UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH HÀ NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số :
564/2005/QĐ-UB
|
Hà Nam, ngày
13 tháng 4 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ XE CÔNG NÔNG VÀ XE TỰ CHẾ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày
29/6/2001;
Căn cứ Chỉ thị số 46/2004/CT-TTg ngày
09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý xe công nông tham gia giao
thông đường bộ;
Xét đề nghị của Giám đốc các Sở: Giao thông vận
tải, Tư Pháp, Công an tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định “về việc quản
lý xe công nông và xe tự chế trên địa bàn tỉnh Hà Nam”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở,
ban ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 2
- Văn phòng Chính phủ.
- Bộ GTVT (Để b/c)
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh
- TT UBND tỉnh.
- Các thành viên UBND tỉnh
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tòa án nhân dân tỉnh
- Uỷ ban MTTQ, các đoàn thể
- Lưu VT, GT
BGT/2005/QĐ5
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Đinh Văn Cương
|
QUY ĐỊNH
V/V QUẢN LÝ XE CÔNG NÔNG VÀ XE TỰ CHẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ
NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 564 /2005/QĐ-UB ngày 13 tháng 4 năm 2005 của
UBND tỉnh Hà Nam)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng điều chỉnh
và phạm vi áp dụng.
Quy định này quy định trách nhiệm của các tổ chức,
cá nhân có liên quan trong việc quản lý xe công nông và xe tự chế khác trên địa
bàn tỉnh Hà Nam, bao gồm: sản xuất, lắp ráp, kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật,
đăng ký và tham gia giao thông đường bộ.
Điều 2. Giải thích từ ngữ:
1. Xe công nông: là loại xe 4 bánh tự chế lắp động
cơ 01 xi lanh vận hành trên đường bộ, chia làm 2 loại: công nông đầu dọc và
công nông đầu ngang.
2. Xe tự chế gồm các loại xe lôi, xe đẩy, có gắn
động cơ được chế tạo từ vật liệu, phụ tùng tận dụng; các máy chuyên dùng có gắn
thêm bộ phận tự hành tham gia giao thông đường bộ (máy trộn bê tông, máy tuốt
lúa…).
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Quản lý việc sản xuất,
lắp ráp:
Nghiêm cấm sản xuất, lắp ráp xe công nông và các
xe tự chế khác dưới mọi hình thức.
Điều 4. Điều kiện để xe công
nông được tham gia giao thông đường bộ:
1. Xe phải có đăng ký theo quy định của ngành
Công an.
2. Phải được kiểm tra định kỳ chất lượng an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
3. Phải có bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
phương tiện.
4. Người điều khiển phải có giấy phép lái xe phù
hợp.
Điều 5. Phạm vi hoạt động, lộ
trình hoạt động:
1- Giai đoạn 1: Đến 31/12/2005 cấm xe công nông
hoạt động trên các tuyến Quốc lộ 1A, 21A, 21B, 38, nội thị thị xã Phủ Lý.
2. Giai đoạn 2: Đến 31/12/2006 cấm xe công nông
hoạt động trên đường tỉnh.
3. Giai đoạn 3: Đến 31/12/2007 cấm xe công nông
hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Nam .
Điều 6. Chế tài xử lý vi phạm.
Xử lý phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật
tự an toàn giao thông theo Nghị định 15/2003/NĐ-CP của Chính Phủ.
Chương III
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ XE
CÔNG NÔNG VÀ XE TỰ CHẾ THAM GIA GIAO THÔNG
Điều 7. Sở Giao thông vận tải:
1. Là cơ quan đầu mối xây dựng kế hoạch và đôn đốc
thực hiện quy định về quản lý hoạt động của xe công nông, xe tự chế tham gia
giao thông.
2. Thực hiện việc đăng kiểm đối với các xe đã có
đến ngày 31/12/2004. Thông báo rộng rãi danh sách các phương tiện không đảm bảo
chất lượng tham gia giao thông để các cấp, các ngành phối hợp quản lý.
3. Quản lý công tác đào tạo và tổ chức sát hạch,
cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển công nông theo các quy định hiện
hành.
4. Chỉ đạo việc rà soát, lắp đặt các biển báo hiệu
đường bộ phù hợp để quản lý hoạt động của xe công nông.
5. Theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện quy định
này, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 8. Công an tỉnh:
1. Thực hiện việc tổ chức đăng ký, cấp biển kiểm
soát cho xe công nông đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật đã có đến
ngày 31/12/2004.
2. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, xử lý các vi
phạm của xe công nông và người điều khiển theo quy định của Luật Giao thông đường
bộ và quy định này.
Điều 9. Sở Công nghiệp:
1. Xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, cung cấp
ô tô tải nhẹ đạt các điều kiện về an toàn kỹ thuật để từng bước thay thế và loại
bỏ hoàn toàn xe công nông theo lộ trình và phạm vi hoạt động nêu tại điều 5 của
quy định này.
2. Hướng dẫn, phối hợp với các huyện, thị xã quản
lý chặt chẽ, không để tình trạng sản xuất xe công nông, xe tự chế.
Điều 10. Các ngành Văn hoá thông tin, Đài phát thanh truyền hình,
báo Hà Nam phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể quần chúng
của tỉnh có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt quy định
này.
Điều 11. Các ngành Thuế, Bảo việt theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng
mức thu hợp lý đối với xe công nông và kế hoạch phối hợp tổ chức đăng ký.
Điều 12. UBND các huyện, thị
xã:
1. Tổ chức tuyên truyền và chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn, các xã , phường, thị trấn thực hiện kiểm tra, rà soát để đình chỉ
và xử lý vi phạm đối với tổ chức cá nhân trên địa bàn sản xuất, lắp ráp xe công
nông, xe tự chế khác.
2. Rà soát, thống kê danh sách các chủ xe công
nông, xe tự chế trên địa bàn gửi các cơ quan quản lý (Sở Giao thông vận tải,
Công an tỉnh); phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng để quản lý trong
việc đăng ký, đăng kiểm và tham gia giao thông trên đường bộ của xe công nông,
xe tự chế.
3. Phối hợp cùng các ngành chức năng kiểm tra, xử
lý vi phạm đối với việc sản xuất và lưu hành xe công nông, xe tự chế trên đường
bộ.
Điều 13. UBND các xã, phường, thị trấn: tổ chức tuyên truyền sâu rộng
thực hiện theo chỉ đạo của UBND các huyện, thị xã trong việc quản lý xe công
nông, xe tự chế.
Điều 14. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân là Chủ các cơ sở sản xuất,
lắp ráp xe công nông, xe tự chế phải chấp hành nghiêm chỉnh các nội dung của
quy định này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.
Điều 15. Khen thưởng và xử
lý vi phạm:
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong
việc thực hiện Luật giao thông đường bộ và Quy định này được khen thưởng theo
quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
Quy định này thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, kỷ
luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 16: Tổ chức thực hiện:
1. Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã vận
động, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh quy định
này.
2. Đối với các xe công nông đang hoạt động hiện
chưa có đăng ký, đăng kiểm yêu cầu phải đăng ký, đăng kiểm theo đúng quy định
hiện hành mới được phép tham gia giao thông. Thời gian thực hiện trong quý
II/2005.
3. Các cơ quan quản lý Nhà nước, UBND các cấp tổ
chức thực hiện quy định này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề
nghị kịp thời báo cáo UBND tỉnh để xem xét, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.