Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3332/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Nguyễn Thành Tài
Ngày ban hành: 02/08/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 3332/QĐ-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 8 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHỐI HỢP LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG SẮT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2008

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Căn cứ Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt;
Căn cứ Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông quốc gia đến năm 2010;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Công văn số 122/SGTVT-GT ngày 21 tháng 7 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này, Kế hoạch phối hợp lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2008.

Điều 2. Thủ trưởng các sở - ban - ngành thành phố, các tổ chức, đoàn thể, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã, tùy chức năng nhiệm vụ, căn cứ nội dung kế hoạch đã được ban hành để xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể tổ chức thực hiện ở từng địa bàn, cơ quan, đơn vị mình, góp phần thực hiện tốt kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông đường sắt; kéo giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn toàn thành phố.

Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố, Thủ trưởng các sở - ban - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Thành Tài

 

KẾ HOẠCH

PHỐI HỢP LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG SẮT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2008

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3332/QĐ-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố)

Thực hiện Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt. Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch thực hiện lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt trên địa bàn thành phố năm 2008.

I. MỤC TIÊU

Thực hiện mục tiêu nhiệm vụ đối với giao thông đường sắt trong giai đoạn 1 từ nay đến hết năm 2008 theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt:

- Tổ chức tuyên truyền pháp luật về đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt và vận động các tổ chức, cá nhân tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt;

- Thống kê, rà soát các vị trí vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, đề xuất phương án giải quyết;

- Xây dựng, nâng cấp, cải tạo đường ngang; kết hợp đóng đường ngang dân sinh, xây dựng hàng rào và đường gom ưu tiên các vị trí đặc biệt nguy hiểm.

II. YÊU CẦU

- Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng hành lang an toàn đường sắt biết được rõ hơn các quy định của pháp luật và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ hành lang an toàn đường sắt; nâng cao được ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường sắt của các cá nhân liên quan, nhất là đối với các chủ công trình dọc hai bên tuyến đường sắt.

- Thống kê cụ thể các vị trí vi phạm hành lang an toàn đường sắt; xác định cụ thể trách nhiệm, biện pháp và thời hạn giải quyết.

- Tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các khu vực đường ngang đường sắt; thống kê cụ thể tình hình sử dụng đất dọc tuyến đường sắt; hỗ trợ phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đường sắt để có thể hoàn thành nâng cấp, sửa chữa 09 vị trí có đường ngang với đường sắt (theo Phụ lục đính kèm).

III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

A. Thành lập tổ công tác liên ngành phối hợp thực hiện kế hoạch:

Để thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn 1 - Kế hoạch năm 2008 đối với đường sắt cần thành lập Tổ công tác liên ngành phối hợp thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt theo hướng dẫn của Cục Đường sắt Việt Nam tại Văn bản số 372/CĐSVN-TTr ngày 18 tháng 4 năm 2008 với thành phần gồm có:

+ Đồng chí Trần Quang Phượng, Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố, Phó Trưởng Ban An toàn giao thông thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Tổ trưởng Tổ công tác;

+ Đồng chí Thượng tá Phạm Ngọc Châu, Phó Trưởng Phòng C13B, Công an thành phố, thành viên;

+ Đồng chí Nguyễn Vũ Khuê, Ủy viên Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố, thành viên;

+ Đồng chí Đậu An Phúc, Phó Phòng Quản lý giao thông, Sở Giao thông vận tải, thành viên;

+ Đồng chí Đào Quốc Cường, Phó Trưởng Phân Ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt khu vực III, thành viên;

+ Đồng chí Trung tá Trần Văn Đồng, Cán bộ Đội Tham mưu tổng hợp Phòng PC26, Công an thành phố, thành viên;

+ Đồng chí Phí Văn Hòa, Chuyên viên Phân ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt khu vực III, thành viên;

+ Đồng chí Phạm Xuân Phúc, Chuyên viên Phân ban Quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt khu vực III, thành viên;

+ Đồng chí Nguyễn Minh Kông, Đội trưởng Đội Giám sát an toàn giao thông đường sắt thành viên;

+ Đồng chí Nguyễn Trung Kiên, Chuyên viên Phòng Hành chính sự nghiệp Sở Tài chính, thành viên;

+ Đồng chí Nguyễn Đình Hiển, Phó Trưởng Phòng Quản lý đo đạc bản đồ, Sở Tài nguyên và Môi trường, thành viên;

+ Đồng chí Trần Bá Hộ, Chuyên viên Phòng Quản lý đô thị quận Bình Thạnh, thành viên;

+ Đồng chí Lương Văn Giỏi, Thanh tra Xây dựng quận Gò Vấp, thành viên;

+ Đồng chí Lưu Trọng Nghĩa, Chuyên viên Phòng Quản lý đô thị quận Thủ Đức, thành viên;

+ Đồng chí Lê Quang Đạt, Phó Trưởng Phòng Quản lý đô thị quận Phú Nhuận, thành viên;

+ Đại diện Phòng Quản lý đô thị quận 3, thành viên;

+ Đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành viên.

B. Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường sắt:

1. Đồng loạt mở chiến dịch tuyên truyền trên phạm vi toàn thành phố từ ngày 30 tháng 9 năm 2008.

2. Tuyên truyền thông qua các hình thức sau:

a) Các cơ quan thông tin truyền thông, nhất là Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố.

b) Áp phích, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, hệ thống truyền thanh phường - xã.

c) Các nội dung tuyên truyền lưu động.

d) Tuyên truyền tại cộng đồng dân cư (khu phố, tổ dân phố).

3. Nội dung tuyên truyền:

+ Sử dụng khẩu hiệu sau “Vi phạm hành lang an toàn đường sắt - hiểm họa tai nạn giao thông”.

+ Phổ biến tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường sắt.

+ Tuyên truyền về vai trò, tác dụng của hành lang an toàn trong việc bảo vệ sự bền vững của công trình giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông, hạn chế và phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt.

+ Tuyên truyền về trách nhiệm bảo vệ hành lang an toàn đường sắt của các cấp chính quyền địa phương; của ngành giao thông vận tải; của các tổ chức, cá nhân khác có khai thác sử dụng (các lợi ích) trong phạm vi hành lang an toàn đường sắt.

+ Tuyên truyền các công việc và lộ trình thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt:

a) Giai đoạn I: Từ nay đến hết năm 2008:

- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân để mọi người hiểu rõ các quy định của pháp luật về đường sắt, đặc biệt là hành lang an toàn đường sắt;

- Tổ chức rà soát đánh giá thực trạng tình hình vi phạm hành lang an toàn đường sắt và đề xuất các phương án giải quyết; vận động các tổ chức, cá nhân tự giác tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường sắt;

- Cải tạo nâng cấp các đường ngang hiện có và bổ sung mới các đường ngang.

b) Giai đoạn II: Từ năm 2009 đến hết năm 2010:

- Lập quy hoạch tổng thể các vị trí giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, hệ thống đường gom thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải trước tháng 12 năm 2009;

- Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh lập dự toán, tổng hợp kinh phí phải bồi thường giải tỏa trong phạm vi hành lang an toàn đường sắt và các công trình làm mất an toàn giao thông đường sắt;

- Các cơ quan chức năng phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức cưỡng chế giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn đường sắt đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm;

- Cắm đầy đủ mốc giới hạn hành lang an toàn đường sắt trên tất cả các tuyến bàn giao cho các địa phương quản lý;

- Xây dựng tường rào bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt;

- Xây dựng các đường ngang, cầu vượt, hầm chui mới;

- Những phần việc trên được tập trung giải quyết xong trong năm 2009.

c) Giai đoạn III: từ năm 2011 đến năm 2020: xây dựng cầu vượt khác mức giữa đường sắt với quốc lộ trên địa bàn thành phố.

C. Tổ chức rà soát đánh giá thực trạng tình hình vi phạm hành lang an toàn đường sắt:

1. Đối với hành lang an toàn đường sắt:

- Trong năm 2008 - 2009 các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng hành lang an toàn đường sắt phải tăng cường quản lý, kiểm ra, xử phạt, cưỡng chế các trường hợp vi phạm, lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt. Đảm bảo hành lang an toàn đường sắt được duy trì như hiện trạng (5,6m tính từ mép ray ngoài cùng ra mỗi bên theo Nghị định số 39-CP ngày 05 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt).

- Đối với phạm vi giới hạn hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định tại Điều 35 Luật Đường sắt sẽ được phối hợp thực hiện cùng với dự án xây dựng tuyến đường sắt trên cao mà Ủy ban nhân dân thành phố đang xem xét đề xuất với Bộ Giao thông vận tải.

Do đó, để thuận tiện cho công tác giải tỏa đúng hành lang an toàn đường sắt sau này, cần phải tăng cường công tác quản lý xây dựng, sử dụng đất trong phạm vi hành lang an toàn đường sắt.

2. Đối với tường rào đường sắt:

Trong năm 2008 - 2009, sẽ xây dựng bổ sung những đoạn tường rào bảo vệ tuyến đường sắt ở những nơi còn thiếu trên địa bàn thành phố sau đây:

+ Đoạn 1: từ Km 1712+200 đến Km 1713+270, phường Linh Đông, Linh Tây, quận Thủ Đức.

+ Đoạn 2: từ Km 1715+350 đến Km 1715+500 (bên trái lý trình), phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức.

+ Đoạn 3: từ Km 1720+800 đến Km 1721+800 (bên trái lý trình), phường 1 quận, Gò Vấp.

+ Đoạn 4: từ Km 1720+460 đến Km 1721+800 (bên phải lý trình), phường 4, 5, quận Gò Vấp.

+ Đoạn 5: Km 1722+880 đến Km 1722+950 (bên trái lý trình), phường 5, quận Phú Nhuận.

3. Tình hình tụ tập, họp chợ:

Giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm, tụ tập, họp chợ tại các vị trí đường ngang với đường sắt, cụ thể:

- Tại đường ngang Hoàng Đạo (Km 1725+850), phường 11, quận 3.

- Tại đường ngang Trần Hữu Trang (Km 1724+815 - Chùa Quang Minh), phường 10, 11, quận Phú Nhuận.

- Tại đường ngang Trần Khắc Chân (Km 1723+990), phường 9, quận Phú Nhuận.

- Tại đường ngang Nguyễn Kiệm (Km 1723+498), phường 4, quận Phú Nhuận.

- Tại đường ngang Km 1716+140, phường Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình, quận Thủ Đức.

D. Cải tạo nâng cấp các đường ngang hiện có và bổ sung mới các đường ngang:

- Triển khai thực hiện nâng cấp cải tạo 9 đường ngang đường sắt trên địa bàn thành phố theo danh sách đính kèm.

- Tiếp tục tăng cường trực cảnh giới tại 11 vị trí đường ngang (gồm 10 đường ngang cảnh báo tự động và 01 đường ngang dân sinh). Danh sách vị trí theo bảng đính kèm.

IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Tổ công tác liên ngành:

Chỉ đạo trực tiếp các đơn vị có liên quan để hoàn thành tốt các công việc trong kế hoạch.

2. Ban Khoa giáo Thành ủy:

Đề nghị thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thành phố đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Hội Cựu Chiến binh thành phố, Hội Nông dân thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố phối hợp với Ban An toàn giao thông thành phố, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và các thành phần dân cư trong việc chấp hành Luật Giao thông đường sắt, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.

4. Ban An toàn giao thông thành phố:

- Phối hợp cùng ngành đường sắt, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở - ban - ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận - huyện liên quan tổ chức thường xuyên, liên tục công tác tuyên truyền, thông báo đến các tổ chức, cá nhân có công trình xây dựng trong hành lang đường sắt về các quy định của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường sắt, kế hoạch giải tỏa trong hành lang an toàn đường sắt theo Kế hoạch số 116/UBATGTQG ngày 14 tháng 4 năm 2008 của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia.

- Chuẩn bị đầy đủ tài liệu tuyên truyền để cung cấp cho các cơ quan đơn vị đảm nhiệm công tác tuyên truyền pháp luật về đường sắt và hành lang an toàn đường sắt để đảm bảo phổ biến rộng rãi đến người dân sinh sống xung quanh khu vực tuyến đường sắt.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan mở các chuyên mục, chuyên trang về an toàn giao thông đường sắt trên Website Đảng bộ thành phố, Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Giáo dục, Báo Cựu Chiến binh, Tạp chí Vành đai xanh của Hội Nông dân thành phố, Sổ tay Xây dựng Đảng.

- Nghiên cứu, triển khai lắp đặt các panô tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông đường sắt trên các tuyến đường giao thông công cộng, nhất là những tuyến đường giao thông cắt ngang hoặc song hành đường sắt.

- Phối hợp Thanh tra đường sắt khu vực III tổ chức lễ ra quân thực hiện Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Đảm bảo trong tháng 8 và tháng 9 phải in ấn đầy đủ tài liệu thông tin tuyên truyền để công bố ở các trường học, nơi sinh hoạt đông người ở các vị trí đường ngang đường sắt; cung cấp đến các cơ quan thông tin đại chúng và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận - huyện liên quan.

5. Đề nghị các báo Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Phụ Nữ, Người Lao Động, Công An thành phố, Pháp Luật, Thanh Niên,… tăng số lượng chuyên mục tuyên truyền, vận động nhân dân để mọi người hiểu rõ các quy định của pháp luật về đường sắt, đặc biệt là hành lang an toàn đường sắt trên tất cả các loại hình báo chí và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Các báo cần làm cho người dân thấy trách nhiệm và ý thức của bản thân về bảo vệ an toàn tính mạng của chính mình và gia đình, của người khác khi tham gia giao thông; nêu gương người tốt, việc tốt; tạo dư luận xã hội lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm trật tự an toàn hành lang an toàn đường sắt.

6. Đài Truyền hình thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố tăng thời lượng phát sóng các chuyên mục về tuyên truyền, vận động nhân dân để mọi người hiểu rõ các quy định của pháp luật về giao thông đường sắt, đặc biệt là hành lang an toàn đường sắt; triển khai bổ sung phần tin về tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên địa bàn thành phố sau các bản tin thời sự, tin tức.

7. Công an thành phố:

- Phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các quận - huyện liên quan trong công tác tuyên truyền, cưỡng chế đối với các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt.

- Có trách nhiệm cung cấp kịp thời thông tin về số vụ tai nạn giao thông, số người bị chết và bị thương vì tai nạn giao thông cho các cơ quan báo, đài để kịp thời biên tập, ghi hình nhằm kịp thời thông tin phát sóng.

- Xử lý các vi phạm về trật tự an toàn đường sắt theo quy định.

8. Sở Nội vụ:

Tổ chức thành lập Tổ công tác liên ngành phối hợp thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt gồm có đại diện các cơ quan, đơn vị nêu tại Mục A - Phần III.

9. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp cùng ngành đường sắt, Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các quận - huyện dự trù kinh phí bồi thường, hỗ trợ các công trình vi phạm phải giải tỏa theo quy định của pháp luật.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận - huyện liên quan tổ chức rà soát lại diện tích đất trong phạm vi hành lang an toàn đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức để có phương án thu hồi diện tích đất đã cấp.

11. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Phối hợp cùng các ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, vận động về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt tại những khu vực công cộng đông người trên địa bàn thành phố, đặc biệt tập trung xung quanh khu vực có tuyến đường sắt đi qua bằng nhiều hình thức sinh động với chủ đề chính là vận động mọi người, mọi gia đình phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường sắt.

12. Sở Giao thông vận tải:

Phối hợp cùng ngành đường sắt và các cơ quan, đơn vị liên quan đảm bảo hệ thống tín hiệu giao thông trên đường bộ tại khu vực đường ngang đường sắt đầy đủ đúng quy định.

Phối hợp, hỗ trợ cùng ngành đường sắt và các cơ quan đơn vị liên quan triển khai hoàn thành việc nâng cấp cải tạo đường ngang đường sắt, xây dựng hoàn chỉnh hàng rào bảo vệ đường sắt.

13. Ủy ban nhân dân các quận 3, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Thủ Đức:

- Rà soát lại diện tích đất trong phạm vi hành lang an toàn đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân và tổ chức để phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và có phương án thu hồi diện tích đã cấp.

- Phối hợp cùng ngành đường sắt tổ chức rà soát, thống kê và phân loại các công trình vi phạm và các công trình gây ảnh hưởng đến an toàn đường sắt. Xác định các công trình nằm trong hành lang an toàn đường sắt cần phải giải tỏa để dự trù kinh phí bồi thường, hỗ trợ cho chủ công trình bị giải tỏa theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp hỗ trợ cùng ngành đường sắt trong việc giải tỏa để đảm bảo đủ diện tích đất xây dựng nâng cấp cải tạo, sửa chữa đường ngang đường sắt.

- Có biện pháp giải quyết ngay tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt để tụ tập, buôn bán; đồng thời phải có kế hoạch lâu dài đảm bảo tình hình lấn chiếm, buôn bán họp chợ không tái diễn.

- Tăng cường kiểm tra và có hình thức xử lý nghiêm, kịp thời triệt để đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường sắt.

- Chịu trách nhiệm bảo vệ đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn đường sắt; ngăn chặn, xử lý việc tụ tập buôn bán; bảo vệ hàng rào đường sắt chống phá hoại và có hình thức xử lý thật nghiêm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. Nếu để xảy ra các vi phạm như lấn chiếm, sử dụng trái phép đất, phá hoại hàng rào bảo vệ đường sắt, trộm cắp vật tư - phụ kiện - thiết bị đường sắt mà không có biện pháp giải quyết thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện liên quan phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin tuyên truyền của địa phương, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên và các tổ chức đoàn thể xã hội tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các kiến thức pháp luật về đường sắt trong địa phương nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về đường sắt trong các tầng lớp nhân dân, góp phần bảo vệ đường sắt và phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở - ban - ngành, đơn vị, đoàn thể đóng trên địa bàn thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã, thị trấn căn cứ vào những nội dung Kế hoạch đã được ban hành, lập kế hoạch chi tiết thực hiện của cơ quan, đơn vị, địa phương mình đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất nhằm góp phần hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

2. Giao Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố thường xuyên theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, các địa phương trong việc thực hiện kế hoạch, kịp thời tổng hợp tình hình, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; sơ kết tình hình thực hiện hàng quý, năm 2008 và các năm tiếp theo.

3. Sở Giao thông vận tải sẽ theo dõi và phối hợp với các sở - ban - ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận - huyện liên quan để triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch trên./.

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3332/QĐ-UBND về kế hoạch phối hợp lập lại trật tự hành lang an toàn đường sắt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ngày 02/08/2008 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.068

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.213.36
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!