ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 472/QĐ-UBND
|
Kiên
Giang, ngày 02 tháng 3 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG
XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2016-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM
2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP
ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Thông tư số
05/2013/TT/BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng
dẫn lập thẩm định phê duyệt, điều chỉnh, công bố quy hoạch tổng thể kinh tế -
xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 280/QĐ-TTg
ngày 08 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát
triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm
2020;
Căn cứ Quyết định số 13/QĐ-TTg
ngày 05 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến
khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;
Căn cứ Quyết định 1255/QĐ-TTg ngày
26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thời kỳ đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 2784/QĐ-UBND
ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Kiên Giang, giai đoạn đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1927/QĐ-UBND
ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt đề
cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 và định hướng
đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 134/NQ-HĐND
ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang về thông qua
Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh
Kiên Giang giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch
và Đầu tư tại Tờ trình số 36/TTr-SKHĐT ngày 13 tháng 02 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2016-2025
và định hướng đến năm 2030, gồm các nội dung chính như sau:
I. Quan điểm quy
hoạch:
- Phát triển vận tải hành khách công
cộng bằng xe buýt phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch phát triển giao thông vận tải và điều kiện thực tế của mạng lưới giao
thông vận tải của tỉnh. Phù hợp với quy hoạch xây dựng phát triển đô thị và quy
hoạch các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của
nhân dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật khi sử dụng
phương tiện công cộng.
- Ưu tiên áp dụng các công nghệ hiện
đại, an toàn và thân thiện với môi trường để trang bị phương tiện, kiểm soát, vận
hành hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
- Quản lý chặt chẽ, khoa học trong
quá trình vận hành hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Tập
trung kêu gọi đầu tư phát triển phương tiện xe buýt bảo đảm số lượng và chất lượng;
nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng tần suất hoạt động.
II. Mục tiêu phát
triển:
1. Mục tiêu chung:
- Thực hiện điều chỉnh định hướng quy
hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến
năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày
07/4/2009, mức đáp ứng nhu cầu đi lại của dân cư đô thị đối với vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt là 10-30% nhu cầu đi lại hàng ngày.
- Phát triển mạng lưới tuyến xe buýt
đồng bộ và tương thích với các loại hình vận tải trong đô thị từ trung tâm hành
chính của tỉnh đến trung tâm các huyện, thị xã, thành phố (có thể mở rộng đến
xã, thị trấn nếu có nhu cầu), các khu và cụm công nghiệp, đến các tỉnh trong
khu vực vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long, nhằm tăng cường kết nối
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến các khu vực có nhu cầu đi lại
cao.
- Cung cấp dịch vụ xe buýt thuận tiện,
phù hợp nhu cầu đi lại của đa số người dân (bao gồm số lượt xe buýt chạy trong
ngày, thời gian mở tuyến và đóng tuyến, bố trí điểm dừng đón, trả khách phù hợp,
phát hành các loại vé đi xe buýt thuận tiện sử dụng) để
khuyến khích nhân dân sử dụng xe buýt, góp phần kiềm chế
tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
- Nâng cao chất lượng phương tiện vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt, bảo đảm đầu tư phương tiện phù hợp với hệ
thống cơ sở hạ tầng giao thông và nhu cầu đi lại của người dân.
- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu
tư phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường. Áp dụng
công nghệ mới trong việc quản lý và điều hành hoạt động xe buýt, đảm bảo điều
chỉnh hợp lý và giám sát dịch vụ xe buýt.
2. Mục
tiêu cụ thể:
- Phát triển vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt của tỉnh Kiên Giang bảo đảm nâng mức đảm nhận trung bình từ 3,48%
hiện nay lên 17,7% tổng sản lượng vận tải hành khách nội tỉnh, liên tỉnh vào
năm 2025 và 21,4% vào năm 2030.
- Quy định và có lộ trình cụ thể đối
với các doanh nghiệp tham gia phát triển vận tải hành khách công cộng đầu tư
phương tiện xe buýt sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường.
- Xây dựng mạng lưới tuyến hợp lý, bảo
đảm thuận lợi cho việc đi lại của người dân theo hướng phát triển tuyến xe buýt
đến trung tâm các huyện, thị xã, thành phố và các khu, cụm công nghiệp, khu du
lịch, hệ thống trường học,...
- Áp dụng công nghệ mới trong việc quản
lý và điều hành hoạt động xe buýt, đảm bảo điều chỉnh hợp lý và giám sát dịch vụ
xe buýt.
III. Quy hoạch
phát triển:
1. Dự báo nhu cầu đi lại bằng xe
buýt:
Kết quả dự báo nhu cầu đi lại bằng xe
buýt như sau:
STT
|
Chỉ
tiêu
|
Năm
2025
|
Năm
2030
|
1
|
Nhu cầu giao thông công cộng (lượt/ngày)
|
45.165
|
57.809
|
2
|
Nhu cầu giao thông công cộng (lượt/năm)
|
16.485.225
|
21.100.285
|
3
|
Tỷ lệ tăng trưởng bình quân
|
20,0%
|
15,0%
|
4
|
Tỷ lệ phương thức đảm nhận
|
17,7%
|
21,4%
|
2. Quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt:
a) Mô hình phát triển:
- Giai đoạn 2016-2020: Tập trung đầu tư
cơ sở hạ tầng kỹ thuật xe buýt; củng cố, chấn chỉnh lại hoạt động các tuyến xe
buýt hiện có, bảo đảm phát triển ổn định, bền vững; phát triển thêm một số tuyến
xe buýt, trong đó chú trọng mở mới tuyến xe buýt nội đô nhằm mục đích kết nối,
hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động cho các tuyến xe buýt hiện có, đồng thời
giảm phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc giao thông, tạo nét văn minh đô thị.
- Giai đoạn 2021-2025 và định hướng
2030: Tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh, mở rộng mạng lưới xe buýt phủ khắp khu vực
nội đô với các huyện, thị xã và thành phố, từng bước phát triển vận tải công cộng
xe buýt là phương thức đi lại chính, chú trọng phát triển các tuyến xe buýt nhanh, xe buýt khối lượng lớn phục vụ tốt
nhu cầu đi lại của nhân dân.
b) Định hướng phát triển cấu trúc mạng
lưới tuyến:
Từ các đặc điểm về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, mạng lưới giao thông đường bộ, hiện trạng và định hướng
phát triển đô thị, mạng lưới xe buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang sẽ có 02 loại
tuyến:
- Tuyến chính: Các tuyến nằm trên các
hành lang vận tải hành khách, liên kết các đô thị nằm trên các trục quốc lộ, khối
lượng hành khách lớn, phục vụ nhu cầu đi lại nhân dân sinh sống ở các khu vực
đô thị nằm dọc theo các trục quốc lộ, đóng vai trò là các trục xương sống.
- Tuyến phụ: Là các tuyến nằm trên
các đường tỉnh, đường nối các khu du lịch, khu dân cư tập trung, khu và cụm
công nghiệp..., với các tuyến chính trên các quốc lộ.
Riêng đối với huyện Phú Quốc là một
huyện đảo có diện tích tương đối lớn và là nơi trong tương lai phát triển thành
khu thương mại du lịch lớn của tỉnh cũng như của cả nước, với thị trấn Dương
Đông là trung tâm của huyện đảo nên nhu cầu đi lại của nhân dân từ các nơi như:
Thị trấn An Thới, xã Bãi Thơm, xã Hàm Ninh, xã Cửa Cạn..., về trung tâm huyện.
Vì vậy, mạng lưới xe buýt trên đảo mang đặc thù của mô hình hướng tâm.
c) Các hành lang vận tải hành khách:
Do đặc thù các khu đô thị, khu dân cư
nằm dọc trên các quốc lộ và đường tỉnh nên trong giai đoạn này sẽ ưu tiên phát
triển các tuyến buýt trên trục quốc lộ, đặc biệt là trục hành lang theo tuyến
trục dọc Bắc - Nam (Quốc lộ 80 và Quốc lộ 63) và tuyến trục ngang Tây - Đông
(Quốc lộ 80 và Quốc lộ 61). Các hành lang được xác định bao gồm:
- Hành lang 01: Thành phố Rạch Giá -
Quốc lộ 80 - Hà Tiên.
- Hành lang 02: Thành phố Rạch Giá
- Rạch Sỏi - Quốc lộ 80 - Ngã ba Lộ Tẻ
(thành phố Cần Thơ).
- Hành lang 03: Thành phố Rạch Giá -
Rạch Sỏi - Quốc lộ 61 - Quốc lộ 63 - Thị trấn Vĩnh Thuận -
Cà Mau (tỉnh Cà Mau).
- Hành lang 04: Thành phố Rạch Giá -
Rạch Sỏi - Quốc lộ 61 - Gò Quao - Thành phố Vị Thanh (tỉnh
Hậu Giang).
Trong bốn hành lang nêu trên, thì
hành lang số 01 và 02 có vai trò quan trọng trong giao lưu đi lại hàng ngày của
tỉnh Kiên Giang. Vì thế, trong giai đoạn trước mắt, cần tập
trung phát triển các tuyến xe buýt trên 02 hành lang này.
Từ 04 hành lang phát triển vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt trên các tuyến chính, từng bước phát triển
các tuyến phụ, gồm: Đường tỉnh 961 (ĐT.961), ĐT.962, ĐT.963, ĐT.964, ĐT.965, ĐT.966, ĐT.967, ĐT.968, ĐT.969, ĐT.970, ĐT.971,
ĐT.972; các tuyến đường tỉnh trên đảo Phú Quốc như: ĐT.973, ĐT.974, ĐT.975.
d) Chỉ tiêu xây dựng mạng lưới xe
buýt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang:
STT
|
Chỉ
tiêu
|
Hiện
trạng 2015
|
Quy
hoạch
|
2025
|
2030
|
I
|
Quy mô dân số (1000 người)
|
1.762
|
1.835
|
1.997
|
II
|
Quy mô diện tích (km2)
|
634,853
|
634,853
|
634,853
|
III
|
Chỉ tiêu mạng lưới xe buýt cần đạt
được
|
|
|
|
1
|
Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại (%)
|
3,48
|
15,7
|
18,4
|
2
|
Sản lượng vận chuyển (lượt HK/ngày)
|
6.027
|
37.169
|
47.575
|
3
|
Tổng chiều dài toàn mạng lưới tuyến
(km)
|
199
|
822
|
822
|
4
|
Hệ số chiều dài mạng lưới tuyến/diện
tích tự nhiên (km/km2)
|
0,03
|
1,28
|
1,28
|
5
|
Hệ số chiều dài mạng lưới tuyến/dân
số (km/1000 dân)
|
0,11
|
0,44
|
0,37
|
6
|
Tổng chiều dài đường có xe buýt chạy
qua/tổng chiều dài đường ô tô toàn tỉnh (km/km)
|
0,02
|
0,09
|
0,09
|
7
|
Cự ly đi lại bình quân của hành
khách
|
19,9
|
15,4
|
15,4
|
8
|
Số lần chuyển tuyến tối đa (lần)
|
2
|
2
|
2
|
9
|
Tổng số tuyến (tuyến)
|
5
|
24
|
28
|
10
|
Số lượng ghế xe/1000 dân (ghế/1000
dân)
|
4,32
|
8,86
|
10,89
|
đ) Quy hoạch mạng lưới tuyến xe buýt:
- Giai đoạn 2016-2025: Căn cứ vào các
hành lang vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, nhu cầu đi lại của hành
khách và cấu trúc mạng lưới tuyến đề xuất, quy hoạch phát triển mạng lưới tuyến
xe buýt đến năm 2025 bao gồm 24 tuyến. Trong đó:
+ Tiếp tục duy trì khai thác 05 tuyến
buýt hiện tại và điều chỉnh kéo dài tuyến Rạch Giá - Tắc Cậu thành tuyến Rạch
Giá - Tắc Cậu - Xẻo Rô dài 30km.
+ Triển khai đưa vào khai thác 12 tuyến
mới, gồm 07 tuyến chính và 05 tuyến phụ, cụ thể như: Khu vực đất liền mở mới 06
tuyến chính (lộ trình chi tiết kèm theo Phụ lục), gồm: Tuyến Hòn Đất - Kiên
Lương - Hà Tiên; Rạch Giá - Bến xe tỉnh Kiên Giang; Rạch Giá - Khu Công nghiệp
Thạnh Lộc - Bến xe tỉnh Kiên Giang; Khu Công nghiệp Thạnh Lộc - Tân Hiệp - Giồng
Riềng - Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang); Bến xe tỉnh Kiên Giang
- Thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang); Vĩnh Thuận - Thới Bình (tỉnh Cà Mau);
các tuyến chính này kết hợp với các tuyến phụ tạo thành một hành lang trục nối
các khu đô thị nằm dọc Quốc lộ 80, Quốc lộ 61, Quốc lộ 63 và thành phố Rạch Giá
với thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang), huyện Thới Bình
(tỉnh Cà Mau) và huyện Cờ Đỏ (thành phố Cần Thơ). Khu vực
huyện Phú Quốc mở mới 01 tuyến chính: Tuyến Gành Dầu - Dương Đông - Cửa Lấp -
An Thới nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch và nhân dân địa phương. Mở mới
05 tuyến phụ (lộ trình chi tiết kèm theo Phụ lục), gồm: Tuyến Kiên Lương - Hòn
Chông; Thứ Bảy - An Minh; Giồng Riềng - Cờ Đỏ (thành phố Cần
Thơ); Thứ Bảy - Cà Mau (tỉnh Cà Mau); Hòn Đất - Châu Đốc (tỉnh An Giang). Các
tuyến phụ hoạt động với vai trò kết nối các điểm dân cư tập trung ra các tuyến
trục chính.
+ Phát triển thêm 07 tuyến xe buýt (lộ
trình chi tiết kèm theo Phụ lục), gồm: Tuyến Xẻo Rô - Thứ
Hai - Công Sự; ven sông Cái Lớn; Hòn Đất - Thổ Sơn; tuyến xe buýt đô thị (Hà
Tiên - Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên); tuyến xe buýt liên tỉnh Hà Tiên - Ba Chúc (tỉnh
An Giang). Tuyến xe buýt trên đảo Phú Quốc, gồm: Dương Đông - Suối Tranh -
Dương Tơ; Bãi Thơm - Hàm Ninh - Suối Tranh - An Thới.
- Giai đoạn 2026-2030: Nâng cao chất
lượng dịch vụ các tuyến buýt đã hoạt động, tăng tần suất và điều chỉnh lộ trình
các tuyến (nếu cần) theo sự phát triển đô thị nhằm tăng khả năng thu hút hành
khách, hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ vận chuyển trên các tuyến. Tiếp tục
phát triển thêm 04 tuyến, gồm: Tuyến Bến Nhứt - Gò Quao -
Vĩnh Tuy; An Minh - Vĩnh Thuận; Xẻo Rô - Xẻo Nhàu - An Minh và tuyến xe buýt liên tỉnh Rạch Giá - Thoại Sơn (tỉnh
An Giang).
e) Nhu cầu phương tiện:
Từ tình hình khai thác thực tế của
các đơn vị đang hoạt động, đề xuất loại phương tiện khai thác trên địa bàn tỉnh
là từ B24-B40 (ký hiệu sức chứa của phương tiện và là chuẩn để quy đổi ra số lượng
phương tiện có sức chứa khác), với các ưu điểm sức chứa phù hợp với tình hình
khai thác, linh động, không chiếm diện tích lớn trên mặt cắt ngang đường, đảm bảo
ổn định quá trình vận doanh. Ngoài ra, để tạo thuận lợi
cho doanh nghiệp trong hoạt động khai thác các tuyến buýt phụ có thể xem xét
cho doanh nghiệp sử dụng các loại xe có sức chứa dao động từ 12-17 chỗ ngồi.
Nhu cầu phương tiện trong mạng lưới
tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030:
Sức
chứa
(chỗ)
|
Nhu
cầu phương tiện
|
Năm
2020
|
Năm
2025
|
Năm
2030
|
24
|
56
|
109
|
137
|
40
|
81
|
198
|
242
|
Tổng
nhu cầu
|
137
|
307
|
379
|
g) Cơ sở hạ tầng phục vụ:
Cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt, gồm: Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ trên
tuyến; bãi hậu cần, trạm bảo dưỡng sửa chữa xe buýt.
- Điểm đầu và điểm cuối: Lấy bến xe khách tại các phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố
bố trí kết hợp các bến xe buýt, cụ thể như sau: Bến xe
30/4 là bến xe trung tâm của mạng lưới tuyến xe buýt; các bến xe Giồng Riềng,
Gò Quao, Hòn Đất, Kiên Lương, Hà Tiên; Bến xe tỉnh, Bến xe U Minh Thượng, Vĩnh Thuận. Ngoài ra sẽ bố trí các điểm cuối của tuyến tại
các khu vực như sau: Xẻo Rô, An Minh, Xẻo Nhàu, Cái Tư, Tân Hiệp, Thổ Sơn, Ba Hòn, Hòn Chông, Bình Giang,
Dương Đông, An Thới, Bãi Thơm.
- Điểm dừng, nhà chờ: Việc ưu tiên
trong phân bố các nhà chờ nên thực hiện ở các tuyến xe buýt có nhu cầu cao. Tổng
số 28 tuyến xe buýt, với tổng chiều dài tuyến khoảng 822km (không tính những đoạn
trùng lộ trình tuyến), bố trí khoảng 1.120 điểm dừng đón trả khách và 168 nhà
chờ cả chiều đi và về của tuyến. Cụ thể:
STT
|
Hạng
mục
|
Giai
đoạn
|
Tổng
giai đoạn
|
2016-2020
|
2021-2025
|
2026-2030
|
1
|
Điểm dừng
|
710
|
380
|
30
|
1.120
|
2
|
Nhà chờ trong đô thị
|
29
|
63
|
23
|
115
|
3
|
Nhà chờ ngoài đô thị
|
12
|
29
|
12
|
53
|
Cộng
|
751
|
472
|
65
|
1.288
|
- Bãi hậu cần: Định mức diện tích quỹ
đất để xây dựng các công trình kỹ thuật phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt cần thiết bình quân cho một xe buýt cần 50m2 cho một chỗ đậu xe và 100m2 nếu tính cả
diện tích kho bãi trong bến. Dự kiến nhu cầu quỹ đất dành cho việc phát triển
cơ sở hạ tầng trong hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của tỉnh
Kiên Giang đến năm 2030 như sau:
STT
|
Hạng
mục
|
Đơn
vị
|
2020
|
2025
|
2030
|
1
|
Số lượng xe (chiếc)
|
chiếc
|
137
|
307
|
379
|
2
|
Nhu cầu quỹ đất (m2)
|
m2
|
13.700
|
30.700
|
37.900
|
h) Quy hoạch kết nối vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt với các phương tiện vận tải hành khách khác:
Nguyên tắc của kết nối là phải ưu
tiên vị trí các điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng xe buýt bố trí gần với bến xe,
trung tâm thương mại, trường học, các công trình công cộng..., trạm dừng taxi,
cảng hàng không, cảng biển đảm bảo giảm thiểu cự ly đi bộ cho hành khách và
nâng cao khả năng tiếp cận.
3. Vốn đầu tư phát triển vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt:
- Phương tiện: Nhu cầu về vốn đầu tư
phương tiện ước tính là 332,59 tỷ đồng. Cụ thể nhu cầu vốn đầu tư từng giai đoạn
như sau:
+ Giai đoạn 2016-2020: 118,12 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2021-2025: 151,93 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2026-2030: 62,54 tỷ đồng.
- Điểm dừng, nhà chờ: Nhu cầu vốn cần
thiết để xây dựng điểm dừng và nhà chờ ước tính là 20,25 tỷ đồng. Cụ thể nhu cầu
vốn đầu tư từng giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 2016-2020: 6,612 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2021-2025: 8,466 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2026-2030: 2,596 tỷ đồng.
Nguồn vốn thực hiện quy hoạch: Nguồn
vốn ngân sách nhà nước (dự kiến khoảng 30%) và các nguồn vốn hợp pháp khác (dự
kiến khoảng 70%) trong tổng vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ xe buýt.
IV. Giải pháp thực
hiện quy hoạch:
1. Giải pháp tổ chức và quản lý
nhà nước:
a) Hệ thống thể chế quản lý:
- Quy định trách nhiệm của các cơ
quan, đơn vị có liên quan trong việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng
xe buýt.
- Xây dựng chế độ thanh tra, kiểm tra
định kỳ và đột xuất đối với hoạt động xe buýt trên địa bàn tỉnh.
b) Quản lý phát triển:
- Áp dụng đầy đủ các chính sách khuyến
khích các thành phần kinh tế tham gia thị trường vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt theo quy hoạch được phê duyệt, phù hợp với điều kiện của tỉnh và
các quy định của pháp luật hiện hành.
- Đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, xử
lý theo quy định của pháp luật đối với tình trạng cạnh tranh không lành mạnh,
gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế xử lý
thông tin phản hồi của hành khách nhanh và hiệu quả.
c) Cải tiến dịch vụ:
Để nâng cao chất
lượng phục vụ cần quan tâm đến tất cả các yếu tố như tổ chức mạng lưới tuyến, lộ
trình, tần suất hợp lý; mức độ hoàn thiện của hạ tầng cầu
đường, trạm đón trả khách; chất lượng phương tiện; giá vé, bảo đảm trật tự an
toàn giao thông, an toàn xã hội, văn hóa giao thông và đặc biệt là thái độ của
đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ; bố trí các tiện ích trên xe theo hướng thích
ứng với đặc điểm và thói quen đi lại của người dân.
d) Cải thiện môi trường khai thác:
Phương tiện tham gia vận chuyển hành
khách công cộng bằng xe buýt phải đảm bảo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định
và phải bảo đảm phù hợp với hạ tầng giao thông. Khuyến khích việc đầu tư các
phương tiện xe buýt sàn thấp, xe buýt có thiết bị hỗ trợ người khuyết tật, xe
buýt sử dụng nhiên liệu giảm ô nhiễm môi trường. Đảm bảo tốc độ khai thác của
xe buýt và điều kiện để xe buýt tiếp cận điểm dừng xe dễ dàng hơn.
đ) Quản lý điều hành:
Tăng cường và đổi mới công tác quản
lý, điều hành hoạt động mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đặc
biệt là vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước và chính quyền địa
phương. Nghiên cứu xây dựng trung tâm điều hành giao thông thông minh hiện đại ở
mức độ tự động hóa cao để nâng cao năng lực, chất lượng kiểm soát, tổ chức giao
thông và quy hoạch giao thông; xây dựng hệ thống quản lý phương tiện giao thông
công cộng kết nối vào trung tâm điều hành giám sát các hoạt động vận chuyển
hành khách công cộng đảm bảo đúng lộ trình, đúng thời gian.
2. Giải pháp quản lý và phân công
luồng tuyến:
Tổ chức đấu thầu khai thác tuyến xe
buýt bảo đảm tính minh bạch nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ, trên
cơ sở xây dựng các tiêu chí đấu thầu cụ thể theo từng loại tuyến.
3. Giải pháp tuyên truyền, vận động
nhân dân hưởng ứng đi xe buýt:
Tuyên truyền đến người dân về lợi
ích, tác dụng của việc đi xe buýt, các thông tin về chất lượng dịch vụ xe buýt,
các cơ chế chính sách đối với người đi xe buýt như: Miễn giá vé, giá vé tháng
ưu đãi. Nhà nước hỗ trợ kinh phí tuyên truyền bằng các khẩu hiệu, panô, tờ rơi,
trên báo, đài..., để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đến mọi người
dân hiểu rõ lợi ích, tác dụng của việc đi xe buýt, lộ trình, thời gian phục vụ
và tần suất của các tuyến.
4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực:
Tổ chức đào tạo nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe
buýt, đặc biệt là đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ để đảm bảo chất lượng phục
vụ hành khách tốt nhất. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp người
lái xe, nhân viên phục vụ để tăng cường trách nhiệm, thái
độ phục vụ hành khách, ý thức chấp hành pháp luật trật tự,
an toàn giao thông trong quá trình làm việc.
5. Giải pháp quản lý an toàn giao
thông vận tải:
Thường xuyên quán triệt và thực hiện
quyết liệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Chính phủ, các bộ, ngành
Trung ương và của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh về các giải pháp bảo đảm, trật tự
an toàn giao thông. Thường xuyên tổ chức các chiến dịch tuyên truyền về điều kiện
an toàn giao thông dành cho người sử dụng đường và người sử dụng xe buýt, người
dân sống hai bên đường và các cơ sở ven đường nơi có tuyến xe buýt đi qua. Các
thông tin, tờ rơi, áp phích..., quảng cáo cho các chiến dịch này sẽ được phân
phát cho người đi xe buýt và dân cư dọc tuyến.
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
1. Sở Giao thông vận tải:
- Tổ chức công bố quy hoạch và thông
tin tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Công bố, niêm yết công
khai quy hoạch trên trang thông tin điện tử để các đơn vị kinh doanh vận tải biết
và thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố quản lý quy hoạch. Rà soát các quy hoạch giao
thông liên quan đảm bảo không gây cản trở, ảnh hưởng, đề xuất giải pháp xử lý
cho phù hợp với quy hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn quy định về đấu thầu áp dụng trong hoạt động
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và cân đối ngân sách hàng năm để thực
hiện các nhiệm vụ của quy hoạch.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông
vận tải kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật về đất đai liên quan
đến quản lý, sử dụng trong việc phục vụ mục đích hoạt động vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt.
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc bố trí quỹ đất dành cho hoạt động vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Tuyên truyền, khuyến khích học sinh, sinh viên sử dụng dịch vụ vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt khi đi học và các chuyến đi khác.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội,
đoàn thể, Ban An toàn giao thông tỉnh và Sở Giao thông vận tải đẩy mạnh việc
tuyên truyền lợi ích của việc sử dụng xe buýt cho các chuyến đi, tạo sự đồng
thuận trong cộng đồng dân cư đối với việc sử dụng xe buýt, góp phần hạn chế
phương tiện cá nhân tham gia giao thông và giảm thiểu tai nạn giao thông.
5. Các sở, ban, ngành có liên
quan: Căn cứ theo chức năng quản lý nhà nước, tổ chức
rà soát, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành phù hợp với quy hoạch phát triển
vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được phê duyệt.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố: Chỉ đạo các cơ quan chức năng quán triệt
và thực hiện quy hoạch.
7. Trong
quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch, nếu có khó khăn vướng mắc thì các sở, ban,
ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan báo cáo về Sở Giao thông vận tải để
tổng hợp, báo cáo và đề xuất trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế
hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giáo dục
và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Tài chính; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở,
ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc (Thủ
trưởng) các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giao thông vận tải;
- TT. TU; TT. HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Sở Giao thông vận tải (10b);
- Công báo tỉnh;
- LĐVP, CVNC;
- Lưu: VT, tthuy (03b).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Anh Nhịn
|