UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
33/2002/QĐ-UB
|
Lạng
Sơn, ngày 10 tháng 9 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI V/V SỬ DỤNG XE
THÔ SƠ, XE GẮN MÁY XE MÔ TÔ HAI BÁNH, XE MÔ TÔ BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ
ĐỂ KINH DOANH VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật
tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 26/2001/QH10 ngày 29/6/2001;
Căn cứ Thông tư số 03/2002/TT-BGTVT ngày 27/2/2002 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông-Vận tải hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh,
xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để kinh doanh vận chuyển khách, hàng
hoá trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;
Xét đề nghị của Sở Giao thông-Vận tải tại tờ trình số 655 TT/GTVT ngày
31/7/2002,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản “Quy định tạm thời V/v
sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại
xe tương tự để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 30 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ
trưởng các Ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phùng Văn Mục
|
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ VIỆC SỬ DỤNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE Ô
TÔ HAI BÁNH, XE MÔ TÔ BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ ĐỂ KINH DOANH VẬN CHUYỂN
HÀNH KHÁCH, HÀNG HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN LẠNG SƠN.
(Ban hành kèm theo QĐ số: 33/2002/QĐ-UB ngày 10 tháng 9 năm 2002)
I. QUY ĐỊNH CHUNG:
Điều 1. Đối tượng áp dụng:
Bao gồm toàn bộ hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá bằng xe
thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự
hoạt động trên địa bàn của tỉnh. Cấm sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để
kéo, đẩy các xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh.
Điều 2. Các từ ngữ trong bản Quy định tạm
thời này được hiểu như sau:
2.1- Xe thô sơ: Là xe không di chuyển bằng sức động cơ như:
Xe đạp, xe cải tiến, xe súc vật kéo;
2.2- Xe gắn máy: Là xe cơ giới có hai bánh di chuyển bằng động
cơ và khi tắt máy thì đạp xe đi được;
2.3- Xe mô tô hai bánh: Là xe di chuyển bằng động cơ có dung
tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên và tổng trọng lượng toàn xe không vượt quá 400
kg;
2.4- Xe mô tô ba bánh: Là xe cơ giới có 3 bánh, di chuyển bằng
động cơ, có dung tích xi lanh từ 50cm3 trở lên, có đóng thùng để chở hàng, có
ghế ngồi để chở khách theo quy định, sức chở từ 350 kg đến 500 kg;
2.5- Các loại xe tương tự là các loại xe có tính năng, cấu tạo
và công dụng gần giống các loại xe trên.
Điều 3. Chủng loại phương tiện được phép hoạt
động trên địa bàn của tỉnh:
3.1- Các loại xe thô sơ như: Xe cải tiến, xe súc vật kéo, xe đạp (trừ
xe đẩy bán hàng rong) được phép hoạt động vận chuyển hàng hoá trên địa bàn cư
trú, không được phép vận chuyển hành khách.
3.2- Các loại xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các
loại xe tương tự được phép hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hoá trên toàn
bộ địa bàn của tỉnh.
II. QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNH
KHÁCH, VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ:
Điều 4. Người điều khiển phương tiện:
4.1- Đối với người điều khiển xe thô sơ:
a) Có hộ khẩu thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú của Công an địa
phương theo quy định hiện hành.
b) Có sức khoẻ bảo đảm điều khiển xe an toàn.
c) Có hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ theo quy định hiện hành.
4.2- Đối với người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô
tô ba bánh.
a) Có hộ khẩu thường trú hoặc giấy chứng nhận tạm trú của Công an địa
phương theo quy định hiện hành.
b) Có đủ sức khoẻ và được khám định kỳ theo quy định của Bộ Y tế.
c) Có đủ tuổi lái xe theo quy định hiện hành.
d) Có giấy phép lái xe đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh
hoặc có giấy chứng nhận đã qua lớp học quy tắc giao thông đường bộ (đối với người
lái xe gắn máy và xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 50 cm3) theo quy định hiện
hành.
e) Có trang bị mũ bảo hiểm cho mình và cho khách đi xe tùy theo tuyến
đường có quy định phải đội ngũ bảo hiểm.
f) Có phù hiệu theo quy định do xã, phường, thị trấn in ấn cấp phát
và quản lý. (Theo mẫu ở phụ lục 1 kèm theo).
4.3- Người đăng ký sử dụng phương tiện kể trên có nghĩa vụ:
a) Phải mua bảo hiểm phương tiện và bảo hiểm hành khách theo quy định.
b) Phải làm nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước theo quy định của luật
thuế.
Điều 5. Phương tiện vận chuyển:
5.1- Phương tiện cơ giới phải có đăng ký đúng tên, đúng chủ không được
mượn, thuê. Được cấp biển số theo quy định của Điều 51 Luật Giao thông đường bộ,
phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và các điều kiện an toàn giao thông đường bộ.
5.2- Phương tiện thô sơ bảo đảm đúng kích thước, quy cách, kiểu mẫu,
vật liệu, cấu tạo theo thiết kế như:
- Có bộ phận hãm có hiệu lực.
- Có càng điều khiển đủ độ bền, bảo đảm điều khiển chính xác.
- Xe súc vật kéo hoạt động trong nội thị phải có sọt đựng phân.
Điều 6. Phạm vi hoạt động:
6.1- Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
6.2- Khi hoạt động sang tỉnh khác thì phải tuân theo quy định của tỉnh
đó.
Điều 7. Thời gian hoạt động trong ngày:
7.1- Các loại xe thô sơ chỉ được phép chở hàng trên địa bàn cư trú.
Riêng xe súc vật kéo, vận tải hàng ở khu vực nội thị, thị xã chỉ được hoạt động
từ 22h đến 5h sáng hôm sau.
7.2- Các loại xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh, xe mô tô ba bánh khi hoạt
động từ 22h đến 5h sáng hôm sau trong khu dân cư, khu vực nội thị không được
gây tiếng động lớn.
Điều 8. Điểm đón, trả khách, nơi đỗ xe:
UBND các huyện, thị xã phối hợp với Công an tỉnh và Sở GTVT quy định
cụ thể các điểm đón trả khách và nơi đỗ xe trên địa bàn huyện, thị xã. (Có biển
chỉ dẫn tại các vị trí đó)
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Điều 9. Hình thức tổ chức:
9.1- UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm trực tiếp tiếp nhận
đăng ký (đơn xin vận tải hàng hoá, hành khách bằng xe gắn máy, mô tô hai bánh,
mô tô ba bánh theo mẫu ở phụ lục 2) cấp phù hiệu và lập thành các tổ, đội hoạt
động trên địa bàn theo hình thức tự quản.
9.2- Tạo điều kiện thuận lợi để lực lượng này từng bước tiến tới
thành lập hợp tác xã, nghiệp đoàn tại các địa phương trong tỉnh.
Điều 10. Tổ chức quản lý:
1- UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:
a) Quản lý trực tiếp và toàn diện hoạt động kinh doanh vận tải hành
khách, hàng hoá bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai ba bánh và các loại xe
tương tự trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức, tuyên truyền học luật lệ giao thông, thể lệ vận tải.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký hành nghề, bao gồm:
+ Đơn xin kinh doanh vận tải (theo mẫu phụ lục 2)
+ Đơn xin vận tải hành khách công cộng bằng xe máy (đối với người
tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe máy).
+ Xuất trình chứng minh thư nhân dân (hoặc sổ hộ khẩu, nếu là người
ngoại tỉnh phải xuất trình giấy chứng nhận tạm trú do Công an theo quy định hiện
hành).
+ Đủ điều kiện quy định tại Điều 4 mục II.
- Sau khi nhận đủ đăng ký hồ sơ hợp lệ, trong phạm vi 5 ngày UBND
phường, xã, thị trấn phải chứng nhận cho người có đơn được hoạt động. Cấp phù
hiệu và vào sổ theo dõi danh sách người tham gia kinh doanh vận tải xe thô sơ,
xe gắn máy, xe mô tô hai ba bánh và các loại xe khác có công dụng tương tự.
- Thời hạn phù hiệu là một năm kể từ ngày cấp, sau một năm sẽ được
xét cấp phù hiệu tiếp theo.
- Tổ chức quản lý các điểm đỗ xe thuộc địa bàn quản lý. Chủ động cử
lực lượng có trách nhiệm quản lý trật tự tại các điểm đỗ trả khách, xử lý các
trường hợp vi phạm thuộc thẩm quyền quy định.
- Lập sổ quản lý và phân loại theo từng loại hình vận tải đã đăng ký
kinh doanh tại địa phương như: Xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, ba
bánh và các loại xe có công dụng tương tự. Hàng năm tổng hợp báo cáo về phòng
quản lý giao thông các huyện, thị. (Hai kỳ: 6 tháng đầu năm và cả năm).
b) Để tiến hành triển khai thực hiện các nội dung trên, UBND các phường,
xã, thị trấn thông báo mời những cá nhân có các loại xe kể trên, hoạt động trên
địa bàn nhận tờ đăng ký theo mẫu quy định, để làm đơn đăng ký kinh doanh vận tải
theo quy định.
Phiên chế thành tổ đội để tiện quản lý theo dõi. Tạo điều kiện thuận
lợi để họ thành lập các nghiệp đoàn hay các hợp tác xã.
2- Các cơ quan có liên quan khác:
a) UBND các huyện, thị xã: Có trách nhiệm chỉ đạo các phường, xã, thị
trấn phối hợp các ngành chức năng và phòng giao thông vận tải của huyện, thị để
tổ chức quản lý hoạt động ngành nghề kinh doanh vận tải của các loại phương tiện
kể trên, trên địa bàn huyện thị.
b) Sở GTVT: Có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh về mặt quản lý Nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng (xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô
hai bánh, xe mô tô ba bánh và xe có cùng công dụng như các xe trên), trên địa
bàn của tỉnh.
c) Công an tỉnh: Có trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thị, Sở
GTVT để tổ chức, quản lý các phương tiện kể trên thực hiện quy định này. Chỉ đạo
Công an các huyện thị và phòng Cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra xử lý
các trường hợp vi phạm.
d) Sở Tài chính-Vật giá: Có trách nhiệm xây dựng khung giá và hướng
dẫn thực hiện cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề tại quy định này.
e) Cục Thuế tỉnh: Quy định và hướng dẫn mức nộp nghĩa vụ đối với
ngân sách Nhà nước đối vơi loại hình kinh doanh dịch vụ này.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Điều 11.
11.1- Bản quy định này có hiệu lực thi
hành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn sau 30 ngày kể từ ngày ký.
11.2- Kể từ ngày bản quy định này có hiệu lực thi hành, các loại
phương tiện không đăng ký hoạt động, thì không được tham gia kinh doanh vận
chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn của tỉnh. Nếu cá nhân nào cố tình vi
phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định hiện hành.
11.3- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng măc, yêu cầu phản ánh kịp
thời về Sở Giao thông Vận tải, Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm tổng hợp
trình UBND tỉnh để giải quyết ./.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
PHỤ LỤC 1
THẺ
LÁI XE: (XE MÁY, MÔ TÔ)
KINH
DOANH VẬN TẢI: (Hàng hoá, hành khách công cộng)
Ảnh
3
x 4
|
Họ và
tên:
Nguyên quán:
Nơi đăng ký nhân khẩu thường
trú:*
Lái xe biển
số:
|
Số
Có
giá trị:
/ /200
|
Ngày
tháng năm
UBND
xã, phường, thị trấn
(ký
tên đóng dấu)
|
|
*: Ghi chú khi làm thẻ thì viết tắt nơi đăng ký nhân khẩu thường trú
(NĐKNKTT):