Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 22/2008/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
Ngày ban hành: 20/10/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------

Số: 22/2008/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải:
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP.
Căn cứ Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng CTGT,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: “Quy chế tư vấn giám sát xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 1562/1999/QĐ-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Quy chế tư vấn giám sát xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải”.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Cục trưởng các Cục Quản lý chuyên ngành thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Bộ XD;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu VT, CQLXD (3)

BỘ TRƯỞNG




Hồ Nghĩa Dũng

 

QUY CHẾ

TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2008/QĐ-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định hoạt động tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình, được áp dụng thống nhất đối với tất cả các dự án đầu tư xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải có nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước.

Khuyến khích áp dụng Quy chế này đối với các dự án có nguồn vốn khác.

2. Đối tượng áp dụng

a) Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải.

b) Các tổ chức giám sát do chủ đầu tư thành lập để tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thực hiện theo các quy định cụ thể trong Quy chế này, phù hợp với vai trò, chức năng và nhiệm vụ được giao.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tư vấn giám sát là hoạt động dịch vụ tư vấn, thực hiện các công việc quản lý, giám sát quá trình thi công xây dựng công trình theo hợp đồng với chủ đầu tư.

2. Tổ chức tư vấn giám sát là nhà thầu thực hiện việc tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.

3. Cá nhân tư vấn giám sát là người thuộc tổ chức tư vấn giám sát hoặc người hành nghề độc lập về tư vấn giám sát.

4. Tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng công trình là nhà thầu thực hiện khảo sát, thiết kế kỹ thuật (trong thiết kế 3 bước) hoặc khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công (trong thiết kế 1 bước, 2 bước) làm căn cứ lập hồ sơ mời thầu thi công xây dựng công trình theo hợp đồng với chủ đầu tư.

5. Nhà thầu thi công xây dựng công trình (sau đây gọi là nhà thầu) là tổ chức thực hiện công tác thi công xây dựng công trình theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.

6. Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình (của cá nhân) là giấy xác nhận năng lực hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định (sau đây gọi là chứng chỉ).

Điều 3. Lựa chọn nhà thầu tư vấn giám sát

Các tổ chức tham gia thực hiện công tác tư vấn giám sát thi công các dự án xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải, phải thông qua lựa chọn theo hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu theo các quy định hiện hành.

Chương 2.

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA TƯ VẤN GIÁM SÁT

Điều 4. Nhiệm vụ của tổ chức tư vấn giám sát

Tổ chức tư vấn giám sát có nhiệm vụ: bố trí nhân sự đủ điều kiện năng lực theo quy định và trang thiết bị, dụng cụ cần thiết cho công tác tư vấn giám sát: tổ chức các văn phòng tư vấn giám sát tại hiện trường phù hợp với quy mô, yêu cầu của từng dự án, công trình (đối với dự án xây dựng giao thông, xem Phụ lục – Mô hình tổ chức văn phòng tư vấn giám sát đối với dự án xây dựng giao thông); thực hiện các nhiệm vụ về quản lý chất lượng, quản lý tiến độ thi công, quản lý khối lượng và giá thành xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình. Cụ thể như sau:

1. Quản lý (kiểm soát) chất lượng

a) Kiểm tra, soát xét lại các bản vẽ thiết kế của hồ sơ mời thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật, các điều khoản hợp đồng, đề xuất với chủ đầu tư về phương án giải quyết những tồn tại hoặc điều chỉnh cần thiết (nếu có) trong hồ sơ thiết kế cho phù hợp với thực tế và các quy định hiện hành;

b) Rà soát, kiểm tra tiến độ thi công tổng thể và chi tiết do nhà thầu lập, có ý kiến về sự phù hợp với tiến độ thi công tổng thể; có kế hoạch bố trí nhân sự tư vấn giám sát cho phù hợp với kế hoạch thi công theo từng giai đoạn;

c) Căn cứ hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật đã được duyệt trong hồ sơ mời thầu, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành được áp dụng cho dự án, thực hiện thẩm tra bản vẽ thi công do nhà thầu lập và trình chủ đầu tư phê duyệt;

d) Căn cứ các hồ sơ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công đã được phê duyệt, các quyết định điều chỉnh, để thẩm tra các đề xuất khảo sát bổ sung của nhà thầu, có ý kiến trình chủ đầu tư quyết định; thực hiện kiểm tra, theo dõi công tác đo đạc, khảo sát bổ sung của nhà thầu; kiểm tra, soát xét và ký phê duyệt hoặc trình chủ đầu tư phê duyệt các bản vẽ thiết kế thi công, biện pháp thi công của những nội dung điều chỉnh, bổ sung đã được chủ đầu tư, ban quản lý dự án chấp thuận, đảm bảo phù hợp với thiết kế trong hồ sơ mời thầu;

đ) Kiểm tra các điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 72 của Luật xây dựng;

e) Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình đưa vào công trường; xác nhận số lượng, chất lượng máy móc, thiết bị (giấy chứng nhận của nhà sản xuất, kết quả kiểm định thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận) của nhà thầu chính, nhà thầu phụ theo hợp đồng xây dựng hoặc theo hồ sơ trúng thầu; kiểm tra công tác chuẩn bị tập kết vật liệu (kho, bãi chứa) và tổ chức công trường thi công (nhà ở, nhà làm việc và các điều kiện sinh hoạt khác);

g) Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng nội bộ của nhà thầu: hệ thống tổ chức và phương pháp quản lý chất lượng, các bộ phận kiểm soát chất lượng (từ khâu lập hồ sơ bản vẽ thi công, kiểm soát chất lượng thi công tại công trường, nghiệm thu nội bộ).

h) Kiểm tra và xác nhận bằng văn bản về chất lượng phòng thí nghiệm hiện trường của nhà thầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu; kiểm tra chứng chỉ về năng lực chuyên môn của các cán bộ, kỹ sư, thí nghiệm viên;

i) Giám sát chất lượng vật liệu tại nguồn cung cấp và tại công trường theo yêu cầu của chỉ dẫn kỹ thuật. Lập biên bản không cho phép sử dụng các loại vật liệu, cấu kiện, thiết bị và sản phẩm không đảm bảo chất lượng do nhà thầu đưa đến công trường, đồng thời yêu cầu chuyển khỏi công trường;

k) Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thi công của từng phần việc, từng hạng mục khi có thư yêu cầu từ nhà thầu theo quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật. Kết quả kiểm tra phải ghi nhật ký giám sát của tổ chức tư vấn giám sát hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;

l) Giám sát việc lấy mẫu thí nghiệm, lưu giữ các mẫu đối chứng của nhà thầu; giám sát quá trình thí nghiệm, giám định kết quả thí nghiệm của nhà thầu và xác nhận vào phiếu thí nghiệm;

m) Phát hiện các sai sót thi công, khuyết tật, hư hỏng, sự cố các bộ phận công trình; lập biên bản hoặc hồ sơ sự cố theo quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền giải quyết;

n) Kiểm tra đánh giá kịp thời chất lượng, các hạng mục công việc, bộ phận công trình: yêu cầu tổ chức và tham gia các bước nghiệm thu theo quy định hiện hành;

o) Xác nhận bằng văn bản kết quả thi công của nhà thầu đạt yêu cầu về chất lượng theo quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật của hồ sơ thầu;

p) Kiểm tra, đôn đốc nhà thầu lập hồ sơ hoàn công, thanh, quyết toán kinh phí xây dựng, rà soát và xác nhận để trình cấp có thẩm quyền.

2. Quản lý tiến độ thi công

a) Kiểm tra, xác nhận tiến độ thi công tổng thể và chi tiết các hạng mục công trình do nhà thầu lập đảm bảo phù hợp tiến độ thi công đã được duyệt.

b) Kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công. Khi cần thiết, yêu cầu nhà thầu điều chỉnh tiến độ thi công cho phù hợp với thực tế thi công và các điều kiện khác tại công trường, nhưng không làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ của dự án. Đề xuất các giải pháp rút ngắn tiến độ thi công nhưng không làm ảnh hưởng đến chất lượng và đảm bảo giá thành hợp lý. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì tư vấn giám sát phải đánh giá, xác định các nguyên nhân, trong đó cần phân định rõ các yếu tố thuộc trách nhiệm của nhà thầu và các yếu tố khách quan khác, báo cáo chủ đầu tư bằng văn bản để chủ đầu tư trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định việc điều chỉnh tiến độ của dự án.

c) Thường xuyên kiểm tra năng lực của nhà thầu về nhân lực, thiết bị thi công so với hợp đồng xây dựng hoặc theo hồ sơ trúng thầu và thực tế thi công; yêu cầu nhà thầu bổ sung hoặc báo cáo, đề xuất với chủ đầu tư các yêu cầu bổ sung, thay thế nhà thầu, nhà thầu phụ để đảm bảo tiến độ khi thấy cần thiết.

3. Quản lý khối lượng và giá thành xây dựng công trình

a) Kiểm tra xác nhận khối lượng đạt chất lượng, đơn giá đúng quy định do nhà thầu lập, trình, đối chiếu với hồ sơ hợp đồng, bản vẽ thi công được duyệt và thực tế thi công để đưa vào chứng chỉ thanh toán hàng tháng hoặc từng kỳ, theo yêu cầu của hồ sơ hợp đồng và là cơ sở để thanh toán phù hợp theo chế độ quy định.

b) Đề xuất giải pháp và báo cáo kịp thời lên chủ đầu tư về khối lượng phát sinh mới ngoài khối lượng trong hợp đồng, do các thay đổi so với thiết kế được duyệt. Sau khi có sự thống nhất của chủ đầu tư bằng văn bản, rà soát, kiểm tra hồ sơ thiết kế, tính toán khối lượng, đơn giá do điều chỉnh hoặc bổ sung do nhà thầu thực hiện, lập báo cáo và đề xuất với chủ đầu tư chấp thuận.

c) Theo dõi, kiểm tra các nội dung điều chỉnh, trượt giá, biến động giá: thực hiện yêu cầu của chủ đầu tư trong việc lập, thẩm định dự toán bổ sung và điều chỉnh dự toán; hướng dẫn và kiểm tra nhà thầu lập hồ sơ trượt giá, điều chỉnh biến động giá theo quy định của hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành.

d) Tiếp nhận, hướng dẫn nhà thầu lập lệnh thay đổi và hồ sơ sửa đổi, phụ lục bổ sung hợp đồng. Đề xuất với chủ đầu tư phương án giải quyết tranh chấp hợp đồng (nếu có)

4. Quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường

a) Kiểm tra biện pháp tổ chức thi công, đảm bảo an toàn khi thi công xây dựng của nhà thầu. Kiểm tra hệ thống quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường, việc thực hiện và phổ biến các biện pháp, nội quy an toàn lao động cho các cá nhân tham gia dự án của các nhà thầu.

b) Thường xuyên kiểm tra và yêu cầu nhà thầu đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường tại công trường.

5. Kiểm tra và yêu cầu nhà thầu thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông, tổ chức giao thông của nhà thầu, đặc biệt là đối với các dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng công trình giao thông đang khai thác.

6. Những vấn đề khác

a) Tham gia giải quyết những sự cố có liên quan đến công trình xây dựng và báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền theo quy định hiện hành.

b) Lập báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm) và đột xuất (khi có yêu cầu hoặc khi thấy cần thiết) gửi chủ đầu tư. Các nội dung chính cần báo cáo: tình hình thực hiện dự án; tình hình hoạt động của tư vấn (huy động và bố trí lực lượng, kết quả thực hiện hợp đồng tư vấn); các đề xuất, kiến nghị.

c) Tiếp nhận, đối chiếu và hướng dẫn nhà thầu xử lý theo các kết quả kiểm tra, giám định, phúc tra của các cơ quan chức năng và chủ đầu tư.

7. Tham gia hội đồng nghiệm thu cơ sở theo quy định hiện hành.

Điều 5. Quyền hạn của tổ chức tư vấn giám sát

1. Nghiệm thu khối lượng công trình đã thi công đảm bảo chất lượng, theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt và đảm bảo các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, các quy trình, quy phạm hiện hành.

2. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng.

3. Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận.

4. Đề xuất với chủ đầu tư về những điểm bất hợp lý cần thay đổi hoặc điều chỉnh (nếu có) đối với bản vẽ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật của hồ sơ thầu và các vấn đề khác theo quy định hiện hành.

5. Đình chỉ việc sử dụng vật liệu, cấu kiện không đúng tiêu chuẩn, không đảm bảo chất lượng vận chuyển đến công trường và yêu cầu mang ra khỏi công trường.

6. Đình chỉ thi công khi: phát hiện nhà thầu bố trí nhân lực, các vật liệu, thiết bị thi công không đúng chủng loại, không đủ số lượng theo hợp đồng đã ký hoặc hồ sơ trúng thầu được duyệt; phát hiện nhà thầu thi công không đúng quy trình, quy phạm, chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ thầu và hồ sơ thiết kế được duyệt; biện pháp thi công gây ảnh hưởng tới công trình lân cận, gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông mà nhà thầu đã ký với chủ đầu tư.

7. Kỹ sư tư vấn giám sát được trang bị những thiết bị cần thiết để kiểm tra chất lượng các phần việc thi công của nhà thầu theo đặc thù của từng dự án.

8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Nghĩa vụ của tổ chức tư vấn giám sát

1. Thực hiện đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về những công việc thực hiện của tổ chức mình theo hợp đồng đã ký kết.

2. Thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phù hợp với năng lực và phạm vi hoạt động ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và theo quy định của pháp luật. Bố trí người có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát và đủ điều kiện năng lực để thực hiện giám sát. Không mượn danh nghĩa của tổ chức tư vấn giám sát khác để tham gia lựa chọn và ký hợp đồng thực hiện tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.

3. Từ chối nghiệm thu khi nhà thầu thi công không đảm bảo yêu cầu về chất lượng và các yêu cầu bất hợp lý khác của các bên có liên quan.

4. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp;

5. Không được thông đồng với nhà thầu, chủ đầu tư và có các hành vi khác làm sai lệch kết quả giám sát hoặc nghiệm thu không đúng khối lượng thực hiện.

6. Khi phát hiện nhà thầu có vi phạm, sai phạm trong quá trình thi công về chất lượng và các quy định tại khoản 6, Điều 5 của Quy chế này, phải yêu cầu nhà thầu dừng thi công và thực hiện đúng hợp đồng đã ký với chủ đầu tư hoặc khắc phục hậu quả. Sau khi đình chỉ thi công, phải thông báo ngay cho chủ đầu tư bằng văn bản để chủ đầu tư xem xét quyết định.

7. Bồi thường thiệt hại khi cố ý làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật của dự án.

Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của Tư vấn giám sát trưởng (Giám đốc dự án)

1. Tư vấn giám sát trưởng (Giám đốc dự án) là người đại diện hợp pháp cao nhất tại hiện trường của tổ chức tư vấn giám sát, được tổ chức tư vấn giám sát ủy quyền trực tiếp quản lý, điều hành đơn vị tư vấn giám sát thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ quy định trong Quy chế này và theo các điều khoản hợp đồng đã ký kết giữa tổ chức tư vấn giám sát với chủ đầu tư.

2. Nhiệm vụ của Tư vấn giám sát trưởng

a) Tổ chức và phân công công việc cho các nhóm, các thành viên của tổ chức tư vấn giám sát tại công trường, thông qua tổ chức tư vấn để báo cáo hoặc báo cáo trực tiếp tới chủ đầu tư và thông báo cho các đơn vị liên quan;

b) Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện tư vấn giám sát của các nhóm, các thành viên tư vấn giám sát theo hợp đồng đã ký;

c) Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình;

d) Tổng hợp và lập báo cáo định kỳ (tháng, quý, năm) hoặc đột xuất theo quy định hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư.

3. Quyền hạn của tư vấn giám sát trưởng

Tư vấn giám sát trưởng có quyền phủ quyết các ý kiến, kết quả làm việc không đúng với các quy định trong chỉ dẫn kỹ thuật, quy chuẩn, quy trình xây dựng, hồ sơ thầu của các thành viên trong tổ chức tư vấn giám sát của mình.

4. Nghĩa vụ của tư vấn giám sát trưởng

Tư vấn giám sát trưởng là người chịu trách nhiệm chính trước tổ chức tư vấn giám sát và chủ đầu tư về quản lý điều hành đơn vị tư vấn giám sát tại hiện trường, thực hiện công tác tư vấn giám sát theo đúng hợp đồng đã được ký kết.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của tư vấn giám sát trưởng, kỹ sư tư vấn giám sát thường trú, kỹ sư tư vấn giám sát chuyên ngành, giám sát viên.

Kỹ sư tư vấn giám sát thường trú (sau đây gọi là kỹ sư thường trú) là người đại diện cho Tư vấn giám sát trưởng, quản lý nhóm tư vấn giám sát, thực hiện các nhiệm vụ tư vấn giám sát trong phạm vi được tư vấn giám sát trưởng ủy quyền tại một hoặc một số gói thầu của dự án.

1. Kỹ sư tư vấn giám sát chuyên ngành (sau đây gọi là kỹ sư chuyên ngành) là người giúp tư vấn giám sát trưởng và kỹ sư thường trú; thực hiện kiểm tra bản vẽ thi công, biện pháp thi công của nhà thầu; xử lý những vướng mắc về kỹ thuật trong quá trình thi công: nghiệm thu chất lượng, khối lượng và ký xác nhận theo phân công của tư vấn giám sát trưởng khi nhà thầu có thư yêu cầu; báo cáo tư vấn giám sát trưởng hoặc kỹ sư thường trú về những công việc thực hiện, những vướng mắc cần giải quyết trước khi ra quyết định; các nhiệm vụ khác do tư vấn giám sát trưởng phân công.

2. Giám sát viên là người giám sát và trực tiếp kiểm tra theo dõi quá trình thi công của nhà thầu tại hiện trường về việc thực hiện đúng bản vẽ thi công, biện pháp thi công được duyệt và tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án, công trình; giám sát viên phải báo ngay cho kỹ sư thường trú hoặc kỹ sư tư vấn giám sát chuyên ngành và nhắc nhở nhà thầu về những sai khác hoặc có nguy cơ sai sót khi thi công so với thiết kế; hoặc biện pháp thi công được duyệt; giám sát viên phải thường xuyên có mặt tại hiện trường hướng dẫn, nhắc nhở, theo dõi và ghi lại các chi tiết có liên quan đến các hạng mục thi công của nhà thầu theo sự phân công của kỹ sư thường trú; chịu trách nhiệm trước kỹ sư thường trú, tư vấn giám sát trưởng và pháp luật về những thiếu sót do mình gây ra.

Chương 3.

ĐIỀU KIỆN, NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THAM GIA TƯ VẤN GIÁM SÁT

Điều 9. Điều kiện, năng lực của tổ chức tư vấn giám sát

1. Tổ chức thực hiện công tác tư vấn giám sát phải có tư cách pháp nhân, có đủ điều kiện, năng lực phù hợp với phân cấp, phân loại công trình và công việc theo quy định tại Điều 62 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 2 năm 2005 của Chính phủ.

2. Các tổ chức tư vấn giám sát có năng lực Hạng 1, được thực hiện công tác tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III và IV trong dự án xây dựng giao thông hoặc các dự án xây dựng giao thông nhóm A, B, C.

3. Các tổ chức tư vấn giám sát có năng lực Hạng 2, được thực hiện công tác tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình cấp II, III và IV trong dự án xây dựng giao thông hoặc các dự án xây dựng giao thông nhóm B, C không có công trình cấp I, cấp đặc biệt.

Điều 10. Điều kiện, năng lực của cá nhân tham gia tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình giao thông: Tư vấn giám sát trưởng, kỹ sư thường trú, kỹ sư chuyên ngành và giám sát viên.

1. Tư vấn giám sát trưởng: Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng công trình giao thông. Tùy theo quy mô cấp hạng và mức độ phức tạp của công trình. Tư vấn giám sát trưởng phải có một trong những tiêu chuẩn sau đây:

a) Công trình nhóm A: Có thời gian liên tục làm công tác tư vấn giám sát, thiết kế, thi công công trình xây dựng giao thông tối thiểu 7 năm; đã làm tư vấn giám sát trưởng (giám đốc dự án) hoặc đồng chủ nhiệm dự án (dự án ODA) hoặc phó tư vấn giám sát trưởng (phó giám đốc dự án) của một dự án nhóm A hoặc đã làm giám đốc, phó giám đốc thiết kế hoặc giám đốc điều hành thi công một dự án nhóm A, hoặc đã làm tư vấn giám sát trưởng của hai dự án nhóm B.

b) Công trình nhóm B: Có thời gian liên tục làm công tác tư vấn giám sát, thiết kế, thi công các công trình xây dựng giao thông tối thiểu 5 năm; đã làm tư vấn giám sát trưởng hoặc trợ lý kỹ sư thường trú (các dự án ODA) hoặc phó tư vấn giám sát trưởng một dự án nhóm B hoặc đã làm chủ trì thiết kế, phó giám đốc điều hành thi công một dự án nhóm A hoặc hai dự án nhóm B, hoặc đã làm tư vấn giám sát trưởng của hai công trình nhóm C.

c) Công trình nhóm C: Có thời gian liên tục làm công tác tư vấn giám sát, thiết kế, thi công tối thiểu 5 năm.

2. Kỹ sư thường trú: Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng công trình giao thông; có thời gian liên tục làm công tác tư vấn giám sát, thiết kế, thi công tối thiểu 5 năm, hoặc đã là tư vấn giám sát trưởng hoặc chủ trì thiết kế hoặc giám đốc điều hành thi công một dự án nhóm B.

3. Kỹ sư chuyên ngành (là kỹ sư có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu công việc chuyên môn hoặc nghiệp vụ của dự án): Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng công trình giao thông và được chia thành các loại sau đây:

a) Các dự án nhóm A: Kỹ sư có kinh nghiệm chuyên môn làm công tác thiết kế, tư vấn giám sát, thi công các công trình xây dựng giao thông liên tục từ 5 năm trở lên, đã từng tham gia tư vấn giám sát các dự án nhóm B.

b) Các dự án nhóm B: Kỹ sư có kinh nghiệm chuyên môn làm công tác thiết kế, tư vấn giám sát, thi công các công trình xây dựng giao thông liên tục từ 5 năm trở lên.

c) Các dự án nhóm C: Kỹ sư có kinh nghiệm chuyên môn làm công tác thiết kế và tư vấn giám sát các công trình xây dựng giao thông liên tục từ 5 năm trở lên.

4. Giám sát viên: Phải có chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng công trình giao thông; có năng lực về chuyên môn tư vấn giám sát các công trình xây dựng giao thông; có thâm niên công tác ít nhất 5 năm đối với kỹ sư và 7 năm đối với trình độ cao đẳng.

5. Tổ chức tư vấn phải có hợp đồng lao động với các kỹ sư tư vấn, giám sát viên bố trí cho dự án các hình thức hợp đồng như sau:

a) Tư vấn giám sát trưởng và kỹ sư thường trú: Hợp đồng lao động không thời hạn.

b) Kỹ sư chuyên ngành (chuyên môn hoặc nghiệp vụ chính): Hợp đồng lao động có thời hạn ít nhất bằng thời hạn thực hiện dự án.

c) Giám sát viên: Hợp đồng lao động có thời hạn trên một năm hoặc bằng thời hạn dự án.

Điều 11. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia tư vấn giám sát tại Việt Nam

Tổ chức, cá nhân nước ngoài khi hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải Việt Nam phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Điều 67 của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ và các quy định tại Điều 9, Điều 10 của Quy chế này.

Chương 4.

MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔ CHỨC TƯ VẤN GIÁM SÁT VỚI CHỦ ĐẦU TƯ, NHÀ THẦU, TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ ĐỊA PHƯƠNG

Điều 12. Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát với chủ đầu tư

1. Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát và chủ đầu tư là quan hệ hợp đồng. Tổ chức tư vấn giám sát phải thực hiện đúng nội dung trong hợp đồng đã ký và pháp luật hiện hành, đảm bảo trung thực, khách quan, không vụ lợi và tư vấn để chủ đầu tư không đưa ra những yêu cầu bất hợp lý. Chủ đầu tư không được tự ý thay đổi phạm vi ủy quyền hoặc có những can thiệp làm ảnh hưởng đến tính trung thực khách quan, không vụ lợi của tổ chức tư vấn giám sát.

2. Hợp đồng tư vấn giám sát giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn giám sát phải thể hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mỗi bên. Phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức tư vấn giám sát phải được ghi rõ trong hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu phù hợp với nội dung ủy quyền trong hợp đồng giữa tổ chức tư vấn giám sát với chủ đầu tư và phù hợp với các quy định hiện hành.

Điều 13. Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát với nhà thầu

1. Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát và nhà thầu là quan hệ giữa người giám sát và người chịu giám sát. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định trong hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu và theo các quy định hiện hành.

2. Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát và nhà thầu phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Mỗi bên phải tạo điều kiện cho bên kia thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, hợp tác giải quyết khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, không gây trở ngại hoặc đưa ra các yêu cầu bất hợp lý cho bên kia. Phát hiện và kịp thời cải tiến các tác nghiệp nghiệp vụ, đặc biệt trong các quy định về nghiệm thu, thanh toán để kịp thời giải ngân, thúc đẩy tiến độ của dự án (gói thầu).

b) Nhà thầu phải thông báo kịp thời cho tổ chức tư vấn giám sát bằng văn bản về thời gian, vị trí, nội dung công việc bắt đầu thi công, những công việc đã kết thúc thi công theo quy định của hồ sơ thầu và được hệ thống kiểm tra chất lượng nội bộ kiểm tra đánh giá, chấp thuận. Văn bản thông báo phải gửi trước cho tổ chức tư vấn giám sát ít nhất 24 giờ.

c) Khi tổ chức tư vấn giám sát yêu cầu nhà thầu thực hiện các công việc theo đúng hợp đồng, nhà thầu phải thực hiện kịp thời và đầy đủ.

d) Tổ chức tư vấn giám sát và nhà thầu cũng như nhân viên của hai bên không được trao đổi bất kỳ lợi ích nào ngoài hợp đồng hoặc trái với luật pháp.

e) Trong trường hợp có sự bất đồng giữa tổ chức tư vấn giám sát với nhà thầu mà không tự giải quyết được phải kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Điều 14. Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát và tổ chức tư vấn thiết kế

Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát và tổ chức tư vấn thiết kế là mối quan hệ phối hợp trên cơ sở trao đổi, kiểm tra phát hiện sai sót, bổ sung nhằm hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế đã được duyệt trên cơ sở cập nhật những số liệu cần thiết phù hợp với thực tế trong quá trình thực hiện dự án, cụ thể là:

1. Kiểm tra phát hiện sai sót trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật (hồ sơ mời thầu xây lắp) đã được duyệt và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

2. Trường hợp có thay đổi lớn về thiết kế kỹ thuật (hồ sơ mời thầu xây lắp), tổ chức tư vấn giám sát cần trao đổi với tổ chức tư vấn thiết kế; đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Điều 15. Quan hệ giữa tổ chức tư vấn giám sát với địa phương

Tổ chức tư vấn giám sát phải quan hệ chặt chẽ với chính quyền và nhân dân địa phương trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến dự án trong quá trình xây dựng; tuân thủ pháp luật của Nhà nước, chấp hành các chính sách của địa phương có liên quan đến dự án, tôn trọng phong tục tập quán, tín ngưỡng của nhân dân địa phương; chú trọng việc kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, nhất là đối với các dự án nâng cấp, cải tạo.

Chương 5.

CHẾ ĐỘ, QUYỀN LỢI CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 16. Chế độ, quyền lợi của người thực hiện công tác tư vấn giám sát

1. Người thực hiện công tác tư vấn giám sát được bố trí nơi ăn nghỉ, văn phòng làm việc, phương tiện đi lại tại hiện trường bao gồm cả trang thiết bị văn phòng, thông tin liên lạc, dụng cụ bảo hộ lao động, những thiết bị cần thiết để kiểm tra các phần việc thi công của nhà thầu. Kinh phí cho các hạng mục nêu trên được tính trong tổng chi phí tư vấn giám sát trong giá trị của hợp đồng giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn giám sát, hoặc chủ đầu tư cung cấp những điều kiện nêu trên nếu trong hợp đồng chưa tính những chi phí này.

2. Thời gian làm việc của người làm công tác tư vấn giám sát thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng và phù hợp với pháp luật lao động. Nếu chủ đầu tư hoặc nhà thầu yêu cầu tư vấn giám sát làm việc thêm giờ trong những giai đoạn thi công cao điểm, thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu có thỏa thuận với tổ chức tư vấn giám sát trên cơ sở quy định của pháp luật lao động về việc trả lương ngoài giờ cho tư vấn giám sát.

3. Trường hợp dự án bị kéo dài thời gian so với tiến độ quy định trong kế hoạch đấu thầu, hợp đồng không phải do lỗi của tư vấn giám sát, thì các chi phí phát sinh cho tư vấn giám sát do thời gian kéo dài được chủ đầu tư và tổ chức tư vấn giám sát thương thảo, thống nhất để thanh toán bổ sung vào hợp đồng đã được ký kết giữa chủ đầu tư và tổ chức tư vấn giám sát theo các quy định hiện hành bao gồm cả chi phí nêu tại Khoản 1 Điều này.

4. Tổ chức tư vấn giám sát thực hiện tư vấn giám sát thi công dự án hoặc công trình mà dự án, công trình trong dự án được xét là công trình đạt chất lượng cao của Nhà nước, hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu thì tổ chức tư vấn giám sát đó sẽ được khen thưởng và được ưu tiên trong việc tuyển chọn thực hiện tư vấn giám sát ở các công trình tiếp theo.

Điều 17. Xử lý vi phạm

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, tổ chức và các cá nhân tham gia công tác tư vấn giám sát thi công dự án xây dựng trong ngành giao thông sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành, ngoài ra còn bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây:

1. Tổ chức tư vấn giám sát bị đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ và vi phạm hợp đồng đã ký với chủ đầu tư tùy theo mức độ sẽ không được tham gia đấu thầu hoặc chỉ định thầu thực hiện công tác tư vấn giám sát từ 06 tháng đến 01 năm;

2. Buộc phải thay thế người làm tư vấn giám sát không đảm bảo điều kiện năng lực theo quy định; không được tham gia công tác tư vấn giám sát từ 06 tháng đến 01 năm, nếu bị phát hiện có lỗi vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ như vi phạm đạo đức của người tư vấn giám sát (cho tất cả các chức danh tư vấn), bỏ qua những sai sót của nhà thầu, lợi dụng quyền hạn để tư lợi và các vi phạm khác chưa đến mức thu hồi chứng chỉ.

3. Người làm tư vấn giám sát bị thu hồi chứng chỉ nếu có sai phạm lớn như vi phạm đạo đức tư vấn, cố ý làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng và chất lượng thi công theo quy định của dự án và pháp luật.

4. Trong trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có các vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích của chủ đầu tư thì phải bồi thường thiệt hại và bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Điều khoản thi hành

1. Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông chịu trách nhiệm theo dõi kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, các công tác, cá nhân, liên quan báo cáo kịp thời về Bộ Giao thông vận tải để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Hồ Nghĩa Dũng

 


PHỤ LỤC

MÔ HÌNH TỔ CHỨC VĂN PHÒNG TVGS ĐỐI VỚI DỰ ÁN XDGT
(CHUYÊN NGÀNH ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, CẦU, CẢNG …)

A. Sơ đồ bố trí các Văn phòng TVGS

B. Cơ cấu nhân sự đối với văn phòng TVGS dự án XDGT

VĂN PHÒNG CHÍNH

VĂN PHÒNG HIỆN TRƯỜNG

1. TCGS trưởng (Giám đốc điều hành DA)

2. Bộ phận chuyên môn:

- Kỹ sư chuyên ngành XD công trình (cầu, đường bộ, cảng, đường sắt, xây dựng dân dụng …) phù hợp với loại công trình trong Dự án.

- Kỹ sư chuyên ngành khác: (Vật liệu, địa chất, thủy văn, môi trường, an toàn giao thông, điện, thông tin, tín hiệu …)

- Kỹ sư quản lý khối lượng, chi phí tài liệu (Kỹ sư kinh tế, kinh tế XD ….)

3. Bộ phận văn phòng:

Các nhân viên bố trí phù hợp theo yêu cầu

1. Kỹ sư tthường trú

2. Bộ phận chuyên môn:

- Kỹ sư chuyên ngành XD công trình phù hợp loại công trình, hạng mục của các gói thầu được giao

- Kỹ sư chuyên ngành khác: Kỹ sư vật liệu, Kỹ sư chuyên ngành khác (nếu cần).

- Kỹ sư quản lý khối lượng, chi phí tài liệu

3. Bộ phận văn phòng:

Các nhân viên bố trí phù hợp theo yêu cầu

4. Nhóm giám sát gói thầu

Các Giám sát viên chuyên ngành, phù hợp tính chất công trình, hạng mục của các gói thầu được giao.

Ghi chú:

1. Nguyên tắc điều hành Dự án theo PM (Giám đốc điều hành Dự án)

2. Đối với dự án nhóm A, quy định bắt buộc phải bố trí văn phòng chính và các văn phòng hiện trường. Đối với các dự án nhóm B, C, văn phòng chính có thể kiêm nhiệm vụ của một văn phòng hiện trường. Tùy theo mức độ phức tạp và quy mô của từng dự án và từng gói thầu mà bố trí số lượng văn phòng hiện trường để mỗi văn phòng hiện trường có thể quản lý từ 1 – 3 gói thầu (tương ứng với 1 – 3 nhóm giám sát gói thầu)

3. Mỗi văn phòng phải có ít nhất: 01 kỹ sư chuyên ngành XDGT phù hợp; 01 kỹ sư vật liệu; 01 kỹ sư kinh tế hoặc kinh tế XD và các kỹ sư chuyên ngành khác tùy thuộc vào quy mô, tính chất đặc điểm và khối lượng thực hiện của dự án, gói thầu.

4. Số lượng và cơ cấu nhân sự trong mỗi văn phòng, mỗi gói thầu phải bố trí phù hợp với tiến độ xây dựng (dự án, gói thầu) và phải được Ban QLDA hoặc chủ đầu tư phê duyệt trên cơ sở đề xuất và trình của TVGS trưởng.

THE MINISTER OF TRANSPORT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 22/2008/QD-BGTVT

Hanoi, October 20, 2008

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON SUPERVISION CONSULTANCY ON THE CONSTRUC­TION OF TRANSPORT WORKS

THE MINISTER OF TRANSPORT

Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 51/2008/ND-CP of April 22, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;
Pursuant to the Government's Decree No. 16/2005/ND-CP of February 7, 2005, on management of investment projects on the construction of works, and the Government's Decree No. 112/2006/ND-CP of September 29. 2006, amending and supplementing a.number of articles of Decree No. 16/2005/ND-CP;
Pursuant to the Government's Decree No. 209/2004/ND-CP of December 16, 2004, on quality management of construction works, and the Government's Decree No. 49/2008/ND-CP of April 18, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 209/2004/ ND-CP of December 16. 2004:
At the proposal of the director of the Department for Management of the Construction and Quality of Transport Works,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on supervision consultancy on the construction of transport works.

Article 2.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Transport Minister's Decision No. 1562/1999/ QD-BGTVT of June 29, 1999, promulgating the Regulation on supervision consultancy on the construction of transport works.

Article 3.- The director of the Office, the chief inspector,.directors of departments, the director of the Department for Management of the Construction and Quality of Transport Works, and directors of specialized management departments of the Ministry, directors of provincial/municipal Transport Services, heads of concerned agencies, and concerned organizations and individuals shall implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

MINISTER OF TRANSPORT




Ho Nghia Dung

 

REGULATION

ON SUPERVISION CONSULTANCY ON THE CONSTRUC­TION OF TRANSPORT WORKS
(Promulgated together with the Transport Minister's Decision No. 22/2008/QD-BGTVT of October 20, 2008)

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope and subjects of application

1. Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



It is encouraged to apply this Regulation to projects funded with capital of other sources.

2. Subjects of application

a/ This Regulation applies to organizations and individuals directly engaged or involved in providing supervision consultancy services for the construction of transport works.

b/ Supervision organizations set up by investors to supervise the construction of works shall, within the ambit of their role and assigned functions and tasks, abide by the provisions of this Regulation.

Article 2.- Interpretation of terms

In this Regulation, the terms below are construed as follows:

1.Supervision consultancy means the provision of consultancy services of managing and supervising the process of construction of works under contracts signed with investors.

2. Supervision consultancy organization means a contractor that provides supervision consultancy on the construction of works under contracts signed with investors.

3.Supervision consultancy individual means a person employed by a supervision consultancy organization or a person practicing independent supervision consultancy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Work construction contractor (below referred to as contractor) means an organization constructing works under contracts signed with investors.

6. Work construction supervision practice certificate (of individuals) means a paper certifying the capability to practice work construction supervision, granted by a competent agency according to regulations (below referred to as certificate).

Article 3.- Selection of supervision consultancy contractors

Organizations providing supervision consultancy on the construction of transport projects shall be selected in the form of bidding or contractor appointment according to current regulations.

Chapter 2

TASKS, POWERS AND OBLIGATIONS OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS ENGAGED IN SUPERVISION CONSULTANCY WORK

Article 4.- Tasks of supervision consultancy organizations

To appoint capable employees according to regulations and arrange equipment and instruments necessary for supervision consultancy; to organize supervision consultancy offices at construction sites suitable to the scale and requirements of each project or work (for transport construction projects, see the Appendix on the model of organization of supervision consultancy offices applicable to transport construction projects - not printed herein); to manage the quality and progress of construction, work construction volumes and cost prices, labor safety and environmental sanitation in the course of construction of works. Specifically:

1. Quality management (control)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To review and examine general and detailed construction schedules drawn up by contractors and give comments on the suitability with the general construction schedule; to plan the appointment of supervision consultants according to the construction plan in each period;

c/ Based on approved design dossiers and technical instructions in bidding dossiers and current processes, regulations, branch standards and Vietnam standards applicable to projects, to verify working drawings made by contractors and submit them to investors for approval;

d/ Based on approved technical design dossiers and  working drawings and amending decisions. to verify contractors' proposals on additional survey and presents opinions to investors for decision: to inspect and monitor contractors" topography and additional survey; to inspect, check, and sign for approval of, or submit to investors for approval, working drawings and construction measures the modification and addition of which have been approved by investors and project management units to ensure their suitability with designs in bidding dossiers;

e/ To inspect conditions for starting the construction of works under Article 72 of the Construction Law;

f/ To inspect construction contractors' construction workers and equipment at construction sites; to certify the quantity and quality of machines and equipment (manufacturer certificates, equipment inspection results of accredited organizations of contractors and subcontractors under construction contracts or dossiers of successful bids; to inspect preparations for the storage of materials (warehouse and storing yards) and organization of construction sites (houses, offices and other living conditions);

g/ To inspect contractors' internal quality management systems: organizational systems and quality management methods and quality control divisions (from the stage of making working drawing dossiers, controlling the construction quality at construction sites and conducting internal take-over tests).

h/ To inspect and certify in writing the quality of contractors" laboratories at construction sites as prescribed in bidding dossiers; to inspect certificates of professional capability of officers, engineers and experimenters;

i/ To supervise the quality of materials at supplying sources and construction sites as required by technical instructions. To make written records disallowing the use of poor-quality materials, structure components, equipment and products brought by contractors to construction sites and. at the same time, request the removal of such materials, components, equipment and products out of construction sites;

j/To inspect and check the construction quality of each job and work item upon receiving contractors' letters of request as required in technical instructions. Inspection results must be recorded in supervision diaries of supervision consultancy organizations or made in inspection records according to regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



l/ To detect construction errors, defects, breakdowns and incidents of works' parts; to make records or dossiers of incidents according to current regulations and submit them to competent authorities for settlement:

m/ To inspect and assess in time the quality of work items and parts; to request the organization of and participate in take-over tests according to current regulations;

n/ To certify in writing contractors" construction results that satisfy quality requirements in technical instructions of bid dossiers;

o/ To inspect and urge contractors to make dossiers of completion of works and pay and finalize construction funds, then review and certify them for submission to competent authorities.

2.Management of construction schedules

a/ To inspect and certify contractors* general construction progress and the construction progress of each work item against approved construction schedules.

b/ To inspect and urge construction progress. When necessary, to request contractors to adjust construction schedules to suit practical construction conditions and other conditions at construction sites which, however, must not affect overall schedules of projects. To propose measures to shorten the construction time while ensuring the quality and reasonable cost prices of works. If deeming that projects' overall schedules are prolonged, supervision consultancy organizations shall assess and identify causes, clearly indicating contractors' responsibilities and objective causes, then send written reports thereon to investors for submission to competent authorities for consideration and decision on the adjustment of projects' schedules.

c/ To regularly inspect contractors' capability in terms of construction workers and equipment against construction contracts or successful bid dossiers and based on practical construction conditions; to request contractors to add, or report and propose to investors requests to add or replace contractors or subcontractors to ensure construction schedules when necessary.

3. Management of work construction volumes and cost prices

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To propose solutions and promptly report to investors on work volumes arising outside contracts due to changes compared with approved designs. After reaching investors' written agreement, to examine design dossiers and calculate contractors" work volumes and cost prices resulting from such changes, make reports thereon and propose them to investors for approval.

c/ To monitor and inspect adjustments, price increases or fluctuations; to respond to investors' requests in the elaboration and evaluation of additional cost estimates and the adjustment of cost estimates: to guide and inspect contractors in making dossiers of price increases or adjusting price fluctuations as prescribed in contracts or by current law.

d/ To receive, and guide contractors in making orders of change, amendment dossiers and additional contract annexes. To propose to investors plans to settle contract disputes (if any)

4. Management of labor safety and environmental sanitation

a/ To inspect contractors' measures to organize construction and ensure construction safety. To inspect labor safety and environmental sanitation management systems, the application and dissemination of labor safety measures and rules to individuals participating in contractors' projects.

b/ To regularly inspect and request contractors to ensure labor safety and environmental sanitation at construction sites.

 5. To inspect and request contractors to take measures to ensure and organize traffic, especially for projects on upgrading, renovation or expansion of traffic works in operation.

 6. Other matters

a/To participate in dealing with incidents related to construction works and report them to competent authorities according to current regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To receive, compare, and guide contractors in acting according to, inspection, appraisal and verification results of functional agencies and investors

7. To join grassroots checking councils according to current regulations.

Article 5.- Powers of supervision consultancy organizations

1. To check volumes of constructed works which satisfy quality requirements according to approved design dossiers, requirements of technical standards applicable to projects as well as current processes and regulations.

2. To request construction contractors to strictly observe contractual terms.

3. To reserve their opinions in supervision jobs they perform.

4. To propose to investors unreasonable points (if any) in blueprints and technical instructions of bid dossiers which should be changed or adjusted, and other matters according to current regulations.

5. To stop the use of materials or structure components failing to satisfy standard and quality requirements which are transported to, and request the removal of such materials or components out of. construction sites.

6. To suspend construction when detecting that contractors appoint incapable personnel or arrange improper or insufficient construction materials and equipment compared to signed contracts or approved dossiers of successful bids; or detecting that contractors construct works not according to processes, regulations or technical instructions in approved bid dossiers and design dossiers; or when construction methods affect adjacent works, pollute the environment and fail to ensure labor and traffic safety according to contracts signed between contractors and investors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Other powers as provided for by law.

Article 6.- Obligations of supervision consultancy organizations

1. To fully observe the terms of contracts signed with investors. To take responsibility before investors and law for jobs they perform under signed contracts.

2. To supervise the construction of works according to their capability and scope of operation indicated in business registration certificates and under law. To arrange capable persons who possess supervision consultancy practice certificates to conduct supervision. Not to take the names of other supervision consultancy organizations to participate in selecting and signing contracts on providing supervision consultancy on the construction of works.

3. To refuse to check works if construction contractors fail to satisfy quality requirements or decline other unreasonable requests of related parties.

4. To buy professional liability insurance.

5. Not to collude with contractors or investors in or commit other acts of falsifying supervision results or checking works not based on constructed work volumes.

6. If detecting contractors' violations of quality regulations and the provisions of Clause 6, Article 5 of this Regulation in the course of construction, to request contractors to halt construction and strictly observe the terms of contracts signed with investors or remedy consequences. After suspending construction, to immediately notify such suspension in writing to investors for consideration and decision.

7. To pay damages for intentionally falsifying supervision results for work volumes constructed not according to designs, construction regulations or standards or technical instructions applicable to projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The chief supervision consultant (project director) shall act as the highest legal representative of a supervision consultancy organization at the construction site, who is authorized by such organization to personally manage and administer the supervision consultancy unit in performing the tasks, powers and obligations defined in this Regulation and the terms of the contract signed between the supervision consultancy organization, and investor.

2. Tasks of chief supervision consultants

a/ To organize activities for and assign tasks to teams and members of supervision consultancy organizations at construction sites and, report through consultancy organizations or directly to investors and notify concerned units thereof;

b/ To inspect and urge supervision consultancy provided by teams and members of supervision consultancy organizations under signed contracts;

c/ To coordinate with related parties in solving problems arising in the course of construction of works;

d/ To sum up performed jobs and make regular (monthly, quarterly or annual) or irregular reports thereon according to regulations or at the request of investors.

3. Powers of chief supervision consultants

Chief supervision consultants may veto opinions or work resuits of members of their supervision consultancy organizations which are contrary to technical instructions, construction regulations or processes or bid dossiers.

4. Obligations of chief supervision consultants

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- Tasks, powers and obligations of chief supervision consultants, resident supervision consultancy engineers, specialized supervision consultancy engineers and supervisors

Resident supervision consultancy engineers (below referred to as resident engineers) shall represent chief supervision consultants and managers of supervision consultancy teams in performing supervision consultancy tasks as authorized by chief supervision consultants in one or several bidding packages of a project.

1. Specialized supervision consultancy engineers (below referred to as specialized engineers) shall assist chief supervision consultants and resident engineers; inspect contractors' working drawings and construction measures; solve technical problems in the course of construction; check the quality and volumes of works and sign for certification as assigned by chief supervision consultants upon receiving contractors' written requests; report to chief supervision consultants or resident engineers on performed tasks and to-be-settled problems before making decisions; and perform other tasks as assigned by chief supervision consultants.

2. Supervisors shall supervise and personally inspect and monitor the course of contractors' constructional construction sites with respect to the adherence to approved working drawings and construction measures and technical standards applicable to projects and works. Supervisors shall immediately report to resident or specialized engineers on and remind contractors of errors or possible errors during construction as compared with approved designs or construction measures. Supervisors shall regularly be present at construction sites to guide, remind, monitor and record details related to contractors' construction items as assigned by resident engineers; and take responsibility before resident engineers, chief supervision consultants and law for their errors.

Chapter 3

CAPABILITY CONDITIONS ON ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS ENGAGED IN SUPERVISION CONSULTANCY WORK

Article 9.- Capability conditions on supervision consultancy organizations

1. Supervision consultancy organizations must have the legal entity status and sufficient capability conditions suitable to grades and classes of works and jobs under Article 62 of the Government's Decree No. 16/2005/ND-CP of February 7,2005.

2. Class-1 supervision consultancy organizations may provide supervision consultancy on the construction of transport construction projects' works of special grade and grades I, II, III and IV or transport construction projects of groups A. Band C.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- Capability conditions on individuals being chief supervision consultants, resident engineers, specialized engineers and supervisors providing supervision consultancy on the construction of transport works

1. Chief supervision consultants must possess practice certificates for supervising the construction of transport works. Depending on the scale, grades and complexity of works, chief supervision consultants must satisfy one of the following criteria:

a/ For group-A works: Having worked continuously for at least 7 years in providing consultancy on supervision, designing or construction of transport works; having worked as chief supervision consultant (project director) or co-director for a project (ODA projects) or deputy chief supervision consultant (project deputy director) for a group-A project, designing director or deputy director or executive director for the construction of a group-A project, or chief supervision consultant for two group-B projects.

b/ For group-B projects: Having worked continuously for at least 5 years in providing consultancy on supervision, designing or construction of transport works: having worked as chief supervision consultant or resident engineer assistant (of ODA projects) or deputy chief supervision consultant for a group-B project, or having been in charge of designing or as executive deputy director for the construction of a group-A project or two group-B projects, or chief supervision consultant for two group-C works.

c/ For group-C works: Having worked continuously for at least 5 years in providing supervision, designing or construction consultancy.

2. Resident engineers must possess practice certificates for supervising the construction of transport works; have worked continuously for at least 5 years in providing supervision, designing and construction consultancy, or worked as chief supervision consultant or been in charge of designing or as the executive director for the construction of a group-B project.

3. Specialized engineers (engineers with training majors suitable to professional requirements of projects) must possess practice certificates for supervising the construction of transport works, specifically:

a/ For group-A projects: Having at least 5 consecutive years' professional experience in designing, supervision consultancy and construction of transport works and having participated in providing supervision consultancy for group-B projects.

b/ For group-B projects: Having at least 5 consecutive years' professional experience in designing, supervision consultancy and construction of transport works.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Supervisors must possess practice certificates for supervising the construction of transport works: have professional capability to provide supervision consultancy on the construction of transport works: and have at least 5 years working experience, for engineers, or 7 years, for persons holding a collegial degree.

5. Consultancy organizations must enter into labor contracts with consultancy engineers and supervisors for projects in the following forms:

a/ For chief supervision consultants and resident engineers: Indefinite-term labor contracts.

b/ For specialized engineers (professional specialties): Labor contracts of a term at least equal to the project execution duration.

c/ For supervisors: Labor contracts of a term of more than one year or equal to the project execution duration.

Article 11.- Capability conditions on foreign organizations and individuals providing supervision consultancy in Vietnam

To practice supervision consultancy on the construction of transport works in Vietnam, foreign organizations and individuals must satisfy all the capability conditions specified in Article 67 of the Government's Decree No. 16/2005/ND-CP of February 7, 2005. and Articles 9 and 10 of this Regulation.

Chapter 4

RELATIONSHIP BETWEEN SUPERVISION CONSULTANCY ORGANIZATIONS AND INVESTORS. CONTRACTORS. DESIGNING CONSULTANCY ORGANIZATIONS AND LOCALITIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The relationship between supervision consultancy organizations and investors is a contractual relationship. Supervision consultancy organizations shall observe the terms of signed contracts and current law, ensuring truthfulness, objectivity and disinterestedness, and provide no consultancy that prompts investors to make unreasonable requests. Investors may not change at their own discretion the scope of authorization or make interventions affecting the truthfulness, objectivity and disinterestedness of supervision consultancy organizations.

2. Supervision consultancy contracts between investors and supervision consultancy organizations must fully indicate tasks, powers and obligations of each party. The scope of powers and obligations of supervision consultancy organizations must be clearly indicated in contracts between investors and contractors as authorized in contracts between supervision consultancy organizations and investors according to current regulations.

Article 13.- Relationship between supervision consultancy organizations and contractors

1. The relationship between supervision consultancy organizations and contractors is the relationship between supervisors and supervisees. The rights and obligations of each party are defined in contracts between investors and contractors according to current regulations.

2. The relationship between supervision consultancy organizations and contractors must meet the following requirements:

a/ Each party shall create conditions for the other to well perform its tasks and cooperate with the other in overcoming difficulties arising in the course of implementation of projects, neither causing obstacles nor putting unreasonable requests to the other party. The parties shall detect problems in and improve promptly professional operations, especially in check and payment regulations, in order to make timely disbursement and speed up the implementation of projects (bidding packages).

b/ Contractors shall promptly notify in writing supervision consultancy organizations of the time and location for starting the construction, construction jobs to be started and having finished which are specified in bid dossiers and inspected, assessed and accepted by internal quality inspection systems. Such written notices must be sent to supervision consultancy organizations at least 24 hours in advance.

c/ Contractors shall promptly and fully perform the jobs under contracts at the request of supervision consultancy organizations.

d/ Supervision consultancy organizations and contractors as well as their employees may not exchange any benefits outside their contracts or in contravention of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- Relationship between supervision consultancy organizations and designing consultancy organizations

The relationship between supervision consultancy organizations and designing consultancy organizations is a coordination relationship based on the exchange, inspection and detection of errors and supplementation aiming to complete approved design dossiers through updating necessary data suitable to practical conditions in the course of project implementation, specifically:

1. Inspecting and detecting errors in approved technical design dossiers (construction and installation bidding dossiers) and reporting them to competent authorities for consideration and decision.

2. In case of big changes in technical design dossiers (construction and installation bidding dossiers), supervision consultancy organizations shall consult designing consultancy organizations and. at the same time, report them to competent authorities for consideration and decision.

Article 15.- Relationship between supervision consultancy organizations and localities

Supervision consultancy organizations must maintain a close relationship with local administrations and people in settling project-related maters in the course of construction, observe project-related state laws and local policies; respect customs, habits and beliefs of local people; and attach importance to inspecting the assurance of traffic safety and environmental sanitation, especially for upgrading and renovation projects.

Chapter 5

ENTITLEMENTS AND BENEFITS OF SUPERVISION CONSULTANCY ORGANIZATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 16.- Entitlements and benefits of supervision consultants

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The working duration of supervision consultants comply with contractual terms and the labor law. Investors or contractors who request supervision consultants to spend extra time working in peak construction periods shall reach agreement with supervision consultancy organizations underthe labor law regarding overtime  pays to supervision consultants.

3. In case projects are prolonged compared with the schedule specified in bidding plans or contracts not through the fault of supervision consultants, arising expenses for supervision consultancy caused by such a prolongation, including expenses mentioned in Clause 1 of this Article, shall be negotiated and agreed by investors and supervision consultancy organizations in order to make additional payment for contracts already signed between investors and supervision consultancy organizations according to current regulations.

4. Supervision consultancy organizations providing supervision consultancy on the construction of projects or works which are regarded as high-quality works of the State and completed on schedule will be commended and given priority to be selected for the provision of supervision consultancy for subsequent works.

Article 17.- Handling of violations

Depending on the nature and severity of and consequences caused by violations, organizations or individuals providing supervision consultancy on the construction of transport projects shall be handled according to current regulations and in one of the following forms:

1. Depending on the nature of their violations, supervision consultancy organizations which are assessed as having failed to fulfill their tasks and breaching contracts already signed with investors will be banned from participation in bidding or contractor appointment for providing supervision consultancy for between 6 months and one year.

2. Supervision consultants that fail to satisfy prescribed capability conditions must be replaced; these consultants may not participate in supervision consultancy work for between 6 months and one year and. if being detected as having breached the code of- conduct of supervision consultants (applicable to all titles) while performing their tasks, ignoring contractors* errors, abusing their powers for self-seeking purposes or committing other violations which are not serious enough for having their certificates revoked.

3. Supervision consultants will have their certificates revoked if committing serious violations such as breaching the code of conduct of consultants, and intentionally falsifying supervision results for construction volumes and quality as required by projects and law.

4. If committing law-breaking acts or violations causing serious damage to property and interests of investors, violators shall pay damages and be examined for penal liability in accordance with law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The Department for Management of the Construction and Quality of Transport Works shall oversee and inspect the implementation of this Regulation.

2. Problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Transport for consideration and adjustment as appropriate.

 

 

MINISTER OF TRANSPORT




Ho Nghia Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 22/2008/QĐ-BGTVT ngày 20/10/2008 về quy chế tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình trong ngành giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


22.334

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.34.237
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!