TIÊU CHUẨN CÁC HẠNG ĐĂNG
KIỂM VIÊN
Điều 7. Đăng
kiểm viên hạng III
1. Chức trách:
Đăng kiểm viên hạng III là viên
chức chuyên môn kỹ thuật thực hiện các hoạt động đăng kiểm theo quy định trong
Giấy chứng nhận Đăng kiểm viên, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
a) Xét duyệt thiết kế thi công,
hoàn công trong quá trình đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu sông;
b) Kiểm tra, đánh giá trạng thái
kỹ thuật lần đầu, định kỳ, hàng năm, bất thường tàu sông, trừ tàu chở 50 khách
trở lên và phà có trọng tải từ 50 tấn trở lên.
c) Kiểm tra mạn khô, thước nước;
d) Kiểm tra vật liệu, máy móc,
trang thiết bị lắp đặt trên tàu sông;
e) Lập và cấp Hồ sơ đăng kiểm
cho các đối tượng kiểm tra;
f) Tính giá, lệ phí đăng kiểm
cho đối tượng kiểm tra;
g) Nghiên cứu và góp ý cho việc
xây dựng, bổ sung, sửa đổi quy phạm, tiêu chuẩn, hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm;
h) Hướng dãn nghiệp vụ cho Đăng
kiểm viên tập sự.
3. Yêu cầu về kiến thức:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, quy định của ngành có liên quan đến hoạt động
đăng kiểm phương tiện thuỷ nội địa;
b) Nắm vững quy trình, quy phạm,
tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ tại khoản 2 Điều
8 của Tiêu chuẩn này;
c) Hiểu rõ đối tượng kiểm tra,
am hiểu thực tiễn của các cơ sở sản xuất; có phương pháp, có khả năng diễn đạt
bằng văn bản, bằng lời nói để thực hiện nhiệm vụ.
4. Yêu cầu về trình độ, thời
gian công tác:
a) Đã tốt nghiệp trung cấp trở
lên thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu, máy tàu, điện tàu thuỷ, hoặc cơ
khi tàu thuyền;
b) Đã hoàn thành khoá đào tạo
nghiệp vụ Đăng kiểm viên hạng III;
c) Đã trải qua thời gian thực tập
nghiệp vụ đăng kiểm tại các đơn vị đăng kiểm tối thiểu là 24 tháng đối với người
có trình độ trung cấp, hoặc 12 tháng đối với người có trình độ kỹ sư trở lên.
Điều 8. Đăng
kiểm viên hạng II
1. Chức trách:
Đăng kiểm viên hạng II là viên
chức chuyên môn kỹ thuật thực hiện các hoạt động đăng kiểm theo quy định trong
Giấy Chứng nhận Đăng kiểm viên, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
Ngoài nhiệm vụ như đối với Đăng
kiểm viên hạng III, còn thực hiện những nhiệm vụ sau:
a) Xét duyệt thiết kế hoán cải,
thiết kế khôi phục hồ sơ kỹ thuật tàu sông và tàu biển cỡ nhỏ;
b) Kiểm tra, đánh giá trạng thái
kỹ thuật lần đầu, định kỳ, hàng năm, bất thường cho tàu sông và tàu biển cỡ nhỏ;
c) Kiểm tra chế tạo vật liệu,
máy móc, trang thiết bị lắp đặt trên phương tiện;
d) Đo đạc, xác định trọng tải và
mạn khô của phương tiện;
e) Kiểm tra nồi hơi, bình chịu
áp lực, thiết bị nâng hàng có sức nâng từ 01 tấn trở lên được lắp đặt trên
phương tiện, trên bến cảng và trong các nhà máy thuộc ngành Giao thông vận tải;
f) Giám định kỹ thuật, điều tra
tai nạn đối với tàu sông và tàu biển cỡ nhỏ;
g) Hướng dẫn nghiệp vụ cho Đăng
kiểm viên hạng III, Đăng kiểm viên tập sự;
h) Ngoài những nhiệm vụ kể trên,
đối với Đăng kiểm viên là kỹ sư thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu, máy
tàu, điện tàu, cơ khí tàu thuyền nếu được Cục Đăng kiểm Việt Nam đào tạo bổ
sung những lĩnh vực không thuộc chuyên ngành đã học thì được thực hiện toàn bộ
khối lượng kiểm tra hàng năm, bất thường tàu sông không tự chạy có trọng tải dưới
200 tấn, tàu sông tự chạy có tổng công suất máy chính dưới 135 CV, tàu sông chở
dưới 50 khách và tàu biển cỡ nhỏ.
3. Yêu cầu về kiến thức:
Ngoài yêu cầu như Đăng kiểm viên
hạng III còn phải biết chủ trì, tổ chức thực hiện việc kiểm tra kỹ thuật, đánh
giá tình trạng kỹ thuật chung của phương tiện.
Đối với Đăng kiểm viên được thực
hiện nhiệm vụ tại mục h, khoản 2, Điều 9 phải nắm được các tiêu chuẩn kỹ thuật,
các văn bản pháp quy và hướng dẫn nghiệp vụ của các chuyên ngành liên quan.
4. Yêu cầu về trình độ, thời
gian công tác:
a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên
thuộc một trong các chuyên ngành vỏ tàu, máy tàu, điện tàu, cơ khí tàu thuyền;
b) Đã hoàn thành khoá đào tạo
nghiệp vụ Đăng kiểm viên hạng II;
c) Có trình độ ngoại ngữ Anh văn
bằng A trở lên;
d) Là Đăng kiểm viên hạng III có
thời hạn giữ hạng liên tục tối thiểu 3 năm đối với người có trình độ kỹ sư, 5
năm đối với người có trình độ trung cấp.
Điều 9. Đăng
kiểm viên hạng I
1. Chức trách:
Đăng kiểm viên hạng I là viên chức
chuyên môn kỹ thuật thực hiện các hoạt động đăng kiểm theo quy định trong Giấy
chứng nhận Đăng kiểm viên, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
Ngoài các nhiệm vụ như đối với
Đăng kiểm viên hạng II, còn thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Nghiên cứu khoa học, tham gia
xây dựng, hoặc bổ sung, sửa đổi quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật,
giáo trình giảng dạy nghiệp vụ đăng kiểm.
b) Xét duyệt thiết kế đóng mới,
hoán cải, duyệt hồ sơ kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa;
c) Kiểm tra, đánh giá trạng thái
kỹ thuật lần đầu, định kỳ phương tiện thuỷ nội địa theo chuyên ngành được đào tạo
ở bậc đại học;
d) Thực hiện toàn bộ khối lượng
kiểm tra hàng năm, bất thường phương tiện thuỷ nội địa;
e) Tham gia giám định kỹ thuật,
điều tra tai nạn phương tiện thuỷ nội địa;
f) Tham gia đào tạo các hạng
Đăng kiểm viên khi được yêu cầu;
g) Tham mưu cho thủ trưởng đơn vị
về những vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ đăng kiểm khi được yêu cầu;
3. Yêu cầu về kiến thức:
Ngoài yêu cầu như Đăng kiểm viên
hạng II còn phải:
a) Nắm vững chủ trương, đường lối
phát triển của đơn vị, của ngành đăng kiểm và nhu cầu của xã hội;
b) Nắm vững các tiêu chuẩn kỹ
thuật, các văn bản pháp quy và hướng dẫn nghiệp vụ của các chuyên vỏ tàu, máy
tàu và điện tàu để thực hiện nhiệm vụ;
c) Có khả năng xây dựng quy phạm,
hướng dẫn nghiệp vụ đăng kiểm.
4. Yêu cầu trình độ, thời gian
công tác:
a) Tốt nghiệp đại học một trong
các chuyên ngành vỏ tàu, máy tàu, điện tàu và có trình độ chuyên môn cần thiết
về các chuyên ngành khác (vỏ tàu, máy tàu, điện tàu) để thực hiện công tác đăng
kiểm cho các loại phương tiện;
b) Có trình độ ngoại ngữ Anh văn
bằng B trở lên;
c) Hoàn thành chương trình đào tạo
Đăng kiểm viên hạng 1;
d) Là Đăng kiểm viên hạng II, có
thời gian giữ hạng liên tục tối thiểu 3 năm.