UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2003/QĐ-UBND
|
Nha
Trang, ngày 05 tháng 8 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CÁC VỊ TRÍ ĐẤU
NỐI ĐƯỜNG NGANG VÀO QUỐC LỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật
tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật
Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Nghị
định số 11/2010/NĐ-CP ngày của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Quyết
định số 1168/QĐ-UBND, ngày 04/7/2006 của UBND tỉnh Khánh Hòa V/v cho phép tiến
hành lập dự án Quy hoạch các vị trí đấu nối đường ngang vào Quốc lộ trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Quyết
định số 3070/QĐ-UBND , ngày 25/11/2009 của UBND tỉnh Khánh Hoà V/v phê duyệt Qui
hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Công
văn số 7876/BGTVT-VT, ngày 13/12/2005 của Bộ Giao thông vận tải V/v thoả thuận
đấu nối các đường ngang vào Quốc lộ 1 từ Km 1446+950 đến Km1453+230 trên địa
bàn tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ Công
văn số 3593/BGTVT-KCHT, ngày 02/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải V/v thoả thuận
qui hoạch các điểm đấu nối vào Quốc lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa;
Xét đề nghị
của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1451/TTr-SGTVT-GT ngày
23/7/2010 V/v đề nghị phê duyệt Quy hoạch các vị trí đấu nối đường ngang vào Quốc
lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Quy hoạch các vị trí đấu nối đường ngang vào Quốc lộ trên địa bàn tỉnh
Khánh Hòa, với những nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu quy
hoạch:
Quản lý, sử dụng
hành lang an toàn đường bộ các tuyến quốc lộ trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa để đảm
bảo an toàn giao thông và góp phần nâng cao năng lực khai thác trên các tuyến
quốc lộ.
2. Quan điểm
quy hoạch:
- Các vị trí đường
nhánh (đường giao thông công cộng địa phương, đường vào, ra khu công nghiệp,
khu dân cư, khu thương mại, khu hành chính...); các cửa hàng xăng dầu đấu nối
vào quốc lộ đảm bảo khoảng cách theo quy định tại Văn bản số 2241/BGTVT-VT ngày
24/4/2006 của Bộ Giao thông vận tải.
- Các vị trí đấu
nối vào quốc lộ được quy hoạch ở khu vực ngoài đô thị, các vị trí đấu nối nằm
trong khu vực đô thị giữ nguyên và tuân thủ theo quy hoạch xây dựng.
- Các vị trí đấu
nối bị xóa bỏ kết nối vào quốc lộ phải thông qua các nút giao thông hoặc điểm đấu
nối tại các vị trí quy hoạch bằng hệ thống đường gom được xây dựng dọc quốc lộ
và nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ.
3. Nội dung quy
hoạch:
3.1 Quy hoạch
các vị trí đấu nối vào quốc lộ 1A:
Đoạn Quốc lộ 1A
qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa dài 152 km với tổng số vị trí đấu nối đường ngang hiện
có là 487 vị trí (tính cả 2 bên), trong đó số vị trí đấu nối đường ngang trong
khu đô thị là 205 vị trí, số vị trí đấu nối đường ngang ngoài khu đô thị là 282
vị trí.
Tổng số các vị
trí quy hoạch đấu nối đường ngang ngoài đô thị là 106 điểm đấu nối (gồm 14 điểm
đấu nối mới và 92 điểm đấu nối đường cũ đã có sẵn). Các vị trí cụ thể trong Phụ
lục 1 (Phụ lục kèm theo).
Số lượng các đường
ngang đấu nối hiện hữu phải đóng do không đảm bảo khoảng cách theo quy định là:
183 điểm.
3.2 Quy hoạch
các vị trí đấu nối vào quốc lộ 26:
Đoạn Quốc lộ 26
qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa dài 32 Km với tổng số các vị trí đường ngang hiện có
là 77 vị trí (tính cả 2 bên), trong đó số vị trí đấu nối đường ngang trong khu
đô thị là 31 vị trí, số vị trí đấu nối đường ngang ngoài khu đô thị là 46 vị
trí.
Tổng số các vị
trí quy hoạch đấu nối đường ngang ngoài đô thị là 15 điểm đấu nối (gồm 1 điểm đấu
nối mới và 14 điểm đấu nối đường cũ đã có sẵn). Các vị trí cụ thể trong Phụ lục
2 (Phụ lục kèm theo).
Số lượng các vị
trí đường ngang đấu nối hiện hữu phải đóng do không đảm bảo khoảng cách theo
quy định là: 32 điểm.
3.3 Quy hoạch
các vị trí đấu nối vào quốc lộ 26B:
Đoạn Quốc lộ
26B qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa dài 14,3Km với tổng số các vị trí đường ngang hiện
trạng tính cả 2 bên là 06 vị trí.
Tổng số các vị
trí quy hoạch đấu nối đường ngang là 09 điểm đấu nối (gồm 08 điểm đấu nối mới
và 01 điểm đấu nối đường cũ có sẵn). Các vị trí cụ thể trong Phụ lục 3 (Phụ lục
kèm theo).
Số lượng các vị
trí đường ngang đấu nối hiện hữu phải đóng do không đảm bảo khoảng cách theo
quy định là: 05 điểm.
3.4 Quy hoạch
các vị trí đấu nối vào quốc lộ 27B:
Đoạn Quốc lộ
27B qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa dài 8,66Km với tổng số các vị trí đấu nối đường
ngang hiện có tính cả 2 bên là 05 vị trí.
Tổng số các vị
trí quy hoạch đấu nối đường ngang là 4 điểm đấu nối (gồm 01 điểm đấu nối mới và
03 điểm đấu nối đường cũ có sẵn). Các vị trí cụ thể trong Phụ lục 4 (Phụ lục
kèm theo).
Số lượng các vị
trí đường ngang đấu nối hiện hữu phải đóng do không đảm bảo khoảng cách theo
quy định là: 02 điểm.
3.5 Quy hoạch đấu
nối các cửa hàng xăng dầu vào quốc lộ:
3.5.1 Quy hoạch
đấu nối các cửa hàng xăng dầu vào quốc lộ 1A:
Trên tuyến Quốc
lộ 1A hiện có 67 cửa hàng xăng dầu (gồm có 24 cửa hàng xăng dầu trong đô thị và
43 cửa hàng xăng dầu ngoài đô thị).
Tổng số các cửa
hàng xăng dầu ngoài đô thị được đấu nối trực tiếp vào quốc lộ là 14 cửa hàng.
Các vị trí cụ thể trong Phụ lục 1A (Phụ lục kèm theo).
Số lượng các cửa
hàng xăng dầu hiện hữu phải đóng do không đảm bảo khoảng cách theo quy định là
29 cửa hàng, các cửa hàng này được đấu nối vào đường gom để kết nối ra quốc lộ.
3.5.2 Quy hoạch
đấu nối các cửa hàng xăng dầu vào quốc lộ 26:
Trên tuyến Quốc
lộ 26 hiện có 7 cửa hàng xăng dầu (gồm có 03 cửa hàng xăng dầu trong đô thị và
04 cửa hàng xăng dầu ngoài đô thị).
Tổng số các cửa
hàng xăng dầu ngoài đô thị được đấu nối trực tiếp vào quốc lộ là 02 cửa hàng.
Các vị trí cụ thể trong Phụ lục 2A (Phụ lục kèm theo).
Số lượng các cửa
hàng xăng dầu hiện hữu phải đóng do không đảm bảo khoảng cách theo quy định là
02 cửa hàng, các cửa hàng này được đấu nối vào đường gom để kết nối ra quốc lộ.
3.5.2 Phương án
di dời các cửa hàng xăng dầu:
Giai đoạn từ
năm 2010 đến năm 2020 không quy hoạch và phát triển các cửa hàng xăng dầu trên
các tuyến quốc lộ. Các cửa hàng xăng dầu không đấu nối trực tiếp quốc lộ, thực
hiện đấu nối vào đường gom đảm bảo sau năm 2011 trên các tuyến quốc lộ chỉ tồn
tại 14 cửa hàng xăng dầu được đấu nối trực tiếp quốc lộ.
3.6 Quy hoạch hệ
thống đường gom dọc quốc lộ:
3.6.1 Quy hoạch
hệ thống đường gom dọc quốc lộ 1A:
Trên đoạn tuyến
quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh có 198 đường ngang bị đóng. Giai đoạn dự kiến đến
tháng 12/2015 sẽ đóng khoảng 50% số lượng đường ngang (94 đường ngang) kết hợp
xây dựng hệ thống đường gom nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ. Giai đoạn này
chủ yếu đóng các đường ngang ở xa các khu dân cư, dễ thực hiện công tác đền bù
giải tỏa, ưu tiên xây dựng các tuyến đường gom có các cửa hàng xăng dầu bị di dời.
Giai đoạn 2 đến cuối năm 2020 sẽ thực hiện đóng 94 đường ngang còn lại.
3.6.2 Quy hoạch
hệ thống đường gom dọc quốc lộ 26:
Trên đoạn tuyến
quốc lộ 26 qua địa bàn tỉnh có 32 đường ngang bị đóng. Giai đoạn dự kiến đến
tháng 12/2015 sẽ đóng khoảng 50% số lượng đường ngang (16 đường ngang) kết hợp
xây dựng hệ thống đường gom nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ. Giai đoạn này
chủ yếu đóng các đường ngang ở xa các khu dân cư, dễ thực hiện công tác đền bù
giải tỏa, ưu tiên xây dựng các tuyến đường gom có các cửa hàng xăng dầu bị di dời.
Giai đoạn 2 đến cuối năm 2020 sẽ thực hiện đóng 16 đường ngang còn lại.
3.6.3 Quy hoạch
hệ thống đường gom dọc quốc lộ 26B:
Trên đoạn tuyến
quốc lộ 26B qua địa bàn tỉnh có 06 đường ngang bị đóng. Dự kiến đến tháng
12/2015 sẽ đóng toàn bộ 06 đường ngang, kết hợp xây dựng hệ thống đường gom nằm
ngoài hành lang an toàn đường bộ.
3.6.4 Quy hoạch
hệ thống đường gom dọc quốc lộ 27B:
Trên đoạn tuyến
quốc lộ 27B qua địa bàn tỉnh có 02 đường ngang bị đóng. Dự kiến đến tháng
12/2015 sẽ đóng toàn bộ 02 đường ngang, kết hợp xây dựng hệ thống đường gom nằm
ngoài hành lang an toàn đường bộ.
3.7 Nguồn vốn
thực hiện quy hoạch hệ thống đường gom:
Nguồn vốn thực
hiện quy hoạch hệ thống đường gom được huy động từ các nguồn sau:
- Vốn ngân sách
nhà nước (Trung ương và địa phương).
- Vốn đầu tư của
các tổ chức kinh tế - xã hội.
- Vốn cộng đồng
dân cư đóng góp.
- Các nguồn vốn
khác.
Điều 2. Các chính sách, giải pháp và tổ chức thực
hiện:
1. Các giải
pháp, chính sách:
- Tận dụng nguồn
vốn của trung ương thực hiện công tác GPMB hành lang an toàn đường bộ của các
tuyến Quốc lộ theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường
sắt.
- Tranh thủ sự
hỗ trợ nguồn vốn trung ương thực hiện đầu tư các dự án trong khu kinh tế Vân
Phong, lồng ghép xây dựng hệ thống đường gom qua khu kinh tế.
- Bố trí vốn
ngân sách địa phương hàng năm khoảng 100 tỷ đồng để thực hiện công tác GPMB và
đầu tư xây dựng hệ thống đường gom. Ưu tiên xây dựng các tuyến đường gom có các
cửa hàng xăng dầu bị di dời.
- Huy động nguồn
vốn của các doanh nghiệp thực hiện các dự án có ảnh hưởng đến tuyến quốc lộ, thực
hiện xây dựng các tuyến đường gom.
2. Tổ chức thực
hiện:
- Sở Giao thông
vận tải: Quản lý quy hoạch, tham mưu đề xuất với UBND tỉnh lập phương án đầu tư
xây dựng hệ thống đường gom trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các chủ đầu tư
trong công tác thẩm định về an toàn giao thông các điểm đấu nối có trong quy hoạch
trước khi trình Tổng Cục đường bộ Việt Nam chấp thuận thiết kế kỹ thuật và cấp
phép thi công xây dựng nút giao.
- Sở Công
thương: Tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh Quyết định số 3070/QĐ-UBND , ngày
25/11/2009 V/v phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng xăng dầu trên địa
bàn tỉnh Khánh Hoà đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Phối hợp với Sở
liên quan xây dựng phương án di dời các cửa hàng xăng dầu không có trong quy hoạch
các điểm đấu nối để đến sau năm 2011 trên địa bàn tỉnh bảo đảm số lượng cửa
hàng xăng dầu theo quy hoạch được duyệt.
- Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Tài chính: Cân đối và bố trí vốn hàng năm để thực hiện quy hoạch.
Nghiên cứu huy động các nguồn vốn khác để thực hiện xây dựng hệ thống đường
gom.
- Sở Tài nguyên
và Môi trường: Phối hợp với các địa phương trong công tác GPMB để xây dựng hệ
thống đường gom trên địa bàn tỉnh.
- Uỷ ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố: Trên cơ sở quy hoạch được duyệt quản lý và thực
hiện đúng quy định.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Giao thông vận tải, Tài chính, Xây dựng,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ
tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: Vạn Ninh, Ninh Hoà, Nha Trang, Cam Lâm,
Diên Khánh, Cam Ranh, Trưởng ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong và thủ trưởng
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ GTVT;
- TT Tỉnh uỷ;
- TT HĐND, UBND tỉnh;
- Phòng KT, XD-NĐ;
- Lưu VT,HgP,CN.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
|