ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4567/QĐ-UBND
|
Long
An, ngày 26 tháng 12
năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐƯỜNG GOM, CÁC TUYẾN ĐƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG ĐẤU NỐI
VÀO QUỐC LỘ N1, N2, 14C VÀ ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐI QUA TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của
Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 09/9/2013 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 1439/QĐ-TTg
ngày 3/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1594/QĐ-BGTVT
ngày 22/4/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống
các trạm dừng nghỉ dọc đường HCM;
Căn cứ Quyết định số 2856/QĐ-UBND
ngày 23/11/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cửa hàng bán
lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Long An đến 2010, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3113/QĐ-UBND
ngày 11/12/2008 về việc phê duyệt đề án Điều chỉnh,
bổ sung quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Long An đến
năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3708/QĐ-BCT
ngày 22/7/2009 của Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cửa hàng
bán lẻ xăng dầu dọc tuyến đường Hồ Chí Minh giai đoạn II đến năm 2015, định hướng đến 2020;
Căn cứ Quyết định số 1581/QĐ-TTg
ngày 9/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng
đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 118/QĐ-UBND
ngày 13/01/2011 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt đề án Điều chỉnh, bổ
sung Quy hoạch hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Long An đến
năm 2015, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 11/QĐ-UBND
ngày 03/01/2014 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt bổ sung quy hoạch hệ thống
cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng 2020;
Căn cứ Quyết định số 1842/QĐ-UBND
ngày 09/6/2014 của UBND tỉnh Long An về việc phê duyệt bổ sung quy hoạch hệ thống
cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng 2020;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận
tải tại Tờ trình số 3682/TTr-SGTVT ngày 19/12/2014
về việc phê duyệt Quy hoạch đường gom, các tuyến đường địa phương đấu nối vào
quốc lộ N1, N2, 14C và đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh
Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch đường gom, các tuyến đường địa
phương đấu nối vào quốc lộ N1, N2, 14C và đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Long An
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
I. Thông tin dự án
- Tên dự án quy hoạch: Quy hoạch đường gom, các tuyến đường địa phương đấu
nối vào Quốc lộ N1, N2, 14C và đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh
Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Chủ đầu tư: Sở Giao thông vận tải.
- Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách tỉnh.
- Địa điểm quy hoạch: trên địa bàn tỉnh Long An.
- Đơn vị tư vấn thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giao thông Vận tải - Viện chiến lược
và Phát triển GTVT - Bộ GTVT.
II. Nội dung quy hoạch
1. Đối tượng nghiên cứu
- Vị trí các điểm đấu nối từ các đường
giao thông công cộng (GTCC) (gồm Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường
đô thị, đường chuyên dùng); các cửa hàng kinh doanh xăng dầu (CHXD) và các công
trình xây dựng khác nằm dọc theo Quốc lộ.
- Hệ thống đường gom dọc hai bên các
tuyến Quốc lộ.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Chiều dài: Theo chiều dài 4 tuyến
Quốc lộ (QL.N1, QL.N2, QL.14C và tuyến đường Hồ Chí Minh).
- Chiều rộng: Tính theo tim đường ra
mỗi bên 50m.
3. Quan điểm
3.1. Đấu nối đường giao thông công
cộng địa phương vào Quốc lộ
- Các tuyến đường tỉnh hiện hữu hoặc
quy hoạch đã có quyết định phê duyệt của UBND tỉnh sẽ được lựa chọn đầu tiên để
đấu nối vào Quốc lộ.
- Vị trí các điểm đấu nối đảm bảo thống nhất, cân đối, đồng bộ, vừa đảm bảo theo đúng Nghị định của
Chính phủ, các văn bản của Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường bộ Việt Nam, vừa phù hợp với tình hình thực tế
của địa phương. Sử dụng tối đa các điểm đấu nối hiện hữu nhằm hạn chế sự thay đổi
sinh hoạt của người dân.
- Đối với đường dân sinh đấu nối tự phát vào Quốc lộ trước ngày Nghị định số
186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ có hiệu lực và chỉ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn
máy, xe thô sơ, có mặt cắt ngang nhỏ hơn 2,5m, trong khi chưa xây dựng được đường gom, cho phép tồn tại và giữ nguyên hiện trạng đến hết năm 2015.
- Đối với các đoạn Quốc lộ đi qua đô
thị thì sẽ theo quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đề án này sẽ đề xuất mặt cắt quy hoạch và xác định những
điểm đấu nối quan trọng vào các đoạn tuyến Quốc lộ.
- Đối với các đoạn Quốc lộ mở mới,
các điểm đấu nối đường GTCC vào Quốc lộ phải tuân theo các quy định hiện hành.
3.2. Đấu nối cửa hàng xăng dầu vào
Quốc lộ
- Đối với các cửa hàng xăng dầu hiện
hữu trên các tuyến Quốc lộ (được sự chấp thuận của cơ quan
có thẩm quyền và nằm trong quy hoạch xăng dầu được cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt) nếu không đủ khoảng cách tối thiểu
giữa hai cửa hàng xăng dầu theo quy định tại Thông tư số
39/2011/TT-BGTVT thì vẫn được tiếp tục tồn tại. Địa phương phải hoàn thành kế
hoạch điều chỉnh hoặc xóa bỏ theo quy hoạch trước ngày 31/12/2015.
- Đối với CHXD có vị trí nằm trong
hành lang an toàn đường bộ thì phải di dời khỏi hành lang
an toàn theo đúng quy định (địa phương xem xét thời hạn cấp phép để có kế
hoạch phối hợp thực hiện).
- Đối với các
CHXD mở mới đấu nối vào Quốc lộ phải nằm trong quy hoạch
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, phải tuân theo các qui định về quy mô và khoảng cách đấu nối.
3.3. Đường gom
- Đối với những đoạn Quốc lộ đi qua
các khu đô thị như (thị trấn, thị tứ…) hiện hữu hoặc quy hoạch đã được phê duyệt
sẽ căn cứ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt, tư vấn chỉ đề xuất các mặt cắt đô
thị.
- Đối với những
đoạn Quốc lộ không có điều kiện về quỹ đất, đường gom nằm
trong hành lang an toàn đường bộ.
- Đối với những đoạn nằm ngoài khu vực
đô thị, có điều kiện về quỹ đất đường gom nằm ngoài hành
lang an toàn đường bộ của Quốc lộ.
- Đối với các Quốc lộ mở mới, hệ thống đường gom được xây dựng theo TCVN 4054-2005.
4. Mục tiêu quy hoạch
- Sắp xếp lại vị trí các điểm đấu nối vào Quốc lộ đảm bảo khoảng cách và giảm
xung đột giữa dòng giao thông Quốc lộ và dòng giao thông địa phương, tăng tốc độ lưu thông và đảm bảo an toàn, hạn chế tai nạn khi tham gia giao
thông.
- Xây dựng hệ thống đường gom dọc các tuyến Quốc lộ nhằm tách dòng giao thông liên tỉnh với
dòng giao thông địa phương.
- Xây dựng kế hoạch
quản lý và tổ chức đấu nối có hệ thống các công trình phục vụ cũng như các đường
GTCC.
III. Quy hoạch đường gom và các điểm
đấu nối các đường GTCC vào Quốc lộ N1, N2,14C và Đường
Hồ Chí Minh
1. Đấu nối các đường giao thông
công cộng vào Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Long An
Đối với đường
dân sinh đấu nối tự phát vào Quốc lộ trước ngày Nghị định số 186/2004/NĐ-CP có hiệu lực và chỉ sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy, xe
thô sơ, có mặt cắt ngang nhỏ hơn 2,5m, trong khi chưa xây
dựng được đường gom, cho phép tồn tại và giữ nguyên hiện
trạng đến hết năm 2015, sau đó tiến hanh điều chỉnh đến năm 2020. Với các đường
GTCC có quy mô lớn, lưu lượng xe tham gia giao thông cao tạo nhiều xung đột cho
dòng giao thông liên tỉnh thì tiến hành xây dựng hệ thống
đường gom cục bộ gom lại chỉ cho ra Quốc lộ tại các vị trí đấu nối và số lượng các điểm này sau khi thực hiện quy
hoạch đến năm 2030, cụ thể là:
- Quốc lộ N1 có
tổng số 54 điểm đấu nối (Quốc lộ 02 điểm; đường tỉnh 14 điểm; đường huyện 13 điểm; đường xã 24 điểm và đường đô thị 01 điểm). Chi tiết
vị trí các điểm đấu nối cụ thể được trình bày ở Phụ lục 1.
- Quốc lộ N2 có tổng số 63 điểm đấu nối
(Quốc lộ 03 điểm; đường tỉnh 13 điểm; đường huyện 11 điểm; đường xã 20 điểm; đường
đô thị là 02 điểm và đường chuyên dùng là 14 điểm). Chi
tiết vị trí các điểm đấu nối cụ thể được trình bày ở Phụ lục
2.
- Quốc lộ 14C có tổng số 19 điểm đấu nối (Quốc lộ 01 điểm; đường tỉnh 03 điểm; đường huyện 03 điểm; đường xã 07 điểm và đường đô thị 05 điểm). Chi tiết
vị trí các điểm đấu nối cụ thể được trình bày ở Phụ lục 3.
- Đường Hồ Chí Minh có tổng số 05 điểm
đấu nối (Quốc lộ 01 điểm; đường tỉnh 03 điểm và đường huyện 01 điểm). Chi
tiết vị trí các điểm đấu nối cụ thể được trình bày ở Phụ lục
4.
2. Đấu nối các cửa hàng xăng dầu nằm
dọc các tuyến Quốc lộ
Đối với các cửa hàng xăng dầu đã đấu
nối vào Quốc lộ được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền và nằm trong quy
hoạch các cửa hàng xăng dầu nếu không đủ khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa
hàng xăng dầu theo quy định tại Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT thì vẫn được tiếp
tục tồn tại đến hết ngày 31/12/2015 sau đó tiến hành thực hiện điều chỉnh đối với
CHXD có vị trí nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì phải
di dời khỏi hành lang an toàn theo đúng quy định và chỉ tổ chức đấu nối một số CHXD có cự ly đảm bảo khoảng cách theo đúng quy định,
xây dựng đường dẫn các CHXD đấu nối vào Quốc lộ, còn các CHXD còn lại sẽ tổ
chức đấu nối vào đường gom. Chi tiết vị trí các điểm đấu nối cụ thể được trình bày ở Phụ lục 4, Phụ lục 5 và Phụ lục 6.
3. Đấu nối các công trình xây dựng
khác nằm dọc các tuyến Quốc lộ
Công trình nhà ở, cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, chùa chiền... có sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ
nhưng chưa ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ, được
tạm thời tồn tại nhưng phải giữ nguyên hiện trạng không được
cơi nới, mở rộng; người sử dụng đất phải ký cam kết với Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị trực tiếp quản lý tuyến đường
về việc không cơi nới, mở rộng. Trường hợp công trình bị
xuống cấp, chưa được nhà nước đền bù,
giải tỏa và người sử dụng có nhu cầu để sử dụng, xem xét
kiểm kê đất và tài sản trên đó để có cơ sở đền bù hoặc cấp phép thi công tạm thời.
4. Đường gom dọc các tuyến Quốc lộ
trên địa bàn tỉnh Long An
- Đối với những đoạn Quốc lộ nằm
ngoài khu vực nội thị đường gom xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ, trường
hợp đặc biệt do điều kiện địa hình, địa vật khó khăn hoặc không còn quỹ đất thì
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Bộ GTVT cho
phép một phần đường gom nằm trong
hành lang an toàn đường bộ. Đường gom được xây dựng theo
hướng chờ để sử dụng cho một dự án hoặc liên thông với các dự án liền kề nhau
được đấu nối vào Quốc lộ tại một điểm hoặc nhiều điểm
nhưng khoảng cách giữa hai điểm đấu nối phải đảm bảo quy định tại Thông tư số
39/2011/TT-BGTVT.
- Đối với những
đoạn Quốc lộ nằm trong khu vực nội thị đề xuất mặt cắt ngang đô thị và tổ chức
giao thông trên đó (gồm đường chính phục vụ dòng giao thông chạy suốt, đường song hành hay đường phố gom phục vụ dòng
giao thông địa phương). Tách biệt giữa đường chính và đường song hành hay đường
phố gom bằng giải phân cách cứng hoặc mềm.
- Quy hoạch đến năm 2030, hệ thống đường
gom dọc các tuyến Quốc lộ trên địa bàn tỉnh có tổng chiều dài 90,6 km. Trong
đó, QL.N1 dài 12,58 km, QL.N2 dài 49,9 km, QL.14C dài 5,9 km, đường HCM dài
22,2 km. Đường gom dự kiến xây dựng đạt cấp V, mặt láng nhựa
rộng 5,5m, nền 7,5m. Một số đoạn có chức năng đặc biệt như (đường gom của các
KCN, các nhà máy, trung tâm thương mại lớn...) xem xét thiết kế chi tiết với cấp
kỹ thuật đảm bảo các phương tiện ra vào êm thuận.
IV. Phân kỳ vốn xây dựng hệ thống
đường gom và các điểm đấu nối
- Xây dựng hệ thống
đường gom và điểm đấu nối ước tính với kinh phí khoảng 881,9 tỷ đồng, chia làm hai
giai đoạn cụ thể như sau:
+ Giai đoạn I (từ nay - 2020): Tổng kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống đường gom, điểm đấu nối là 331,0 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án tính từ nay đến năm 2020 là 6 năm, kinh phí hàng năm dành cho đấu nối và đường gom là
55,2 tỷ đồng/năm.
+ Giai đoạn II (2021 - 2030): Tổng kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống đường gom, điểm đấu nối là
550,9 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án tính từ năm 2021 đến năm 2030 là 10
năm, kinh phí hàng năm dành cho đấu nối và đường gom là 55,1 tỷ đồng/năm.
- Kinh phí giải phóng mặt bằng trên
cơ sở ước tính khối lượng kinh phí đền bù và giải phóng mặt bằng đối với các
khu vực có tuyến đường gom đi qua với tổng kinh phí 289,3
tỷ đồng.
V. Nhu cầu sử dụng đất
Quỹ đất dành cho
quy hoạch đường gom và các điểm đấu nối vào Quốc lộ đến năm 2030 là 57,8 ha.
VI. Cơ chế chính sách và giải pháp
quản lý
- Sở Giao thông vận tải với chức năng quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về quản lý tổ chức
thực hiện Quy hoạch các điểm đấu nối các tuyến đường địa phương vào hệ thống Quốc
lộ trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2020 sau khi đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng,
Sở Tài chính và các Sở, ban ngành khác căn cứ chức năng,
nhiệm vụ để chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các công việc có
liên quan đến quy hoạch đường gom và các điểm đấu nối trên địa bàn tỉnh Long
An.
- Ủy ban nhân
dân cấp huyện thực hiện việc quản lý hành lang giao thông và các vấn đề khác
liên quan đảm bảo thực hiện hiệu quả theo quy hoạch này.
Điều 2. Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với
đơn vị tư vấn, UBND các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Thạnh Hóa,
Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, và UBND thị xã Kiến Tường:
1. Hoàn chỉnh hồ sơ, bản vẽ quy hoạch
trước khi công bố chính thức.
2. Tổ chức công bố Quy hoạch đường
gom, các tuyến đường địa phương đấu nối vào quốc lộ N1, N2, 14C và đường Hồ Chí
Minh đi qua tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Chỉ đạo việc thực hiện Quy hoạch
đường gom, các tuyến đường địa phương đấu nối vào quốc lộ
N1, N2, 14C và đường Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, phối hợp chặt chẽ với
các Sở, ngành trong trường hợp huy động các nguồn vốn, kêu gọi đầu tư để
xây dựng điểm đấu nối, hệ thống đường gom trên địa bàn tỉnh Long An
đúng quy hoạch và pháp luật.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công
Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ
tịch Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật Long An; Trưởng ban Ban Quản lý khu
kinh tế; UBND các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh,
Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, và UBND thị xã Kiến Tường thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT, PCT UBND tỉnh(sx);
- Phòng NCKT;
- Lưu: VT, SoGTVT, Hai.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đỗ Hữu Lâm
|