ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
47/2022/QĐ-UBND
|
Thanh Hoá, ngày
27 tháng 9 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH KHU VỰC, ĐỊA ĐIỂM ĐỔ THẢI, NHẬN CHÌM ĐỐI VỚI VẬT CHẤT
NẠO VÉT TỪ CÁC HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ ĐƯỜNG BIỂN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH THANH HÓA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22/06/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
ngày 17/11/2020;
Căn cứ Luật Giao thông đường
thủy nội địa ngày 15/6/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao
thông đường thủy nội địa ngày
Căn cứ Luật Biển Việt Nam
ngày 21/6/2012
Căn cứ Luật Tài nguyên, môi
trường biển và hải đảo ngày 25/6/2015;
Căn cứ Bộ Luật hàng hải Việt
Nam ngày 25/11/2015;
Căn cứ Nghị định số
40/2016/NĐ CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Tài nguyên môi trường biển hải đảo;
Căn cứ Nghị định số
08/2022/NĐ CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số /2018/NĐ
ngày 28/11/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng
biển và vùng nước đường thủy nội địa
Căn cứ Thông tư số
33/2019/TT-BGTVT ngày 06/9/2019 của Bộ trưởng bộ giao thông vận tải quy định về
hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số
28/2019/TT BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ
thuật đánh giá chất nạo vét và xác định khu vực nhận chìm chất nạo vét ở vùng
biển Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số
02/2022/TT BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Theo đề nghị của Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Công văn số 8044/STNMT-BHĐ ngày 10 tháng 9 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy định này quy định khu vực,
địa điểm đổ thải, nhận chìm vật chất nạo vét từ các hệ thống giao thông đường
thủy nội địa và đường biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Các cơ quan quản lý nhà nước;
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân)
có liên quan đến hoạt động nạo vét, đổ thải, nhận chìm vật chất nạo vét từ các
hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa.
Điều 3.
Nguyên tắc xác định khu vực, vị trí đổ thải, nhận chìm vật chất nạo vét
1. Khu vực đề xuất đổ thải, nhận
chìm phải có quy mô đáp ứng duy trì hoạt động ổn định, an toàn trong quá trình
vận chuyển, tuân thủ các quy định của luật pháp có liên quan, không tạo ra các
xung đột về lợi ích và môi trường.
2. Khu vực đề xuất đổ thải trên
đất liền được xem xét trên cơ sở các điều kiện địa chất, địa chất thủy văn (đặc
điểm vật lý và cấu tạo các tầng đất, quy luật phân bố, tính chất vật lý của nước
ngầm…), không làm cản trở thoát nước, gây trở ngại cho thoát lũ, đảm bảo tuân
thủ các quy định của pháp luật về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai;
bảo vệ môi trường.
3. Khu vực nhận chìm ở biển được
thực hiện trên cơ sở điều tra các thông tin gồm: đặc điểm của đáy biển (độ sâu,
địa hình, địa chất, thành phần sinh học, hệ sinh thái và các hoạt động khác tác
động đến khu vực đáy biển…); tính chất của cột nước (tính chất vật lý; sự phân
tầng của cột nước theo độ sâu; đặc điểm sóng, gió; các chất lơ lửng và sự biến
đổi các tính chất trên do gió bão và theo mùa); các đặc tính hóa học và sinh học
của cột nước (pH, độ mặn, ôxy hòa tan ở bề mặt và tầng dưới, nhu cầu ôxy sinh
hóa, nhu cầu ôxy hóa học, các chất dinh dưỡng…). Trong quá trình lựa chọn, xem
xét khoảng cách từ khu vực biển sử dụng để nhận chìm đến các khu vực biển sử dụng
cho mục đích khác như: các khu vực du lịch, đánh bắt nuôi trồng hải sản, bảo tồn,
hàng hải, an ninh - quốc phòng. Khoảng cách này được xác định dựa trên điều kiện
thực tế đảm bảo nguyên tắc việc nhận chìm không làm ảnh hưởng đến hoạt động
bình thường của các khu vực trên.
4. Khu vực biển được sử dụng để
nhận chìm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai
thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; đảm bảo các yếu tố theo quy định tại
khoản 2, Điều 17, Thông tư số 28/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường và các yếu tố sau:
a) Không gây ra tác động có hại
đến sức khỏe con người, tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh; hạn chế tối đa ảnh
hưởng xấu tới môi trường, hệ sinh thái biển, nguồn lợi thủy sản theo quy định
pháp luật;
b) Không làm gia tăng bồi lắng
vùng cửa sông, gây nguy cơ sạt lở khu vực cửa sông, ven biển; không gây ảnh hưởng
đến an toàn sử dụng các công trình phòng, chống thiên tai; không gây ảnh hưởng
đến an toàn sử dụng công trình cảng biển và luồng hàng hải, các công trình dầu
khí, đường cáp quang, cáp điện ở biển, hoạt động của tổ chức cộng đồng thực hiện
đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản và các hoạt động khai thác, sử dụng
tài nguyên hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
c) Không ảnh hưởng đến các hoạt
động quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và
lợi ích quốc gia trên biển.
Điều 4. Xác
định khu vực, vị trí đổ thải, nhận chìm vật chất nạo nét.
1. Khu vực, vị trí đổ thải trên
đất liền (cụ thể tại Phụ lục 1).
2. Khu vực, vị trí nhận chìm ở
biển (cụ thể tại Phụ lục 2).
Điều 5.
Phân công trách nhiệm
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các sở,
ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu
cho Ủy ban nhân dân tỉnh xác định vị trí đổ thải, nhận chìm theo quy định.
b) Thẩm định, trình UBND tỉnh
phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường, cấp/điều chỉnh/cấp lại/cấp đổi
giấy phép môi trường đối với hồ sơ môi trường thuộc thẩm quyền UBND tỉnh; Kế hoạch
ứng phó sự cố tràn dầu theo quy định của pháp luật.
c) Thực hiện chức năng quản lý
nhà nước đối với hoạt động đổ thải, nhận chìm theo quy định.
2. Sở Giao thông vận tải
Thực hiện chức năng quản lý nhà
nước chuyên ngành về hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa và
vùng nước cảng biển trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; phê duyệt
phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước
đường thủy nội địa địa phương cho chủ đầu tư trước khi tiến hành hoạt động nạo
vét theo quy định; hướng dẫn cho chủ đầu tư, nhà thầu thi công thực hiện phương
án bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển,
vùng nước đường thủy nội địa quốc gia để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét
phê duyệt theo quy định.
3. Ban Quản lý Khu Kinh tế
Nghi Sơn và Các khu công nghiệp.
a) Thẩm định, phê duyệt báo cáo
Đánh giá tác động môi trường, cấp/điều chỉnh/cấp lại/cấp đổi giấy phép môi trường
đối với hồ sơ môi trường thuộc thẩm quyền UBND tỉnh (nếu được ủy quyền).
b) Phối hợp với các sở, ban,
ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân thị xã Nghi Sơn trong xác định vị trí đổ thải,
nhận chìm theo quy định.
c) Thực hiện chức năng quản lý
nhà nước đối với hoạt động đổ thải, nhận chìm theo quy định.
4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo vệ an ninh
chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển, đảo;
kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động của phương tiện nạo vét vi phạm các
quy định về khu vực hạn chế hoạt động, khu vực cấm trong khu vực biên giới biển,
vùng cấm tạm thời, vùng hạn chế hoạt động trong nội thủy, lãnh hải theo quy định.
5. Cảng vụ Hàng hải Thanh
Hóa.
a) Phê duyệt Phương án bảo đảm
an toàn hàng hải đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước
đường thủy nội địa theo thẩm quyền.
b) Thực hiện nhiệm vụ quản lý
nhà nước về hàng hải trên địa bàn theo quy định.
6. Trách nhiệm cho các sở,
ban, ngành cấp tỉnh.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được
giao, các sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện các nội dung theo
quy định tại Quyết định này.
7. UBND các huyện, thị xã,
thành phố.
a) Phê duyệt hồ sơ môi trường đối
với khu vực đổ thải vật chất nạo vét theo thẩm quyền.
b) Phối hợp với các sở, ban,
ngành có liên quan trong xác định vị trí đổ thải, nhận chìm theo quy định; rà
soát các vị trí đổ thải phù hợp khi lập, trình phê duyệt quy hoạch sử dụng đất.
c) Thực hiện chức năng quản lý
nhà nước đối với các hoạt động đổ thải, nhận chìm trên địa bàn.
8. Trách nhiệm của các tổ chức,
cá nhân trong hoạt động đổ thải, nhận chìm, quản lý các khu vực đổ thải, nhận
chìm.
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu
đổ thải, nhận chìm gửi văn bản đến UBND tỉnh theo quy định tại khoản 3, Điều 7,
Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018 để được xác định vị trí đổ thải, nhận
chìm theo quy định của pháp luật.
b) Thực hiện đổ thải, nhận chìm
đúng vị trí, khối lượng được cấp có thẩm quyền cho phép.
c) Lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường/giấy phép môi trường đối với hoạt động nạo vét, đổ thải, nhận chìm;
kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đối hoạt động nạo vét, nhận chìm trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt và thực hiện đầy đủ các biện pháp BVMT, ứng phó sự cố môi
trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường/giấy phép môi trường và kế hoạch
ứng phó sự cố tràn dầu được phê duyệt.
d) Chịu trách nhiệm nếu để xảy
ra sự cố, vi phạm pháp luật trong hoạt động nạo vét, đổ thải, nhận chìm theo
quy định của pháp luật.
đ) Thực hiện các yêu cầu đối với
hệ thống giám sát nạo vét, nhận chìm được quy định tại khoản 2, Điều 5, Nghị định
số 159/2018/NĐ-CP ngày 28/11/2018 và khoản 2, Điều 62 Luật Tài nguyên, môi trường
biển và hải đảo.
Điều 6. Quyết định này
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2022.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám
đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 6 QĐ;
- Bộ Tài nguyên &Môi trường (để b/cáo);
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- T. trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu VT, CNTT, PgNN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đức Giang
|
PHỤ LỤC 1
CÁC VỊ TRÍ ĐỔ CHẤT NẠO VÉT TRÊN ĐẤT LIỀN
(Kèm theo Quyết định số 47/2022/QĐ-UBND ngày 27/9/2022 của UBND tỉnh Thanh
Hóa)
STT
|
Tên tổ chức, cá nhân
|
Vị trí
|
Diện tích
|
Ghi chú
|
1
|
Theo đề xuất của BQL KKT Nghi
Sơn và Các Khu công nghiệp tại Công văn số 657/BQLKKTNS&KCN-TNMT ngày
07/3/2022
|
1) Khu N của Công ty TNHH Lọc
hóa dầu Nghi Sơn
|
188 ha
|
|
2) Khu A của Công ty TNHH Lọc
hóa dầu Nghi Sơn
|
57 ha
|
3) Một phần đất dự phòng của
Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn
|
11,7 ha
|
4) Khu đất thuộc dự án Khu
phát triển GAS&LNG và các loại hình phụ trợ lọc hóa dầu của Tổng Công ty
đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát - CTCP tại Khu Kinh tế Nghi Sơn
|
10 ha
|
|
5) Khu đất tại KCN số 4
|
khoảng 60 ha
|
|
2
|
Cục Đường thủy nội địa
|
Thửa đất số 19, Tờ bản đồ số 16,
thôn Đông Tân, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc
|
24,2 ha
|
|
PHỤ LỤC 2
CÁC VỊ TRÍ NHẬN CHÌM VẬT CHẤT NẠO VÉT
(Kèm theo Quyết định số 47/2022/QĐ-UBND ngày 27/9/2022 của UBND tỉnh Thanh
Hóa)
STT
|
Tên tổ chức, cá nhân
|
Vị trí
|
Diện tích
|
Tọa độ
|
Ghi chú
|
STT
|
Ký hiệu điểm
|
X
|
Y
|
1
|
Công ty TNHH Công nghiệp Long
Sơn
|
Nam Đảo Hòn Mê, Hải Bình, TX
Nghi Sơn
|
240 ha
|
1
|
LS1A
|
2133700.000
|
594.000.000
|
|
2
|
LS2A
|
2133700.000
|
592.000.000
|
3
|
LS3A
|
2132500.000
|
592.000.000
|
4
|
LS6
|
2132500.000
|
594.000.000
|
2
|
Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi
Sơn
|
Vùng biển Nghi Sơn
|
400 ha
|
1
|
LH1
|
2135522.01
|
607975.76
|
|
2
|
LH2
|
2135522.07
|
609975.12
|
3
|
LH3
|
2133522.72
|
609975.18
|
4
|
LH4
|
2133522.66
|
607975.83
|