ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2803/QĐ-UBND
|
Hải Dương,
ngày 10 tháng 11 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CỐ ĐỊNH TỈNH HẢI DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
Căn cứ Thông tư số
18/2013/TT-BGTVT ngày 06/8/2013 của Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt
động kinh doanh vận tải bằng ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2355/TTr-KHĐT-QHTH ngày 03 tháng 11 năm 2014;
Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 2356/TTr-SGTVT ngày 24 tháng 10
năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách cố định tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2014 - 2020, với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách cố định tỉnh Hải Dương giai
đoạn 2014 - 2020.
2. Cơ quan chủ trì lập quy
hoạch: Sở Giao thông vận tải Hải Dương.
3. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch:
Viện chiến lược và phát triển Giao thông vận tải - Bộ
Giao thông vận tải.
4. Đối tượng, phạm vi và mục
tiêu quy hoạch
Đối tượng
quy hoạch: Mạng lưới tuyến vận tải
hành khách cố định nội tỉnh và liên tỉnh, hệ thống trạm trung chuyển, điểm dừng
đỗ, điểm đón trả khách, bến xe, phương tiện vận tải hành khách và công tác quản
lý nhà nước về vận tải hành khách theo tuyến cố định
Mục tiêu
quy hoạch: Xây dựng Quy hoạch mạng
lưới vận tải hành khách cố định tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014 - 2020 phù
hợp với quy hoạch tổng thể giao thông vận tải và định hướng phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh Hải Dương nhằm:
- Đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Kết hợp,
khai thác tốt hệ thống giao thông khác như xe buýt, taxi và kết nối giao thông
với các tỉnh lân cận.
- Phát triển
hợp lý mạng lưới vận tải hành khách cố định nội tỉnh và liên tỉnh.
- Phát triển,
hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách cố định nội tỉnh
(trạm dừng, bến xe, điểm đón trả khách…).
- Đảm bảo an
toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, giảm ô nhiễm môi trường và phát triển bền
vững kinh tế - xã hội.
5. Phương án quy hoạch
5.1. Mục tiêu phát triển
Phát triển mạng lưới các tuyến vận tải hành
khách cố định một cách hợp lý bảo đảm tính kết nối giữa tỉnh Hải
Dương với các tỉnh thành khác trên cả nước, đáp ứng nhu cầu đi lại của người
dân.
a) Giai đoạn 2015-2020
- Giai đoạn 2015-2020, đáp ứng phục vụ khoảng
80% nhu cầu đi lại của người dân. Phấn đấu tăng bình quân 13%/ năm về khối
lượng vận chuyển hành khách, 16%/năm về khối lượng luân chuyển hành khách.
- Đến 2015, các tuyến vận tải hành khách theo
tuyến cố định nội tỉnh, các tuyến cố định có cự ly vận chuyển dưới 60km sẽ được
thay thế hoàn toàn bằng các tuyến xe buýt.
- Từ năm 2017, sử dụng phương tiện vận tải hành
khách để người khuyết tật dễ dàng tiếp cận, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ
thuật, tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường.
b) Định hướng giai đoạn
2021-2030
- Thiết lập
mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định hợp lý, thống nhất trong toàn tỉnh,
có quy mô phù hợp với từng vùng, từng địa phương, tạo điều kiện khai thác tiềm
năng hiện có và phát triển năng lực của ngành GTVT Hải Dương.
- Phát triển
mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách
với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, tiện nghi, an toàn, nhanh chóng,
bảo vệ môi trường và đảm bảo quốc phòng, an ninh phục vụ tốt nhu cầu đi lại của
người dân trong toàn tỉnh.
- Đổi mới và
nâng cao năng lực của phương tiện vận tải hành khách, nâng cao chất lượng dịch
vụ vận tải, hoàn thành thay thế phương tiện vận tải hành khách để người khuyết tật
dễ dàng tiếp cận, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, tiết kiệm năng lượng và
thân thiện môi trường.
5.2. Quy hoạch các tuyến vận
tải hành khách cố định
5.2.1. Quy hoạch mạng lưới
các tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh
a) Giai đoạn đến năm 2015: Không
mở mới tuyến cố định nội tỉnh, nhu cầu đi lại trong nội tỉnh sẽ do hệ thống xe
buýt đảm nhận.
b) Giai đoạn 2016-2020: Mở mới 02
tuyến cố định nội tỉnh là tuyến Ninh Giang - Chí Linh và tuyến Sặt - Thanh Miện
- Tứ Kỳ - Thanh Hà.
c) Giai đoạn 2021-2030: Giữ nguyên
như giai đoạn 2016-2020.
5.2.2. Định hướng quy hoạch
mạng lưới các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Giữ nguyên 116 tuyến vận tải
hành khách cố định liên tỉnh và không mở thêm tuyến mới. Củng cố khai thác các
tuyến liên tỉnh hiện tại, tăng cường tần suất chuyến và điều chỉnh một số tuyến
chưa đáp ứng yêu cầu về kinh doanh vận tải.
- Bổ sung thay thế doanh nghiệp và
phương tiện đang khai thác theo hướng nâng cao chất lượng (xe chất lượng cao,
cung cấp nhiều dịch vụ).
- Hiệu chỉnh lại các tuyến có điểm
xuất phát từ bến xe Từ Ô chuyển về xuất phát từ bến xe Bến Trại.
b) Giai đoạn 2016-2020
- Đầu tư xây dựng bến xe tại Kinh
Môn đạt tiêu chuẩn loại 1 để phục vụ cho những tuyến cố định xuất phát từ Kinh
Môn đi các tỉnh, thành phố trong cả nước và mở các tuyến cố định mới từ thị xã
Chí Linh, huyện Kinh Môn đi các tỉnh, thành phố trong cả nước. Điều chỉnh một
số tuyến từ bến xe Hải Dương và bến xe Hải Tân sang bến xe Phía Tây Hải Dương.
Định hướng quy hoạch 83 tuyến vận
tải hành khách cố định liên tỉnh mới, làm căn cứ báo cáo Bộ Giao thông vận tải
đưa vào Quy hoạch tuyến cố định liên tỉnh toàn quốc. Cụ thể:
+ Mở thêm 09 tuyến từ thành phố
Hải Dương đi các tỉnh: Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang,
Bình Dương, Cần Thơ và Đồng Tháp.
+ Mở thêm 74 tuyến cố định từ các
bến xe mới được xây dựng trong giai đoạn 2016 - 2020: Đông Sao Đỏ, Kinh Môn, Kẻ
Sặt, Quý Cao, Gia Lộc, Kim Thành, mở các tuyến vận tải khách cố định trên các
hành lang vận tải khách lớn: Hải Dương - Hà Nội; Hải Dương - Quảng Ninh; Hải
Dương - Lạng Sơn và từ Hải Dương đi các tỉnh: Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Gia Lai,
Đắk Lắc, Hồ Chí Minh, Bình Phước, Cần Thơ, Đồng Tháp.
+ Đến năm 2020 tổng số tuyến cố
định liên tỉnh là 199 tuyến.
c) Giai đoạn 2021-2030
Đến năm 2030 tổng số tuyến cố định
liên tỉnh là 220 tuyến, trong đó: Giữ nguyên các tuyến cố định của giai đoạn
2016-2020, giai đoạn 2021-2030 mở thêm 21 tuyến cố định liên tỉnh mới từ các
bến xe Hiệp Cát, Kẻ Sặt đi các tỉnh. Những tuyến buýt nhanh liền kề hoạt động
không đáp ứng được các yêu cầu sẽ quy hoạch chuyển thành các tuyến vận tải hành
khách cố định liên tỉnh.
* Việc định hướng quy hoạch
mạng lưới các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh như trên làm cơ sở báo
cáo Bộ Giao thông vận tải đưa vào Quy hoạch tuyến cố định liên tỉnh toàn quốc
theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 18/2013/TT-BGTVT ngày 06/8/2013 của
Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải
bằng ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; Quy hoạch các tuyến vận tải cố
định liên tỉnh sẽ được phê duyệt theo quy định.
5.3.
Quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận
tải hành khách
a) Quy hoạch bến xe
Các bến xe khách đã được phê duyệt
trong Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Hải Dương đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030 và Đề án phát triển
dịch vụ vận tải tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011-2015 (Ban hành kèm theo Quyết
định số 3196 /QĐ-UBND ngày 21/11/2011 của UBND tỉnh Hải Dương).
b) Quy hoạch các điểm dừng
đón trả khách
Các điểm dừng đón trả khách tuyến
cố định: 71 điểm trên hệ thống Quốc lộ và đường tỉnh đã được UBND tỉnh phê
duyệt tại Quyết định số 296/QĐ-UBND ngày 21/01/2014.
Các trạm dừng nghỉ dọc đường: Đến
năm 2020 sẽ có 03 trạm dừng nghỉ sẽ được quy hoạch xây dựng trên địa bàn, trong
đó có 02 trạm trên QL5 và 01 trạm trên QL18.
c) Nhu cầu về quỹ đất
Nhu cầu quỹ đất dành cho hoạt động
kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định tỉnh Hải Dương đến năm 2020,
2030, cụ thể như sau:
TT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
Tổng
|
1
|
Xây dựng bến xe khách
|
m2
|
21
|
970.000
|
2
|
Diện tích trạm dừng nghỉ
|
m2
|
2
|
15.000
|
3
|
Diện tích điểm dừng đón trả khách
|
m2
|
71
|
1.420
|
4
|
Nhu cầu diện tích đỗ xe cho phương tiện chở
khách 2020
|
m2
|
701
|
28.020
|
5
|
Nhu cầu diện tích đỗ xe cho phương tiện chở
khách 2030 (tính diện tích cho số xe tăng thêm)
|
m2
|
786
|
3.400
|
|
Tổng
|
m2
|
|
1.017.860
|
5.4. Lựa chọn phương tiện vận tải
Loại phương tiện và số lượng phương tiện cần
phải đầu tư theo từng giai đoạn như sau:
Cự ly vận chuyển
|
Tổng số
phương tiện đầu tư
|
2015
|
2020
|
2030
|
Tổng số
|
Số PT đầu tư
mới
|
Tổng số
|
Số PT đầu tư
mới
|
Tổng số
|
Số PT đầu tư
mới
|
1. Tuyến cố định liên tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
Cự ly vận chuyển nhỏ hơn 300km (loại xe từ
30-35 ghế)
|
90
|
7
|
293
|
210
|
450
|
240
|
Cự ly vận chuyển lớn hơn 300km (từ 35-50 ghế
hoặc 38 giường)
|
219
|
12
|
400
|
174
|
336
|
162
|
2. Tuyến cố định nội tỉnh
|
|
|
8
|
8
|
|
|
Tổng
|
309
|
19
|
701
|
392
|
786
|
402
|
6. Nhu cầu vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư
6.1. Nhu cầu vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 2.123,9 tỷ đồng, bao
gồm:
- Vốn đầu tư xây dựng, nâng cấp các bến xe
khách: 680 tỷ đồng.
- Vốn đầu tư phương tiện vận chuyển: 1.346,8 tỷ
đồng.
- Vốn đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ (03
trạm) và các điểm dừng đón trả khách: 97,1 tỷ đồng.
6.2. Phân kỳ đầu tư và nguồn vốn đầu tư
Vốn đầu tư phương tiện, xây dựng bến xe, các
trạm dừng nghỉ, điểm đón trả khách được phân kỳ đầu tư như sau:
TT
|
Hạng mục
|
Tổng vốn đầu
tư (tỷ đồng)
|
Nguồn vốn
|
2014 -2015
|
2016 -2020
|
2021 -2030
|
1
|
Bến xe
|
40
|
370
|
270
|
NSĐP, DN
|
2
|
Phương tiện
|
33,8
|
653
|
660
|
DN
|
3
|
Trạm dừng nghỉ
|
90
|
|
|
NSNN, DN
|
4
|
Điểm dừng đón trả khách
|
|
7,1
|
|
NSNN, NSĐP
|
|
Tổng
|
163,8
|
1030,1
|
930
|
|
7. Các giải pháp, chính sách phát triển hoạt
động vận tải hành khách theo tuyến cố định
- Chính sách khuyến khích đầu tư vào hoạt động
vận tải hành khách theo tuyến cố định.
- Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận
tải hành khách theo tuyến cố định.
- Các giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực.
- Các giải pháp khác.
8. Tổ chức thực hiện
8.1. Sở Giao thông
vận tải
- Chịu trách nhiệm, phối hợp với các ngành liên
quan tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch.
- Tuyên truyền đến các đơn vị kinh doanh vận
tải, các đối tượng kinh doanh dịch vụ phục vụ và hành khách đi xe, người dân
địa phương về những lợi ích từ trạm dừng nghỉ đối với người, phương tiện tham
gia giao thông, góp phần đảm bảo an toàn giao thông cũng như phát triển kinh tế
địa phương nơi xây dựng trạm dừng nghỉ.
- Báo cáo Bộ Giao thông vận tải các tuyến định
hướng vận tải hành khách cố định liên tỉnh để Bộ đưa vào Quy hoạch tuyến cố
định liên tỉnh toàn quốc theo quy định.
8.2. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Giao thông
vận tải trong thực hiện quản lý giá vé trên từng tuyến theo Thông tư liên tịch số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15/10/2014 của Bộ
Tài Chính và Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải
bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
- Nghiên cứu, đề xuất và trình UBND tỉnh ban
hành các cơ chế chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển vận tải hành khách
theo tuyến cố định liên tỉnh khi doanh nghiệp đầu tư mua phương tiện mới, chất
lượng cao.
8.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải cân
đối, huy động nguồn vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ quy hoạch.
- Chủ trì xây dựng chính sách xã hội hóa đầu tư
kết cấu hạ tầng giao thông vận tải theo các hình thức đầu tư hiện hành.
8.4. Sở Khoa học
và Công nghệ
Hỗ trợ thông tin, tư vấn cho các doanh nghiệp và
HTX vận tải ứng dụng công nghệ thông tin, các mô hình quản lý bằng công nghệ
tiên tiến để quản lý phương tiện và lái, phụ xe trên hành trình.
8.5. Sở Tài nguyên
và Môi trường
Cân đối quỹ đất thực
hiện phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ quy hoạch.
8.6. Sở Văn hóa - Thể thao Du lịch
Hướng dẫn và quản lý việc tổ chức quảng cáo trên
phương tiện và tại các khu vực bến xe, điểm dừng nghỉ và điểm đón trả khách.
8.7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong quản
lý, giám sát, đảm bảo TTATGT tại khu vực bến xe, trạm dừng nghỉ, điểm đón trả
khách, trật tự an toàn xã hội trong hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố
định trên địa bàn tỉnh.
* Chi tiết có trong Quy hoạch mạng lưới vận tải
hành khách cố định tỉnh Hải Dương giai đoạn 2014 - 2020 do Viện chiến lược và
Phát triển giao thông vận tải - Bộ Giao thông vận tải lập kèm theo.
Điều 2. Giao Sở Giao thông vận tải chủ
trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện và hàng năm tổng
hợp, báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng
các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, đơn vị
có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Hiển
|