BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
*******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
3049-PC/QĐ
|
Hà
Nội, ngày 25 tháng 11 năm 1971
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BẢN CHẾ ĐỘ PHỤC VỤ HÀNH KHÁCH TRONG NGÀNH VẬN TẢI
Ô-TÔ
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 160-CP
ngày 09-10-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ
máy của Bộ Giao thông vận tải.
Xét yêu cầu tăng cường quản lý công tác vận chuyển phục vụ hành khách trong
ngành vận tải ô-tô hiện nay.
Để có cơ sở hướng dẫn các đơn vị trong ngành nâng cao chất lượng phục vụ hành
khách đi xe ô tô, bảo đảm cho sự đi lại của hành khách được an toàn, thuận tiện
và nhanh chóng.
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục vận tải đường bộ và ông Chánh Văn phòng Bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. – Nay ban hành bản
“Chế độ phục vụ hành khách trong ngành vận tải ô tô” kèm theo quyết định này.
Điều 2. - Bản chế độ này
áp dụng chung cho tất cả các loại xe ô tô dùng vào việc chuyên chở hành khách
công cộng đường dài; xe của các xí nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương,
xe chủ lực của các cơ quan, các ngành khác được huy động ra phục vụ có thu cước
vận tải.
Đối với xe ô
tô liên vận hành khách, ngoài việc thi hành các quy định về liên hiệp vận chuyển,
vẫn phải thi hành bản chế độ này.
Các xe chuyên
phục vụ cho sự đi lại của các chuyên gia và khách quốc tế, xe buýt chạy đường
ngắn trong thành phố không thuộc phạm vi áp dụng bản chế độ này.
Điều 3. - Đối với một số
tỉnh miền núi thuộc các khu tự trị, Ủy ban hành chính các tỉnh, căn cứ vào những
nguyên tắc trong bản chế độ này, có thể quy định những điểm chi tiết để thi
hành cho thích hợp với hoàn cảnh ở địa phương nhưng không được trái với tinh thần
bản chế độ.
Điều 4. - Cục vận tải đường
bộ có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện chế độ này, Cục phải nghiên cứu
trích ra những điều cần thiết trong bản chế độ, hướng dẫn cho các xí nghiệp vận
tải hành khách dùng làm tài ilệu phổ biến rộng rãi cho hành khách và đề nghị
hành khách giám sát việc thi hành của ngành vận tải.
Điều 5. – Các xí nghiệp ô
tô vận tải hành khách có trách nhiệm tổ chức cho tất cả cán bộ, công nhân viên
làm công tác có liên quan đến việc phục vụ hành khách học tập quán triệt và chấp
hành nghiệm chỉnh bản chế độ này.
Điều 6. – Văn phòng Bộ,
Báo giao thông vận tải phải có kế hoạch tuyên truyền phổ biến rộng rãi chế độ
này trong nhân dân.
Điều 7. - Bản chế độ này
có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1972. Riêng việc xây dựng bến xe thì phải
nghiên cứu có kế hoạch thực hiện từng bước. Những quy định trước đây về phục vụ
hành khách đi ô tô trái với bản chế độ này đều bãi bỏ.
Điều 8. – Các ông Chánh
Văn phòng Bộ, trưởng Ban vận tải Bộ, Cục trưởng Cục vận tải đường bộ, Giám đốc
Sở giao thông vận tải và Trưởng ty giao thông vận tải chịu trách nhiệm thi hành
quyết định này.
|
K.T.
BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
THỨ TRƯỞNG
Dương Bạch Liên
|
CHẾ ĐỘ
PHỤC VỤ HÀNH KHÁCH TRONG NGÀNH VẬN TẢI Ô TÔ
(ban hành kèm theo Quyết định số 3049-PC/QĐ ngày 25-11-1971 của Bộ Giao
thông vận tải)
Trước yêu cầu sản xuất, chiến đấu
và đời sống, việc đi lại của nhân dân, bộ đội, công nhân ngày càng tăng lên rất
nhiều. Công tác vận chuyển phục vụ hành khách đối với các ngành vận tải nói
chung đang là một vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa chính trị rất lớn.
Riêng về vận chuyển hành khách bằng
ô tô là phương thức vận chuyển cơ động, nhanh chóng, rất thích hợp với tình
hình đặc điểm giao thông ở miền Bắc nước ta hiện nay, nên càng đòi hỏi phải được
củng cố và phát triển để đáp ứng yêu cầu đi lại của nhân dân, nhất là trên những
chặng đường ngắn, trong các thành phố và ở những vùng mà giao thông đượng sắt,
đường thủy không được thuận tiện.
Vì vậy, các cấp trong ngành vận
tài ô tô và các Sở, Ty giao thông vận tải có trách nhiệm chăm lo nghiên cứu tổ
chức phát triển mạng lưới vận chuyển, xây dựng củng cố các bến xe, cải tiến các
mặt công tác phục vụ để đảm bảo cho sự đi lại của hành khách được tuyệt đối an
toàn, thuận tiện và nhanh chóng.
Từ trước đến nay, nhất là trong
những năm địch đánh phá ác liệt miền Bắc vừa qua, ngành vận tải ô tô tuy đã có
nhiều cố gắng trong công tác vận chuyển hành khách nhưng nói chung vẫn còn có
nhiều thiếu sót, việc tổ chức quản lý bến bãi, bán vé, phục vụ hành khách chưa
tốt, mỗi địa phương, mỗi bến còn làm theo một chế độ riêng, chưa đi vào nề nếp
thống nhất.
Để khắc phục những thiếu sót
trên đây, Bộ ban hành chế độ phục vụ hành khách trong ngành vận tải ô tô này
làm cơ sở chỉ đạo và thực hiện thống nhất trong ngành, nhằm tăng cường công tác
quản lý vận chuyển, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, đảm bảo sự đi lại của
hành khách được tuyệt đối an toàn, thuận tiện và nhanh chóng.
Chương 1:
TỔ CHỨC VẬN CHUYỂN
A. Tổ chức các luồng đường vận
chuyển, các bến xe và trạm đỗ xe đón khách dọc đường.
1. Cục vận tải đường bộ
và các Sở, Ty giao thông vận tải có trách nhiệm nghiên cứu tình hình và yêu cầu
đi lại của nhân dân để tổ chức các luồng đường vận chuyển hành khách liên tỉnh
và nội tỉnh, hình thành một mạng lưới vận chuyển thống nhất, hợp lý giữa trung
ương và địa phương, giữa các phương thức vận tải với nhau để đáp ứng yêu cầu đi
lại của hành khách.
2. Việc tổ chức hoặc bãi
bỏ luồng đường vận chuyển quy định như sau:
a) Đối với luồng đường liên tỉnh,
Cục vận tải đường bộ có trách nhiệm nghiên cứu và sau khi đã trao đổi thống nhất
với Ủy ban hành chính các tỉnh, thành phố có liên quan trình Bộ ra quyết định.
b) Đối với luồng đường nội tỉnh
hoặc thành phố, do các Sở, Ty giao thông vận tải nghiên cứu trình Ủy ban hành
chính tỉnh, hoặc thành phố trực thuộc trung ương quyết định. Sau khi có quyết định
của Ủy ban hành chính, các Sở, Ty giao thông vận tải báo cáo về Bộ.
3. Việc tổ chức xây dựng,
bãi bỏ, di chuyển bến xe, trạm đỗ xe đón khách dọc đường quy định như sau:
a) Đối với bến xe, trạm đỗ xe
đón khách dọc đường do trung ương tổ chức xây dựng, Cục vận tải đường bộ nghiên
cứu và sau khi đã trao đổi thống nhất với Sở, Ty giao thông vận tải địa phương
trình Bộ quyết định.
Việc xây dựng bến do kinh phí
trung ương đài thọ.
Bến xây dựng xong, Cục vận tải
đường bộ phải tổ chức bộ máy quản lý, tu bổ thường xuyên và thu lệ phí đỗ bến.
b) Bến xe và trạm đỗ xe đón
khách dọc đường của địa phương tổ chức, xây dựng do Sở, Ty giao thông vận tải địa
phương nghiên cứu trình Ủy ban hành chính tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung
ương quyết định.
Kinh phí xây dựng bến do ngân
sách địa phương đài thọ.
Bến xây dựng xong, Sở, Ty giao
thông vận tải phải tổ chức bộ máy quản lý, tu bổ thường xuyên và thu lệ phí đỗ
bến đối với các xe ô tô chở khách kể cả xe của xí nghiệp ô tô trung ương, xe của
các xí nghiệp các tỉnh khác đến đỗ ở bến.
Cục vận tải đường bộ và các Sở,
Ty giao thông vận tải, căn cứ vào thể lệ của Chính phủ, hướng dẫn cách thu và
nguyên tắc sử dụng tiền lệ phí đỗ bến.
4. Sau khi có quyết định tổ
chức, bãi bỏ, di chuyển luồng đường vận chuyển, bến xe và trạm đỗ xe đón khách
dọc đường, Cục vận tải đường bộ và các Sở, Ty giao thông vận tải phải công bố
cho hành khách bằng các hình thức như: đăng báo, phát thanh, niêm yết và thông
báo cho các ngành vận tải phục vụ hành khách có liên quan biết ít nhất 15 ngày
trước khi thực hiện.
5. Cục vận tải đường bộ
nghiên cứu các tiêu chuẩn xây dựng cho từng loại bến trình Bộ quyết định để hướng
dẫn cho các địa phương thực hiện. Các bến xe nói chung, khi xây dựng, phải đảm
bảo những điều kiện sau đây:
Địa điểm các bến xe phải được bố
trí ở những nơi thuận tiện cho sự đi lại của hành khách, không làm trở ngại cho
các xe cộ khác qua lại trên đường giao thông và phải có biển đề tên bến rõ
ràng:
- Có tường hoặc rào định rõ phạm
vi bến.
- Có nhà cho hành khách chờ đợi,
mua vé đi xe không phải đứng ngoài mưa nắng;
- Có phòng bán vé, phòng làm việc
cho cán bộ, nhân viên của bến.
- Có khu riêng để xe ra vào đón
khách, trả khách theo từng luồng.
- Có các tiện nghi cần thiết
như: ghế cho hành khách ngồi, ánh sáng, loa phóng thanh, tủ thuốc cấp cứu, nhà
vệ sinh, thùng rác,v.v…
Tại phòng chờ đợi, bán vé phải
có các bảng niêm yết cần thiết như: nội quy bến, nội quy đi xe, bảng thông báo
giờ bán vé, giờ xe chạy từng luồng đường, bảng giá vé hành khách và giá cước
hành lý, chế độ ưu tiên mua vé đi xe, v.v…
Những bến có đông hành khách phải
có y tế thường trực cấp cứu, có nước uống để phục vụ hành khách.
Bến xe ở địa phương nào có xe lửa
hoặc tầu thủy chạy thì tại bến xe phải có các bảng thông báo giờ xe lửa, tàu thủy,
ca-nô chạy và có biển chỉ dẫn lối ra ga, ra bến tàu.
Mỗi bến xe phải có một hòm thư
xây dựng đặt tại phòng chờ đợi để hành khách, góp ý kiến, cơ quan quản lý bến
xe phải nghiên cứu giải quyết các ý kiến của hành khách và có thư trả lời hoặc
đăng báo tiếp thu ý kiến phê bình của hành khách nếu cần thiết.
8. Tổ chức quản lý bến xe:
a) Để điều khiển xe ra, vào bến
theo hành trình quy định, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện nội quy bến, và các quy
định hiện hành về vận chuyển hành khách bằng ô-tô, đảm bảo trật tự, vệ sinh ở bến,
bảo quản và tu sửa bến v.v… mỗi bến phải có một trưởng bến. Tùy theo khối lượng
công việc ở từng bến, có thể có thêm một hoặc hai phó trưởng bến. Mỗi bến có một
số cán bộ, nhân viên giúp việc.
Cục vận tải đường bộ và các Sở,
Ty giao thông vận tải căn cứ vào tình hình và yêu cầu công tác của các bến xe,
nghiên cứu định biên cán bộ, nhân viên, công nhân cho từng loại bến.
b) Cục vận tải đường bộ quy định
chức năng, nhiệm vụ, lề lối làm việc của cán bộ, nhân viên các bến xe để chỉ đạo
thi hành thống nhất.
9. Đối với các trạm đỗ xe
đón khách dọc đường, tùy theo điều kiện và yêu cầu ở từng nơi mà tổ chức phục vụ
(có thể dựa vào các đình chùa, hàng quán ở bên đường). Ở mỗi trạm đều phải có bảng
thông báo giờ các chuyến xe đến đón khách ở trạm đó đi các nơi, giá vé và chế độ
ưu tiên mua vé đi xe.
B. Tổ chức bán vé.
1. Việc tổ chức bán vé phải
bảo đảm thuận tiện, nhanh chóng, trật tự, không được để hành khách chờ đợi lâu,
mất nhiều thời giờ. Phải có kế hoạch tổ chức, bán vé khứ hồi và đối với những
luồng đường đi xa, phải tổ chức bán vé trước cho hành khách.
2. Trong những dịp hành
khách đi lại đông như: ngày tết, ngày lễ v.v… phải tăng cường nhân viên tổ chức
bán vé liên tục cả ngày để hành khách đã đến bến là mua được vé đi xe.
3. Phải căn cứ vào biểu đồ
chạy xe và tình hình hành khách đi lại mà quy định giờ bán vé cho sát với hoàn
cảnh ở từng bến. Nguyên tắc là hàng ngày phải mở cửa bán vé chậm nhất là một tiếng
trước giờ xe chạy chuyến đầu tiên và đóng cửa bán vé sau giờ xe chạy của chuyến
cuối cùng, bảo đảm cho hành khách có đủ thời gian mua vé để đi xe.
Giờ bán vé phải được niêm yết rõ
ràng cùng với giờ xe chạy và giá tiền vé ngay tại cửa bán vé.
4. Phải tổ chức bán vé tại
phòng bán vé, trừ trường hợp hành khách lên xe dọc đường.
5. Khi bán vé luồng đường
nào đều phải công bố số lượng vé bán (vé hành khách, vé xe đạp) phù hợp với số
ghế xe và số xe đạp được phép chuyên chở của từng chuyến xe để hành khách viết.
6. Vé xe đi từng chuyến,
bán theo từng chặng đường quy định. Hành khách đi đến bến nào bán vé đến bến
đó, không được để hành khách đi đoạn đường ngắn phải mua vé cả chặng đường dài.
7. Vé đi xe phải theo mẫu
thống nhất do Cục vận tải đường bộ quy định.
8. Nhân viên bán vé phải
chấp hành đầy đủ các quy định hiện hành về chế độ ưu tiên mua vé, giảm giá vé,
bảo đảm bán vé theo đúng giá cước đã quy định.
9. Nghiêm cấm mọi hành động
lợi dụng để kiếm lợi riêng trong việc bán vé.
10. Trước khi khách lên
xe, phải kiểm soát vé để phát hiện những trường hợp khách đi nhầm xe hoặc chưa
có vé. Khi hành khách xuống xe phải thu hồi lại vé, thống kê và nộp về xí nghiệp.
C. Tổ chức chạy xe theo hành
trình quy định.
1. Xí nghiệp vận tải được
phân công phụ trách vận chuyển luồng đường nào đều có trách nhiệm phải nghiên cứu
xây dựng biểu đồ chạy xe ở luồng đường đó, bố trí đầy đủ phương tiện vận tải, bảo
đảm yêu cầu đi lại của hành khách trên luồng đường mình phụ trách. Đồng thời để
đáp ứng yêu cầu đi lại nhanh chóng của hành khách, xí nghiệp vận tải phải
nghiên cứu để trên những luồng đường dài sẽ vừa có xe chạy suốt, vừa có xe chạy
có đỗ ở các trạm dọc đường để hành khách lên xuống.
Biểu đồ chạy xe đối với các luồng
đường liên tỉnh do Cục vận tải đường bộ xét duyệt.
Biểu đồ chạy xe đối với các luồng
nội tỉnh, thành do Sở, Ty giao thông vận tải xét duyệt.
2. Các xe chuyên chở hành
khách công cộng phải chạy theo đúng hành trình đã quy định trong biểu đồ chạy
xe.
Hành trình chạy xe trên mỗi luồng
đường phải được quy định cụ thể giờ xe khởi hành ở bến xuất phát, giờ xe đi, đến
các bến, thời gian đỗ nghỉ ở các bến, trạm dọc đường.
Mỗi khi thay đổi hành trình chạy
xe phải do Cục vận tải đường bộ hoặc Sở, Ty giao thông vận tải quyết định tùy
theo xe chạy liên tỉnh hay chạy nội tỉnh. Đồng thời phải niêm yết thông báo cho
hành khách biến ít nhất một tuần lễ trước khi thực hiện.
3. Tất cả các xe chở hành
khách ra vào bến đều phải theo sự điều khiển của cán bộ trực ban của bến.
Cán bộ bến phải dùng tín hiệu để
điều khiển xe ra vào bến. Tín hiệu do Cục vận tải đường bộ nghiên cứu và chỉ đạo
thực hiện thống nhất.
4. Để bảo đảm hành trình
chạy xe đã quy định, đến giờ xuất phát của chuyến xe nào, cán bộ trực ban của bến
phải ra lệnh cho xe đó chạy mặc dầu xe chưa có đủ khách.
5. Trước khi xe xuất
phát, nhân viên phục vụ phải phổ biến, nhắc nhở những điều cần thiết về bảo đảm
an toàn trích trong nội quy đi xe để hành khách nắm vững và khi xe sắp tới bến
nào cũng đều phải báo cho hành khách biết.
6. Các xe chở khách phải
bảo đảm ra bến phục vụ đúng giờ quy định. Trường hợp xe ra chậm, hành khách
không đồng ý chờ đợi, thì xí nghiệp vận tải phải hoàn lại toàn bộ tiền vé cho
hành khách. Nếu hành khách đồng ý chờ đợi để đi xe nhưng vì phải chờ đợi qua
đêm mà có khó khăn về ăn, nghỉ thì xí nghiệp vận tải phải đài thọ phí tổn ăn,
nghỉ theo mức thông thường cho hành khách.
Chương 2:
MỘT SỐ QUY ĐỊNH TRONG VIỆC PHỤC VỤ HÀNH KHÁCH ĐI XE
A. Chế độ ưu tiên mua vé, giảm
giá vé, miễn vé.
Các xí nghiệp vận tải hành khách
phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các chế độ ưu tiên mua vé, giảm giá vé và miễn vé
đối với những hành khách thuộc các đối tượng quy định sau đây:
1. Ưu tiên mua vé:
Những hành khách là thương binh,
phụ nữ có thai, những người ốm đi bệnh viện, các giáo viên công tác ở miền núi,
ở hải đảo đều được quyền ưu tiên trong việc mua vé.
2. Miễn vé, giảm giá vé:
a) Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống được
miễn vé, nhưng người lớn phải bế ẵm hoặc để ngồi chung một ghế với mình.
b) Trẻ em trên 5 tuổi đến 10 tuổi,
được giảm một nửa (1/2) tiến vé và được bố trí một ghế ngồi. Trường hợp các em
trả một nửa (1/2) tiền vé đi tập thể cùng một xe thì xếp 2 em ngồi chung một ghế.
c) Trẻ em trên 10 tuổi, thu tiền
vé như người lớn.
d) Trường hợp giảm giá vé đối với
thương binh, áp dụng theo Thông tư số 04-PC ngày 12-7-1966.
B. Cho thuê xe theo hợp đồng.
1. Ngoài việc tổ chức vận
chuyển phục vụ hành khách tại các bến xe, các xí nghiệp vận tải có thể cho thuê
xe để chở khách theo hợp đồng dưới hình thức cho thuê chuyến, thuê xe ngày,
thuê xe giờ hoặc cho thuê theo số ghế xe/km.
2. Sau khi xí nghiệp vận
tải và bên thuê xe đã trao đổi thỏa thuận thì phải cùng nhau ký kết hợp đồng
thuê xe. Sau khi đã ký kết hợp đồng, nếu một trong hai bên không thực hiện đúng
những điều đã cam kết trong hợp đồng thì phải chịu bồi thường cho bên bị thiệt
hại.
C. Những trường hợp không được
nhận chở hành khách.
Để bảo đảm an toàn vận chuyển,
các xí nghiệp vận tải không được nhận chở hành khách trong các trường hợp sau
đây:
1. Những người mất trí khôn,
những người mắc bệnh điên không có người đi theo và không có đủ biện pháp hiệu
quả để đề phòng nguy hiểm cho bản thân người bệnh và cho người khác.
2. Những người mắc bệnh
truyền nhiễm xét có thể gây nguy hại đến người xung quanh.
3. Trẻ em dưới 10 tuổi
không có người đi theo trông nom.
D. Cách giải quyết đối với
các trường hợp hành khách đi xe không có vé hoặc có nhưng vé không hợp lệ, bị mất
vé, trả lại vé hoặc mua vé rồi bị nhỡ xe.
1. Hành khách đi xe không có
vé:
Phát hiện hành khách đi xe không
có vé thì thu tiền vé từ bến xuất phát của chuyến xe đến bến mà hành khách xuống.
Nếu hành khách chứng minh được
đã lên xe ở bến nào thì tiền vé tính từ bến ấy.
2. Hành khách có vé nhưng vé
đã quá hạn, nhàu nát, tẩy xóa, sửa chữa không rõ ràng, không hợp lệ thì xem
như như vé không có giá trị và giải quyết như hành khách đi xe không có vé nói ở
điểm 1 trên đây.
3. Hành khách đi quá bến đến
ghi trên vé: sẽ thu thêm tiền về đoạn đường đi quá.
4. Hành khách đi xe khai mất
vé: Sau khi điều tra xét sự thực, bên vận tải giải quyết cho hành khách đi
xe. Nếu không xác minh được rõ ràng thì hành khách khai mất vé phải mua vé
khác.
Sau khi đã mua vé khác nếu trước
khi xuống xe hành khách lại tìm thấy vé cũ thì thu hồi lại vé mới và trả lại tiền
vé trong hành khách.
5. Trường hợp hành khách trả
lại vé hoặc bị nhỡ xe:
a) Hành khách đã mua vé rồi
nhưng không muốn đi xe nữa và trả lại vé trước giờ xe khởi hành thì giải quyết
như sau:
- Trả lại vé không chậm quá 2 tiếng
đồng hồ trước khi xe khởi hành đối với vé đã bán trước từ một ngày trở lên, hoặc
không chậm quá 30 phút trước khi xe khởi hành đối với vé bán trong ngày của
chuyến xe đó, thì xí nghiệp vận tải hoàn lại toàn bộ tiền vé cho hành khách.
- Trả lại vé muộn hơn thời gian
quy định trên, nhưng trước khi xe khởi hành, thì xí nghiệp vận tải cũng hoàn lại
tiền vé cho hành khách nhưng được khấu trừ 15% số tiền vé.
b) Trường hợp hành khách đã mua
vé rồi nhưng vì ốm đau hoặc tai họa bất ngờ nên đến trễ giờ xe khởi hành, nếu
có giấy tờ chứng minh về lý do nhỡ xe và báo cho xí nghiệp vận tải biết trong
phạm vi 5 tiếng đồng hồ kể từ lúc xe khởi hành thì xí nghiệp vận tải bố trí cho
hành khách được đi chuyến xe kế tiếp và được thu thêm 25% tiền vé. Nếu hành
khách yêu cầu trả lại vé thì xí nghiệp vận tải cũng hoàn lại tiền vé, nhưng được
khấu trừ 25% tiền vé.
(Điều 5 này không áp dụng đối với
trường hợp thuê xe theo hợp đồng).
E. Trường hợp hành khách xuống
xe ngang đường.
Đối với hành khách đã mua vé cả
chặng đường nhưng xuống xe ở ngang đường, không đi tới địa điểm ghi trong vé,
thì bên vận tải không phải hoàn lại tiền vé đoạn đường chưa đi. Trừ trường hợp
hành khách vì đau ốm đột xuất, không thể tiếp tục đi xe tới đích được thì xí
nghiệp vận tải trả lại tiền vé đoạn đường chưa đi cho hành khách.
G. Trường hợp trên đường vận
chuyển xe bị hư hỏng đột xuất không thể tiếp tục chạy được.
Trên đường vận chuyển nếu xe bị
hư hỏng đột xuất không thể tiếp tục chạy được thì xí nghiệp vận tải phụ trách
chuyến xe đó có trách nhiệm phải điều động xe khác hoặc tìm mọi biện pháp để tiếp
tục đưa hành khách đi đến đích an toàn.
Trong trường hợp trên đây, nếu
hành khách phải chờ đợi qua đêm để tiếp tục đi xe, thì người lái xe và nhân
viên phục vụ trên xe có trách nhiệm phải lo liệu chỗ ăn nghỉ cho hành khách và
xí nghiệp vận tải phải chịu đài thọ phí tổn về ăn, nghỉ theo mức thông thường
cho hành khách.
Nếu hành khách không muốn chờ đợi
để tiếp tục đi xe nữa, thì xí nghiệp vận tải phải trả lại tiền vé đoạn đường
chưa đi. Đồng thời nếu có xe khác của cùng xí nghiệp vận tải đó chạy về còn chỗ
ngồi mà hành khách muốn quay về địa điểm xuất phát, thì người lái xe phải bố
trí cho hành khách lên xe trở về và không được thu tiền cước lượt về.
H. Trường hợp giao thông bị tắc
trong lúc vận chuyển.
1. Trong trường hợp trên
đường vận chuyển gặp bão, lụt hoặc địch đánh phá, đường sá, cầu phà bị hư hỏng
bất thường làm tắc giao thông, người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải
liên hệ với cơ quan giao thông vận tải nắm tình hình phục hồi giao thông, hoặc
tìm đường khác để tiếp tục đưa hành khách đến đích an toàn.
Đối với trường hợp đột xuất trên
đây, nếu xe phải đi đường vòng, đường tránh để tới đích, cây số xe chạy có nhiều
thêm thì xí nghiệp vận tải cũng không được thu thêm tiền cước phí của hành
khách.
2. Nếu xe phải nằm lại chờ
đợi giao thông phục hồi, thì người lái xe và nhân viên phục vụ có trách nhiệm
phải liên hệ với chính quyền địa phương để đề nghị giúp đỡ điều kiện ăn nghỉ
cho hành khách. Nếu hành khách không muốn chờ đợi, thì xí nghiệp vận tải trả lại
tiền vé đoạn đường chưa đi cho hành khách.
3. Trường hợp không thể
chờ đợi giao thông phục hồi hoặc không có đường tránh để đi tới đích mà xe phải
quay về thì hành khách được trả lại tiền vé đoạn đường chưa đi và muốn theo xe
quay về địa điểm khởi hành thì được miễn cước lượt về.
Chương 3:
VẬN CHUYỂN HÀNH LÝ
1. Các xí nghiệp vận tải
có trách nhiệm tổ chức vận chuyển và bảo quản an toàn những hành lý của hành
khách đi xe đã giao cho mình bảo quản trong suốt quá trình vận chuyển từ khi nhận
đến khi giao trả xong cho hành khách. Nếu do lỗi của mình gây ra mất mát, hư hỏng
thì phải bồi thường thiệt hại cho hành khách.
Đối với trường hợp cho thuê xe
theo hợp đồng thì xí nghiệp vận tải có trách nhiệm hướng dẫn cho bên thuê xe tự
sắp xếp và bảo quản lấy hành lý của mình.
2. Khối lượng hành
lý của mỗi hành khách được quyền mang theo quy định là 10 kilôgam nếu đi xe ca,
xe tải chở khách và 5 kilôgam nếu đi xe tắc xi. Đối với các em nhỏ được miễn vé
hoặc trả nửa tiền vé thì mức hành lý được quyền mang theo quy định bằng một nửa
(1/2) khối lượng hành lý của người lớn.
Khối lượng hành lý được mang
theo quy định trên đây hành khách được miễn trả cước phí, trừ xe đạp của hành
khách đem theo thì xí nghiệp vận tải được thu cước phí.
3. Trường hợp hành khách
đi xe ca muốn mang thêm khối lượng hành lý ngoài mức quy định trên đây mà chuyến
xe đó còn có khả năng được phép chở thêm, thì xí nghiệp vận tải nhận chở cho
hành khách đã được thu cước phí phần khối lượng hành lý mang thêm đó.
4. Trước khi hướng dẫn
hành khách lên xe, nhân viên phục vụ trên xe phải yêu cầu hành khách giao những
hành lý cho mình để sắp xếp và bảo quản. Trừ những hành lý xách tay là loại nhẹ,
gọn hoặc vật quý giá xét đem theo vào chỗ ngồi không có ảnh hưởng gì đến hành
khách khác cùng đi xe thì phải để hành khách tự bảo quản lấy.
5. Khi nhận hành lý để sắp
xếp và bảo quản, nhân viên phục vụ phải xem xét kỹ việc bao bọc, đóng gói. Nếu
thấy không bảo đảm an toàn trong khi vận chuyển thì yêu cầu hành khách sửa chữa
lại.
6. Nhân viên phục vụ trên
xe có trách nhiệm xếp dỡ, chằng buộc, che đậy bảo quản an toàn những hành lý của
hành khách đã giao cho mình giữ.
7. Tiền cước phí xếp dỡ
hành lý của hành khách tính chung vào giá cước chuyên chở hành lý chứ không được
thu riêng.
8. Khi giao trả hành lý
cho hành khách người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải đề nghị hành
khách kiểm soát lại hành lý ngay tại chỗ.
Trường hợp xảy ra hư hỏng, mất
mát hành lý của hành khách thì người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải lập
biên bản ngay tại chỗ để có cơ sở pháp lý khi giải quyết.
9. Các xe chuyên chở hành
khách không được nhận chở những hành lý thuộc các loại sau đây:
a) Những hành lý thuộc loại cấm
lưu thông hoặc phải có giấy phép lưu thông mà hành khách không có, hoặc có
nhưng giấy tờ không hợp lệ.
b) Những hành lý là loại nguy hiểm
như chất nổ (trừ súng đạn có giấy phép mang theo người để công tác), chất dễ
cháy, chất độc.
c) Súc vật 4 chân (trừ mèo cho
vào rọ) và những vật hay chất hôi tanh, các chất lỏng mà đóng gói không an toàn
có ảnh hưởng đến vệ sinh chung.
10. Đối với hài cốt hành
khách mang theo, các xí nghiệp vận tải chỉ được nhận chở nếu hài cốt đó có giấy
phép hợp lệ của cơ quan y tế cho phép chuyển đi bằng phương tiện vận tải hành
khách công cộng và có bảo đảm đóng gói theo đúng yêu cầu của cơ quan y tế, khi
chuyên chở phải xếp trên nóc xe.
11. Mỗi khi có việc yêu cầu
bồi thường về mất mát, hư hỏng hành lý của hành khách giao cho bên vận tải bảo
quản, thì xí nghiệp vận tải phải căn cứ vào những quy định trong văn bản này và
pháp luật chung của Nhà nước mà thương lượng với hành khách có hành lý bị thiệt
hại để giải quyết.
Trường hợp không thương lượng giải
quyết được, thì đề nghị cơ quan công an hay cơ quan giao thông vận tải địa
phương dàn xếp hoặc hành khách là người bị thiệt có thể đề nghị tòa án xét xử.
Chương 4:
ĐIỀU KIỆN AN TOÀN VÀ TIỆN NGHI ĐỐI VỚI CÁC XE Ô-TÔ
CHUYÊN CHỞ HÀNH KHÁCH
1. Các xe ô-tô dùng vào
việc chuyên chở hành khách công cộng phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn,
mui xe không dột, có đủ cửa chắn mưa, gió, xe phải luôn luôn bảo đảm sạch
trong, bóng ngoài, đệm và tựa lưng phải lành lặn và êm.
Trường hợp đặc biệt phải dùng loại
xe tải để chở khách thì phải bảo đảm các điều kiện an toàn quy định trong Thông
tư liên Bộ Giao thông vận tải – Công an số 19 ngày, 07-02-1963 về việc dùng xe
tải chở người, đồng thời các xe phải có thang để hành khách lên xuống an toàn.
2. Trong xe phải niêm yết
số lượng hành khách, khối lượng hành lý được phép chuyên chở và những điểm cần
thiết về bảo đảm an toàn trích trong nội quy đi xe. Các ghế xe phải ghi số thứ
tự.
Bên ngoài thành xe phải ghi rõ
luồng đường xe chạy và tên xí nghiệp vận tải.
3. Mỗi xe phải có một túi
thuốc cấp cứu, một hộp thư góp ý kiến của hành khách, có đủ vải bạt để che đậy
và giây để chằng buộc hành lý của hành khách xếp trên nóc xe.
Các xe chạy về đêm, trong xe phải
có đèn.
Chương 5:
TRÁCH NHIỆM VÀ THÁI ĐỘ PHỤC VỤ CỦA CÁN BỘ, CÔNG NHÂN
VIÊN LÀM CÔNG TÁC VẬN CHUYỂN, PHỤC VỤ HÀNH KHÁCH
1. Tất cả cán bộ, công nhân
viên làm công tác vận chuyển phục vụ hành khách phải học tập, quán triệt đầy đủ
chế độ, thể lệ về vận chuyển phục vụ hành khách và chấp hành thật nghiêm chỉnh.
2. Cán bộ, nhân viên làm
công tác ở bến, công nhân lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và nhân viên bán vé
là những người làm công tác trực tiếp phục vụ hành khách nên phải lựa chọn những
người có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức cách mạng, tác phong, thái độ phục vụ
tốt.
3. Trong khi phục vụ hành
khách, các cán bộ, công nhân viên trên đây phải niềm nở, lễ độ đối với hành
khách, tuyệt đối không được có thái độ cửa quyền, cáu gắt với hành khách. Phải
tích cực giúp đỡ hành khách khi lên, xuống xe hoặc hành khách đau ốm, nhất là đối
với hành khách là cụ già, thương binh, phụ nữ có con mọn, có thai v.v… coi đó
là trách nhiệm phục vụ của mình.
4. Các công nhân lái xe
chở khách khi đi làm nhiệm vụ không được uống rượu, uống bia. Cấm không được vừa
lái xe, vừa nói chuyện.
5. Cán bộ bến xe, công
nhân lái xe và nhân viên phục vụ trên xe khi làm nhiệm vụ phải mặc đồng phục
nghiêm chỉnh và có phù hiệu thống nhất.
Các cán bộ, nhân viên khác trực
tiếp làm công tác ở bến xe khi làm nhiệm vụ phải có phù hiệu thống nhất.
Cục vận tải đường bộ có trách
nhiệm nghiên cứu trình Bộ quy định mẫu phù hiệu và đồng phục cho các cán bộ,
công nhân trong ngành vận tải ô-tô chở khách để thi hành thống nhất.
Chương 6:
KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT
1. Đơn vị, cá nhân nào có
thành tích trong việc chấp hành bản chế độ này sẽ được khen thưởng theo chế độ
khen thưởng chung. Ngược lại, đơn vị, cá nhân nào vi phạm, không chấp hành
nghiêm chỉnh bản chế độ này sẽ, tùy theo mức độ nặng, nhẹ, bị thi hành kỷ luật.
2. Quyền khen thưởng và
thi hành kỷ luật theo như quy định về phân cấp của Nhà nước và của Bộ.