ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5551/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 31 tháng 12 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHÁP LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG
VÀO GIẢNG DẠY HỆ ĐÀO TẠO TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH CỦA TRƯỜNG
CHÍNH TRỊ TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2016-2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày
14/6/2005; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 04/12/2009;
Căn cứ Nghị quyết số 88/2011/NQ-CP
ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện
các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP
ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Căn cứ
Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 25/2/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc
tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp cấp bách, trọng tâm trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
Xét đề nghị của Trường Chính trị tỉnh
tại Tờ trình số 447/TTr-CT ngày 18/12/2015; của Sở Nội vụ tại Công văn số
1246/SNV-ĐT ngày 16/11/2015 (trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các ngành: Sở Giáo
dục và Đào tạo tại Công văn số 2028/SGDĐT-GDCN ngày 20/10/2015, Sở Giao thông vận tải tại Công văn số
4339/SGTVT-QLGT ngày 29/10/2015, Sở Tài chính tại Công văn số 4213/STC-QLNS.TTK ngày
30/10/2015, Ban An toàn giao thông tỉnh tại Công văn số 172/BATGT-VP ngày
29/10/2015); của Sở Tư pháp tại Công văn số
2312/STP-XDVB ngày 10/12/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch, Chương trình giáo dục pháp
luật An toàn giao thông vào giảng dạy hệ đào tạo Trung cấp lý luận chính trị-Hành
chính của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, với các nội dung
chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
- Nâng cao nhận thức, ý thức chấp
hành pháp luật An toàn giao thông (ATGT), góp phần xây dựng văn hóa giao thông
cho học viên các lớp Trung cấp Lý luận chính trị- Hành chính của Trường Chính
trị tỉnh;
- Nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông; kỹ năng tổ chức
thực hiện pháp luật An toàn giao thông; kỹ năng xử lý các vấn đề có liên quan đến
An toàn giao thông;
- Quán triệt nguyên tắc giải quyết
các trường hợp phạm vi pháp luật An toàn giao thông trong phạm vi thôn, xã,
làng, bản...; qua đó, góp phần thiết lập trật tự giao thông nông thôn, xây dựng
nông thôn văn hóa, an toàn.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Căn cứ vào kế hoạch, quy mô đào tạo,
bồi dưỡng hàng năm của nhà trường, phấn đấu mỗi năm mở được từ 28 đến 30 lớp,
đào tạo, bồi dưỡng cho từ 2.240 đến 2.400 học viên (cả hệ tập trung và tại chức).
- Trong giai đoạn 2016-2020, phấn đấu mở được 144 lớp, đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 11.520 học viên.
II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI
DUNG VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN
1. Đối tượng giáo dục pháp luật An
toàn giao thông
Học viên Trung cấp Lý luận chính trị
- Hành chính của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, bao gồm: học viên là cán bộ,
công chức xã, phường, thị trấn; cán bộ, công chức các phòng, ban của huyện;
viên chức các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của tỉnh Thanh Hóa...
2. Nội
dung chương trình giảng dạy
- Giảng dạy pháp luật về An toàn giao
thông đường bộ; pháp luật về An toàn giao thông đường thủy nội địa; pháp luật về
An toàn giao thông đường sắt;
- Báo cáo thực tiễn về tổ chức thực
hiện pháp luật ATGT và tình hình chấp hành pháp luật ATGT trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa;
- Kỹ năng tuyên truyền phổ biến pháp
luật An toàn giao thông.
(Nội
dung chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo)
3. Hình thức giáo dục pháp luật An
toàn giao thông
Đưa nội dung, chương trình giáo dục
pháp luật ATGT vào giảng dạy các lớp đào tạo Trung cấp Lý luận chính trị - Hành
chính tập trung tại Trường Chính trị tỉnh và hệ tại chức tại các huyện, thị xã,
thành phố với các hình thức:
- Giảng dạy lý thuyết về pháp luật An
toàn giao thông;
- Tổ chức nghiên cứu các chuyên đề
thông qua các hoạt động:
+ Nghe báo cáo chuyên đề thực tiễn;
+ Thảo luận, làm việc nhóm, Xêmina, Tọa
đàm,... nhằm trao đổi kinh nghiệm và thực hành kỹ năng tuyên truyền pháp luật
an toàn giao thông; kỹ năng tổ chức thực hiện pháp luật an toàn giao thông;...
- Tổ chức Hội thi Tuyên truyền viên
pháp luật An toàn giao thông giỏi hoặc thi tìm hiểu pháp
luật An toàn giao thông.
III. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP
1. Xây dựng Chương trình, biên soạn tài liệu dạy học:
Trường Chính trị tỉnh chủ trì, phối hợp
với Ban An toàn giao thông xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu
giảng dạy giáo dục pháp luật ATGT, đảm bảo khoa học, phù hợp với đối tượng giáo
dục; bổ sung các chuyên đề kỹ năng tuyên truyền pháp luật An toàn giao thông,
chuyên đề báo cáo thực tiễn; nội dung chương trình theo 03 nhóm kiến thức: Nhóm
kiến thức lý thuyết, nhóm kiến thức kỹ năng và nhóm kiến thức thực tiễn.
2. Xây dựng đội ngũ giảng viên; đổi
mới phương pháp dạy học:
Xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên
giảng dạy pháp luật ATGT, đảm bảo về số lượng, chất lượng. Bố trí giảng viên có
bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về chuyên môn, am hiểu thực tiễn tham gia giảng
dạy. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho giảng viên.
- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá
chất lượng giảng viên thông qua các hình thức như: lấy ý kiến học viên, dự giờ,
thao giảng,...;
- Đổi mới phương pháp dạy, học theo
hướng lấy người học làm trung tâm; tăng cường trao đổi, đối thoại, làm việc
nhóm; ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng có hiệu quả phương tiện dạy học
hiện đại; lồng ghép các phóng sự ngắn, video clip, các hình ảnh trực quan trong
giảng dạy các chuyên đề;
- Xây dựng mô hình tự học, tự nghiên
cứu của học viên; tăng cường các biện pháp tổ chức học tập, nghiên cứu theo
nhóm dưới các hình thức tọa đàm, xêmina... để học viên được chủ trì và tham gia
trao đổi, thảo luận. Từ đó, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ
năng tư duy, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng phân tích,
tổng hợp... cho học viên.
3. Bố trí cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy
và học:
Trường Chính trị tỉnh chuẩn bị tốt
các điều kiện về cơ sở vật như: Hội trường, bàn ghế, loa, đài và hiện đại hóa
trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập pháp luật An toàn giao thông. Đối với
các lớp tại chức, cần phối hợp chặt chẽ với huyện ủy, Trung tâm bồi dưỡng chính
trị để đảm bảo các điều kiện cho việc giảng dạy, học tập, sinh hoạt của giảng
viên và học viên.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN.
- Kinh phí xây dựng kế hoạch năm 2015
Trường Chính trị tỉnh tự bố trí trong dự toán được giao
năm 2015 theo định mức chi của Nhà nước).
- Kinh phí đào tạo từ năm 2016 đến
năm 2020: 1.300.000.000 đồng (Một tỷ, ba trăm triệu đồng), được phân kỳ
hằng năm như sau:
+ Năm 2016: 275.000.000 đồng (Bao gồm
kinh phí xây dựng và triển khai Kế hoạch, Chương trình);
+ Năm 2017: 250.000.000 đồng;
+ Năm 2018: 250.000.000 đồng;
+ Năm 2019: 250.000.000 đồng;
+ Năm 2020: 275.000.000 đồng (Bao gồm
kinh phí thực hiện tổng kết, chương trình).
- Nguồn kinh phí: Từ nguồn thu xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực An toàn giao thông hằng
năm.
V. LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Năm 2015: Xây dựng Kế hoạch, Chương trình và biên soạn tài liệu.
2. Năm 2016: Mở 28 lớp, đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 2.240 học viên, gồm:
- 13 lớp TCLL Chính trị - Hành chính
(hệ tập trung);
- 15 lớp TCLL Chính trị - Hành chính
(hệ tại chức).
3. Năm 2017: Mở 28 lớp, đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 2.240 học
viên, gồm:
- 14 lớp TCLL Chính trị - Hành chính
(hệ tập trung);
- 14 lớp TCLL Chính trị - Hành chính
(hệ tại chức).
4. Năm 2018: Mở 28 lớp, đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 2.400 học
viên, gồm:
- 15 lớp TCLL Chính trị - Hành chính
(hệ tập trung);
- 13 lớp TCLL Chính trị - Hành chính
(hệ tại chức).
5. Năm 2019: Mở 28 lớp, đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 2.400 học viên, gồm:
- 16 lớp TCLL Chính trị - Hành chính
(hệ tập trung);
- 14 lớp TCLL Chính trị - Hành chính
(hệ tại chức).
6. Năm 2020: Mở 28 lớp, đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 2.240 học viên, gồm:
- 16 lớp TCLL Chính trị - Hành chính
(hệ tập trung);
- 14 lớp TCLL Chính trị - Hành chính
(hệ tại chức).
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Trường Chính trị tỉnh.
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu
quả Kế hoạch, Chương trình giáo dục ATGT giảng dạy cho hệ đào tạo Trung cấp lý
luận chính trị-Hành chính của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2016-2020 đã được phê duyệt;
- Chủ trì, phối hợp với Ban An toàn
giao thông trong xây dựng nội dung chương trình, biên soạn tài liệu;
- Tổ chức giảng dạy đảm bảo tiến độ,
chất lượng;
- Định kỳ sơ kết,
đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, Chương trình hằng năm; báo cáo tổng kết thực
hiện Kế hoạch giai đoạn 2016-2020 với Thường trực UBND tỉnh.
- Căn cứ Kế hoạch, Chương trình giáo dục pháp luật ATGT được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, hằng năm lập dự
toán chi tiết, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt để triển
khai thực hiện.
2. Sở
Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh
- Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh
Thanh Hóa trong việc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu liên quan đến
pháp luật An toàn giao thông;
- Cử cán bộ có trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ tham gia báo cáo chuyên đề thực tiễn theo đề nghị của Trường Chính trị
tỉnh.
3. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giáo dục
và Đào tạo tổ chức thanh tra, kiểm tra việc triển khai, thực
hiện Kế hoạch, Chương trình giáo dục ATGT giảng dạy cho hệ
đào tạo Trung cấp lý luận chính trị-Hành chính của Trường Chính trị tỉnh Thanh
Hóa giai đoạn 2016-2020; định kỳ, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
4. Sở
Tài chính: Thẩm định dự toán kinh phí và trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt hằng năm để triển khai thực hiện, đảm
bảo tiết kiệm và đúng quy định; kiểm tra, theo dõi việc sử
dụng, thanh quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật hiện hành của pháp
luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các sở: Nội vụ, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông vận tải; Ban An toàn giao thông tỉnh, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh
và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 Quyết định;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCVP UBND tỉnh Phạm Đình Minh;
- Lưu: VT, VX.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Đăng Quyền
|
PHỤ LỤC
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY
PHÁP LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG HỆ ĐÀO TẠO TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 5551/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chủ tịch
UBND tỉnh Thanh Hóa)
TT
|
Nội dung
|
Số tiết
|
Đơn vị thực hiện
|
1
|
Bài 1: Pháp luật giao thông đường
bộ
1. Một số vấn đề chung về Luật giao
thông đường bộ.
2. Nội dung cơ
bản của Luật giao thông đường bộ.
3. Các tình huống thực tiễn.
|
05 tiết
|
Trường Chính trị tỉnh
|
2
|
Bài 2:
Pháp luật giao thông đường thủy nội địa
1. Một số vấn đề chung về Luật giao
thông đường thủy nội địa.
2. Nội dung cơ
bản của Luật giao thông đường thủy nội địa.
3. Các tình huống thực tiễn.
|
03 tiết
|
Trường Chính trị tỉnh
|
3
|
Bài 3: Pháp luật giao thông đường
sắt
1. Một số vấn
đề chung về Luật giao thông đường sắt.
2. Nội dung cơ
bản của Luật an toàn giao thông đường sắt.
3. Các tình huống thực tiễn.
|
03 tiết
|
Trường Chính trị tỉnh
|
4
|
Bài 4: Báo cáo chuyên đề: Tổ chức
thực hiện pháp luật ATGT và tình hình chấp hành
pháp luật ATGT ở tỉnh Thanh Hóa
1. Tổ chức thực hiện Pháp luật
ATGT.
2. Thực trạng chấp hành pháp luật
ATGT.
3. Những vấn đề đặt ra trong thực
hiện pháp luật ATGT.
|
05 tiết
|
Ban ATGT tỉnh
|
5
|
Bài 5: Kỹ năng tuyên truyền phổ biến pháp luật ATGT
1. Một số vấn đề chung về tuyên truyền,
phổ biến pháp luật ATGT.
2. Kỹ năng tuyên truyền, phổ biến
pháp luật an toàn giao thông.
|
05 tiết
|
Trường Chính trị tỉnh
|
6
|
Xê-mi-na hoặc thảo luận theo chủ
đề về pháp luật ATGT
|
03 tiết
|
Trường Chính trị tỉnh
|
7
|
Viết bài thu hoạch
|
02 tiết
|
Học viên
|
|
Tổng số tiết
|
25 tiết
|
|