ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
23/2016/QĐ-UBND
|
Bạc Liêu, ngày
29 tháng 9 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHỐI HỢP, PHÂN CẤP QUẢN LÝ, BẢO VỆ HÀNH
LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC
LIÊU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số
77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số
23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa số
23/2004/QH11 ngày 15/6/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao
thông đường thủy nội địa số 48/2014/QH13 ngày 17/6/2014;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số
15/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày
24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày
03/9/2013 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày
27/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của
Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày
05/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội
địa;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày
23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản
lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải
tại Tờ trình số 395/TTr-SGTVT ngày 18 tháng 7 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Quy định về phối hợp, phân cấp quản lý, bảo vệ hành lang an
toàn đường bộ và đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở
Giao thông vận tải chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở,
ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
tổ chức triển khai và hướng dẫn thực hiện Quy định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các sở, ban,
ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ
quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày,
kể từ ngày ký./.
|
TM. UBND TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Như Nguyện
|
QUY ĐỊNH
VỀ PHỐI HỢP, PHÂN CẤP QUẢN LÝ, BẢO VỆ HÀNH
LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC
LIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2016 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Quy định này quy định về việc phối
hợp, phân cấp quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa
địa phương trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, gồm: Cắm mốc lộ giới và cắm phạm vi đất
đã thu hồi giải phóng mặt bằng; tổ chức giải tỏa; trách nhiệm phối hợp của các
sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là Ủy
ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) trong việc quản lý, bảo vệ hành lang an toàn
đường bộ và đường thủy nội địa địa phương.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá
nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến việc phối hợp, phân cấp quản lý,
bảo vệ hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Bạc
Liêu.
Điều 3. Yêu cầu của việc
quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa địa phương
1. Tuyên truyền, phổ biến các văn
bản quy phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ và đường
thủy nội địa tới các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội
và toàn thể cán bộ, nhân dân trong tỉnh để mọi người hiểu và tự giác thực hiện.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện và
trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc quản lý quy hoạch xây dựng và bảo
vệ hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa; bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông, đảm bảo an toàn giao thông.
Chương II
CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VÀ BẢO VỆ ĐẤT CỦA ĐƯỜNG BỘ, HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ
Điều 4. Cắm mốc lộ giới,
cọc ranh phạm vi đất đã đền bù, đất công trên đường bộ
1. Sở Giao thông vận tải, Ủy ban
nhân dân cấp huyện rà soát, lập đề cương dự toán công tác cắm mốc lộ giới trên
đường tỉnh, đường huyện (ngoài khu vực quy hoạch đô thị), cắm cọc ranh phạm vi
đất đã đền bù trong hành lang an toàn đường bộ trên đường tỉnh, đường huyện thuộc
phạm vi quản lý trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
2. Sở Giao thông vận tải, Ủy ban
nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ dự toán công tác cắm mốc lộ giới trên đường
tỉnh, đường huyện (ngoài khu vực quy hoạch đô thị), cắm cọc ranh phạm vi đất đã
đền bù trong hành lang an toàn đường bộ trên đường tỉnh, đường huyện thuộc phạm
vi quản lý, trên cơ sở đề cương dự toán được Ủy ban nhân tỉnh phê duyệt và triển
khai thực hiện.
3. Sau khi hoàn thành việc cắm mốc
lộ giới, cắm cọc ranh phạm vi đất đã đền bù trong hành lang an toàn đường bộ
trên đường tỉnh, đường huyện, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện
tiến hành bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân cấp xã để tiếp
nhận quản lý.
Điều 5. Tổ chức giải tỏa
vi phạm trong phạm vi đã đền bù, đất công trong phạm vi đất của đường bộ, hành
lang an toàn đường bộ
1. Xây dựng kế hoạch giải tỏa:
Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân
dân cấp huyện xây dựng kế hoạch giải tỏa cho từng tuyến đường thuộc phạm vi quản
lý, nội dung kế hoạch gồm:
a) Xác định phạm vi giải tỏa: Trên
cơ sở hồ sơ quản lý về đất đai trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối
hợp với cơ quan quản lý đường bộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan xác định tại
thực địa phạm vi đất của tổ chức, cá nhân đã được đền bù giải phóng mặt bằng hoặc
đất công; lập biên bản với từng tổ chức, cá nhân về phạm vi đất, vật kiến trúc,
cây cối trên đất đã đền bù và đất công.
b) Thời gian giải tỏa.
c) Tuyên truyền vận động để các tổ
chức, cá nhân tự tháo dỡ, di dời.
d) Tổ chức lực lượng giải tỏa các
trường hợp cố tình vi phạm.
e) Kinh phí thực hiện.
2. Phê duyệt kế hoạch giải tỏa: Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt kế hoạch giải tỏa cho từng tuyến đường
theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Triển khai kế hoạch giải tỏa:
a) Sở Giao thông vận tải, Ủy ban
nhân dân cấp huyện chủ trì tổ chức họp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để
thống nhất thực hiện kế hoạch giải tỏa, phân rõ trách nhiệm và các bước tiến
hành.
b) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức
họp với các tổ chức, cá nhân để thông báo kế hoạch giải tỏa.
4. Tuyên truyền, vận động để các tổ
chức, cá nhân tự giác tháo dỡ:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ
vào biên bản xác định phạm vi giải tỏa thông báo cho tổ chức, cá nhân để tự
tháo dỡ vật kiến trúc, cây cối và bàn giao lại phạm vi đất đã vi phạm cho cơ
quan quản lý đường bộ, chính quyền địa phương đúng theo kế hoạch để quản lý.
b) Đài truyền thanh huyện và trạm
truyền thanh các xã; các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức
tuyên truyền, vận động để tổ chức, cá nhân vi phạm tự giác tháo dỡ trả lại đất
công.
5. Giải tỏa vi phạm:
a) Cơ quan quản lý đường bộ chịu
trách nhiệm thống kê danh sách tổ chức, cá nhân chưa tự giác tháo dỡ, thông báo
cho Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã để
xây dựng kế hoạch giải tỏa chi tiết.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu
trách nhiệm chỉ đạo xây dựng kế hoạch giải tỏa đối với tổ chức, cá nhân cố tình
vi phạm và tổ chức họp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để bố trí lực lượng,
phân công giao nhiệm vụ, thời gian tiến hành và tổ chức thực hiện giải tỏa vi
phạm thuộc địa bàn quản lý.
6. Hoàn thiện hồ sơ quản lý và bàn
giao lại cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý:
a) Cơ quan quản lý đường bộ cập nhật
đầy đủ biên bản, lập hồ sơ của các tổ chức, cá nhân vi phạm phạm vi giải tỏa; lập
bình đồ duỗi thẳng hành lang bảo vệ của tuyến đường.
b) Cơ quan quản lý đường bộ tiến
hành bàn giao 01 bộ hồ sơ của các tổ chức, cá nhân vi phạm phạm vi giải tỏa và
phạm vi đã giải tỏa xong, bình đồ duỗi thẳng hành lang bảo vệ của tuyến đường
cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
Chương III
CÔNG TÁC QUẢN LÝ
VÀ BẢO VỆ HÀNH LANG BẢO VỆ LUỒNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 6. Trong hành lang
bảo vệ luồng, ngoài phần dành cho việc lắp đặt báo hiệu cho phép thực hiện các
hoạt động sau đây nhưng không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động giao thông
đường thủy nội địa
1. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
2. Họp chợ, làng chài, làng nghề.
3. Các hoạt động khác theo quy định
của pháp luật.
Điều 7. Đánh bắt, nuôi
trồng thủy sản và các hoạt động khác
1. Các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
và các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ luồng phải có văn bản chấp thuận của
cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Quy định này và phải thực hiện đầy
đủ nội dung ghi trong văn bản chấp thuận.
2. Các phương tiện đánh bắt thủy sản lưu động,
các hoạt động không được gây trở ngại cho giao thông đường thủy nội địa, không
làm hư hại đến công trình giao thông.
3. Khi luồng chạy tàu, thuyền thay đổi vào các
khu vực đánh bắt, nuôi trồng thủy sản thì chủ các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng
thủy sản phải di chuyển, thu hẹp hoặc dỡ bỏ theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường
thủy nội địa có thẩm quyền.
4. Khi chấm dứt khai thác, chủ các phương tiện
đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phải thanh thải hết các chướng ngại vật.
Điều 8. Họp chợ, làng
chài, làng nghề
1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện việc
họp chợ, làng chài, làng nghề trong hành lang bảo vệ luồng phải có văn bản chấp
thuận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Quy định này và phải
thực hiện đầy đủ nội dung ghi trong văn bản chấp thuận.
2. Khi triển khai thực hiện việc họp chợ, làng
chài, làng nghề không được gây trở ngại cho giao thông đường thủy nội địa,
không làm hư hại đến công trình giao thông.
3. Khi chấm dứt hoạt động các tổ chức, cá nhân
phải thanh thải hết các chướng ngại vật.
Điều 9. Quy định sử dụng
tạm thời ngư cụ khai thác, đánh bắt thủy sản trong phạm vi hàng lang bảo vệ luồng
1. Văn bản chấp thuận: Kể từ ngày
Quy định này có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng các loại ngư
cụ khai thác, đánh bắt thủy sản (sau đây gọi tắt là ngư cụ) phải có văn bản chấp
thuận của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Quy định này. Đối với
ngư cụ tồn tại trước ngày Quy định này có hiệu lực, phải sắp xếp lại theo Khoản
2 Điều này.
2. Phạm vi tồn tại của ngư cụ:
a) Ngư cụ chỉ được đặt ở những địa
điểm do các cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản chấp thuận nhưng không gây trở ngại
cho giao thông đường thủy nội địa, không làm hư hại đến các công trình và thiết
bị. Không được đặt ngư cụ (đặc biệt là đáy neo) trong phạm vi luồng tàu chạy, đảm
bảo cho các phương tiện thủy lưu thông thuận lợi, an toàn.
b) Phạm vi tồn tại của ngư cụ: Các
tuyến đường thủy nội địa như Phụ lục
kèm theo Quy định này được phép tồn tại ngư cụ, các
tuyến đường thủy nội địa còn lại không được phép tồn tại các ngư
cụ.
c) Sau khi đã được cơ quan có thẩm
quyền chấp thuận vị trí đặt ngư cụ, tổ chức, cá nhân phải báo cho cơ quan quản
lý đường thủy nội địa đến kiểm tra và hướng dẫn vị trí đặt ngư cụ. Khi thay đổi
vị trí đặt ngư cụ phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Khi không có nhu
cầu sử dụng phải báo cơ quan quản lý để thu hồi giấy chấp thuận đặt ngư cụ và
thực hiện thanh thải chướng ngại vật.
d) Hệ thống báo hiệu: Các ngư cụ đều
phải có báo hiệu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 10. Chấp thuận
phương án đảm bảo an toàn giao thông cho phép sử dụng hành lang bảo vệ luồng đường
thủy nội địa
Thực hiện theo quy định từ Điều 17
đến Điều 21 Thông tư số 70/2014/TT-BGTVT ngày 05/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định về quản lý đường thủy nội địa.
Chương IV
PHỐI HỢP, PHÂN CẤP
TRONG XỬ LÝ VI PHẠM ĐẤT CỦA ĐƯỜNG BỘ, HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG THỦY
NỘI ĐỊA
Điều 11.
Phối hợp khi phát hiện vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ
quản lý đường bộ và đường thủy nội địa, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, chính
quyền cấp xã và các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện nhiệm vụ tuần tra,
kiểm tra phát hiện; tin báo của các cơ quan khác, các phương tiện truyền thông
và nhân dân; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (bằng các hình thức văn bản,
điện thoại, fax, thư điện tử) phát hiện hành vi vi phạm hành lang an toàn đường
bộ và đường thủy nội địa đều được xem là nguồn thông tin để phát hiện hành vi
vi phạm.
2. Khi phát hiện hành vi vi phạm
hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa, người đang thi hành nhiệm vụ,
công vụ có trách nhiệm tuyên truyền, vận động, giải thích cho đối tượng vi phạm
dừng ngay hành vi vi phạm, khôi phục lại hiện trạng ban đầu. Nếu đối tượng vi
phạm không dừng hành vi vi phạm, người đang thi hành nhiệm vụ, công vụ nếu có đủ
thẩm quyền thì lập biên bản vi phạm, nếu không đủ thẩm quyền thì báo ngay cho
người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và buộc phải chấm dứt hành
vi vi phạm đó.
3. Các cơ quan, đơn vị được
giao nhiệm vụ quản lý đường bộ và đường thủy nội địa khi phát hiện hành vi vi
phạm hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa trên các tuyến đường bộ
và đường thủy nội địa do Trung ương quản lý phải có trách nhiệm báo ngay cho cơ
quan quản lý đường bộ và đường thủy nội địa Trung ương trên địa bàn biết để xử
lý.
Điều 12. Phân
cấp, phối hợp trách nhiệm trong ngăn chặn hành vi vi phạm hành lang an toàn đường
bộ và đường thủy nội địa
1. Sau khi lập biên bản và buộc
phải chấm dứt hành vi vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa,
nếu đối tượng vi phạm vẫn không chấp hành, Thanh tra Sở Giao thông vận tải chủ
trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã áp dụng các
biện pháp ngăn chặn vi phạm theo quy định pháp luật (đối với hành vi vi phạm
trên các tuyến đường bộ và đường thủy nội địa do tỉnh quản lý); Ủy ban nhân dân
cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm theo
quy định pháp luật (đối với hành vi vi phạm trên các tuyến đường bộ và đường thủy
nội địa địa phương còn lại).
2. Cơ quan được giao nhiệm
vụ quản lý đường bộ và đường thủy nội địa, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Ủy
ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành biên bản
vi phạm hành chính của đối tượng vi phạm.
Điều 13. Phân
cấp, phối hợp trách nhiệm trong xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đường
thủy nội địa
1. Sau 24 (hai mươi bốn) giờ áp
dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm đối với đối tượng vi phạm, nếu đối tượng vẫn
tiếp tục hành vi vi phạm thì trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày lập biên
bản xử phạt vi phạm hành chính, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải ban hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật (đối với hành
vi phạm trên các tuyến đường bộ và đường thủy nội địa do tỉnh quản lý); Ủy ban
nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định của pháp luật (đối với hành vi vi phạm trên các tuyến
đường bộ và đường thủy nội địa địa phương còn lại).
2. Thanh tra Sở Giao thông vận
tải, Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo tình hình vi phạm của đối tượng vi phạm và
quá trình xử lý vi phạm (kèm theo hồ sơ xử lý vi phạm) về Sở Giao thông vận tải
và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra vi phạm để xin ý kiến chỉ đạo, đồng thời
gửi báo cáo cho cơ quan quản lý đường bộ và đường thủy nội địa biết để phối hợp
(khi cần thiết).
Điều 14. Phối
hợp trách nhiệm trong cưỡng chế vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đường thủy
nội địa
1. Sau khi tống đạt quyết định
xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với đối tượng
vi phạm nhưng đối tượng vẫn cố tình không chấp hành, Thanh tra Sở Giao thông vận
tải chủ trì (đối với hành vi vi phạm trên các tuyến đường bộ và đường thủy nội
địa do tỉnh quản lý) hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì (đối với hành vi vi phạm
trên các tuyến đường bộ và đường thủy nội địa địa phương còn lại), phối hợp với
cơ quan chức năng có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để hoàn
thiện hồ sơ, ban hành quyết định cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện nơi xảy ra vi phạm có trách nhiệm ban hành quyết định cưỡng chế và thực
hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
4. Sau khi cưỡng chế xong, Ủy
ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra vi phạm có trách nhiệm bàn giao trực tiếp hiện
trạng mặt bằng cho cơ quan quản lý đường bộ và đường thủy nội địa, Ủy ban nhân
dân cấp xã quản lý; việc bàn giao thực hiện tại hiện trường và lập thành biên bản.
Điều 15. Nguồn kinh phí
Kinh phí cắm cọc
mốc lộ giới, cọc ranh giải phóng mặt bằng, quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường
bộ và đường thủy nội địa và kinh phí thực hiện giải tỏa, cưỡng chế vi phạm trong
phạm vi đất đã đền bù, đất công trong hành lang an toàn đường bộ do ngân sách
nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách và các nguồn kinh phí hợp pháp khác
theo quy định hiện hành.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Trách nhiệm của
các sở, ngành có liên quan
1. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận
tải
a) Lập kế hoạch, kinh phí thực hiện
cắm mốc lộ giới, cọc ranh phạm vi đất đã đền bù trong hành lang an toàn đường bộ
đối với các tuyến đường do tỉnh quản lý và gửi Sở Tài chính.
b) Tổ chức cắm mốc lộ giới, cọc
ranh phạm vi đất đã đền bù trong hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến
đường do tỉnh quản lý và bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã làm cơ sở theo
dõi, quản lý.
c) Phối hợp chặt chẽ với chính quyền
địa phương trong công tác quản lý, lập kế hoạch và tổ chức giải tỏa vi phạm
trên phạm vi đất đã đền bù giải phóng mặt bằng, đất công.
d) Chỉ đạo các đơn vị có liên quan
thuộc Sở Giao thông vận tải chủ động, tham gia phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xử
lý, cưỡng chế các trường hợp vi phạm về hành lang an toàn đường bộ và đường thủy
nội địa; chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải:
- Tăng cường tuần tra, kiểm tra để
phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và
đường thủy nội địa địa phương của tỉnh; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận tải và bị xử lý theo quy định của
pháp luật nếu để xảy ra tình trạng vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đường
thủy nội địa thuộc trách nhiệm quản lý mà không xử lý.
- Tổng hợp, báo cáo tình hình xử
lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa địa phương theo định
kỳ hàng quý, năm và đột xuất.
e) Tổng hợp, báo cáo tình hình quản
lý, xử lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa địa phương
cho Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ hàng quý, năm và đột xuất.
2. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên
và Môi trường
Tăng cường trách nhiệm quản lý, hướng
dẫn, chỉ đạo và phối hợp với địa phương quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất,
không giao đất trong hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa cho tổ chức,
cá nhân.
3. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Cân đối, thẩm định, đề xuất kinh
phí, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt dự toán thực hiện cắm mốc lộ
giới, cọc ranh phạm vi đất đã đền bù trong hành lang an toàn đường bộ đối với
đường tỉnh, đường huyện.
4. Trách nhiệm của Công an tỉnh
Chỉ đạo các lực lượng chức năng chủ
động phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ
quan, đơn vị có liên quan trong việc giải tỏa và xử lý cưỡng chế các trường hợp
vi phạm về hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa.
5. Trách nhiệm của Ban
An toàn giao thông tỉnh
Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các tổ chức
đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến
các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý hành
lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa.
6. Trách nhiệm của Sở Thông tin và
Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bạc Liêu, Báo Bạc Liêu và các sở,
ngành khác
Theo chức năng, nhiệm vụ được
giao, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và
chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý hành lang an toàn đường bộ và đường
thủy nội địa.
Điều 17. Trách nhiệm của
Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành có liên quan và chỉ đạo bộ phận chức năng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức
tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ hành
lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa.
2. Lập kế hoạch và dự toán kinh
phí thực hiện cắm mốc lộ giới, cọc ranh phạm vi đất đã đền bù trong hành lang
an toàn đường bộ đối với đường huyện và gửi Sở Tài chính.
3. Chỉ đạo, tổ chức cắm mốc lộ giới
trên các tuyến đường huyện, bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban
nhân dân cấp xã quản lý.
4. Chỉ đạo xử lý, cưỡng chế kịp thời
các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa thuộc
thẩm quyền.
5. Chỉ đạo rà soát phạm vi giao đất
cho các tổ chức, cá nhân trong hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa.
6. Chỉ đạo, lập kế hoạch tổ chức
giải tỏa các vi phạm thuộc phạm vi đất đã đền bù giải phóng mặt bằng và đất
công trên địa bàn.
7. Báo cáo tình hình quản lý, xử
lý vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản
lý cho Sở Giao thông vận tải theo định kỳ hàng quý, năm và đột xuất.
8. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh và bị xử lý theo quy định của pháp luật nếu để xảy ra tình
trạng vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa thuộc trách nhiệm
quản lý mà không xử lý.
Điều 18. Trách nhiệm của
Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tuyên truyền, phổ biến các quy
định của pháp luật về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ và đường thủy
nội địa.
2. Tiếp nhận và quản lý hệ thống mốc
lộ giới và chỉ giới đường thủy nội địa trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện
thuộc địa bàn.
3. Quản lý, xử lý các vi phạm
trong hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa theo thẩm quyền.
4. Thực hiện rà soát phạm vi giao
đất cho các tổ chức, cá nhân; tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện xử lý các
trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa.
5. Tổ chức giải tỏa các công
trình, lều quán trong phạm vi đã đền bù giải phóng mặt bằng và đất công thuộc
thẩm quyền.
6. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện và bị xử lý theo quy định của pháp luật nếu để xảy ra
tình trạng vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa thuộc trách
nhiệm quản lý mà không xử lý.
Điều 19. Trách nhiệm của
cơ quan quản lý đường bộ và đường thủy nội địa
1. Thường xuyên tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm công trình
đường bộ và đường thủy nội địa, các hành vi lấn chiếm và sử dụng trái phép đất của đường bộ và đường thủy nội địa; chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa
phương và các cơ quan chức năng trong công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa, giải tỏa các trường hợp vi
phạm hành lang an toàn đường bộ và đường thủy nội địa.
2. Chịu trách
nhiệm theo quy định của pháp luật nếu
để xảy ra vi phạm hành lang an toàn đường bộ và đường
thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý.
Điều 20. Trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân sử dụng hành lang an toàn đường bộ
1. Lập hồ sơ
đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường trình cơ quan quản lý đường
bộ có thẩm quyền để cấp phép thi công sau khi có sự
thống nhất với đơn vị quản lý dự án. Sau khi đã được cấp
phép thi công, tổ
chức, cá nhân
có trách nhiệm phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ để
nhận bàn giao mặt bằng và triển khai
các bước tiếp theo; kể
từ ngày nhận bàn giao mặt bằng thi công, tổ chức, cá nhân phải chịu trách
nhiệm quản lý và đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.
2. Cán
bộ chỉ huy thi công của tổ chức, cá nhân phải thường
xuyên có mặt tại hiện trường để giải quyết theo thẩm quyền hoặc phối
hợp với chính quyền địa phương, đơn vị quản lý dự án, cơ quan quản lý đường bộ và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác giải quyết kịp thời các sự cố làm giảm chất lượng
công trình hoặc mất an toàn giao thông.
3. Triển khai công tác đảm bảo giao
thông và bảo vệ môi
trường trước khi thi công
công trình; trong
suốt quá trình thi công
phải thực hiện đúng phương án, biện pháp, thời gian thi công đã được
thống nhất và không được
gây hư hại các công trình đường bộ hiện
hữu; phải chịu sự thanh tra, kiểm tra
của cơ quan quản lý đường bộ và thanh tra giao thông trong việc thực hiện
các quy định về đảm
bảo an toàn giao thông,
bảo vệ môi trường trong khi
thi công theo quy định của giấy phép thi công và của pháp luật.
4. Khi thi công
xong phải thu dọn rác thải, vật liệu thừa, thiết
bị và các chướng
ngại vật khác ra khỏi công trình và lập hồ sơ hoàn công kịp thời để bàn giao cho đơn vị quản lý; đồng
thời, chịu trách nhiệm bảo hành
công trình theo quy định.
5. Thực hiện
đầy đủ, đúng nội dung hợp đồng đã ký kết và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 21. Trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân sử dụng hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa
1. Nộp đủ
lệ phí và các khoản
thu khác (nếu có) theo
quy định.
2. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân thi công các công trình phải thực
hiện đầy đủ phương án đảm bảo an toàn
giao thông đường thủy nội địa. Trường hợp phải
thay đổi phương án
thi công có ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường thủy nội địa khu vực thì chủ đầu tư hoặc tổ
chức, cá nhân
thi công công trình
phải lập lại hồ sơ trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận điều chỉnh phương án.
3. Trước
khi sử dụng phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền biết để
thực hiện việc quản lý, kiểm tra, giám sát trong quá trình sử dụng hành lang bảo vệ luồng.
Điều 22. Điều khoản thi
hành
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó
khăn, vướng mắc thì đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kịp thời phản
ánh bằng văn bản về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, nghiên cứu thống nhất đề
xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.