Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3247/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Vương Bình Thạnh
Ngày ban hành: 07/12/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3247/QĐ-UBND

Long Xuyên, ngày 07 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG THỦY, BỘ TỈNH AN GIANG THỜI KỲ 2007 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 162/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đường bộ đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 16/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đường sông đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ đề nghị của Giám đốc sở Giao thông Vận tải tại văn bản số 733/SGTVT-QLGT ngày 17/9/2007;

Xét đề nghị của Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 1149/TTr-KHĐT-THQH ngày 06/11/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống giao thông thủy, bộ tỉnh An Giang thời kỳ 2007-2020 do sở Giao thông - Vận tải lập với các nội dung chủ yếu như sau:

I. Quan điểm phát triển:

- Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, là ngành cần ưu tiên phát triển, chú trọng tính bền vững, đảm bảo an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế-xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng.

- Phát huy tối đa lợi thế của địa phương, phát triển giao thông đường bộ đối nội, đối ngoại hợp lý, tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, coi trọng việc duy trì củng cố, nâng cấp mạng lưới giao thông hiện tại, đầu tư nâng cấp mở rộng các quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện quan trọng, từng bước hiện đại hoá đô thị.

- Phát triển vận tải theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, có nhiều phương thức vận chuyển với chi phí hợp lý, an toàn, giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm năng lượng. Mặt khác, thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước phù hợp với điều kiện thực tế; đồng thời, tranh thủ tối đa nguồn vốn nước ngoài dưới hình thức ODA, NGO … Khuyến khích các tổ chức, tư nhân đầu tư xây dựng giao thông và cho phép thu phí trong khoảng thời gian nhất định.

II. Các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển của dự án quy hoạch:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Giao thông vận tải An Giang phát triển đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, vận tải, công nghiệp giao thông vận tải tạo thành mạng lưới hoàn chỉnh, có khả năng liên kết thuận lợi các phương thức vận tải, đảm bảo thông suốt từ xã tới tỉnh, với các tỉnh, thành phố phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh - hướng tới mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020.

- Giai đoạn 2007-2010 tập trung nâng cấp mặt đường tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường đến trung tâm các xã khó khăn, đầu tư mở mới một số tuyến phục vụ công nghiệp, khu vực dân cư.

- Giai đoạn 2010-2020 hoàn chỉnh từng bước hiện đại hoá kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, nâng cao chất lượng khai thác, đảm bảo vận tải thông suốt toàn bộ mạng lưới đối nội và đối ngoại.

2. Mục tiêu cụ thể:

a. Mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông:

Trên cơ sở hệ thống quốc lộ đã có, tiếp tục đầu tư nâng cấp những tuyến, đoạn tuyến quan trọng phấn đấu đạt quy mô cấp III, những tuyến khác có thể đạt chuẩn cấp IV, nâng cấp làm mới các tuyến phục vụ an ninh quốc phòng tuyến N1, N2; xây dựng giao cắt khác mức tại các nút giữa QL91 với các tuyến đường quan trọng, đường đô thị, đường vào khu công nghiệp.

Xây dựng các tuyến đường liên kết với các trục quốc lộ, đường tỉnh, đường nội bộ phục vụ các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, các khu công nghiệp, tới các khu tái định cư tập trung.

Xây dựng đường ô tô đến tất cả các trung tâm xã, cụm xã chưa có đường. Nâng cấp đồng bộ các tuyến đường đến trung tâm xã, cụm xã; phấn đấu đến năm 2010 xoá toàn bộ cầu khỉ, cầu tạm; tỷ lệ đường giao thông nông thôn đi lại thuận tiện cả 2 mùa đến năm 2010 đạt 80% - 90%, phấn đấu đấu 2020 đạt 90%-100%. Đến năm 2020, phấn đấu các đường huyện đều đạt chuẩn đường cấp V, đường xã đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A, B.

Ưu tiên đầu tư phát triển giao thông đô thị, đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị đến năm 2020 đạt 15-20%.

Giai đoạn từ nay đến năm 2010 tập trung đầu tư một số trục chính của thành phố Long Xuyên, nâng cấp một số đường đến trung tâm huyện lỵ theo tiêu chuẩn đường đô thị. Đến năm 2020 phát triển đồng bộ hệ thống các tuyến đường, bến xe, bãi đổ xe, cơ sở hạ tầng xe buýt, bến cảng.

Kết hợp chặt chẽ với quy hoạch lũ trên địa bàn tỉnh. Cải tạo, nạo vét hàng năm các tuyến vận tải thuỷ chính, để phát huy hiệu quả kinh tế trong vận tải thủy.

b. Mục tiêu phát triển phương tiện vận tải:

Phát triển các phương tiện vận tải phù hợp với vận tải liên tỉnh và nội tỉnh. Tiếp tục mở rộng các tuyến vận tải liên tỉnh đi tới trung tâm các tỉnh và trung tâm các huyện quan trọng của các tỉnh khác.

Phát triển phương tiện vận tải đường thủy lớn; tăng cường công tác quản lý hoạt động vận tải của các phương tiện đò dọc, đò ngang, phương tiện gia dụng.

Đầu tư nâng cấp và xây mới một số trung tâm sát hạch, kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ đáp ứng được nhu cầu đào tạo lái xe ô tô và kiểm định phương tiện trên địa bàn toàn tỉnh

c. Mục tiêu phát triển công nghiệp vận tải:

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp vận tải nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng tăng của thị trường; củng cố phát triển các cơ sở sửa chữa cơ khí giao thông vận tải. Khuyến khích các tập thể, cá nhân xây dựng các cơ sở sữa chửa có năng lực sản xuất và quy mô lớn; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp giao thông vận tải của tỉnh.

d. Đảm bảo an toàn giao thông và môi trường:

Phát triển giao thông vận tải luôn phải quan tâm đến vấn đề trật tự an toàn giao thông và môi trường. Dự trữ đất hành lang giao thông theo đúng quy định, xây dựng và khai thác các công trình giao thông đảm bảo an toàn – môi trường. Thực hiện tốt các quy định, chỉ thị của trung ương, tỉnh về công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, môi trường.

III. Phương hướng và các phương án phát triển chủ yếu:

1. Đường bộ:

a. Quy hoạch xây dựng hệ thống quốc lộ:

- Đến năm 2010 xây dựng mới và thay thế các cầu: cầu Nguyễn Trung Trực (km61+250) B=12m, L=435m; cầu Chắc Cà Đao (xây dựng 02 cầu song song B=2x11m, L=75m); cầu Kinh Xáng Cây Dương (B=12m, L=240m), cầu Thầy Phó (B=12m, L=75m), cầu Hữu Nghị (B=12m, L=360m), xây dựng đường và các cầu trên đường tránh Long Xuyên; đến năm 2020 Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng và kết cấu mặt đường bêtông asphalt, cải tạo các cầu trên tuyến theo tải trọng thiết kế H30-XB80, xây dựng các tuyến tránh thị trấn An Châu, thị trấn Cái Dầu, một số nút giao cắt khác mức như đoạn vào khu công nghiệp và giao cắt với đường tỉnh lộ và một số tuyến quan trọng khác đến năm 2020.

- Tại đường N1, đến năm 2010 xây mới tuyến tránh thị xã Châu Đốc và nâng cấp đoạn từ Châu Đốc - Tịnh Biên dài 17 km (đoạn trùng với QL91); hoàn thành xây dựng tuyến từ Tân Châu - Châu Đốc dài 17 km đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng; xây dựng cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu và cầu Tân Châu bắc qua sông Tiền; năm 2020 nâng cấp đoạn tuyến N1 thuộc địa phận An Giang đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng và các cầu trên tuyến cùng cấp kỹ thuật với đường.

- Đường N2 (đường Hồ Chí Minh), xây dựng mới cầu Vàm Cống; nâng cấp mới đoạn từ Long Xuyên - Núi Sập và các cầu trên tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng đến năm 2010; đến năm 2015 thông tuyến với quy mô đường cấp III đồng bằng và cầu; năm 2020 nâng cấp toàn bộ tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng và cầu theo tiêu chuẩn thiết kế của đường.

- Nâng cấp cải tạo đường 91K (đường tỉnh 956) đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng; cải tạo các cầu trên tuyến theo tải trọng thiết kế H30-XB80 đến năm 2010 và đến năm 2020 nâng cấp toàn bộ tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng; xây dựng tuyến tránh thị trấn An Phú.

- Phối hợp với thành phố Cần Thơ kêu gọi đầu tư hình thành tuyến đường cao tốc Cần Thơ - An Giang - Phnômpênh.

b. Quy hoạch xây dựng hệ thống đường tỉnh:

- Tập trung xây mới, nâng cấp các đường đến năm 2010 đạt tiêu chuẩn cấp IV theo thứ tự đầu tư nâng cấp như: đường tỉnh 941 (từ ngã 3 Lộ Tẻ- thị trấn Tri Tôn với chiều dài 39,3km); đường tỉnh 942 (từ Hội An - Thuận An với chiều dài 28km); đường tỉnh 943 (từ Long Xuyên- thị trấn Núi Sập- thị trấn Ba Thê- thị trấn Tri Tôn với chiều dài 56,2 km); đường tỉnh 944 (từ phà An Hòa- ngã ba cầu Cụ Hội với chiều dài 11,2km); đường tỉnh 948 (từ thị trấn Nhà Bàng-thị trấn Tri Tôn với chiều dài 24km); đường tỉnh 952 (từ thị trấn Tân Châu - Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương với chiều dài 16km); đường tỉnh 953 (từ phà Châu Giang- thị trấn Tân Châu với chiều dài 17km); đường tỉnh 954 (từ thị trấn Tân Châu - bến phà Năng Gù, nối QL91 với chiều dài 57km); đường tỉnh 955A (từ thị xã Châu Đốc - đến giáp tỉnh Kiên Giang với chiều dài 23km); đường tỉnh 955B (từ Châu Lăng - Lạc Qưới với chiều dài 22km); đường tỉnh 956 dự kiến nâng cấp thành Quốc lộ 91K (từ thị xã Châu Đốc - cửa khẩu Khánh Bình với chiều dài 36km); đường tỉnh 957 (từ Cồn Tiên - Long Bình với chiều dài 33,15km)

- Giai đoạn 2011-2020 tiếp tục xây mới, nâng cấp và hoàn thiện các đường theo thứ tự đầu tư nâng cấp như sau: mở mới tuyến đường Châu Đốc - Long Xuyên (song song với đường QL91 dự kiến tuyến dài 50km); các đường tỉnh 952, 954, 942 (80B) (dự kiến nâng cấp lên quốc lộ lấy tên là 80B - có chiều dài 101km); đường tỉnh 941; đường tỉnh 943; đường tỉnh 944 và các tuyến đường tỉnh còn lại.

- Một số tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp V sẽ nâng lên thành đường tỉnh như: đường Đông Sông Hậu đặt tên với số hiệu là 951 với chiều dài 29,69km; đường Nam Vịnh Tre đặt tên với số hiệu là 945 với chiều dài 42km; đường Hương lộ 01 đặt tên với số hiệu 946 với chiều dài 24,5km; đường Nam Cây Dương đặt tên với số hiệu là 947 với chiều dài 35km.

c. Quy hoạch phát triển giao thông nông thôn

Phấn đấu đến năm 2020 các đường huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp V, giai đoạn 2007-2010 ưu tiên nâng cấp một số tuyến đường quan trọng của các huyện lên đạt tiêu chuẩn đường cấp V, kết cấu đường cấp phối chuẩn hoặc nhựa hoá; giai đoạn 2011-2020 phấn đấu mạng lưới giao thông nông thôn được phủ kín toàn các huyện và phấn đấu 90% trở lên mặt đường được cứng hoá, tiếp tục xây mới và thay thế các cầu, nâng cấp một số tuyến đường quan trọng lên cấp V và cấp IV đồng bằng để phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của từng huyện.

d. Quy hoạch phát triển giao thông đô thị:

- Thành phố Long Xuyên tập trung nâng cấp mở rộng hệ thống trong nội ô thành phố, phấn đấu đến năm 2010 lên thành đô thị loại II. Giai đoạn 2011-2020, tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đường nội ô và ngoại thành của thành phố, nghiên cứu và thiết kế xây dựng mới các tuyến đường vành đai và các trục đường xuyên tâm.

- Thị xã Châu Đốc tập trung xây dựng các công trình trọng điểm và các tuyến giao thông trọng điểm của thị xã, phấn đấu đến năm 2015 nâng cấp thành đô thị loại II. Giai đoạn 2015-2020, tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện các tuyến đường nội ô và ngoại thành của thị xã, mở rộng và phát triển mạng lưới giao thông toàn thị xã, phát triển không gian và quy hoạch tổng thể của thị xã đến năm 2020.

2. Định hướng phát triển phương tiện vận tải:

Tăng phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách về chất lượng và số lượng, đáp ứng nhu cầu khối lượng hành khách đến năm 2020.

Bên cạnh phát triển vận tải đường bộ đáp ứng theo nhu cầu dự báo về khối lượng vận chuyển, cần cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực vận tải, giảm chi phí vận tải, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đảm bảo an toàn giao thông và môi trường.

Đến năm 2010 mở thêm 10 tuyến vận tải liên tỉnh và 4 tuyến nội tỉnh; giai đoạn 2006-2010 mở thêm các tuyến xe chạy khách theo dạng xe buýt đến trung tâm huyện nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách của nhân dân.

Xây dựng cơ sở hạ tầng bến bãi như: đến năm 2010 xây dựng các bãi đỗ xe tại TP Long Xuyên và các điểm dừng xe; giai đoạn 2011-2020 mở thêm 15 bến xe khách và các trạm nghỉ dọc đường.

3. Quy hoạch phát triển trung tâm đăng kiểm phương tiện và sát hạch

Tại Trung tâm đăng kiểm xây dựng thêm một dây chuyền kiểm định với quy mô loại III, lưu lượng thiết kế 6.500 xe/năm và giai đoạn 2011- 2020 nâng cấp dây chuyền đạt quy mô lớn và hiện đại.

Xây dựng một trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ tại thành phố Long Xuyên với quy mô loại II và giai đoạn 2011-2020 nâng cấp lên loại I.

4. Đường thủy:

Từ nay đến năm 2020, phấn đấu phát triển mạng lưới đường sông do Trung ương và địa phương quản lý.

Phát triển phương tiện và vận tải thủy đảm bảo phát triển theo dự báo khối lượng vận tải hàng hóa và hành khách đường sông năm 2010 và 2020.

Xây dựng quy hoạch cơ sở hạ tầng bến, bãi đường thủy, giai đoạn 2007-2010 đầu tư xây dựng, nâng cấp các cụm cảng lớn, nâng cấp trang thiết bị cho cảng Mỹ Thới, xây dựng cảng Tân Châu, hoàn thiện cảng Bình Long, xây dựng mới 10 bến thủy nội địa xếp dỡ hàng hóa cấp huyện ven thị xã, thị trấn và nâng cấp cải tạo 13 bến tàu chính. Giai đoạn 2011-2020, tiếp tục đầu tư các cảng lớn và các bến khách ngang sông.

5. Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020:

* Giai đoạn 2006-2010: Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 5.728 tỷ đồng; trong đó, đầu tư cho các hệ thống quốc lộ là 3.994 tỷ đồng, hệ thống đường tỉnh gần 720 tỷ đồng và các tuyến đường huyện, xã và đô thị là 1.016 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2011 - 2020: Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 5.514 tỷ đồng; trong đó, đầu tư cho các hệ thống quốc lộ là 2.600 tỷ đồng, hệ thống đường tỉnh gần 1.604 tỷ đồng và các tuyến đường huyện, xã và đô thị là 1.310 tỷ đồng.

IV. Các cơ chế chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải:

1. Các chính sách về nguồn vốn đầu tư:

Huy động các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, các nguồn vốn huy động để phát triển các mạng giao thông chính.

Đầu tư xây dựng các hệ thống đường huyện từ các nguồn vốn trung ương và địa phương và các nguồn vốn khác; đối với hệ thống đường xã, đường thôn với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, do dân làm là chính; hệ thống đường thôn, xóm, nội đồng do dân tự đóng góp 100%.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các dịch vụ vận tải và công nghiệp vận tải, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư.

2. Chính sách quản lý nhà nước:

Tổ chức hiệu quả việc quản lý quy hoạch, huy động mọi tiềm năng thực hiện các mục tiêu đề ra như: đầu năm 2008 đảm bảo 100% xã có đường ô tô đến trung xã; tỷ lệ mặt đường các loại vật liệu cứng đạt 80%, trong đó mặt đường bê tông đạt 30%; giai đoạn 2010-2020 các đường huyện đạt tiêu chuẩn từ cấp V-VI, đường xã ít nhất đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A,B; tỷ lệ mặt đường bằng các vật liệu cứng đạt 95%.

3. Các giải pháp cụ thể về phát triển giao thông vận tải:

Huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức đầu tư; có chính sách đền bù giải phóng mặt bằng các công trình công cộng phù hợp để giảm chi phí đầu tư.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải đường bộ, đường sông; khuyến khích doanh nghiệp mở luồng tuyến vận tải tận miền núi, vùng cao; tăng cường phát huy vai trò của tổ chức hiệp hội vận tải để tuyên truyền bảo vệ lợi ích của khách hàng và chủ phương tiện.

Phát triển công nghiệp giao thông vận tải, tạo điều kiện về đăng ký kinh doanh, mặt bằng đất nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ khác cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực chế tạo, lắp ráp..

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị nhằm từng bước xây dựng thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc hiện đại.

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm”; đổi mới tổ chức quản lý cải cách hành chính, thực hiện tốt các luật giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt; tăng cường công tác xây dựng và quản lý quy hoạch giao thông, ổn định mô hình tổ chức quản lý nhà nước trên lĩnh vực giao thông vận tải các cấp; củng cố phát triển nguồn nhân lực và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ.

4. Các giải pháp về vốn đầu tư:

* Giai đoạn 2006-2010:

- Nguồn vốn Trung ương: đầu tư các tuyến đường Quốc lộ 91, tuyến đường tránh Long Xuyên (N2), Đường N1; các tuyến đường tỉnh 956, 955A, 955B, 957.

- Nguồn vốn BOT: sẽ tập trung kêu gọi đầu tư đường tỉnh 941, 943, 952 vì các tuyến đường này có lưu lượng xe lưu thông khá lớn rất thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư.

- Nguồn vốn ODA: đầu tư các tuyến mà dự kiến sẽ nâng lên thành đường tỉnh và phục vụ cho việc tránh lũ và phân lũ của Trung ương nên đề nghị với Trung ương sử dụng từ nguồn vốn vay ODA, cụ thể như: đường Nam Vịnh Tre (945); Hương lộ 1 (946); đường Nam Cây Dương (947)

- Nguồn vốn địa phương đầu tư các tuyến đường như đường tỉnh 942, 944, 953, 954 và tuyến đường Đông Sông hậu (951)

- Cụ thể phân bổ cơ cấu vốn đầu tư theo từng nguồn vốn như sau:

+ Vốn Trung ương (NSNN, ODA) là 5.140 tỷ đồng, chiếm 89,7% tổng vốn

+ Vốn BOT là 117 tỷ đồng, chiếm 2% tổng vốn

+ Vốn địa phương (NS tỉnh) là 250 tỷ đồng, chiếm 4,3% tổng vốn

+ Vốn huyện, thị là 125 tỷ đồng, chiếm 2,2% tổng vốn

+ Vốn do dân đóng góp là 96,5 tỷ đồng, chiếm 1,8% tổng vốn

* Giai đoạn 2011 - 2020:

- Nguồn vốn Trung ương: tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh các tuyến đường Quốc lộ 91, Đường N1; Đường N2; các tuyến đường tỉnh 956, 955A, 955B, 957 và xây dựng mới đường Châu Đốc - Long Xuyên; xây dựng các đường 942, 952, 954 thành đường Quốc lộ 80B (dự kiến).

- Nguồn vốn địa phương đầu tư tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng các tuyến đường tỉnh 942, 944, 953, 954 và tuyến đường Đông Sông hậu (951)

- Nguồn vốn nhân dân đóng góp chủ yếu là xây dựng hệ thống đường xã, đường nông thôn với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, do dân làm là chính; hệ thống đường thôn, xóm, nội đồng do dân tự đóng góp 100%.

- Cụ thể phân bổ cơ cấu vốn đầu tư theo từng nguồn vốn như sau:

+ Vốn Trung ương (NSNN, ODA) là 3.418,68 tỷ đồng, chiếm 62% tổng vốn

+ Vốn địa phương (NS tỉnh + huyện) là 1.323,36 tỷ đồng, chiếm 24% tổng vốn

+ Vốn do dân đóng góp là 771,96 tỷ đồng, chiếm 14% tổng vốn

Điều 2.

a- Giám đốc sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm công bố quy hoạch để nhân dân và các tổ chức, theo dõi quá trình triển khai thực hiện quy hoạch đúng theo mục tiêu và định hướng đã đề ra, đồng thời có trách nhiệm phối hợp với các ngành có liên quan tranh thủ các nguồn đầu tư của Trung ương để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, đồng thời kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT đảm bảo phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

b- Giám đốc sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, lập đề cương các dự án ĐTXD cho từng tuyến tỉnh lộ để kêu gọi đầu tư.

c- Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức lập các dự án kêu gọi đầu tư các công trình giao thông trên địa bàn theo phân cấp quản lý; phối hợp sở Giao thông vận tải kêu gọi các công trình giao thông do cấp tỉnh quản lý trên địa bàn

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc sở Giao thông - Vận tải, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- TT.TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Bộ Giao thông Vận tải (b/c)
- Sở Giao thông - Vận tải;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Xây dựng;
- Sở Tài nguyên & Môi trường;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- CVP và P. XDCB, KT
- Lưu : VT

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Bình Thạnh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3247/QĐ-UBND ngày 07/12/2007 phê duyệt Quy hoạch hệ thống giao thông thủy, bộ tỉnh An Giang thời kỳ 2007-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.417

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.161.235
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!