ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 545/QĐ-UBND
|
Bà Rịa-Vũng
Tàu, ngày 09 tháng 3 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA XE Ô TÔ VẬN TẢI TRUNG
CHUYỂN HÀNH KHÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng
11 năm 2008,
Căn cứ Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng
01 năm 2020 của Chính phủ Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô,
Căn cứ Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29
tháng 5 năm 2020 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động
vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ,
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ
trình số 161/TTr-SGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2021 về việc dự thảo Quyết định quy
định cụ thể quản lý hoạt động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên
địa bàn tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc quản lý hoạt
động của xe ô tô vận tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Sở Giao thông vận tải; Công an tỉnh;
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các Bến xe khách; các doanh nghiệp,
hợp tác xã hành khách theo tuyến cố định có bến đi hoặc bến đến trên địa bàn tỉnh
và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Thọ
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỌNG CỦA XE Ô TÔ VẬN TẢI TRUNG CHUYỂN
HÀNH KHÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Kèm theo Quyết định số 545/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Chương I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy định về việc quản lý hoạt động của xe ô tô vận
tải trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này được áp dụng đối với các doanh nghiệp,
hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định đăng
ký trụ sở trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có sử dụng xe trung chuyển hành
khách để tổ chức đón khách đến bến xe, điểm đón, trả khách theo tuyến hoặc ngược
lại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Vận tải trung chuyển hành khách là hoạt động vận
tải không thu tiền do doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách
theo tuyến cố định sử dụng xe ô tô chở người từ 16 chỗ trở xuống (kể cả người
lái xe) để đón, trả khách đi các tuyến vận tải khách cố định của đơn vị mình đến
bến xe khách hoặc điểm dừng đón, trả khách của tuyến cố định trên địa bàn địa
phương hai đầu tuyến.
Chương II:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Phương tiện trung chuyển hành khách
1. Không được sử dụng xe có phù hiệu "XE
TRUNG CHUYỂN" để hoạt động kinh doanh vận tải.
2. Xe ô tô sử dụng để vận tải trung chuyển hành
khách phải có phù hiệu "XE TRUNG CHUYỂN" và được dán cố định phía bên
phải mặt trong kính trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên
xe.
3. Phải niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc
hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã.
4. Niên hạn của phương tiện được tính theo quy định
về niên hạn của xe ô tô chở người theo quy định pháp luật hiện hành.
5. Có sức chứa từ 16 chỗ ngồi trở xuống (kể cả
người lái) và phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã.
6. Chỉ được sử dụng để vận chuyển hành khách (đi
trên các tuyến cố định của doanh nghiệp, hợp tác xã) đến bến xe, điểm đón, trả
khách trên tuyến hoặc ngược lại và hành khách không phải trả thêm bất kỳ khoản
chi phí nào khách ngoài giá vé trên tuyến cố định theo quy định.
Điều 5. Thiết bị giám sát hành trình
1. Xe trung chuyển phải lắp thiết bị giám sát
hành trình;
2. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải
tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và đảm bảo tình trạng kỹ thuật tốt,
hoạt động liên tục trong thời gian xe tham gia giao thông;
3. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải
bảo đảm lưu trữ và truyền dẫn các thông tin gồm: Hành trình, tốc độ vận hành,
thời gian lái xe liên tục về hệ thống dữ liệu giám sát hành trình của Bộ Giao
thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam);
4. Đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe kinh
doanh vận tải không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại
vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu)
sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe
ô tô. Trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lái xe phải sử dụng
thẻ nhận dạng lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết
bị giám sát hành trình của xe và đăng xuất khi kết thúc lái xe để làm cơ sở xác
định thời gian lái xe liên tục và thời gian làm việc trong ngày.
Điều 6. Phù hiệu xe trung chuyển
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải
hành khách theo tuyến cố định được Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến cấp phù
hiệu xe ô tô trung chuyển.
b) Phù hiệu cấp cho xe ô tô kinh doanh vận tải,
phù hiệu cấp cho xe trung chuyển có giá trị 07 năm hoặc theo đề nghị của đơn vị
kinh doanh vận tải (thời gian đề nghị trong khoảng từ 01 năm đến 07 năm) và
không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
c) Phù hiệu cấp cho xe trung chuyển theo mẫu quy
định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của
Bộ Giao thông vận tải.
d) Tại một thời điểm, mỗi xe chỉ được cấp và sử
dụng một loại phù hiệu. Điều 7. Thời gian hoạt động
Xe trung chuyển của các đơn vị vận tải được hoạt
động 24/24 giờ hàng ngày nhưng phải đảm bảo và phù hợp thời gian đi, đến theo
phương án, biểu đồ hoạt động của phương tiện vận tải tuyến cố định mà đơn vị đã
đăng ký với cơ quan quản lý tuyến và niêm yết tại bến xe.
Chương III:
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ
QUAN, ĐƠN VỊ
Điều 8. Sở Giao thông vận tải
1. Tổ chức quản lý và cấp phù hiệu "XE
TRUNG CHUYỂN" cho các xe hoạt động vận tải trung chuyển hành khách của các
doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến
cố định trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ
quan chức năng của địa phương thực hiện việc quản lý hoạt động vận tải bằng xe
ô tô theo quy định.
3. Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong công
tác công tác quản lý hoạt động xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu.
4. Tổ chức kiểm tra và xử lý những vi phạm liên
quan đến quản lý hoạt động xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh theo
quy định.
5. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản
lý hoạt động xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 9. Công an tỉnh
1. Phối hợp Sở Giao thông vận tải tổ chức kiểm
tra và xử lý những vi phạm liên quan đến quản lý hoạt động xe trung chuyển hành
khách trên địa bàn tỉnh theo quy định.
2. Kết nối, chia sẻ thông tin về xử phạt vi phạm
hành chính đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh vận tải
hành khách bằng ô tô cho Sở Giao thông vận tải để phối hợp quản lý.
Điều 10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
1. Phối hợp Sở Giao thông vận tải tăng cường
công tác quản lý hoạt động xe trung chuyển hành khách thuộc địa bàn quản lý.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến những quy định
về công tác quản lý việc sử dụng xe trung chuyển hành khách và phạm vi, thời
gian hoạt động xe trung chuyển hành khách trên địa bàn tỉnh.
Điều 11. Bến xe khách
1. Tổ chức theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động
xe trung chuyển của đơn vị vận tải có tuyến cố định hoạt động tại bến xe.
2. Niêm yết công khai biển số xe, thời gian hoạt
động xe trung chuyển cùng bảng niêm yết chất lượng dịch vụ vận tải của đơn vị vận
tải tại bến xe.
3. Thực hiện báo cáo công tác quản lý xe trung
chuyển cùng với báo cáo chuyên môn hàng tháng cho Sở Giao thông vận tải.
Điều 12. Các doanh nghiệp, hợp tác xã
1. Xây dựng phương án tổ chức hoạt động của xe
trung chuyển thuộc đơn vị mình, báo cáo về Sở và bến xe để theo dõi, quản lý.
2. Công khai niêm yết biển số xe, thời gian hoạt
động của xe trung chuyển tại nơi bán vé, trụ sở và các văn phòng chi nhánh, bến
xe để hành khách biết.
3. Chậm nhất vào ngày 10 hàng tháng 4, tháng 7,
tháng 10, đơn vị vận tải phải báo cáo tình hình trung chuyển hành khách của quý
trước và và trước ngày 5 tháng 1 năm sau báo cáo tình hình năm trước về Sở Giao
thông vận tải, bến xe nơi trung chuyển, nội dung bao gồm: Số lượng phương tiện
xe trung chuyển, số lượng hành khách trung chuyển, số lượng tuyến trung chuyển.
Chương IV:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Tổ chức thực hiện.
1. Giám đốc Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm
hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có
liên quan thực hiện Quy định này.
2. Công an tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan có trách nhiệm triển khai thực
hiện Quy định này.