ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
2219/QĐ-UB-QLĐT
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 5
năm 1996
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ KHOÁN QUẢN LÝ VÀ SỬA
CHỮA THƯỜNG XUYÊN CẦU ĐƯỜNG BỘ THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUẢN LÝ.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21/6/1994 ;
Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 của
Chính phủ ;
Căn cứ Thông tư Liên Bộ số 78/TTLT ngày 26/12/1991 của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải quy định và
hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát vốn quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu đường
bộ ;
Căn cứ văn bản số 812/GT ngày 12/3/1992 của Bộ Giao thông
vận tải quy định tạm thời về khoán quản lý sửa chữa thường xuyên đường bộ ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông công chánh (công
văn số 211/TTr-TC ngày 14/10/1995) và Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố
(công văn số 33/TCCQ ngày 07/3/1996) ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành “Quy định tạm thời về khoán quản
lý và sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ” thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
quản lý.
Điều 2.- Giám đốc Sở Giao thông công chánh và các tổ chức có liên
quan có trách nhiệm tổ chức phối hợp thực hiện các điều khoản tại bản quy định
này ; đồng thời căn cứ nội dung các văn bản có liên quan của Nhà nước và Bộ quản
lý ngành để thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện.
Điều 3.- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức chánh quyền thành phố, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch
thành phố, Giám đốc Sở Giao thông công chánh, Giám đốc Sở Tài chánh, Ngân hàng
Nhà nước thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách
nhiệm thi hành quyết định này.-
|
T/M ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Viết Thanh
|
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ KHOÁN QUẢN LÝ VÀ SỬA CHỮA THƯỜNG XUYÊN CẦU, ĐƯỜNG BỘ.
(Được phê duyệt theo Quyết định số 2219/QĐ-UB-QLĐT ngày 02/5/1996 của Ủy
ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
I- NGUYÊN TẮC CHUNG:
ĐIỀU 1 : Khoán quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu,
đường bộ nhằm đảm bảo sự an toàn của giao thông đường bộ, đảm bảo tuổi thọ của
công trình, nâng cao hiệu quả kinh tế của kinh phí đầu tư cho công tác quản lý
và sửa chữa thường xuyên cầu, đường bộ, gắn trách nhiệm của đơn vị quản lý và
trách nhiệm của từng người công nhân đối với nhiệm vụ của mình đồng thời đảm bảo
ổn định tổ chức quản lý đường bộ và đảm bảo sự an toàn của giao thông đường bộ,
đảm bảo tuổi thọ công trình (quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu, đường bộ được
viết tắt là QL-SCTXCĐB).
ĐIỀU 2 : Nguyên tắc khoán:
1- Tất cả các đơn
vị làm nhiệm vụ quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu, đường bộ đều phải thực hiện
chế độ khoán QL-SCTXCĐB.
2- Khoán
QL-SCTXCĐB được ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư tức Sở Giao thông công chánh mà
đơn vị đại diện là Ban Quản lý dự án khu vực- Công trình từ vốn sự nghiệp GTCC
và Khu Quản lý công trình giao thông công chánh là đơn vị trực tiếp làm công
tác quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu, đường bộ.
3- Hợp đồng giao
nhận khoán dựa trên cơ sở dự toán chính thức được Sở chủ quản duyệt hàng năm,
đây là hợp đồng kinh tế mang tính pháp lý có tác dụng thanh quyết toán với Nhà
nước.
4- Những sự cố về
an toàn giao thông, về chất lượng công việc ảnh hưởng đến quá trình sử dụng và
tuổi thọ của cầu đường phải được xem xét đánh giá, quy trách nhiệm và xử lý cụ
thể đối với từng cấp thực hiện, theo các quy định văn bản hiện hành (theo NĐ
177/CP, NĐ 49/CP, QĐ 20/BXD-GĐ về điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng,
v.v...).
5- Việc khoán
QL-SCTXCĐB phải đảm bảo theo đúng chế độ quản lý kinh tế chung của Nhà nước, đảm
bảo chất lượng cầu đường, đảm bảo được đời sống của người công nhân duy tu và đảm
bảo tinh thần trách nhiệm, tính gắn bó của người công nhân với từng con đường,
cây cầu mình quản lý. Theo các hạng mục như sau :
VỀ KHOÁN DUY TU ĐƯỜNG
BỘ :
A- Công tác quản
lý (hạng mục không có vật tư) :
- Tuần tra mặt đường.
- An toàn giao
thông.
- Trực gác nhà trạm
đội.
- Đếm xe phân luồng.
- Vét đất lề.
- Trực lũ bão.
- Dãy cỏ lề.
- Vét mương, rãnh.
- Phát quang cây cỏ.
- Ban sửa mặt đường.
B- Công tác duy tu
sửa chữa (hạng mục có vật tư) :
- Dặm vá ổ gà bằng
đá xanh.
- Dặm vá ổ gà bằng
bê tông nhựa nóng.
- Dặm vá ổ gà bằng
bê tông nhựa nguội.
- Dặm vá ổ gà bằng
xử lý hố cao su.
- Đắp đất lề.
- Vệ sinh bùn cát,
sạn.
VỀ KHOÁN DUY TU CẦU
:
A- Công tác quản
lý (hạng mục không có vật tư) :
- Kiểm tra thường
xuyên cầu.
- Thanh thải lòng
sông, rạch.
- Vệ sinh mặt cầu.
- Bắt xiết bulông.
- Bôi dầu mỡ gối cầu.
- Tu bổ thiết bị
kiểm tra cầu.
- Gác cầu yếu.
B- Công tác duy tu
sửa chữa (hạng mục có vật tư) :
- Sửa mố cầu.
- Sửa lan can cầu.
- Quét vôi cầu.
- Cạo rỉ sơn.
- Thay ván mặt cầu.
II- NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH KHOÁN :
ĐIỀU 3 : Xây dựng kế hoạch quản lý SCTX đường bộ:
Hằng năm Sở GTCC tổ
chức tổng kiểm tra tình hình cầu đường, đánh giá và dự báo khả năng hư hỏng cần
sửa chữa vào năm kế hoạch sau. Từ tình hình này và dựa vào định ngạch SCTX đường
bộ số 1941/QĐ-GT ngày 13/8/1988 của Bộ Giao thông vận tải để lập mức kinh phí
chuẩn cho 1 km đường và 1m cầu và từ đó xây dựng tổng mức vốn KH QLSCTX đường bộ
thuộc phạm vi quản lý của Sở trình Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 30/10
hàng năm.
Sau khi kế hoạch được
Ủy ban phê duyệt chính thức Sở GTCC tiến hành các bước tiếp theo và tổ chức thực
hiện.
ĐIỀU 4 : Lập dự toán cho công tác QL-SCTX:
Cơ sở để khoán quản
lý SCTX cầu đường bộ phải dựa trên dự toán QL-SCTX được duyệt. Sau khi đã có kế
hoạch chính thức được giao, Sở GTCC chỉ đạo các tổ chức liên quan tiến hành lập
dự toán QLSC thường xuyên cho từng đường, từng cầu. Lập dự toán SCTX căn cứ vào
:
1- Tình hình thực
tế hư hỏng của từng đường, từng cầu. Lấy định ngạch số 1941/QĐ-GT làm cơ sở và căn
cứ tình trạng thực tế để xem xét công việc cần phải thực hiện, công việc nào giảm,
công việc nào tăng (công việc tăng chỉ áp dụng đối với các cầu và đường đã quá
thời gian sửa chữa lớn, tuy nhiên mức độ gia tăng không vượt quá 20% được ngạch
chuẩn).
2- Đơn giá duy tu
được duyệt và chế độ XDCB hiện hành.
3- Trường hợp các
công trình thuộc phạm vi sửa chữa lớn thì phải xác định rõ công việc nào cần
duy tu để đảm bảo an toàn giao thông là chủ yếu.
4- Trường hợp các
khối lượng sửa chữa thuộc định ngạch sửa chữa vừa thì cũng phân khai rõ phạm vi
duy tu sửa chữa thường xuyên đồng thời lập hồ sơ riêng đưa vào kế hoạch các hạng
mục thuộc định ngạch sửa chữa vừa và tiến hành các thủ tục theo qui định Nhà nước.
ĐIỀU 5 : Trường hợp kinh phí kế hoạch thiếu thì vốn được
giải quyết theo các thứ tự các hạng mục ưu tiên sau:
1- Đảm bảo lương
công nhân, công tác quản lý và an toàn giao thông.
2- Quản lý duy tu
cầu.
3- Lề, rãnh và hệ
thống thoát nước mặt đường.
4- Sơn vẽ, sửa chữa
hệ thống cọc tiêu biển báo.
5- Sửa chữa mặt đường.
6- Sửa chữa nền đường.
ĐIỀU 6 : Khi vốn kế hoạch thiếu cần xác định đường và cầu nào thực hiện đầy đủ
các khoản mục trên, công trình nào chỉ thực hiện một số các khoản mục trên dựa
vào các thứ tự ưu tiên sau:
1- Cầu yếu.
2- Cầu, đường ở khu
vực trung tâm có lưu lượng xe cộ cao.
3- Cầu, đường có
lưu lượng xe cộ cao.
4- Cầu, đường qua
các khu vui chơi, giải trí sinh hoạt công cộng.
5- Cầu, đường qua
các trụ sở hành chánh, kinh tế.
Việc lập dự toán
quản lý và sửa chữa thường xuyên do Ban QLDAKV-CT từ vốn sự nghiệp GTCC cùng với
các đơn vị nhận khoán thực hiện sau đó trình cho Giám đốc Sở GTCC duyệt làm cơ
sở cho việc ký hợp đồng khoán đồng thời làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra
thường xuyên và đột xuất.
ĐIỀU 7 : Phương pháp khoán:
Việc khoán quản lý
có thể được thực hiện theo một trong hai phương thức sau :
1- Khoán theo danh
mục quản lý : Căn cứ theo 5 nội dung chủ yếu của công tác khoán quản lý theo định
ngạch sửa chữa thường xuyên đường bộ 1941/QĐ-GT.
a- Công tác quản
lý.
b- Công tác an
toàn giao thông.
c-Công tác sửa chữa
mặt đường, mặt cầu, mố, trụ cầu.
d- Công tác sửa chữa
nền đường, cầu.
e- Công tác sửa chữa
công trình.
Căn cứ vào mức độ
yêu cầu, tầm quan trọng của từng công việc mà phân bổ chi phí theo từng danh mục
trên đối với từng đường, từng cầu từ đó làm cơ sở khoán.
2- Khoán theo khoản
mục chi phí :
Căn cứ vào các khoản
mục chi phí trong kết cấu giá thành của dự toán QL-SCTX được duyệt như nhân
công, xe máy thi công, vật liệu, chi phí, quản lý v.v... để làm cơ sở khoán.
Mục đích cuối cùng
là khoán toàn bộ các khoản mục để đơn vị nhận khoán chủ động và chịu trách nhiệm
đầy đủ tuy nhiên trong giai đoạn đầu chỉ tiến hành khoán một số khoản mục như
nhân công và quản lý phí còn vật tư, xe máy được thanh toán trên cơ sở khối lượng
thực tế. (Cụ thể theo phương án khoán quản lý sửa chữa thường xuyên cầu, đường
bộ).
ĐIỀU 8 : Nghiệm thu công trình
:
Sở Giao thông công
chánh (Ban QLDAKV-CT từ vốn sự nghiệp GTCC) sau khi ký hợp đồng với các đơn vị
nhận khoán. Đồng thời phải gởi bản hợp đồng cho Sở Tài chánh và Chi cục Kho bạc
Nhà nước để làm cơ sở tạm ứng, thanh quyết toán vốn sửa chữa thường xuyên cho
đơn vị nhận khoán theo Thông tư số 78/TT-LB Liên Bộ Tài chính- Giao thông vận tải-
Bưu điện ngày 26 tháng 12 năm 1991 quy định và hướng dẫn chế độ quản lý, cấp
phát vốn quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ.
Quy định nghiệm
thu thanh quyết toán như sau :
1- Cuối hàng
tháng, đơn vị nhận khoán tổ chức nghiệm thu thanh toán cho các tổ, đội trên cơ
sở phân khai nội dung của hợp đồng khoán cho các tháng trong năm.
Thành phần nghiệm
thu hàng tháng có chủ đầu tư (Sở GTCC) hoặc đại diện chủ đầu tư là người giao
khoán.
Kết quả nghiệm thu
phải lập thành biên bản báo cáo cơ quan giao khoán Sở Tài chánh và Chi cục Kho
bạc. Sau khi xem xét kết quả nghiệm thu, cơ quan giao khoán sẽ đề nghị Sở Tài
chánh và Chi cục Kho bạc tạm ứng cho đơn vị nhận khoán để có kinh phí tạm thanh
toán cho các tổ, đội duy tu và công nhân.
2- Cuối hàng quý
và cuối năm Sở Giao thông công chánh (Ban QLDAKV-CT từ vốn sự nghiệp GTCC) tổ
chức nghiệm thu cho đơn vị nhận khoán, kể cả khối lượng ngoài khoán.
Thành phần nghiệm
thu bao gồm :
a- Cơ quan giao
khoán :
- Giám đốc Sở GTCC
hoặc người được ủy quyền.
- Ban QLDAKV-CT từ
vốn sự nghiệp GTCC trực tiếp theo dõi việc ký kết hợp đồng và thực hiện quản lý
việc sửa chữa của đơn vị nhận khoán.
b- Đơn vị nhận
khoán :
- Giám đốc đơn vị
nhận khoán (Khu QLCTGTCC) trực tiếp ký hợp đồng hoặc người được ủy quyền.
- Tổ trưởng, đội
trưởng thuộc phạm vi nghiệm thu.
- Đại diện cho công
nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoán.
- Cán bộ thống kê,
kế toán.
Nội dung nghiệm
thu theo đúng nội dung hợp đồng ; dự toán được duyệt của từng đường, từng cầu,
căn cứ biên bản nghiệm thu và đánh giá chất lượng của từng đường từng cầu để làm
cơ sở thanh toán hợp đồng khoán và là cơ sở để Sở Tài chánh và Chi cục Kho bạc
cấp kinh phí.
ĐIỀU 9 : Việc kiểm tra, thanh tra và phạt :
Sở Giao thông công
chánh (Ban QLDAKV-CT từ vốn sự nghiệp GTCC) và đơn vị nhận khoán ký kết hợp đồng
khoán, các đơn vị nhận khoán phải giao trực tiếp công tác khoán cho từng nhóm
người lao động để tiến hành thực hiện. Đơn vị phụ trách giao khoán tổ chức kiểm
tra thường xuyên và bất thường để đôn đốc và theo dõi việc thực hiện khoán của
đơn vị nhận khoán. Kinh phí tiền lương thanh toán căn cứ vào chất lượng công
trình tốt hay xấu, việc đảm bảo giao thông đạt ở mức độ nào chứ không căn cứ
vào khối lượng thực tế thực hiện.
Trong trường hợp
đã nhận khoán nhưng qua kiểm tra thấy đơn vị nhận khoán thiếu trách nhiệm chưa
hoàn thành nghĩa vụ cần có biện pháp kịp thời để uốn nắn, đôn đốc và có biện
pháp xử lý bằng kinh tế hoặc pháp lý, cụ thể xem mục 3- phần 3 của phương án
khoán quản lý sửa chữa thường xuyên cầu, đường bộ.
Việc khen thưởng,
động viên đối với đơn vị và cá nhân làm tốt công tác khoán sẽ có hướng dẫn
riêng.
ĐIỀU 10 : Để thực hiện quy định khoán quản lý sửa chữa
thường xuyên đường bộ Sở Giao thông công chánh giao Ban Quản lý dự án Khu vực-
Công trình từ vốn sự nghiệp giao thông công chánh quản lý công tác này.
Hợp đồng giao
khoán ký kết giữa Sở Giao thông công chánh (Ban QLDAKV- CT từ vốn sự nghiệp
GTCC) và đơn vị nhận khoán (Khu QLCTGTCC) phải được thể hiện đầy đủ chi tiết.
Hợp đồng khoán được
ký kết theo năm, tuy nhiên hàng tháng đơn vị quản lý giao khoán và đơn vị nhận
khoán phải kê khai cụ thể để xác định khối lượng và kinh phí cho tháng, tùy hạng
mục từng tháng theo điều kiện thời tiết có thể tăng giảm theo tháng tuy nhiên để
ổn định tổ chức, chi phí nhân công và quản lý phí được cân đối phân đều theo
tháng để tạm ứng sau đó nghiệm thu và thanh quyết toán vào cuối từng quý.
ĐIỀU 11 : Điều khoản thi hành
:
- Để công tác
khoán QL-SCTXCĐB được ổn định và liên tục, Ủy ban Kế hoạch và Sở Tài chánh có
trách nhiệm cân đối và giao kịp vốn ngay từ đầu năm và trình thành phố duyệt,
thông báo phân bổ vốn khoán QL-SCTXCĐB cho Sở Giao thông công chánh để tổ chức
thực hiện.
- Căn cứ vào quy định
này, Giám đốc Sở Giao thông công chánh có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng, tổ
chức, chức năng nhiệm vụ quyền hạn cho đơn vị nhận khoán, đào tạo cán bộ kỹ thuật,
trao đổi chính thức với Ban Tổ chức chánh quyền thành phố để triển khai thực hiện.
Trong quá trình thực hiện những điều khoản nào cần bổ sung hoặc không phù hợp Sở
Giao thông công chánh có trách nhiệm nghiên cứu đề xuất trình Ủy ban nhân dân
thành phố duyệt bổ sung cho phù hợp.-
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ