BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1999/QĐ-CHHVN
|
Hà
Nội, ngày 27
tháng 12 năm 2016
|
QUYẾT
ĐỊNH
HƯỚNG DẪN HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH
HÀNG HẢI
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG HẢI
VIỆT NAM
Căn cứ Bộ Luật Hàng hải
Việt Nam ngày 25/11/2015;
Luật Thống kê số
89/2015/QH13 ngày 23/11/2015;
Căn cứ Quyết định số
43/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ
tiêu thống kê quốc gia thay thế Hệ
thống chỉ tiêu quốc gia năm
2005;
Căn cứ Quyết định số
15/2014/QĐ-TTg ngày 17/02/2014
của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chế độ báo cáo
thống kê tổng
hợp áp dụng đối với Bộ, ngành;
Căn cứ Quyết định số 1155/2015/QĐ-BGTVT
ngày 03/4/2015 của Bộ Giao thông vận tải
về việc quy định chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Thông tư số
41/2014/TT-BGTVT ngày 15/9/2014
của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành “Hệ thống chỉ tiêu thống
kê ngành Giao thông vận tải”;
Căn cứ Thông tư số
58/2014/TT-BGTVT ngày 27/10/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định chế độ báo
cáo thống kê tổng hợp ngành GTVT;
Theo đề nghị của Trưởng
phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban
hành kèm theo Quyết định này hướng dẫn Hệ thống chỉ tiêu và Chế độ báo cáo thống
kê ngành hàng hải.
Điều
2. Trách
nhiệm thực hiện thi hành
a) Các phòng tham mưu
thuộc Cục định kỳ tổng hợp
các số liệu thống kê được
phân công phụ trách, cung cấp cho Phòng Vận tải và dịch vụ hàng hải tổng
hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo quy định và công bố
trên trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam.
b) Các Cảng vụ hàng hải,
Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực, Công ty hoa tiêu hàng hải và
các cơ quan, đơn vị liên quan khác có trách nhiệm thu thập, tổng hợp các số liệu
thống kê theo lĩnh vực phụ trách và báo cáo
về Cục Hàng hải Việt Nam để tổng hợp.
Điều
3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế Quyết
định số 129/QĐ-CHHVN ngày 12/02/2015 của Cục Hàng hải Việt Nam về việc hướng dẫn
“Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành hàng hải” và Quyết định số 130/QĐ-CHHVN ngày
12/02/2015 của Cục Hàng hải Việt Nam về việc hướng dẫn chế độ báo cáo thống kê
ngành hàng hải.
Điều
4. Chánh
Văn phòng Cục, Chánh Thanh tra Cục, các Trưởng phòng tham mưu, Chi Cục trưởng
Chi cục Hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Các Phó Cục trưởng
- Văn phòng cục (để đăng Website);
- Lưu: VT, VTDVHH (03);
|
CỤC
TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Sang
|
HƯỚNG DẪN
HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH HÀNG HẢI
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1999/QĐ-CHHVN
ngày 27 tháng 12
năm 2016 của Cục trưởng Cục Hàng hải
Việt Nam)
PHẦN
1: HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH HÀNG HẢI
1. Danh mục hệ thống
chỉ tiêu và biểu mẫu báo cáo thống
kê định kỳ
TT
|
Ký
hiệu biểu
|
Tên
biểu
|
Kỳ
báo cáo
|
I
|
NHÓM
CHỈ TIÊU VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI
|
1
|
Biểu
số 01-N
|
Công suất của bến cảng,
cầu cảng
|
Năm
|
2
|
Biểu
số 02-N
|
Thống kê cầu cảng
|
Năm
|
3
|
Biểu
số 03-Q/N
|
Thống
kê luồng hàng hải
|
(Quý)
Năm
|
4
|
Biểu
số 04-6T/N
|
Thống
kê vùng đón trả hoa tiêu, vùng quay trở tàu, ga tránh tàu, khu neo tránh trú
bão
|
6
tháng, Năm
|
5
|
Biểu
số 05-N
|
Thống
kê bến phao, khu neo đậu
|
Năm
|
6
|
Biểu
số 06-6T/N
|
Thống
kê hệ thống đèn biển
|
6
tháng, Năm
|
7
|
Biểu
số 07-6T/N
|
Thống
kê về hệ thống phao tiêu, báo hiệu trên
luồng
|
6
tháng, Năm
|
8
|
Biểu
số 08-N
|
Thống kê về hệ thống
quản lý hành
hải tàu biển (VTS)
|
Năm
|
9
|
Biểu
số 09-N
|
Hệ thống
các đài thông tin duyên hải
|
Năm
|
10
|
Biểu
số 10-N
|
Thống kê về hệ thống
đê, kè chắn sóng, chắn cát
|
Năm
|
II
|
NHÓM
CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG
|
|
11
|
Biểu
11-T
|
Báo cáo chi tiết
tàu thuyền ra, vào cảng
biển
|
Tháng
|
12
|
Biểu
số 12-T
|
Khối lượng hàng
hóa, hành khách thông qua cảng biển
|
Tháng
|
13
|
Biểu
số 13-T
|
Lượt tàu thuyền ra,
vào cảng biển
|
Tháng
|
14
|
Biểu
số 14-T
|
Khối lượng hàng
hóa, hành khách thông qua cảng biển
bằng đội tàu biển
Việt Nam
|
Tháng
|
15
|
Biểu
số 15-T
|
Khối lượng hàng hóa
thông qua cảng biển, bến cảng trong khu vực quản lý
|
Tháng
|
16
|
Biểu
số 16-T
|
Thu phí, Lệ
phí hàng hải
|
Tháng
|
17
|
Biểu
số 17-N
|
Thu phí, Lệ phí
hàng hải
|
Năm
|
18
|
Biểu
số 18-Q
|
Trị giá xuất khẩu
hàng hải
|
Quý
|
19
|
Biểu
số 19-N
|
Trị giá xuất khẩu
hàng hải
|
Năm
|
20
|
Biểu
số 20-6T/N
|
Số vụ tai nạn hàng hải, số
người chết, bị thương, mất tích
|
6
Tháng, Năm
|
III
|
NHÓM
CHỈ TIÊU PHƯƠNG TIỆN VÀ THUYỀN
VIÊN
|
21
|
Biểu
số 21-6T/N
|
Thống kê thuyền
viên, hoa tiêu Hàng hải
|
6
Tháng, Năm
|
22
|
Biểu
số 22-6T/N
|
Thống kê tàu biển
treo cờ quốc tịch Việt Nam
|
6
Tháng, Năm
|
23
|
Biểu
số 23-N
|
Thống kê tàu thuyền
hoạt động
dịch vụ
lai dắt
|
Năm
|
24
|
Biểu
số 24-Q
|
Thống kê
tàu nước ngoài vận tải nội địa
|
Quý
|
IV
|
NHÓM
CHỈ TIÊU VỀ VỐN
|
25
|
Biểu
số 25-T
|
Tình hình thực hiện
các dự án đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ GTVT trực tiếp quản lý
|
Tháng
|
26
|
Biểu
số 26-N
|
Tình hình thực hiện
các dự án đầu tư xây dựng cơ bản do Bộ GTVT trực tiếp quản lý
|
Năm
|
27
|
Biểu
số 27-T
|
Báo cáo tình hình
thực hiện các dự án sử dụng vốn
đầu tư phát triển ngoài ngân sách nhà nước
|
Tháng
|
28
|
Biểu
số 28-N
|
Báo cáo tình hình
thực hiện các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển ngoài ngân sách nhà nước
|
Năm
|
29
|
Biểu
số 29-6T/N
|
Khối lượng chủ yếu
xây dựng cơ bản hoàn thành
|
6
Tháng, Năm
|
30
|
Biểu
số 30-6TN
|
Danh mục công
trình, dự án khởi công, hoàn thành trong năm
|
6
Tháng, Năm
|
V
|
NHÓM
CHỈ TIÊU VỀ
DOANH NGHIỆP
|
31
|
Biểu
số 31-N
|
Thống kê cơ sở đóng
mới, sửa chữa, phá dỡ tàu biển
|
Năm
|
32
|
Biểu
số 32-T
|
Báo cáo thống
kê lượt tàu và phí hoa tiêu hàng hải
|
Tháng
|
33
|
Biểu
số 33-Q
|
Báo cáo sản lượng vận
tải
|
Quý
|
34
|
Biểu
số 34-Q
|
Báo cáo đội tàu và
tuyến vận tải
|
Quý
|
35
|
Biểu
số 35-Q
|
Báo cáo kết quả hoạt
động khai thác cảng
|
Quý
|
36
|
Biểu
số 36-Q
|
Báo cáo khối lượng
hàng hóa thông qua cảng biển bằng
các loại phương tiện
|
Quý
|
VI
|
NHÓM
CHỈ TIÊU KHÁC
|
37
|
Biểu
số 37-N
|
Báo cáo số lượng,
chất lượng công chức, lao động hợp đồng.
|
Năm
|
38
|
Biểu
số 38-6T/N
|
Báo cáo số
lượng, chất lượng công chức, viên chức, người lao động, lao động hợp đồng
|
6
Tháng, Năm
|
39
|
Biểu
số 39-N
|
Báo cáo danh sách
và tiền lương công chức
|
Năm
|
40
|
Biểu
số 40-6T/N
|
Báo cáo danh sách
và tiền lương viên chức, người lao động
|
6
Tháng, Năm
|
2. Danh mục các từ viết
tắt trong biểu mẫu
- Giao thông vận
tải
|
GTVT
|
- Hàng hải Việt Nam
|
HHVN
|
- Vận tải và dịch
vụ hàng hải
|
VTDVHH
|
- Kế hoạch đầu tư
|
KHĐT
|
- Tài chính
|
TC
|
- Đăng ký tàu biển
và thuyền viên
|
ĐKTBTV
|
- Công trình
hàng hải
|
CTHH
|
- An toàn an ninh
hàng hải
|
ATANHH
|
- Tổ chức cán bộ
|
TCCB
|
II.
GIẢI THÍCH, HƯỚNG DẪN CÁCH GHI BIỂU BÁO CÁO
A.
NHÓM CHỈ TIÊU VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI
1. Số lượng, chiều dài cầu cảng,
bến cảng, năng
lực thông qua hiện có và tăng thêm
a. Giải thích từ ngữ
- Cảng biển
là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng
và lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời cảng để bốc dữ hàng hóa, đón
trả hành khách và thực hiện các dịch vụ
khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến
cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.
- Cảng biển loại
I là cảng biển đặc
biệt quan trọng phục vụ chủ yếu cho việc phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước hoặc liên vùng. Đối với cảng biển
loại I có vai trò là cảng cửa ngõ
hoặc cảng trung chuyển quốc tế, phục vụ cho việc phát triển
kinh tế - xã hội của cả nước được ký hiệu là cảng biển
loại IA.
- Cảng
biển loại II là cảng biển quan trọng phục
vụ chủ yếu cho việc phát triển kinh tế - xã
hội của vùng, địa phương.
- Cảng
biển loại III
là cảng biển chuyên dùng phục vụ chủ yếu
cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Bến
cảng là khu vực bao gồm vùng đất và vùng nước thuộc một cảng biển,
được xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng,
trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao
thông, thông tin liên lạc, điện, nước, vùng nước trước cầu cảng, luồng hàng
hải và các công
trình phụ trợ khác. Bến cảng có một hoặc nhiều
cầu cảng.
- Cầu cảng
là kết cấu cố định hoặc kết cấu nổi
thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu,
bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
- Chiều dài cầu
cảng hiện có
là chiều dài được tính bằng mét dài cầu cảng nơi neo đậu tàu thuyền để
đón trả hành khách hoặc xếp dỡ hàng hóa bao gồm: chiều dài cầu bến
container; chiều dài cầu bến tổng hợp (bách hóa): chiều dài cầu bến
CD hàng quặng, rời; chiều dài cầu bến
CD xăng dầu, gas; chiều dài bến CD khác (dịch vụ,
đóng sửa chữa
tàu...); chiều dài bến CD hành khách.
- Chiều dài cầu cảng
tăng thêm trong kỳ báo cáo
là chiều dài tăng thêm tính bằng mét của cầu cảng
đã được công bố đưa vào sử dụng trong kỳ báo cáo. Bao gồm: chiều dài cầu bến
container; chiều dài cầu bến tổng hợp (bách hóa): chiều
dài cầu bến CD hàng quặng, rời; chiều dài cầu bến CD xăng dầu,
gas; chiều dài bến CD khác (dịch vụ, đóng sửa chữa
tàu...); chiều dài bến CD hành khách.
b. Phương pháp tính
và cách ghi biểu
Biểu
số 01-N: Công suất của bến cảng,
cầu cảng
Cột A: Ghi tên các bến
cảng, cầu cảng;
Cột 1: Ghi đơn vị quản
lý khai thác của bến cảng, cầu cảng;
Cột 2: Địa điểm, vị
trí cảng biển (tọa độ cảng biển);
Cột 3: Ghi thời điểm
công bố mở, bến cảng, cầu cảng (theo tháng, năm);
Cột 4: Ghi loại cảng
biển (Loại I, II, III, cảng dầu khí ngoài khơi);
Cột 5: Ghi Công suất
thông qua cảng năm trước được xác định bằng công suất hàng hóa thông qua cảng tại
hồ sơ thiết kế tại thời điểm vào ngày
31/12 năm trước;
Cột 6: Ghi Công suất
thông qua cảng năm báo cáo được xác định bằng
công suất hàng hóa thông qua cảng tại hồ sơ thiết kế
tại thời điểm
vào ngày 31/12 năm báo cáo;
Cột 7: Ghi đơn vị
tính theo công năng của cảng (VD: Hàng container: Tấn/Tcus; Hàng rời, hàng lỏng:
tấn/m3);
Cột 8: Ghi Chiều dài
bến cảng, cầu cảng (m);
Cột 9: Ghi tổng diện
tích của bến cảng, cầu cảng (ha);
Cột 10: Ghi tổng trọng
tải của tàu neo đậu làm hàng lớn nhất ra, vào bến
cảng, cầu cảng (DWT).
Biểu
số 02-N: Thống kê cầu cảng
Cột A:
Ghi các chỉ tiêu cần thống kê;
Cột B: Ghi đơn vị
tính;
Cột 1,2,3,4,5,6,7:
Ghi số lượng, chiều dài, năng lực thông qua từng
loại cầu cảng.
2. Hệ thống luồng
hàng hải, khu chuyển tải,
khu neo đậu, bến phao
a) Giải
thích từ ngữ
- Khu nước, vùng nước
bao gồm vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm
dịch, vùng quay trở
tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão
trong vùng nước cảng biển.
- Luồng hàng hải
là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi
hệ thống
báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm
an toàn cho hoạt động của tàu biển và
các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng hàng hải công cộng
và luồng hàng hải chuyên dùng.
- Loại luồng
là phân ra luồng chuyên dùng và
luồng công cộng.
- Loại
hàng hải
công cộng
là luồng hàng hải được đầu tư xây dựng và quản lý, khai
thác phục vụ chung cho hoạt động hàng hải.
- Luồng hàng hải
chuyên dùng là luồng hàng hải được đầu
tư xây dựng và quản lý, khai thác phục vụ hoạt động của cảng chuyên dùng.
- Vùng nước cảng
là vùng nước được giới
hạn để thiết lập vùng nước trước
cầu cảng
vùng quay trở
tàu, khu neo đậu, khu chuyển
tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm
dịch; luồng hàng hải và xây dựng các công trình
phụ trợ khác.
- Bến
phao neo là hệ thống thiết bị phao neo, xích, rùa và các thiết
bị khác được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ
hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
- Khu
chuyển tải
là vùng nước được thiết lập và công bố để tàu thuyền neo
đậu thực hiện chuyển tải
hàng hóa, hành khách thực hiện các dịch vụ khác.
- Khu tránh bão
là vùng nước được thiết lập và công bố để
tàu thuyền neo đậu tránh trú bão và thiên tai
khác.
- Vùng đón trả
hoa tiêu là vùng nước được thiết lập và công bố
cho tàu thuyền neo đậu để đón trả hoa tiêu hàng hải.
- Vùng quay trở của tàu thuyền là phần giới hạn thuộc vùng
nước cảng biển được
thiết lập và công bố để tàu thuyền quay
trở;
b) Phương
pháp tính và cách ghi biểu
Biểu
số 03-Q/N: Thống kê luồng hàng hải
Cột B: Ghi tên luồng
chi tiết theo từng đoạn;
Cột 1:
Ghi chiều dài của đoạn luồng theo thiết kế (km);
Cột 2: Ghi chiều rộng
của đoạn luồng theo thiết kế (m);
Cột 3: Ghi độ
sâu của đoạn luồng theo thiết kế (m);
Cột 4: Ghi mái dốc
đoạn luồng;
Cột 5: Ghi độ sâu hiện
tại (theo thông báo hàng hải gần nhất) của kỳ
báo cáo;
Cột 6: Ghi khối lượng
nạo vét duy tu năm gần nhất (đơn vị tính theo m3);
Cột 7,8: Đánh dấu
loại luồng (luồng công cộng, chuyên dùng);
Cột 9: Ghi địa điểm
trạm quản lý luồng;
Cột 10: Ghi diện tích
của trạm quản lý luồng;
Cột 11: Ghi thời điểm
sửa chữa gần nhất của trạm quản lý;
Cột 12: Ghi số lượng
nhân sự bố trí tại trạm quản lý;
Cột 13: Ghi chiều cao
công trình bắc qua luồng đoạn luồng (cầu hoặc dây điện cao thế);
Cột 14: Ghi chiều cao
tĩnh không của luồng, đoạn luồng);
Cột 15: Ghi đơn vị quản
lý vận hành.
Biểu
số 04-6T/N: Thống kê khu đón trả
hoa tiêu, khu quay trở
tàu, ga tránh tàu, khu neo tránh trú bão.
Cột B: Ghi các chỉ
tiêu cần thống kê;
Cột 1: Ghi vị trí, tọa
độ vùng đón trả hoa tiêu, vùng quay trở, ga tránh
tàu của luồng thống kê;
Cột 2: Ghi kích thước
vùng đón trả hoa tiêu, vùng quay trở, ga
tránh tàu của luồng thống kê;
Cột 3: Ghi sâu hiện tại
của Luồng theo thông báo hàng hải gần nhất;
Cột 4,5: Ghi tình trạng
hoạt động của luồng hàng hải.
Biểu
số 05-N: Thống kê
bến phao, khu neo đậu
Cột B: Ghi chỉ tiêu
cần thống kê;
Cột C: Ghi đơn vị
tính;
Cột 1: Ghi số lượng khu chuyển tải có phao neo và số bến phao;
Cột 2: Ghi số lượng
khu chuyển tải
không có phao neo và số
vị trí neo;
Cột 3: Ghi số lượng
khu neo đậu và vị trí neo đậu;
Cột 4: Ghi số lượng
khu tránh bão;
Cột 5: Ghi tổng
số lượng khu chuyển tải và khu neo đậu;
Cột 6: Ghi chú những trường hợp đặc biệt.
3. Hệ
thống hỗ trợ hàng hải
a) Giải thích từ ngữ
- Đèn biển
là báo hiệu hàng hải được xây dựng cố định tại các vị trí cần thiết ven bờ biển,
trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt
Nam.
- Đăng tiêu
là báo hiệu hàng hải được thiết lập cố định tại các vị trí cần thiết để
báo hiệu luồng hàng hải, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm, bãi cạn hoặc báo
hiệu một vị trí đặc biệt nào đó.
- Báo
hiệu hàng hải là
các công trình, thiết bị chỉ dẫn
hành hải, bao gồm các báo hiệu nhận biết bằng hình ảnh, ánh sáng, âm thanh và
tín hiệu vô tuyến điện
tử, được thiết lập và vận hành để chỉ dẫn cho tàu thuyền hành hải an toàn.
- Báo hiệu nổi
là báo hiệu được thiết kế nổi
trên mặt nước và được neo hoặc buộc ở một vị trí nào đó.
- Tầm hiệu lực ánh
sáng của báo hiệu hàng hải là
khoảng cách lớn nhất mà người quan sát có thể nhận biết được tín hiệu ánh sáng
của báo hiệu.
- Tầm nhìn địa lý
của báo hiệu hàng hải là khoảng cách lớn nhất mà
người quan sát có thể nhận biết được
báo hiệu hay nguồn sáng từ
báo hiệu trong điều kiện tầm nhìn xa lý tưởng.
- Chập tiêu
là báo hiệu hàng hải gồm hai đăng tiêu biệt lập nằm
trên cùng một mặt phẳng thẳng đứng để tạo
thành một hướng ngắm cố định.
- Hệ thống
VTS là hệ thống giám sát và điều phối
giao thông hàng hải.
b) Phương
pháp tính, cách ghi biểu
Biểu
số 06-6T/N: Thống kê hệ thống đèn biển
Cột B: Ghi chỉ tiêu
cần thống kê;
Cột 1: Ghi tọa độ địa
điểm đặt trạm đèn;
Cột 2: Ghi thông số kỹ
thuật tháp đèn (hình dáng, kết cấu, diện tích);
Cột 3: Ghi chiều cao
tháp đèn (m);
Cột 4: Ghi chiều cao
tâm sáng (Hải đồ);
Cột 5: Ghi tầm
nhìn địa lý theo thiết kế (hải lý);
Cột 6: Ghi tầm hiệu lực
ánh sáng theo thiết kế (hải lý);
Cột 7: Ghi số
lượng đèn chính;
Cột 8: Ghi số lượng đèn
dự phòng;
Cột 9: Ghi màu sắc
bên ngoài của tháp đèn;
Cột 10: Ghi nguồn
cung cấp năng lượng điện
cho đèn;
Cột 11: Ghi thời điểm
sửa chữa gần nhất của đèn;
Cột 12: Ghi số
lượng nhân sự bố trí tại trạm đèn;
Cột 13: Ghi đơn
vị quản lý trạm
đèn;
Cột 14: Ghi diện tích
sử dụng của trạm (m2).
Biểu
số 07-6T/N: Thống kê về hệ
thống phao tiêu, báo hiệu trên luồng.
Cột B: Ghi tên luồng,
đoạn luồng;
Cột 1: Ghi chủng
loại phao báo hiệu hàng hải;
Cột 2: Ghi số
lượng phao báo hiệu hàng hải (đơn vị tính: chiếc);
Cột 3: Ghi số
hiệu phao báo hiệu nổi;
Cột 4: Ghi chủng
loại thiết bị đèn;
Cột 5: Ghi số lượng
thiết bị đèn (đơn vị tính: chiếc);
Cột 6: Ghi tên
thiết bị khác (nếu có);
Cột 7: Ghi số lượng đăng
tiêu thực tế;
Cột 8: Ghi số
lượng chập tiêu thực tế;
Cột 9: Ghi tổng cột
8+9;
Cột 10: Ghi chủng
loại báo hiệu hàng hải cố định;
Cột 11: Ghi chủng
loại thiết bị đèn của báo hiệu cố định;
Cột 12: Ghi số
lượng đăng tiêu thiết bị đèn
của báo hiệu cố định;
Cột 13: Ghi số lượng
chập tiêu của thiết bị đèn của báo hiệu cố định.
Cột 14: Ghi thiết bị
khác (nếu có).
Biểu
số 08-N: Thống kê về
hệ thống quản lý hành hải tàu biển
(VTS)
Cột 2: Ghi tên Hệ thống
giám sát và điều phối giao thông hành hải VTS;
Cột 3: Ghi tên
doanh nghiệp quản lý, khai thác hệ thống;
Cột 4: Ghi vùng phủ
sóng của hệ thống VTS;
Cột 5: Ghi phương thức
hoạt động của trung tâm VTS;
Cột 6: Ghi số lượng
trung tâm điều hành của hệ thống;
Cột 7: Ghi vị trí
trung tâm điều hành (tọa độ).
Biểu
số 09-N: Hệ thống các đài thông tin duyên
hải
Cột 1: Ghi tên hệ thống
đài thông tin duyên hải;
Cột 2: Ghi vị trí hệ
thống đài thông tin duyên hải;
Cột 3: Ghi vùng phủ
sóng của hệ thống đài thông tin duyên hải;
Cột 4: Ghi phương thức
hoạt động của hệ thống đài thông tin duyên
hải;
Cột 5: Ghi tần
số phát của hệ thống đài thông tin duyên hải;
Biểu
số 10-N: Thống kê về hệ
thống đê,
kè chắn cát, chắn
sóng
Cột 1: Ghi loại công
trình của hệ thống;
Cột 2: Ghi vị trí của
công trình;
Cột 3: Ghi thời gian đưa
vào khai thác công trình:
Cột 4: Ghi chiều dài của
công trình;
Cột 5: Ghi chiều
cao của công trình;
Cột 6: Ghi cao trình đỉnh
của công trình:
Cột 7: Ghi đơn vị quản
lý của hệ thống.
B.
NHÓM CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG
1.
Khối lượng hàng hóa, hành khách thông qua
cảng biển
a) Giải thích từ ngữ
Khối lượng thông
qua cảng là
tổng khối lượng
hàng hóa thực tế xuất, nhập cảng và hàng quá cảnh
được bốc dỡ
(không bao gồm hàng quá cảnh còn lại trên
tàu để đi tiếp trong kỳ báo cáo,
bao gồm:
Khối lượng hàng hóa
xuất cảng
là số tấn hàng hóa thực tế được cảng
xếp lên phương tiện vận tải
đường biển
trong phạm vi địa giới do cảng quản lý để vận
chuyển đến các cảng khác trong và ngoài nước.
Khối lượng hàng nhập
cảng là
số tấn hàng hóa thực tế do tàu thuyền vận chuyển
từ các cảng khác tới cập cảng đã được
bốc dỡ ra khỏi phương tiện đó.
Hàng hóa quá cảnh:
là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở
ngoài lãnh thổ Việt
Nam đi thẳng hoặc được
xếp dỡ qua
cảng biển Việt Nam hoặc nhập kho, bãi để đi.
Th 1: Hàng hóa từ nước
ngoài được vận chuyển bằng đường
biển đến cảng
Việt Nam, được làm thủ tục (đối với hàng quá cảnh)
sau đó được
bốc dỡ xuống
cảng và được vận chuyển bằng
các phương thức vận chuyển khác (đường bộ, đường
sắt, đường thủy...) đến
cửa khẩu và quá
cảnh sang nước khác và ngược lại. Trường hợp
được tính
vào hàng xuất khẩu, nhập khẩu;
Th 2: Hàng
hóa từ nước ngoài được vận chuyển
đường biển đến cảng bốc
xếp tại cảng Việt Nam, được lưu kho, bãi tại cảng,
sau đó được xếp lên tàu thuyền khác để
vận chuyển sang nước thứ 3. Trường hợp này cùng một
khối lượng hàng hóa được xếp dỡ 2 lần được tính
thành hàng xuất khẩu, nhập khẩu;
Th 3: Hàng hóa từ nước
ngoài được vận chuyển đường biển ghé vào cảng biển Việt Nam nhưng không thực hiện
xếp dỡ mà tiếp tục hành trình khi tàu rời
cảng. Trường hợp được tính vào hàng hóa quá
cảnh và không được tính vào sản lượng hàng hóa thông qua cảng
biển.
Hàng hóa trung chuyển:
là hàng hóa được vận chuyển từ nước
ngoài đến cảng
Việt Nam và đưa vào bảo
quản tại khu vực trung chuyển của cảng biển
trong một thời gian nhất định rồi xếp hàng hóa đó lên tàu thuyền
khác để vận chuyển ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam.
Tạm nhập, tái xuất
hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực
đặc biệt nằm trên lãnh
thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu
vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam (trong
thống kê hàng hóa thông qua cảng biển chỉ tính đến các hàng hóa có
xếp dỡ tại cảng
đó và
được tính vào hàng hóa nhập khẩu).
Tạm xuất, tái
nhập hàng hóa là
việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực
đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa
đó vào Việt Nam (trong thống kê hàng hóa thông qua cảng biển chỉ tính đến
các hàng hóa có xếp
dỡ tại cảng đó
và được tính vào hàng hóa xuất khẩu).
Lượt:
tàu thuyền vào khu vực hàng hải, được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục đến cảng
theo quy định của pháp luật hoặc tàu thuyền rời khu vực hàng hải, được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thủ tục rời cảng theo quy định của pháp luật
được tính là 01 lượt.
Trong đó:
+ Số
lượt tàu nước ngoài vào, rời cảng biển.
+ Số
lượt tàu Việt Nam vào, rời cảng biển là lượt tàu được chia ra tàu Việt Nam vận chuyển
chở hàng xuất nhập khẩu và tàu Việt Nam chở hàng nội địa.
DWT
là trọng tải của tàu nói lên khả năng chở hàng
lớn nhất của tàu. Trọng tải của tàu bằng
hiệu số của lượng chiếm nước của tàu khi đầy tải và lượng chiếm
nước của tàu rỗng (không tải).
GT
là tổng
dung tích của tàu biển được
tính theo các quy định do dung tích nêu ở
Phụ lục I của Công ước quốc tế
về đo dung
tích tàu biển năm 1969, hoặc bất kỳ Công ước thay thế
nào sau này; đối với các tàu áp dụng hệ
thống đo dung tích tạm thời được Tổ
chức Hàng hải quốc tế chấp nhận, tổng
dung tích là trị số ghi tại cột ghi chú của Giấy
chứng nhận dung tích quốc tế (1969).
- Hành khách thông
qua cảng là
toàn bộ số lượt hành khách thông qua cảng biển được
vận chuyển trong kỳ báo cáo.
- Phương tiện thủy
nội địa (sau đây gọi là phương tiện)
là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi
khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy
nội địa hoặc tuyến vận tải ven biển.
- Tuyến
vận tải thủy
từ bờ ra đảo: là
tuyến vận tải thủy
từ bờ ra đảo trong vùng biển
Việt Nam được Bộ Giao thông vận tải công bố.
b) Phương pháp tính,
cách ghi biểu
Biểu
số 11-T: Báo cáo chi tiết tàu thuyền ra, vào cảng
biển
Cột 2: Ghi tên tàu
thuyền vào, rời cảng
biển;
Cột 3: Ghi quốc tịch
tàu thuyền vào, rời cảng biển;
Cột 4: Ghi loại tàu
(containơ, tổng hợp, hàng rời,
hàng lỏng..) nếu là phương tiện thủy
nội địa ghi rõ cấp tàu.
Cột 5: Chiều dài thiết
kế của tàu thuyền vào, rời cảng biển;
Cột 6: Ghi mớn nước
thực tế của tàu thuyền vào, rời cảng biển (M);
Cột 7: Ghi trọng tải
toàn phần của tàu thuyền vào,
rời cảng biển
(DWT);
Cột 8: Ghi tổng
dung tích tàu thuyền vào, rời cảng biển;
Cột 9: Ghi chiều cao
tĩnh không lớn nhất của tàu thuyền
vào, rời cảng biển (chiều cao khi tàu thuyền
không có hàng);
Cột 10: Ghi chiều cao
tĩnh không nhỏ nhất của tàu
thuyền vào, rời cảng biển (chiều cao khi tàu thuyền chở khối
lượng hàng hóa nhiều nhất cho phép);
Cột 11: Ghi chiều cao
tĩnh không thực tế của tàu thuyền vào, rời cảng
biển (chiều cao hiện tại đo được
khi tàu thuyền vào, rời cảng biển);
Cột 12,13,14,15,16:
Ghi khối lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
nội địa, trung chuyển, quá cảng thực tế
bốc dỡ tại cảng biển, (đối với hàng containơ ghi tấn/tues);
Cột 17: Ghi tên
loại hàng của tàu thuyền chở;
Cột 18: Ghi tên
cảng mà tàu thuyền đã rời để đến cảng;
Cột 19: Ghi tên cảng
tàu thuyền làm hàng làm hàng;
Cột 20: Ghi tên cảng
mà tàu thuyền sẽ đến;
Cột 21: Ghi ngày mà
tàu bắt đầu vào cảng biển và làm thủ tục;
Cột 22: Ghi ngày mà
tàu bắt đầu làm thủ tục vào rời cảng biển;
Cột 23: Ghi tên đại
lý tàu biển.
Biểu
12-T: Khối lượng
hàng hóa, hành khách thông qua cảng biển
Mục A: Hàng hóa
Tổng
số: Ghi Tổng khối lượng hàng hóa thực tế xuất, nhập cảng theo từng
loại hàng: hàng xuất khẩu;
hàng nhập khẩu; hàng nội địa; hàng quá cảnh được
bốc dỡ trong tổng
số ghi chi tiết khối lượng hàng container, hàng lỏng, hàng khô và hành quá cảnh.
Không tính
những lượng
hàng sau vào khối lượng hàng hóa thông qua cảng:
- Lượng hàng do cảng
bốc xếp tại
khu vực không thuộc quyền khai thác của cảng.
- Lượng chất lỏng qua
cảng phục vụ tàu thuyền như: nước ngọt, nhiên liệu...
- Lượng hàng tổn
thất trong quá trình bốc xếp tại cảng.
Chia tiết từng loại
hàng: container; hàng lỏng; hàng khô, tổng hợp;
- Hàng
quá cảnh (được tính theo phương pháp tính và
cách ghi biểu);
- Hàng
trung chuyển (được tính theo phương pháp tính và cách ghi biểu);
- Phương tiện thủy
nội địa (trong đó chia ra phương tiện thủy nội địa vận tải
tuyến ven biển.
Mục B: Ghi khối
lượng hành khách thông qua thực tế bằng
tàu biển Việt Nam, tàu biển
nước ngoài và bằng phương tiện thủy nội địa.
Cột B: Ghi chỉ tiêu cần
thống kê
Cột C: Ghi đơn vị tính
Cột 1,2,3,4,5: Ghi số liệu tổng
số và chia theo từng loại theo nội dung cột B.
Biểu
13-T: Lượt tàu thuyền
ra vào cảng
biển
Mục 1: Ghi số lượt
tàu thuyền ra vào cảng (có trọng tải toàn phần vượt năng lực
thiết kế luồng; đạt 80%-100% năng lực thiết kế
luồng; nhỏ hơn 80% năng lực thiết kế luồng);
Mục 2: Ghi số lượt
tàu biển nước ngoài và tổng dung tích lượt tàu
biển nước ngoài vào, rời cảng biển;
Mục 3: Ghi số
lượt tàu biển Việt Nam và tổng dung tích lượt tàu
biển Việt
Nam vào, rời cảng biển;
Mục 4: Ghi số
lượt tàu khách ra vào cảng biển;
Mục 5: Ghi số
lượt phương tiện thủy nội địa ra vào cảng
biển trong đó chia ra số lượt phương tiện
thủy nội địa đăng ký VR-SB;
Mục 6: Ghi lượt tàu thuyền
tuyến từ bờ ra đảo
Biểu
số 14-T: Khối lượng hàng hóa, hành khách thông
qua cảng biển
bằng đội tàu biển
Việt Nam.
Mục 1: Ghi tổng
khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển
vận chuyển bằng đội
tàu biển Việt Nam thực tế xuất cảng và nhập cảng,
quá cảnh chi tiết đến từng loại hàng hóa; xuất khẩu, nhập
khẩu, hàng nội địa và chia ra hàng container, hàng lỏng, hàng khô.
Không tính những
lượng hàng sau vào khối lượng hàng
hóa thông qua cảng:
- Lượng hàng do cảng bốc
xếp lại khu vực không thuộc quyền khai thác của cảng.
- Lượng chất lỏng
qua cảng phục vụ tàu thuyền như: nước ngọt,
nhiên liệu...
- Lượng hàng tổn thất
trong quá trình bốc xếp tại cảng
Mục II: Ghi tổng
số hành khách thông qua bằng đội tàu biển
Việt Nam.
Các cột 1,2,3,4: Ghi
số liệu tổng số và chia theo từng loại theo nội dung cột B.
Biểu
15-T: Khối lượng
hàng hóa thông qua cảng biển, bến cảng
trong
khu vực quản lý.
Cột B: Ghi tên các cảng
biển, bến cảng
trong khu vực quản lý.
Cột 1,2:
Ghi số tấn (Teus) hàng hóa container thông qua
của tháng báo cáo:
Cột 3,4: Ghi số tấn
(Teus) hàng hóa container thông qua lũy kế
từ đầu năm đến
hết tháng báo cáo của từng cảng;
Cột 5,7,9,11: Ghi số
liệu hàng hóa thông qua đối với từng loại hàng container, hàng khô, hàng
lỏng, hàng quá cảnh, trung chuyển.
Cột 6,8,10,12:
Ghi tổng số liệu hàng hóa từ đầu năm đến hết tháng
báo cáo đối với từng loại hàng container, hàng khô,
hàng lỏng, hàng quá cảnh; trung chuyển bốc dỡ tại cảng.
Cột 13: Ghi chú nếu cảng,
bến cảng đó thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam quản lý.
2. Thu phí và Trị giá
xuất khẩu hàng hải
a) Khái niệm
- Phí,
lệ phí hàng hải bao gồm: phí trọng tải; phí bảo đảm
hàng hải; phí neo đậu tại khu nước,
vùng nước; lệ phí ra, vào cảng biển và lệ phí xác nhận kháng nghị
hàng hải.
- Trị giá xuất khẩu:
Là tổng số tiền đã và sẽ thu từ các tàu hoạt động hàng hải tuyến quốc tế về dịch
vụ bảo đảm hàng hải, dịch vụ cảng tương đương với sản lượng dịch vụ do các đơn
vị của Cục hàng hải Cung cấp. Trị giá xuất khẩu được xác định theo giá thực tế
và không thống kê các giao dịch bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ, trong đó
hàng hóa chiếm tỷ trọng chủ yếu.
- Phía nước ngoài:
Gồm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân là người cư trú nước ngoài, chi nhánh, doanh
nghiệp thành viên của doanh nghiệp Việt Nam đóng ở
nước ngoài.
- Thời
điểm thống kê:
là thời điểm dịch vụ được cung cấp cho tàu Việt Nam, tàu nước ngoài.
- Loại tiền,
đơn vị tính: Đơn vị tính là đô la Mỹ, các đồng tiền khác phải quy đổi thì
quy đổi theo giá mua chuyển khoản do ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương
Việt Nam công bố từ thời điểm nộp phí, lệ phí.
- Xác định trị giá:
+ Trị giá xuất
khẩu được xác định theo giá thực tế theo các quy định của pháp luật.
+ Không bao gồm: Các
giao dịch bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ trong đó hàng hóa chiếm tỷ trọng chủ yếu.
- Nước đối tác (Biểu số 17-Q và 18-N: Trị
giá xuất khẩu hàng hải quý và năm): Là nước/vùng lãnh thổ mà tàu nước ngoài
mang cờ quốc tịch.
- Nội dung xuất khẩu
hàng hải
+ Thu phí hàng hải:
Thu của các tàu hoạt động hàng hải tuyến quốc tế ra/vào các cảng do Cục Hàng hải
Việt Nam trực tiếp quản lý như phí trọng tải; phí bảo đảm hàng
hải; phí neo đậu tại khu nước, vùng
nước; lệ phí ra, vào cảng biển
và lệ phí xác nhận kháng nghị hàng hải.
b) Phương
pháp tính, cách ghi biểu
Biểu
số 16-T: Thu phí, Lệ phí hàng hải
Cột A: Ghi tổng trị
giá thu phí, lệ phí hàng hải;
Cột 1: Ghi số kế hoạch
cả năm;
Cột 2: Ghi số liệu thực
hiện từ đầu năm đến hết tháng trước;
Cột 3: Ghi số liệu thực
hiện tháng báo cáo.
Cột 4: Ghi số liệu cộng
dồn từ đầu năm đến hết tháng báo cáo.
Cột 5, 6: Ghi tỷ lệ
so sánh (%) giữa kỳ báo cáo với cùng kỳ năm trước; giữa số liệu cộng dồn đến hết
kỳ báo cáo với cùng
kỳ năm trước.
Biểu
số 18-Q: Trị
giá xuất khẩu hàng hải
Cột A: Ghi tổng
trị giá xuất khẩu hàng hải;
Cột 1: Ghi số kế hoạch
cả năm;
Cột 2: Ghi số liệu ước
thực hiện từ đầu năm đến hết quý báo cáo trước;
Cột 3: Ghi số liệu thực
hiện tháng báo cáo.
Cột 4: Ghi số liệu cộng
dồn từ đầu năm đến hết tháng báo cáo.
Cột 5, 6: Ghi tỷ
lệ so sánh (%) giữa kỳ báo cáo với cùng kỳ năm trước; giữa số liệu cộng dồn đến
hết kỳ báo
cáo với cùng kỳ năm trước.
Biểu
số 17-N và 19-N:
Thu phí, Lệ phí hàng hải và Trị giá xuất khẩu hàng hải theo năm.
Cột A: Ghi
tổng trị giá thu phí, lệ phí và xuất khẩu hàng hải phân theo loại dịch vụ.
Cột 1: Ghi số kế hoạch
cả năm.
Cột 2: Ghi số liệu thực
hiện của năm.
Cột 3: Ghi tỷ lệ so
sánh (%) giữa kỳ báo cáo năm nay với cùng kỳ năm trước,
3. Số vụ tai nạn hàng
hải, số người
chết, bị thương,
mất tích
a) Khái niệm
Tai nạn hàng hải là
tai nạn do đâm va hoặc các sự cố trực tiếp liên quan
đến hoạt động của tàu biển gây hậu quả chết người, mất tích, bị thương; thiệt hại
đối với hàng
hóa, hành lý, tài sản trên tàu
biển, cảng biển và công trình, thiết bị khác; làm cho tàu biển
bị hư hỏng, chìm đắm, phá hủy, cháy, nổ, mắc cạn,
mất khả năng điều
động hoặc gây ô
nhiễm môi trường.
Số
vụ tai nạn hàng hải là số
vụ tai nạn liên quan đến ít nhất một phương tiện gây hậu quả
thiệt hại về người hay tài sản trong kỳ;
Số
người chết, bị thương
do tai nạn là tổng số người bị chết, bị thương do tai
nạn giao thông trong kỳ.
Tai nạn hàng hải
đặc biệt nghiêm trọng
là tai nạn hàng hải gây
ra một trong các thiệt hại dưới đây:
- Làm chết
hoặc mất tích người;
- Làm tàu biển
bị tổn thất toàn bộ;
- Làm tràn ra môi trường
từ 100 tấn dầu trở lên hoặc từ 50 tấn hóa chất độc
hại trở lên;
- Làm ngưng trệ giao
thông trên luồng hàng hải từ 48 giờ trở lên.
Tai nạn hàng hải
nghiêm trọng là tai nạn hàng hải không thuộc các trường hợp quy định
tại khoản
1 Điều này và là một trong các trường hợp dưới đây:
- Làm tàu biển
bị cháy, nổ, mắc cạn từ 24 giờ trở
lên, làm hư hỏng kết cấu
của tàu ảnh hưởng đến
khả năng đi biển của tàu;
- Làm
tràn ra môi trường dưới 100 tấn dầu hoặc dưới 50 tấn
hóa chất độc hại;
- Làm ngưng
trệ giao thông trên luồng hàng hải từ 24 giờ đến
dưới 48 giờ.
- Tai nạn hàng hải
ít nghiêm trọng là sự cố hàng hải hoặc tai nạn hàng hải
không thuộc trường hợp tai nạn hằng hải nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng.
b) Phương pháp tính,
cách ghi biểu
Biểu
20-6T/N: Số
vụ tai nạn hàng hải, số người chết, bị thương,
mất tích
Mục I: Ghi tổng số
các vụ tai nạn chi tiết cho tàu nước ngoài và tàu trong nước.
Mục II: Ghi số vụ tai
nạn chi tiết theo sự cố tai nạn
Các cột 2,3,4,5,6,7,8:
Ghi số liệu tổng số và chia theo từng loại theo nội dung cột A.
C.
NHÓM CHỈ TIÊU PHƯƠNG TIỆN VÀ THUYỀN VIÊN
1.
Số lượng thuyền viên, hoa tiêu
Việt Nam
a) Khái niệm
- Số lượng
thuyền viên
là chỉ tiêu phản ánh số lượng thuyền viên được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên
môn theo công ước STCW.
- Số lượng và hạng
hoa tiêu hàng hải là tổng số hoa tiêu
được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên
môn hoa tiêu hàng hải gồm các hạng: Ba, Nhì,
Nhất, Ngoại hạng theo quy định.
Ghi chú:
Mỗi thuyền viên, hoa tiêu có nhiều giấy
chứng nhận khả năng chuyên môn, tuy
nhiên chỉ thống kê chức danh
cao nhất của thuyền viên.
Không thống kê các thuyền
viên, hoa tiêu khi hết tuổi
lao động hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hết hiệu lực.
b) Phương pháp tính
và cách ghi biểu
Biểu
21-6T/N: Thống kê
thuyền viên, hoa tiêu Việt Nam
Cột 2: Ghi chi tiết
các chi tiêu chức danh thuyền viên cần thống
kê;
Cột 3,4,5,6: Ghi số
liệu và chia hạng theo từng chức danh ghi ở cột
2;
Cột 7: Ghi tổng số
các hạng thuộc từng chức danh ghi ở cột 2.
2. Chỉ
tiêu về phương tiện
a) Khái niệm
Số
lượng tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam là
chỉ tiêu phản ánh số lượng tàu biển và phương tiện khác (theo quy định của Bộ
luật hàng hải Việt Nam) đã
được đăng ký vào sổ đăng ký tàu
biển quốc gia Việt Nam.
Vận tải
nội địa là
việc vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng
tàu biển mà địa điểm nhận
hàng và địa điểm trả hàng thuộc vùng biển hoặc nội thủy của Việt Nam.
Tàu biển nước ngoài
là tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài.
Tàu biển nước ngoài vận
tải nội địa: Là tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài vận chuyển hàng
hóa, hành khách, hành lý bằng tàu biển mà địa điểm
nhận hàng và địa điểm trả hàng thuộc vùng biển hoặc nội thủy của Việt Nam.
Lai dắt tàu biển
là việc lai, kéo, đẩy hoặc túc trực bên
cạnh tàu biển, các phương tiện nổi khác trên biển
và trong vùng nước cảng biển bằng tàu lai
Tàu lai
là một loại tàu đặc chủng có kết cấu gọn nhẹ nhưng công suất lớn
để có thể lai dắt, lai
đẩy các tàu hoặc các vật thể khác.
b. Phương pháp tính,
cách ghi biểu
Biểu
22-6T/N: Thống kê tàu biển
treo cờ quốc tịch
Việt Nam
Các cột 2: Ghi chi tiết
chỉ tiêu tàu biển theo loại hình đăng ký
Các cột 3,4: Ghi tổng
số lượng tàu biển theo từng nội dung cột 2.
Các cột 5,6:
Ghi tổng trọng tải của tàu biển theo từng nội
dung cột 2.
Ghi chú:
Đối với biểu
thống kê Số lượng thuyền viên, hoa tiêu Việt Nam và thống
kê tàu biển treo cờ quốc tịch Việt Nam thực
hiện thống kê 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm.
Biểu
23-N: Thống kê tàu
thuyền hoạt động dịch vụ lai dắt
Cột 2: Ghi tên tàu
thuyền hoạt động dịch vụ lai dắt;
Cột 3: Ghi quốc tịch
mà tàu biển đó mang cờ;
Cột 4: Ghi loại tàu
đăng ký trong sổ đăng ký;
Cột 5: Ghi công suất thiết
kế của tàu theo Giấy chứng nhận đăng ký;
Cột 6: Ghi tổng
dung tích của tàu.
Cột 7: Ghi phạm vi hoạt
động thuộc khu vực nào;
Cột 8,9: Giá dịch vụ
của tàu theo loại nào thì tích “x” vào ô
đó;
Cột 10: Ghi chú tàu
hoặc người khai thác tàu
Cột 11: Ghi loại hình
doanh nghiệp (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
ngoài nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài tính từ doanh nghiệp mà có vốn liên
doanh 10% trở lên)
Biểu
24-Q: Thống kê tàu nước ngoài vận tải nội địa
Cột 2: Ghi tên
tàu biển nước ngoài vận tải nội địa;
Cột 3: Ghi quốc tịch
mà tàu biển đó mang cờ;
Cột 4: Ghi loại tàu
đăng kỳ trong sổ đăng ký;
Cột 5: Ghi trọng tải
toàn phần của tàu theo giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
Cột 6, 7: Ghi ngày
tàu vào, rời cảng,
Cột 8: Ghi tên cảng
biển trước mà tàu biển đã rời để đến cảng hiện tại.
Cột 9: Ghi tên cảng
biển tiếp theo mà tàu biển sẽ đến để làm thủ tục.
Cột 10: Ghi số giấy
phép vận tải nội địa mà được Bộ Giao thông vận tải cấp theo quy định.
D.
NHÓM CHỈ TIÊU VỀ VỐN
a) Khái niệm
Vốn đầu tư phát triển Bộ
GTVT trực tiếp quản lý là vốn
đầu tư bao gồm vốn ODA vốn
ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác do Thủ
tướng Chính phủ giao Bộ GTVT trực tiếp quản lý.
Vốn
đầu tư phát triển ngoài ngân sách nhà nước
là vốn đầu tư
bao gồm vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, các nguồn vốn thương
mại trong nước và quốc tế các nguồn vốn khác được huy động theo nguyên tắc
không dẫn đến nợ công.
Vốn duy tu, sửa
chữa kết cấu
hạ tầng là vốn đầu tư
đề cập đến các chi phí bỏ ra để
sửa chữa, bảo trì chức năng
sử dụng của tài sản cố định đảm bảo sử
dụng hoạt động bình thường mà không làm gia tăng giá trị của tài sản,
bao gồm chi phí duy tu, sửa chữa, bảo
trì kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải, cảng biển, tuyến luồng...
Vốn
ODA là nguồn vốn hỗ trợ chính thức từ
bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ và cho
vay với điều kiện ưu đãi.
Vốn
trái phiếu chính phủ
là nguồn vốn đầu tư do việc phát hành Trái phiếu chính
phủ, công trái hay công khố phiếu là trái phiếu
được phát hành bởi chính phủ một
quốc gia.
Vốn BOT
là nguồn vốn mà Chính phủ có thể
kêu gọi các công ty bỏ vốn xây dựng trước (built) thông qua đấu
thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian
(operation) và sau cùng là chuyển giao (transfer) lại
cho nhà nước sở tại.
Biểu
số 25-T: Tình hình thực
hiện các dự
án đầu tư
xây dựng cơ bản
do Bộ Giao thông trực tiếp quản lý.
Mục B: Ghi các nguồn
vốn được cấp (trong đó
mục 1,2,3..: ghi nguồn vốn được cấp của dự án).
Cột 1: Ghi tổng
mức đầu tư của các dự án được phê
duyệt:
Cột 2: Ghi tổng
dự toán của dự án được phê duyệt;
Cột 3: Ghi hạn mức
vay (dự án vay mức tín dụng ưu đãi);
Cột 4: Ghi tổng
kế hoạch năm được bố trí:
Cột 5: Ghi kế hoạch vốn
được bố trí của dự án từ đầu năm đến hết
tháng báo cáo;
Cột 6: Ghi kế hoạch vốn
được bố trí trong tháng báo cáo;
Cột 7: Ghi tổng số vốn
đã thực hiện;
Cột 8: Ghi tổng
số vốn đã thực
hiện từ đầu năm đến tháng báo cáo;
Cột 9: Ghi tổng số vốn ước
thực hiện tháng báo cáo;
Cột 10: Ghi lũy kế số
vốn từ đầu năm đến hết tháng báo cáo;
Cột 11: Ghi tổng số
tiền đã giải
ngân từ đầu dự án đến hết tháng báo cáo;
Cột 12: Ghi tổng số
tiền đã giải
ngân từ đầu năm đến hết
tháng trước;
Cột 13: Ghi phần
thanh toán khối lượng HT từ đầu
năm đến hết tháng trước;
Cột 14: Ghi số tiền
phần ứng Hợp đồng từ đầu năm đến hết
tháng trước;
Cột 15: Ghi tổng số vốn
cần giải ngân trong tháng báo cáo;
Cột 16: Ghi năm vốn đã
giải ngân từ đầu tháng báo cáo đến ngày báo cáo;
Cột 17: Ghi ước giải
ngân từ ngày báo cáo đến hết tháng báo cáo mà đã có phiếu thanh toán;
Cột 18: Ghi ước giải
ngân từ ngày báo cáo đến hết tháng báo cáo mà chưa có phiếu
thanh toán.
Ghi chú:
a) Số kế hoạch ghi
theo văn bản giao kế hoạch của cấp có thẩm
quyền
b) Số giải
ngân từ đầu dự án đến hết năm trước: tính đến
31/01 năm báo cáo, không bao gồm: số giải ngân vốn
ứng trước kế hoạch năm báo cáo và số giải ngân kế hoạch năm báo cáo đã được thực
hiện trong tháng 01 năm đó.
Biểu
số 26-N: Tình hình thực hiện các dự án đầu tư
xây dựng cơ bản do Bộ GTVT
trực tiếp quản lý.
Mục B:
Ghi các nguồn vốn được cấp (trong đó mục
1,2,3..: ghi nguồn vốn được cấp của dự án).
Cột 1: Ghi năng lực thiết
kế của dự án đầu tư;
Cột 2: Ghi tổng mức đầu
tư của các dự án được phê duyệt;
Cột
3: Ghi tổng dự toán của dự án được phê duyệt;
Cột 4: Ghi hạn mức
vay (dự án vay mức tín dụng ưu đãi);
Cột 5: Ghi tổng kế hoạch
vốn được bố trí;
Cột 6: Ghi kế hoạch vốn
được bố trí của dự án từ đầu dự án đến
hết năm trước;
Cột 7: Ghi kế hoạch vốn
được bố trí trong năm báo cáo;
Cột 8: Ghi tổng
số vốn đã
thực hiện;
Cột 9: Ghi tổng số vốn
đã thực hiện từ đầu
dự án đến hết năm trước;
Cột 10: Ghi tổng
số vốn thực
trong năm báo cáo;
Cột 11: Ghi tổng số
tiền đã giải
ngân;
Cột 12: Ghi tổng
số tiền đã
giải ngân từ đầu dự án đến hết năm trước;
Cột 13: Ghi tổng
số tiền đã
giải ngân trong năm cần giải ngân;
Cột 14: Ghi số tiền
phần thanh toán khối lượng HT đã giải ngân;
Cột 15: Ghi phần
ứng hợp đồng đã giải ngân;
Cột 16: Ghi năm hoàn
thành thực tế.
Biểu
số 27-T: Báo cáo tình hình thực hiện các dự án
sử dụng vốn đầu tư phát triển ngoài
ngân sách nhà nước
Cột A: Ghi các chỉ
tiêu danh mục các dự án chi tiết theo nguồn vốn cấp
trong dự án;
Cột 1: Ghi số kế hoạch
được cấp có thẩm
quyền giao vốn đối với ngân sách nhà nước và
kế hoạch giải ngân đối với vốn của nhà đầu tư
khác;
Cột 2,3,4:
Ghi số liệu thực hiện chi tiết từng
dự án ở cột
A trong kỳ báo cáo;
Cột 5,6,7: Ghi số liệu
thực tế giải ngân chi tiết từng dự án ở cột
A trong kỳ báo cáo;
Cột 8: Ghi thuyết
minh tiến độ dự án;
Biểu
số 28-N: Báo cáo tình hình thực hiện các dự án
sử dụng vốn
đầu tư phát triển ngoài ngân sách nhà nước.
Cột B: Ghi địa điểm
các dự án.
Cột C: Ghi năng lực
thiết kế của dự án: Quy mô,
chiều dài cầu, đường);
Cột D: Ghi thời gian
khởi công và hoàn thành (theo hợp đồng
và gia hạn) năm;
Cột E, G: Ghi thông
tin về quyết định đầu tư như số, ngày và tổng mức
đầu tư;
Cột H,
I: Ghi thông tin về Dự toán như số, ngày và dự
toán đầu tư;
Cột 1: Ghi kế hoạch
năm;
Cột 2: Ghi thực hiện năm
báo cáo;
Cột 3: Ghi tình hình
giải ngân năm báo cáo;
Cột 4: Ghi khối lượng
chủ yếu XDCB hoàn thành năm báo cáo.
Biểu
số 29-6T/N: Khối lượng chủ
yếu xây dựng cơ bản
hoàn thành
Cột A: Ghi chỉ tiêu cần
thống kê;
Cột 1: Ghi Khối lượng
dự án;
Cột 2,3,4: Ghi khối
lượng hoàn thành từ đầu dự án đến hết
năm trước chi tiết theo nội dung cột A;
Cột 5,6,7: Ghi khối
lượng hoàn thành năm báo cáo chi tiết
theo nội dung cột A.
Biểu
số 30-6T/N: Danh mục công trình, dự án khởi
công, hoàn thành trong năm.
Ghi danh mục công trình,
dự án khởi công, hoàn thành trong năm chi tiết từng
nhóm dự án, thời gian
khởi công hoàn
thành, tổng mức đầu
tư theo quyết định
và giá trị quyết toán.
E.
NHÓM CÁC CHỈ TIÊU VỀ DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm
Doanh nghiệp đóng mới,
sửa chữa, phá dỡ tàu biển
là doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực
đóng mới, sửa chữa, phá dỡ tàu biển trong khu vực được cấp
Giấy phép kinh doanh vận tải
biển.
Doanh nghiệp cảng
biển
là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển trong khu
vực.
Doanh nghiệp dịch vụ
hàng hải là
doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải trong khu vực.
Loại hình
doanh nghiệp chia 3 loại:
Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài (là
doanh nghiệp mà có vốn đầu tư liên
doanh từ 10% trở lên).
Loại hình
dịch vụ là loại
hình dịch vụ mà doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh, (tích dấu “x” trong các loại
hình dịch vụ được liệt kê trong bảng.
Doanh nghiệp hoa
tiêu hàng hải là doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực hoa tiêu hàng hải trong khu vực.
Lượt tàu dẫn
là lượt tàu được xác định từ lúc hoa tiêu hàng hải lên tàu để
dẫn tàu từ vị trí đón trả
hoa tiêu của mỗi khu vực vùng nước cảng biển
theo quy định vào khu vực neo, buộc hoặc cập cầu; hoặc ngược lại.
Phí
hoa tiêu hàng hải
là phí thuộc ngân sách nhà nước do chủ tàu hoặc người được chủ tàu ủy
quyền thanh toán do đã sử dụng dịch vụ công
ích dẫn tàu khi ra vào cảng biển theo quy định của pháp luật.
Hàng
hóa luân chuyển (T.Km) là:
khối lượng vận tải hàng hóa tính theo hai yếu
tố Khối lượng hàng hóa vận chuyển
và cự ly (quãng đường) vận chuyển thực tế. Đơn vị
tính là tấn - kilomet (tấn/km). Công thức tính:
Khối
lượng hàng hóa luân chuyển (T.Km) = Khối lượng
hàng hóa vận chuyển (T) x Cự Iy vận
chuyển thực tế
(Km).
2. Phương pháp tính,
cách ghi biểu
Biểu
số 31-N: Thống kê cơ sở
đóng mới, sửa chữa, phá dỡ tàu
biển
Cột 1: Ghi tên tàu đang
được đóng mới, sửa chữa phá dỡ của doanh nghiệp
Cột 2: Ghi tên
doanh nghiệp, công ty phá dỡ đóng
mới sửa chữa tàu biển đang hoạt
động (không tính chi nhánh mà chỉ ghi
chú có bao nhiêu chi nhánh);
Cột 3: Ghi địa chỉ và
số điện thoại doanh nghiệp;
Cột 4: Ghi công suất
đóng mới tàu của doanh nghiệp;
Cột 5: Ghi loại tàu
được đóng mới;
Cột
6: Ghi cỡ tàu được đóng mới:
Cột 7: Ghi công suất
sửa chữa tàu biển
Cột 8: Ghi loại tàu
được sửa chữa;
Cột 9: Ghi cỡ tàu được
sửa chữa;
Cột 10: Ghi loại tàu được
phá dỡ;
Cột 11: Ghi cỡ
tàu được phá dỡ;
Cột 12: Ghi diện tích
thực của nhà xưởng của doanh nghiệp dùng trong phá dỡ,
sửa chữa.
Cột 13: Số lượng công
trình thủy công của doanh nghiệp (triền
đà, cầu bến,
Ụ..).
Biểu
số 32-T: Báo cáo thống kê lượt
tàu và phí hoa tiêu hàng hải
Cột 2: Ghi Tên
doanh nghiệp báo cáo;
Cột 3, 4, 5, 6: Ghi
Phí hoa tiêu và lượt tàu của tháng báo cáo chi tiết đến
từng loại tàu nội, ngoại;
Cột 7, 8, 9, 10: Ghi
Phí hoa tiêu và lượt tàu lũy kế từ đầu năm đến hết
tháng báo cáo chi tiết đến từng loại tàu nội, ngoại;
Biểu
số 33-Q: Báo cáo sản lượng
vận tải
Cột B: Ghi chỉ tiêu
hàng hóa, hành khách cần báo cáo
Cột 1,2: Ghi kế hoạch
sản lượng vận tải
năm theo tấn
và tấn luân chuyển;
Cột 3,4: Ghi lũy kế sản
lượng vận tải từ đầu năm
đến hết tháng trước theo tấn và tấn
luân chuyển;
Cột 5,6: Ghi thực hiện
sản lượng vận tải của tháng báo cáo theo tấn
và tấn luân
chuyển;
Cột 7,8: Ghi lũy
kế sản lượng vận tải từ đầu
năm đến hết tháng báo cáo theo tấn và tấn luân chuyển;
Cột 9,10: Ghi so sánh
sản lượng vận tải cùng kỳ năm trước theo tấn và tấn luân chuyển;
Biểu
số 34-Q: Báo cáo đội tàu và tuyến vận tải
Cột B: Ghi chỉ tiêu về
đội tàu và tuyến vận tải;
Cột 1: Ghi số lượng
tàu biển từng chiếc của Quý trước;
Cột 2: Ghi trọng tải
của từng còn tàu của Quý trước;
Cột 3: Ghi số lượng
tàu biển từng chiếc của Quý báo cáo;
Cột 4: Ghi trọng tải
của từng còn tàu của Quý báo cáo;
Cột 5: Ghi số lượng
tàu biển chạy tuyến Đông Bắc Á;
Cột 6: Ghi số lượng
tàu biển chạy tuyến Đông Nam Á;
Cột 7: Ghi số lượng
tàu biển chạy tuyến
biển xa;
Biểu số 35-Q: Báo cáo kết quả
hoạt động khai thác cảng
Cột
B: Ghi chỉ tiêu kết quả hoạt động khai thác cảng;
Cột
1,2,3,4,5,6: Ghi kế hoạch khai thác cảng biển trong quý;
Cột
2,3,4: Ghi kết quả khai thác cảng biển;
Cột
5,6: Ghi sản lượng so sánh với cùng kỳ năm và kế hoạch năm.
Biểu số 36-Q: Báo cáo khối lượng
hàng hóa thông qua cảng biển bằng các phương tiện
Cột
B: Ghi chỉ tiêu loại hàng cần thống kê;
Cột
1,2,3,4: Ghi khối lượng hàng hóa thông qua đến cảng theo từng loại phương tiện
đường thủy, đường sắt, đường bộ;
Cột
5,6,7,8: Ghi khối lượng hàng hóa thông qua rời cảng theo từng loại phương tiện
đường thủy, đường sắt, đường bộ;
F. NHÓM CHỈ TIÊU KHÁC
1.
Khái niệm
Số
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là số người hiện
đang làm việc trong đơn vị được tuyển dụng theo quy định của Nhà nước và có
thời hạn ký hợp đồng lao động lớn hơn một năm. Không bao gồm những người được
cử đi làm việc cho đơn vị khác trong thời gian lớn hơn một năm và đơn vị không
phải trả lương.
Thu
nhập bình quân của một người lao động đang làm việc là tổng số tiền thu
nhập thực tế tính bình quân một người lao động đang làm việc, thường được tính
theo tháng, năm. Theo chế độ báo cáo hiện hành, thu nhập của người lao động khu
vực nhà nước chỉ tính thu nhập của người lao động trong phạm vi một cơ quan, tổ
chức/đơn vị hoặc doanh nghiệp chính, không tính các khoản thu nhập từ các nguồn
thu của đơn vị khác.
2.
Phương pháp tính, cách ghi biểu
Biểu 37-N và 38-6T/N: Báo cáo số lượng, chất lượng công chức,
viên chức, lao động hợp đồng.
-
Mục Lao động hợp đồng: Ghi Lao động hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP và
hợp đồng khác;
-
Các cột về “Trình độ đào tạo”: Ghi trình độ đào tạo hiện tại mà công chức, viên
chức, người lao động đã được đào tạo hoặc đã đào tạo nâng cao trình độ.
-
Các cột “Trình độ đào tạo là chính trị” ngoài những trường hợp đã có bằng chứng
chỉ cụ thể thì trường hợp khác ghi vào cột trình độ “Sơ cấp”.
-
Các cột “ Trình độ đào tạo là ngoại ngữ” nếu có lao động trình độ đào tạo từ
cao đẳng thì ghi “Cao đẳng trở lên” và ghi chú người có trình độ cao đẳng.
-
Cột 24: Ghi những người có trình độ Tiếng Anh bậc Đại học, trên ĐH ở nước
ngoài bằng Tiếng Anh hoặc có bằng ĐH trên ĐH học ở VN bằng Tiếng Anh.
-
Việc xác định đối tượng là công chức trong các đơn vị sự nghiệp, đề nghị
căn cứ Khoản 3, 4 Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định
những người là công chức.
Biểu số 39-N và Biểu số 40-N: Báo cáo danh sách và tiền lương công
chức, viên chức người lao động
Ghi
theo chỉ tiêu trên bảng.
Cột
14: Ghi tổng phụ cấp của cột 10,11,12 và 13;
Việc
xác định đối tượng là công chức trong các đơn vị sự nghiệp, đề nghị căn cứ Khoản
3, 4 Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là
công chức.
PHẦN
2: CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ NGÀNH HÀNG HẢI
I.
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích
Chế độ báo cáo thống
kê ngành hàng hải áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam
(Cục HHVN) và các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm thu thập các thông tin đối
với những chỉ tiêu thống kê quốc gia được phân công thực hiện và các chỉ tiêu
thống kê thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
2. Phạm vi và yêu cầu
đối với thông tin thống kê
a) Số liệu báo cáo thống
kê trong hệ thống biểu mẫu thuộc phạm vi quản lý nhà nước về hàng hải của Cục
HHVN. Các cơ quan, đơn vị được giao quản lý về lĩnh vực nào chịu trách nhiệm tổ
chức thu thập, tổng hợp thông tin thống kê về lĩnh vực đó, bao gồm thông tin thống
kê của các đơn vị trực thuộc và thông tin thống kê của các cơ quan, đơn vị có
liên quan.
b) Thông tin thống kê
phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, đầy đủ, thống nhất và đúng thời gian
quy định, kèm theo đầy đủ các biểu mẫu báo cáo thống kê theo quy định.
3. Đơn vị báo cáo và
nhận báo cáo
a) Đơn vị báo cáo được
ghi cụ thể tại góc trên bên phải của từng biểu mẫu thống kê.
b) Đơn vị nhận báo
cáo được ghi cụ thể tại góc trên bên phải của từng biểu mẫu thống kê.
4. Trách nhiệm của
các cơ quan, đơn vị
a) Phòng Vận tải và Dịch
vụ hàng hải
- Tổng hợp các số liệu
thống kê từ cơ quan thống kê thuộc Cục và các đơn vị liên quan, báo cáo Bộ GTVT
và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định về báo cáo thống kê; đồng
thời gửi Trang thông tin điện tử của Cục HHVN để công bố và phổ biến.
- Chủ trì phối hợp với
các phòng chức năng, các cảng vụ hàng hải và các cơ quan đơn vị liên quan xây dựng
cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm cơ sở dữ liệu thống kê ngành hàng hải.
b) Phòng Kế hoạch tài
chính
Có trách nhiệm hướng
dẫn, đôn đốc các đơn vị báo cáo theo biểu mẫu quy định tại Quyết định này; tổng
hợp các biểu mẫu số: 08-N; 09-N;
10-N; 12-T; 13-T; 15-T; 25-T; 26-N; 27-T; 28-N; 29-6T/N; 30-6T/N; 32-T và gửi Phòng Vận tải và dịch vụ hàng hải trong
vòng 05 ngày kể từ ngày nhận báo cáo của các cơ quan, đơn vị được ghi trong biểu.
c) Phòng Công trình
hàng hải
Có trách nhiệm hướng
dẫn, đôn đốc các đơn vị báo cáo theo biểu mẫu quy định tại Quyết định này; tổng
hợp các biểu mẫu số: 01-N; 02-N;
03-Q/N; 04-6T/N; 05-N; 06-6T/N; 07-6T/N và gửi Phòng Vận tải và dịch vụ hàng hải
trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận báo cáo của các cơ quan, đơn vị được ghi
trong biểu.
d) Phòng Tài Chính
Có trách nhiệm hướng
dẫn, đôn đốc các đơn vị báo cáo theo biểu mẫu quy định tại Quyết định này; tổng
hợp các biểu mẫu số: 16-T; 17-N;
18-Q; 19-N và gửi Phòng Vận
tải và dịch vụ hàng hải trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận báo cáo của các cơ
quan, đơn vị được ghi trong biểu.
e) Phòng Đăng ký tàu
biển và thuyền viên
Có trách nhiệm hướng
dẫn, đôn đốc các đơn vị báo cáo theo biểu mẫu quy định tại Quyết định này; tổng
hợp các biểu mẫu số: 21-6T/N; 22-6T/N và gửi Phòng Vận tải và dịch vụ hàng hải
trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận báo cáo của các cơ quan, đơn vị được ghi
trong biểu.
f) Phòng Tổ chức cán
bộ
Có trách nhiệm hướng
dẫn, đôn đốc các đơn vị báo cáo theo biểu mẫu quy định tại Quyết định này; tổng
hợp các biểu mẫu số: 37-N; 38-N;
39-N; 40-N và gửi Phòng Vận
tải và dịch vụ hàng hải trong vòng 05 ngày kể từ ngày nhận báo cáo của các cơ
quan, đơn vị được ghi trong biểu.
g) Phòng An toàn an
ninh hàng hải
Có trách nhiệm hướng
dẫn, đôn đốc các đơn vị báo cáo theo biểu mẫu quy định tại Quyết định này; tổng
hợp các biểu mẫu số: 20-6T/N và báo cáo Bộ GTVT
theo quy định.
h) Các Cảng vụ hàng hải
tổ chức hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp hàng hải tại khu vực thu thập, tổng
hợp thông tin thống kê theo biểu mẫu quy định tại Quyết định này; báo cáo Cục
HHVN (qua các Phòng chức năng).
i) Các cơ quan đăng
ký tàu biển khu vực, Bảo đảm an toàn hàng hải khu vực, Công ty hoa tiêu hàng hải
khu vực, Ban quản lý dự án và các doanh nghiệp, đơn vị trong lĩnh vực hàng hải
tổ chức thu thập, tổng hợp thông tin thống kê do đơn vị quản lý, báo cáo Cục
HHVN theo biểu mẫu quy định tại Quyết định này.
5. Ký hiệu biểu
Ký hiệu biểu gồm hai
phần: phần số được đánh liên tục từ 01, 02, 03 ... và phần chữ là các chữ in viết
tắt biểu thị kỳ báo cáo của biểu mẫu N - Năm, Q - Quý, T -
Tháng 6T/N - sáu tháng/ Năm, Q/N- Quý/Năm.
6. Kỳ báo cáo
Kỳ báo cáo là khoảng
thời gian nhất định quy định đối tượng báo cáo thống kê phải thể hiện kết quả
hoạt động bằng số liệu theo các tiêu chí thống kê trong biểu mẫu báo cáo thống
kê. Kỳ báo cáo được ghi ở góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê và được
tính theo ngày dương lịch, bao gồm:
a) Báo cáo thống kê
tháng: Báo cáo thống kê tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của
tháng.
b) Báo cáo thống kê
quý: Báo cáo thống kê quý được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu tiên đến ngày
cuối cùng tháng thứ ba, tính theo Quý I, Quý II, Quý III, Quý IV.
c) Báo cáo thống kê 6
tháng: Báo cáo thống kê 6 tháng được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu tiên của
kỳ báo cáo thống kê cho đến ngày cuối cùng tháng thứ sáu của kỳ báo cáo thống kê,
tính theo 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm.
d) Báo cáo thống kê
năm: Báo cáo thống kê năm được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu tiên của kỳ
báo cáo thống kê cho đến ngày cuối cùng tháng thứ mười hai của kỳ báo cáo thống
kê.
đ) Báo cáo thống kê
khác và đột xuất: Trường hợp cần báo cáo thống kê khác và báo cáo thống kê đột
xuất nhằm thực hiện các yêu cầu về quản lý nhà nước, Cục HHVN gửi văn bản yêu cầu
các đơn vị báo cáo, nêu rõ thời gian, thời hạn và các tiêu chí báo cáo thống kê
cụ thể.
7. Thời hạn nhận báo
cáo
Thời hạn nhận báo cáo
được ghi cụ thể tại góc trên bên trái của từng biểu mẫu thống kê.
8. Phương thức gửi
báo cáo
a) Bảng tính và font
chữ
- Các bảng tính được
thực hiện trên bản Excel; Font chữ “Times New Roman”; Dấu “.” thể hiện hàng đơn
vị; Dấu “,” thể hiện hàng thập phân và làm tròn đến 2 số.
- Các chỉ tiêu khi dữ
liệu bằng “0” đề nghị ghi số “0” không được để trống.
b) Gửi báo cáo:
Các Biểu mẫu báo cáo
làm dưới định dạng Excel và gửi báo cáo dưới 02 hình thức, bằng văn bản và bằng
tệp dữ liệu gửi theo thư điện tử qua hòm thư thongkehanghai@vinamarine.gov.vn.
Báo cáo bằng văn bản phải có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng đơn vị và tên người
lập biểu để thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu, xử lý số liệu.