoai
|
Km
9+200
|
Km
9+230
|
3
|
Trung tâm xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh
|
Km
14+00
|
Km
13+980
|
4
|
Ngã ba qua cầu
Đạ Mí (Ngã 3 thôn 5A xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh)
|
Km
21+010
|
Km
21+040
|
5
|
Trung tâm xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh
|
Km
23+260
|
Km
23+280
|
6
|
Trung tâm xã Hương Lâm, huyện Đạ Tẻh
|
Km
26+320
|
Km
26+350
|
7
|
Trung tâm xã Quảng Ngãi, huyện Cát
Tiên
|
Km
34+160
|
Km
34+140
|
8
|
Ngã ba Lâm Anh, xã Quảng Ngãi, huyện
Cát Tiên
|
Km
35+530
|
Km
35+560
|
9
|
Ngã ba Buôn Go, huyện Cát Tiên
|
Km 40+940
|
Km
40+960
|
10
|
Trường THCS Đức Phổ, huyện Cát Tiên
|
Km
44+150
|
Km
44+130
|
11
|
Ngã tư gần
UBND xã Phước Cát 1, huyện Cát Tiên
|
Km
49+040
|
Km
49+060
|
XVI
|
Đường tỉnh 721 (B’sa-Đạ P’Loa):
|
|
|
1
|
Trung tâm xã Đạ P’Loa, huyện Đạ Huoai
|
Km
5+500
|
Km
5+520
|
2
|
Trung tâm xã Đoàn Kết, huyện Đạ
Huoai
|
Km
8+000
|
Km
8+030
|
XVII
|
Đường tỉnh 724 QH (Phú Hội - Lâm
Hà):
|
|
|
1
|
Chợ Tân Hội, huyện Đức Trọng
|
Km
5+730
|
Km
5+750
|
2
|
Thôn Văn Minh xã Tân Văn, huyện Lâm
Hà
|
Km
12+230
|
Km
12+250
|
3
|
Trung tâm xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà
|
Km
25+790
|
Km
25+770
|
XVIII
|
Đường tỉnh 729 QH:
|
|
|
1
|
Thôn Dãn Dân xã Lạc Xuân, huyện Đơn
Dương
|
Km
8+500
|
Km
8+530
|
2
|
Chợ Ka Đô, huyện Đơn Dương
|
Km
13+600
|
Km
13+620
|
3
|
Thôn Quảng Hòa xã Quảng Lập, huyện
Đơn Dương
|
Km
17+020
|
Km
17+050
|
4
|
UBND xã P'ró, huyện Đơn Dương
|
Km
19+920
|
Km
19+900
|
5
|
Thôn Đạ An xã Đà Loan, huyện Đức Trọng
|
Km
5+220
|
Km
5+200
|
6
|
Thôn Đà Thuận xã Đà Loan, huyện Đức
Trọng
|
Km
10+420
|
Km
10+450
|
7
|
UBND xã Tà Năng, huyện Đức Trọng
|
Km
16+000
|
Km
16+030
|
8
|
Ngã ba Tân Hạ xã Đạ Quyn, huyện Đức
Trọng
|
Km
20+440
|
Km
20+440
|
9
|
Thôn Tơ M’Răng xã Đạ Quyn, huyện Đức
Trọng
|
Km
25+140
|
Km
25+160
|
10
|
Cụm Ma Tà Nùng thôn Chơ Rung xã Đạ
Quyn, huyện Đức Trọng
|
Km
30+940
|
Km
30+960
|
XIX
|
Đường Tân Hà-Liên Hà (ĐT.725
cũ):
|
|
|
1
|
Ngã 3 đường Thông
|
Km
2+500
|
Km
2+520
|
2
|
Ngã 3 Liên Hà
|
Km
6+020
|
Km
6+050
|
3
|
Gần UBND xã
Liên Hà
|
Km 10+900
|
Km
10+870
|