Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2756/2002/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Phạm Thế Minh
Ngày ban hành: 29/08/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2756/2002/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 2756/2002/QĐ-BGTVT NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 2002 VỀ VIỆC BAN HÀNH THỂ LỆ BÁO CÁO VÀ ĐIỀU TRA TAI NẠN HÀNG HẢI

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 12 tháng 7 năm 1990;
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22-3-1994 của Chính phủ qui định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế Vận tải và Ông Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành" Thể lệ báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải" kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm phổ biến, tổ chức thực hiện các qui định của thể lệ này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2002 và thay thế Quyết định số 39/QĐ-PC ngày 03 tháng 01 năm1974 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thể lệ điều tra và báo cáo tai nạn tàu, thuyền biển, và huỷ bỏ các qui định có liên quan đến chế độ báo cáo thống kê tai nạn giao thông đường biển tại Quyết định số 1071/QĐ-PC ngày 26/6/1981 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành chế độ báo cáo thống kê tai nạn giao thông.

Điều 4. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế vận tải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Thủ trưởng các Vụ, Ban tham mưu của Bộ và các chủ tàu thuyền, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phạm Thế Minh

(Đã ký)

 

THỂ LỆ BÁO CÁO VÀ ĐIỀU TRA TAI NẠN HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2756/2002/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 8 năm 2002-09-08 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Mục đích điều chỉnh

Bản Thể lệ này quy định cụ thể về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải nhằm tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước về an toàn hàng hải.

Điều 2: Phạm vi áp dụng

1. Các quy định của Thể lệ này được áp dụng đối với các tai nạn sau đây:

a. Tất cả các tai nạn liên quan đến tàu biển Việt Nam;

b. Tai nạn liên quan đến tàu biển nước ngoài khi hoạt động trong phạm vi các vùng biển Việt Nam;

c. Tai nạn của các phương tiện thuỷ khác hoạt động trong phạm vi vùng nước các cảng biển, khu vực hàng hải.

2. Các quy định của Thể lệ này không áp dụng khi tai nạn xẩy ra đối với các tàu biển chuyên dùng vào mục đích quân sự và bảo vệ an ninh, trật tự thuộc các lực lượng vũ trang, nếu tai nạn không gây hại cho an toàn hàng hải, môi trường .

Điều 3: Trách nhiệm phối hợp điều tra tai nạn hàng hải

Chủ tàu, Thuyền trưởng, Sỹ quan và thuyền viên của tàu, các cơ quan, đơn vị hữu quan có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra tai nạn hàng hải.

Điều 4: Giải thích từ ngữ

1. Sự cố hàng hải là những sự kiện bất thường xẩy ra trong quá trình hoạt động của tàu biển và có khả năng gây nguy hiểm cho người, tàu, công trình kiến trúc hoặc môi trường.

2. Tai nạn hàng hải là một hay nhiều sự cố hàng hải gây ra một trong các hậu quả sau:

a. Người bị chết, bị mất tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ;

b. Tàu bị chìm đắm, bị mất tích hoặc bị thiệt hại về vật chất do đâm va, va chạm, mắc cạn, cháy, nổ, hư hỏng kết cấu, máy móc, trang thiết bị kỹ thuật thiết yếu của tàu;

c. Môi trường bị ô nhiễm hoặc các công trình, thiết bị ngầm dưới nước và trên mặt nước bị hư hại hoặc luồng tàu biển bị ách tắc.

3. Tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng là tai nạn gây ra một trong các thiệt hại sau:

a. Làm chết hoặc mất tích trên ba người;

b. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của trên mười người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

c. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của sáu người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

d. Gây thiệt hại về tài sản, vật chất mà chi phí cho việc sửa chữa, lai dắt, trục vớt, thanh thải phương tiện chìm đắm; hoặc chi phí cho việc khắc phục hư hỏng của công trình ngầm dưới nước và trên mặt nước; hoặc chi phí khắc phục ách tắc luồng tàu biển; chi phí khắc phục sự cố môi trường với giá trị trên một tỷ đồng;

đ. Làm ách tắc luồng chính vào cảng biển trên 72 giờ;

e. Gây thiệt hại đồng thời về tính mạng, sức khoẻ con người và tài sản, vật chất thuộc 02 đến 04 trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều này;

4. Tai nạn hàng hải nghiêm trọng là tai nạn gây ra một trong các thiệt hại sau:

a. Làm chết hoặc mất tích từ một đến ba người;

b. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của năm đến mười người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

c. Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến năm người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

d. Gây thiệt hại về tài sản, vật chất mà chi phí cho việc sửa chữa, lai dắt, trục vớt, thanh thải phương tiện chìm đắm; hoặc chi phí cho việc khắc phục hư hỏng của công trình ngầm dưới nước và trên mặt nước; hoặc chi phí khắc phục ách tắc luồng tàu biển; chi phí khắc phục sự cố môi trường với giá trị từ năm trăm triệu đến một tỷ đồng;

đ. Làm ách tắc luồng chính vào cảng biển từ 24 giờ đến 72 giờ;

5. Tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng là các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

6. Điều tra tai nạn hàng hải là việc xác định điều kiện, hoàn cảnh, nguyên nhân hay những khả năng có thể là nguyên nhân gây tai nạn hàng hải nhằm có những biện pháp hữu hiệu phòng tránh và hạn chế tai nạn tương tự.

7. Cán bộ điều tra tai nạn hàng hải là cán bộ Cảng vụ hàng hải có trình độ, năng lực chuyên môn và kiến thức pháp luật cần thiết được Giám đốc Cảng vụ hàng hải chỉ định; trừ trường hợp đặc biệt, cán bộ điều tra do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

8. Thông tin ban đầu về tai nạn là các thông tin về tàu hoặc đối tượng bị nạn, các hoạt động của tàu trước và trong chuyến đi bị nạn, điều kiện và hoàn cảnh ngay trước khi bị nạn...

Chương 2:

BÁO CÁO, THỐNG KÊ TAI NẠN HÀNG HẢI

Điều 5: Báo cáo tai nạn hàng hải.

Báo cáo tai nạn hàng hải bao gồm Báo cáo khẩn, Báo cáo chi tiếtBáo cáo định kỳ theo các mẫu biểu ban hành kèm theo Thể lệ này. Các nội dung báo cáo tai nạn hàng hải phải trung thực, chính xác, đúng thời hạn; trong trường hợp đặc biệt, thời hạn gửi báo cáo do Cảng vụ hàng hải hoặc Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định.

Điều 6: Báo cáo khẩn.

1. Trường hợp tai nạn xẩy ra trong phạm vi các vùng biển Việt Nam:

a. Thuyền trưởng tàu biển hoặc người có trách nhiệm cao nhất trên phương tiện thuỷ phải có Báo cáo khẩn gửi cho Cảng vụ hàng hải gần nhất.

Nếu vì một lý do nào đấy, những người nói trên không thực hiện được Báo cáo khẩn thì Chủ tàu, Chủ phương tiện hay Đại lý của tàu bị nạn có trách nhiệm báo cáo.

b. Cảng vụ hàng hải nhận được Báo cáo khẩn hoặc biết tin về tai nạn xẩy ra có trách nhiệm chuyển ngay Báo cáo khẩn hoặc các thông tin về tai nạn cho các cơ quan, đơn vị sau đây biết:

- Cục Hàng hải Việt Nam;

- Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam, nếu tai nạn gây hư hỏng, làm mất tác dụng các thiết bị trợ giúp hành hải;

- Cơ quan, tổ chức quản lý, khai thác các công trình, thiết bị... nếu tai nạn gây hư hỏng, tổn thất cho các công trình, thiết bị này;

- Sở Khoa học công nghệ và môi trường và Sở Thuỷ sản của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nếu tai nạn gây ra hoặc có khả năng gây ra sự cố môi trường hay tổn hại nguồn lợi thuỷ sản.

2. Trường hợp tai nạn xẩy ra với các tàu biển Việt Nam khi hoạt động ngoài phạm vi các vùng biển Việt Nam, Thuyền trưởng phải báo cáo theo yêu cầu của quốc gia ven biển và gửi Báo cáo khẩn cho Cục Hàng hải Việt Nam trong vòng 24 giờ kể từ khi tai nạn xẩy ra.

Nếu tai nạn thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng, Thuyền trưởng hoặc Chủ tàu phải báo cáo cho Đại sứ quán (Lãnh sự quán) hoặc Cơ quan ngoại giao Việt Nam tại nước đó biết, hỗ trợ giải quyết.

3. Báo cáo khẩn có thể được gửi qua một trong những phương thức thông tin liên lạc như điện tín, fax, telex hay thư điện tử (e-mail).

Trường hợp tai nạn xẩy ra trong phạm vi vùng nước cảng biển, khu vực hàng hải ở Việt Nam, thì Thuyền trưởng của tàu có thể báo cáo khẩn cho Trực ban Cảng vụ hàng hải qua VHF hoặc điện thoại của tàu, nhưng sau đó vẫn phải báo cáo bằng văn bản.

4. Đối với tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng, sau khi nhận được Báo cáo khẩn, Cục Hàng hải Việt Nam phải báo cáo ngay cho Bộ Giao thông vận tải.

5. Báo cáo khẩn theo Biểu số 1 ban hành kèm theo Thể lệ này.

Điều 7: Báo cáo chi tiết.

1. Tiếp theo Báo cáo khẩn, Thuyền trưởng tàu biển phải thực hiện Báo cáo chi tiết theo Biểu số 2 ban hành kèm theo Thể lệ này;

2. Căn cứ vào vị trí xẩy ra tai nạn, Thuyền trưởng phải thực hiện báo cáo như sau:

a. Nếu tai nạn xẩy ra trong phạm vi vùng nước các cảng biển, khu vực hàng hải ở Việt Nam thì Báo cáo chi tiết phải gửi cho Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm quản lý Nhà nước về chuyên ngành hàng hải tại cảng biển, khu vực hàng hải đó trong vòng 24 giờ kể từ khi tai nạn xẩy ra.

b. Nếu vị trí xẩy ra tai nạn không thuộc phạm vi vùng nước các cảng biển, khu vực hàng hải ở Việt Nam nhưng trong phạm vi các vùng biển Việt Nam và sau khi xẩy ra tai nạn tàu vào neo, đậu tại vùng nước cảng biển Việt Nam thì Báo cáo chi tiết phải gửi cho Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm quản lý Nhà nước về chuyên ngành hàng hải tại cảng biển đó trong vòng 24 giờ kể từ khi tàu đến vị trí neo, đậu.

c. Trường hợp sau khi xẩy ra tai nạn tàu không vào neo, đậu tại vùng nước thuộc một trong những cảng biển Việt Nam thì Báo cáo chi tiết phải được gửi cho Cục Hàng hải Việt Nam trong vòng 48 giờ kể từ khi tàu đến cảng ghé đầu tiên sau khi xẩy ra tai nạn.

d. Nếu tai nạn liên quan đến tàu biển Việt Nam khi hoạt động ngoài phạm vi các vùng biển Việt Nam thì Báo cáo chi tiết phải được gửi cho Cục Hàng hải Việt Nam trong vòng 48 giờ kể từ khi tàu đến cảng ghé đầu tiên sau khi xẩy ra tai nạn.

Điều 8: Báo cáo định kỳ.

Tất cả các tai nạn hàng hải xẩy ra trong phạm vi các vùng biển Việt Nam và tai nạn liên quan đến các tàu biển Việt Nam đều phải thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định sau:

1. Chủ tàu Việt Nam phải lập sổ theo dõi, cập nhật thường xuyên các tai nạn hàng hải xẩy ra với đội tàu của mình theo Biểu số 3 ban hành kèm theo Thể lệ này.

Hàng quý Chủ tàu Việt Nam phải báo cáo bằng văn bản cho Cục Hàng hải Việt Nam về tai nạn xẩy ra với đội tàu của mình. Thời gian gửi Báo cáo quý chậm nhất là vào ngày mồng 10 tháng đầu của quý sau phải gửi báo cáo của quý trước đó.

2. Cảng vụ hàng hải phải lập sổ theo dõi, cập nhật thường xuyên tai nạn hàng hải xẩy ra trong khu vực trách nhiệm của cơ quan mình và tai nạn hàng hải do cơ quan mình tiến hành điều tra theo Biểu số 3 ban hành kèm theo Thể lệ này.

Hàng quý Cảng vụ hàng hải phải báo cáo bằng văn bản cho Cục Hàng hải Việt Nam về các tai nạn nói trên. Thời gian gửi Báo cáo quý của Cảng vụ hàng hải như quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Hàng quý và hàng năm Cục Hàng hải Việt Nam phải báo cáo bằng văn bản cho Bộ giao thông vận tải về các tai nạn hàng hải xẩy ra trong phạm vi các vùng biển Việt Nam và tai nạn của tàu biển Việt Nam theo Biểu số 4 ban hành kèm theo Thể lệ này.

Thời gian gửi Báo cáo quý chậm nhất là ngày 15 tháng đầu của quý sau phải gửi báo cáo của quý trước đó và Báo cáo năm chậm nhất là ngày 20 tháng 01 năm sau gửi báo cáo của năm trước.

4. Chủ tàu Việt Nam và Cảng vụ hàng hải phải kịp thời phân tích, đánh giá nguyên nhân các tai nạn hàng hải để có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế tai nạn tương tự xẩy ra với đội tàu của mình hoặc xẩy ra trong phạm vi khu vực trách nhiệm của cơ quan mình.

Chương 3:

ĐIỀU TRA TAI NẠN HÀNG HẢI

Điều 9: Yêu cầu điều tra tai nạn hàng hải.

Các tai nạn hàng hải quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thể lệ này phải được điều tra đúng quy định, kịp thời, toàn diện và khách quan.

Điều 10: Trách nhiệm điều tra tai nạn hàng hải.

1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có trách nhiệm tổ chức điều tra các tai nạn hàng hải xẩy ra trong khu vực trách nhiệm của mình và các tai nạn hàng hải khác do Cục hàng hải Việt Nam hoặc cấp có thẩm quyền giao.

2. Tuỳ theo mức độ phức tạp của tai nạn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải quyết định số lượng cán bộ tham gia điều tra tai nạn, song tối thiểu phải là 02 người đủ trình độ về chuyên môn chuyên ngành.

3. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải hoặc Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định thành lập Tổ điều tra tai nạn hàng hải.

Điều 11: Thời hạn điều tra tai nạn hàng hải.

1. Đối với các tai nạn hàng hải nêu tại khoản 2.a Điều 7 thì thời hạn điều tra không quá 30 ngày kể từ ngày tai nạn xẩy ra.

2. Đối với các tai nạn hàng hải nêu tại khoản 2.b, khoản 2.c Điều 7 thì thời hạn điều tra không quá 30 ngày kể từ ngày tàu đến cảng ghé đầu tiên ở Việt Nam sau khi bị tai nạn.

3. Đối với các tai nạn hàng hải nêu tại khoản 2.d Điều 7 thì thời hạn và quy mô điều tra tai nạn do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định.

4. Trong trường hợp phức tạp, việc điều tra tai nạn hàng hải không thể hoàn thành trong thời hạn nêu trên thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải kịp thời báo cáo bằng văn bản cho Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định.

Điều 12: Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ điều tra tai nạn hàng hải

1. Lập Kế hoạch điều tra tai nạn hàng hải;

2. Được yêu cầu:

- Các bên liên quan đến tai nạn có biện pháp giữ nguyên hiện trường;

- Những người liên quan đến tai nạn tường trình bằng văn bản vấn đề họ biết về điều kiện, hoàn cảnh, diễn biến của tai nạn và đối tượng liên quan đến tai nạn. Trường hợp cần thiết phải thẩm vấn những người này thì cán bộ điều tra phải thông báo cho họ biết trước về thời gian, địa điểm tiến hành thẩm vấn;

- Thuyền trưởng của tàu cung cấp bản sao Nhật ký hàng hải, Nhật ký máy tàu, Nhật ký tay chuông, Nhật ký Vô tuyến điện, bản ghi hướng đi, hải đồ khu vực tàu bị nạn và các dữ liệu cần thiết khác về tàu và trang thiết bị trên tàu;

- Các cơ quan, tổ chức hữu quan như: Cơ quan phân cấp và giám sát kỹ thuật của tàu, Chủ tàu, Đại lý của tàu, Đài thông tin duyên hải, Trung tâm phối hợp tìm kiếm - cứu nạn hàng hải, Trung tâm điều hành Hệ thống giám sát lưu thông tàu biển (VTS), Bảo đảm an toàn hàng hải, Hoa tiêu hàng hải và các cơ quan, tổ chức có liên quan khác cung cấp thông tin cần thiết cho việc điều tra tai nạn hàng hải;

3. Đến nơi xẩy ra tai nạn và lên tàu kiểm tra hiện trường, xem xét các vị trí làm việc và lấy các vật mẫu cần thiết cho công tác điều tra. Khi tiến hành các công việc này, nhất thiết phải có sự chứng kiến, xác nhận của người có thẩm quyền trên tàu và tránh ảnh hưởng đến sự vận hành an toàn của tàu;

4. Kiểm tra, sao in hồ sơ, giấy tờ đăng ký hành chính, đăng kiểm, bảo hiểm, kỹ thuật của tàu và trang thiết bị kỹ thuật có liên quan; bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên để phục vụ việc đánh giá tình trạng kỹ thuật của trang thiết bị có liên quan và khả năng đi biển của tàu trước chuyến đi và ngay khi xẩy ra tai nạn;

5. Sử dụng các thiết bị ghi âm, chụp ảnh và ghi hình trong quá trình điều tra, nếu thấy cần thiết;

6. Báo cáo bằng văn bản về quá trình điều tra tai nạn cho Giám đốc cảng vụ hàng hải hoặc Thủ trưởng cơ quan giao nhiệm vụ điều tra tai nạn hàng hải.

Điều 13: Điều tra tai nạn hàng hải.

1. Ngay sau khi nhận được Báo cáo khẩn quy định tại Điều 6 Thể lệ này hoặc bất kể một nguồn tin nào về tai nạn xẩy ra trong khu vực trách nhiệm của mình thì Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải cho tiến hành xác minh thông tin nhận được để triển khai công tác điều tra tai nạn hàng hải.

2. Công tác điều tra tai nạn thực hiện theo trình tự sau:

a. Chỉ định cán bộ chủ trì điều tra và các thành viên hỗ trợ công tác điều tra;

b. Thu thập các thông tin ban đầu về tai nạn;

c. Thông qua Kế hoạch điều tra do cán bộ chủ trì điều tra đề xuất;

d. Đến nơi xẩy ra tai nạn, lên tàu kiểm tra tại chỗ các hư hỏng và vết tích để lại sau tai nạn để xác định, thu thập chứng cứ (văn chứng, vật chứng) cần thiết;

đ. Tiến hành thẩm vấn những người liên quan đến tai nạn và những người chứng kiến tai nạn;

e. Tổng hợp các thông tin thu thập được. Nếu thấy cần thiết có thể tiến hành kiểm tra và thẩm vấn bổ sung để làm rõ thêm những vấn đề còn nghi vấn;

f. Căn cứ quy định pháp luật hiện hành về an toàn hàng hải, tiến hành phân tích các thông tin thu thập được, kể cả các kết luận giám định vật mẫu, vết tích liên quan đến tai nạn.

3. Đối với tai nạn hàng hải mà các cơ quan khác thực hiện điều tra theo chức năng của họ, Giám đốc Cảng vụ hàng hải vẫn phải cho tiến hành điều tra theo Thể lệ này.

4. Trường hợp cần thiết, Giám đốc Cảng vụ hàng hải có thể hợp đồng với các chuyên gia am hiểu về chuyên môn, nghiệp vụ hàng hải hay các cơ quan giám định, các phòng thí nghiệm.v.v... để tư vấn về một lĩnh vực chuyên sâu, giám định và phân tích các vật mẫu liên quan đến tai nạn.

Điều 14: Kết luận điều tra tai nạn.

1. Nội dung văn bản Kết luận điều tra tai nạn bao gồm:

a. Kết luận về điều kiện, hoàn cảnh xẩy ra tai nạn; các vi phạm, các yếu tố hay khả năng cấu thành nguyên nhân gây tai nạn. Các kết luận này phải trên cơ sở pháp luật, chứng cứ xác đáng;

b. Biện pháp hoặc kiến nghị biện pháp phòng ngừa, hạn chế tai nạn tương tự;

c. Biện pháp xử lý hành chính thuộc thẩm quyền của Giám đốc Cảng vụ hàng hải hoặc kiến nghị biện pháp xử lý để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với những hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử lý của mình.

2. Văn bản Kết luận điều tra tai nạn phải gửi cho mỗi bên liên quan một bản, một bản gửi cho Cục Hàng hải Việt Nam chậm nhất là vào ngày kết thúc thời hạn điều tra tai nạn. Trường hợp tai nạn đặc biệt nghiêm trọng thì văn bản Kết luận điều tra tai nạn phải gửi cho Bộ Giao thông vận tải.

Bản sao văn bản Kết luận điều tra tai nạn có thể được cấp cho cá nhân hoặc pháp nhân khác có liên quan trực tiếp đến tai nạn, nếu họ có văn bản yêu cầu Cảng vụ hàng hải cung cấp.

Điều 15: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

1. Nếu Chủ tàu hoặc người quản lý các công trình, thiết bị bị thiệt hại do tai nạn hàng hải không đồng ý với kết luận về các hành vi vi phạm và nguyên nhân gây tai nạn nêu trong văn bản Kết luận điều tra tai nạn (sau đây gọi chung là người khiếu nại) thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đó (theo dấu bưu điện đến), phải có đơn khiếu nại gửi Giám đốc Cảng vụ hàng hải.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết, trường hợp không thụ lý thì phải nêu rõ lý do. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Giám đốc Cảng vụ hàng hải không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.

Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại của Giám đốc Cảng vụ hàng hải.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Cảng vụ hàng hải mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyền khiếu nại lên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam. Trong trường hợp này, người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Cảng vụ hàng hải và các tài liệu liên quan đến khiếu nại.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam phải thụ lý và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và Giám đốc Cảng vụ hàng hải đã giải quyết khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý thì phải nêu rõ lý do. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày.

3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng giao thông vận tải. Trong trường hợp này, người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam.

Thủ tục, thời hạn thụ lý, giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng giao thông vận tải như quy định tại khoản 2 Điều này.

THE MINISTRY OF TRANSPORTATION AND COMMUNICATIONS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 2756/2002/QD-BGTVT

Hanoi, August 29, 2002

 

DECISION

ISSUING THE REGULATION ON MARINE-ACCIDENT REPORTING AND INVESTIGATION

THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT

Pursuant to Vietnam’s Maritime Code of July 12, 1990;
Pursuant to the Government’s Decree No. 22/CP of March 22, 1994 defining the tasks, powers, State management responsibilities and organizational structure of the Ministry of Communications and Transport;
At the proposal of the director of the Transport Legislation Department and the director of Vietnam National Maritime Bureau,

DECIDES:

Article 1.- To issue together with the Decision the Regulation on marine-accident reporting and investigation.

Article 2.- The director of Vietnam National Maritime Bureau shall have to popularize, and organize the implementation of, the provisions of this Regulation.

Article 3.- This Decision takes effect as from October 1, 2002, replaces Decision No. 39/QD-PC of January 3, 1974 of the Minister of Communications and Transport issuing the Regulation on investigation of and reporting on accidents of sea-going vessels, and annul the provisions related to the regime of reporting and statistics on sea traffic accidents in Decision No. 1071/QD-PC of June 26, 1981 of the Minister of Communications and Transport, issuing the regime of reporting and statistics on traffic accidents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

FOR THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT
VICE MINISTER




Pham The Minh

 

REGULATION

ON MARINE-ACCIDENT REPORTING AND INVESTIGATION
(Issued together with Decision No. 2756/2002/QD-BGTVT of August 29, 2002 of the Minister of Communications and Transport)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation purposes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Scope of application

1. The provisions of this Regulation shall apply to the following accidents:

a/ All accidents related to Vietnamese sea-going ships;

b/ Accidents related to foreign sea-going ships operating within Vietnam’s waters;

c/ Accidents of other waterway means operating within the seaports waters and navigable zones.

2. The provisions of this Regulation shall not apply to accidents occurring to the armed forces sea-going vessels exclusively used for military and security or order protection purposes provided that such accidents cause no harm to maritime safety and the environment.

Article 3.- Responsibility to coordinate the investigation of marine accidents

Ship owners, masters, officers and crew members, the concerned agencies and units shall have to coordinate with one another in, and create favorable conditions for, the investigation of marine accidents.

Article 4.- Interpretation of terms:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Marine accident means one or more than one marine incident which cause one of the following consequences:

a/ People are dead, missed or suffer from health damage;

b/ Ships are sunk, missed or suffer from material damage due to collision, clash, stranding, fire, explosion, broken structure, machinery and essential technical equipment;

c/ The environment is polluted, underwater and floating works and equipment are damaged, or the passage of sea-going ships is congested.

3. Particularly serious marine accidents means accidents causing one of the following damages:

a/ Causing the death or missing of three or more persons;

b/ Inflicting injury or health damage to more than 10 persons, with the infirmity rate of between 31% and 60% for each of them;

c/ Inflicting injury or health damage to at least 6 persons, with the infirmity rate of 61% or more fpreach;

d/ Causing property and/or material damage with the expenses for the repair, towage, lifting and/or removal of sunk means; or the expenses for the repair of damaged underwater or floating works; or the expenses for settling congested passage of sea-going ships valuing at over VND 1 billion;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ Causing simultaneously damage to human life and health as well as property falling in from 2 to 4 cases specified in Clause 4 of this Article;

4. Serious marine accidents means accidents causing one of the following damages:

a/ Causing the death or missing of between one and three persons;

b/ Inflicting injury or health damage to between 5 and 10 persons, with the infirmity rate of between 31% and 60% for each;

c/ Inflicting injury or health damage to between 3 and 5 persons, with the infirmity rate of 61% or more for each ;

d/ Causing property and/or material damage with the expenses for the repair, towage, lifting and/or removal of sunk means; or the expenses for the repair of damaged underwater or floating works; or the expenses for settling congested passage of sea-going ships, valuing at between VND five hundred million and VND 1 billion;

e/ Congesting the principal passage into a seaport for between 24 hours and 72 hours;

5. Less serious marine accidents means those cases not prescribed in Clauses 3 and 4 of this Article.

6. Investigation of marine accidents means the determination of conditions, circumstances, causes or causal possibilities of marine accidents with a view to taking effective measures to prevent and limit similar accidents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Initial information on accidents means information about ships or victims, activities of ships before and during their voyages hit by accidents, conditions and circumstances right before the occurrence of accidents

Chapter II

REPORTING AND STATISTICS ON MARINE ACCIDENTS

Article 5.- Reporting on marine accidents

Reports on marine accidents include urgent reports, detailed reports and periodical reports made according to the forms attached to this Regulation. The contents of reports on marine accidents must be truthful, accurate and submitted on time; in special cases, the time limit for sending reports shall be considered and decided by maritime port authorities or Vietnam National Maritime Bureau.

Article 6.- Urgent reports

1. Where accidents occur within Vietnam’s sea waters:

a/ Masters of sea-going ships or the persons with the highest responsibility on board the waterway means must make and send urgent reports to the nearest maritime port authority.

If, for some reason, the above-mentioned persons cannot make urgent reports, the ship owners, the means owners or the agents of the ships in distress shall have to make such reports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Vietnam National Maritime Bureau;

- Vietnam Maritime Safety Assurance, if accidents cause damage to or disfunction maritime aid equipment;

- Agencies and organizations that manage and operate works, equipment if accidents cause damage to or loss of these works and equipment;

- The Science, Technology and Environment Services and the Aquatic Resource Services of the provinces or centrally-run cities, if accidents cause or are likely to cause environmental incidents, or cause damage to aquatic resources.

2. Where accidents occur to Vietnamese sea-going ships operating outside Vietnam’s waters, the shipmasters must make reports at the requests of the coastal states and send urgent reports to Vietnam National Maritime Bureau within 24 hours after the occurrence of accidents.

If accidents are particularly serious, the shipmasters or ship owners must report them to the Vietnamese embassies (consulates) or other diplomatic missions based in the foreign countries in question for support.

3. Urgent reports may be sent by telegraph, fax, telex or e-mail.

Where accidents occur within the seaports waters or navigable zones in Vietnam, the shipmasters may urgently report them via VHF or the ship’s telephone to the watch-keeping maritime port authority officials but must still report such in writing afterwards.

4. For particularly serious marine accidents, after receiving urgent reports thereon, Vietnam National Maritime Bureau must immediately report them to the Ministry of Communications and Transport.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 7.- Detailed reports

1. After making urgent reports, the masters of sea-going ships must make detailed reports according to Form No. 2, issued together with this Regulation.

2. Depending on the location of accidents, the shipmasters must make reports as follows:

a/ If accidents occur within the seaports waters or navigable zones of Vietnam, detailed reports must be sent to the maritime port authorities responsible for the specialized State management over the maritime service at the relevant seaports or navigable zones within 24 hours after the occurrence of accidents.

b/ If accidents occur outside the seaports waters or navigable zones of Vietnam but within the country’s waters and, after the occurrence of accidents, the ships are anchored or moored in the Vietnamese seaports waters, detailed reports must be addressed to the maritime port authorities responsible for the specialized State management over the maritime service at the seaports or navigable zones in question within 24 hours from the moment the ships arrive at the anchoring or mooring positions.

c/ Where, after the occurrence of accidents, the ships are not anchored or do not moor in the waters of one of Vietnamese seaports, detailed reports must be addressed to Vietnam National Maritime Bureau within 48 hours from the moment the ships arrive at the first port of call after the occurrence of accidents.

d/ If accidents occur to Vietnam’s sea-going ships operating outside Vietnam’s waters, detailed reports must be addressed to Vietnam National Maritime Bureau within 48 hours from the moment the ships arrive at the first port of call after the occurrence of accidents.

Article 8.- Periodical reports

Periodical reports must be made on all marine accidents occuring within Vietnam’s waters and all accidents related to Vietnamese sea-going ships according to the following provisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Quarterly, Vietnamese ship owners must report in writing to Vietnam National Maritime Bureau on accidents occurring to their fleets. The deadline for sending a quarterly report is the 10th day of the first month of the subsequent quarter.

2. Maritime port authorities must keep books to monitor and update regularly marine accidents occurring in the areas under their respective responsibility as well as marine accidents investigated by themselves according to Form No. 3 issued together with this Regulation.

Quarterly, maritime port authorities must report in writing to Vietnam National Maritime Bureau on the above-said accidents. The deadline for maritime port authorities to send quarterly reports is as specified in Clause 1 of this Article.

3. Quarterly and annually, Vietnam National Maritime Bureau must report in writing to the Ministry of Communications and Transport on marine accidents occurring within Vietnam’s waters and accidents of Vietnamese sea-going ships according to Form No. 4 issued together with this Regulation.

The deadline for sending of a quarterly report is the 15th day of the first month of the subsequent quarter and for sending an annual report is January 20 of the subsequent year.

4. The Vietnamese ship owners and maritime port authorities must promptly analyze and evaluate the causes of marine accidents so as to take measures to prevent and limit similar accidents to their fleets or in the areas under their respective responsibility.

Chapter III

INVESTIGATION OF MARINE ACCIDENTS

Article 9.- Requirements for investigation of marine accidents

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- Responsibility to investigate marine accidents

1. The directors of maritime port authorities shall have to organize the investigation of marine accidents occurring in the areas under their respective responsibility as well as of other marine accidents assigned by Vietnam National Maritime Bureau or competent authorities.

2. Depending on the complexity of marine accidents, the directors of maritime port authorities shall decide on the number of officials to participate in investigating marine accidents, which must be at least two professionally qualified officials.

3. When necessary, the Minister of Communications and Transport or the director of Vietnam National Maritime Bureau shall decide to set up marine accident investigation teams.

Article 11.- Time limit for investigation of marine accidents

1. For marine accidents stated in Clause 2.a, Article 7, the investigation time limit shall be 30 days as from the date of occurrence of the accidents.

2. For marine accidents stated in Clauses 2.b and 2.c, Article 7, the investigation time limit shall be 30 days as from the date the ships arrive at the first port of call in Vietnam after the occurrence of the accidents.

3. For marine accidents stated in Clause 2.d, Article 7, the investigation time limit and scope shall be decided by the director of Vietnam National Maritime Bureau.

4. In complicated cases where the investigation of marine accidents cannot be completed within the above-mentioned time limit, the directors of maritime port authorities must promptly report such in writing to the director of Vietnam National Maritime Bureau for consideration and decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Making plans on investigation of marine accidents;

2. Having the right to request:

a/ The parties involved in the accidents to take measures to keep the accident scene intact;

b/ People involved in the accidents to report in writing what they know about the conditions, circumstances and happening of the accidents and the subjects related thereto. When it is necessary to question these people, investigators must inform them in advance of the time and place therefor.

c/ The shipmasters to supply the copies of the maritime log book, engine log book, bell log book, radio log book, course-recording diagram, sea-charts of the area where the ships got accidents and other necessary data on the ships and equipment on board.

d/ The concerned agencies and organizations such as the agency in charge of technical management and supervision of the ships, shipowners, ship agents, coastal communication stations, the Center for coordination in maritime search and rescue, the Center for control of the system of monitoring the navigation of sea-going ships (VTS), Maritime Safety Assurance, Maritime Pilotage organization and other related agencies and organizations to supply information necessary for the marine-accident investigation;

3. Visiting the accident scene and embarking on the ships to check the scene, examining the working positions and collecting items necessary for the investigation work. These tasks must be performed to the witness of and with certification by competent persons on board, and without affecting the safe operation of the ships;

4. Checking or copying dossiers and papers of administrative registration, registry, insurance and technical issues of the ships as well as related equipment; diplomas and professional certificates of crew members to serve the evaluation of the technical conditions of related equipment as well as the seaworthiness of the ships before the voyage and right before the occurrence of accidents;

5. Using sound recorders, cameras and video recorders in the investigation process, when necessary;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Investigation of marine accidents

1. Immediately after receiving urgent reports prescribed in Article 6 of this Regulation or any information regardless of its source on the accidents occurring within the areas under their respective responsibility, the directors of maritime port authorities must verify such information before proceeding with the marine-accident investigation.

2. The marine-accident investigation shall be conducted in the following order:

a/ Appointing officials to take charge of the investigation and officials to support the investigation work;

b/ Gathering initial information on the accidents;

c/ Adopting the investigation plans proposed by the officials in charge of the investigation;

d/ Visiting the accident scenes, embarking on the ships to inspect on spot damages caused and traces left by the accidents so as to determine and collect necessary evidences (documents and objects);

e/ Questioning people involved in the accidents and the witnesses;

f/ Synthetizing the collected information; and, if deeming it necessary, conducting additional inspection and questioning so as to further clarify any doubts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. For marine accidents which are investigated by other agencies according to their functions, the directors of maritime port authorities must still order the investigation thereof according to this Regulation.

4. In case of necessity, the directors of maritime port authorities may sign contracts with experts knowledgeable of maritime operations or expertising agencies, laboratories to give advice on a specialized field, expertise and analyze items related to the accidents.

Article 14.- Accident investigation conclusions

1. The contents of the written accident investigation conclusions include:

a/ Conclusions on the conditions and circumstances of occurrence of accidents; violations, factors or possibilities constituting the accidents causes. These conclusions must be legally grounded with valid evidences;

b/ Measures or proposed measures on the prevention and limitation of similar accidents;

c/ Administrative handling measures under the competence of the directors of maritime port authorities or proposed handling measures to competent authorities for consideration and decision against acts of violations beyond their handling competence.

2. One copy of the written accident investigation conclusions must be sent to each of the involved parties, one copy to Vietnam National Maritime Bureau not later than the expiry date of the accident investigation time limit. For particularly serious accidents, the written accident investigation conclusions must be also sent to the Ministry of Communications and Transport.

Copies of the written accident investigation conclusions may be issued to individuals or other legal entities directly involved in the accidents if they so request in writing the maritime port authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. If the ship owners or the managers of works and equipment which are damaged by marine accidents disagree with the conclusions on acts of violation and accident causes stated in the written accident investigation conclusions (hereinafter collectively called the complainants), within 30 days after receiving such written conclusions (according to the arrival postmark), they must send written complaints to the directors of maritime port authorities.

Within 10 days after receiving the written complaints, the directors of maritime port authorities must process them and notify in writing the complainants thereof. In case of refusal to process, they must clearly state the reasons therefor. The time limit for the directors of maritime port authority to settle complaints shall be 30 days as from the date of receipt of written complaints; for complicated cases, this time limit may be prolonged but must not exceed 45 days as from the date of receipt of written complaints.

The director of Vietnam National Maritime Bureau shall have to direct, inspect and urge the complaint settlement by the port authority directors.

2. If the complainants disagree with the complaint-settling decisions of the directors of maritime port authorities, within 30 days after the date of receipt thereof, they shall be entitled to lodge complaints with the director of Vietnam National Maritime Bureau. In this case, the complaints must send together with their written complaints the copies of the complaint-settling decisions of the directors of maritime port authorities and materials related to their complaints.

Within 10 days after receiving the written complaints, the director of Vietnam National Maritime Bureau must process them and notify in writing the complainants as well as the directors of maritime port authorities who have settled the complaints thereof; In case of refusal to process, he/she must clearly state the reasons therefor. The time limit for the director of Vietnam National Maritime Bureau to settle complaints is 45 days as from the date of receipt of written complaints; for complicated cases, this time limit may be prolonged but must not exceed 60 days as from the date of receipt of written complaints.

3. If the complainants disagree with the complaint-settling decisions of the director of Vietnam National Maritime Bureau, within 30 days as from the date of receipt thereof the complainants shall be entitled to lodge complaints with the Minister of Communications and Transport. In this case, the complainants must send together with their written complaints the copies of the complaint-settling decisions of the director of Vietnam National Maritime Bureau.

The procedures and time limit for the Minister of Communications and Transport to process and settle complaints shall comply with the provisions in Clause 2 of this Article.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2756/2002/QĐ-BGTVT ngày 29/08/2002 về Thể lệ báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.151

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.231.197
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!