UỶ BAN NHÂN
DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1739/QĐ-UBND
|
Hải Dương,
ngày 07 tháng 8 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TỈNH HẢI DƯƠNG
GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 8/3/2012
của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải
tại Tờ trình số 901/TTr-SGTVT ngày 03 tháng 6 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng
xe buýt tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030, với những
nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012-2020 và định
hướng đến năm 2030.
2. Cơ quan chủ trì lập quy hoạch: Sở Giao
thông vận tải Hải Dương.
3. Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Viện chiến
lược và Phát triển Giao thông vận tải - Bộ Giao thông vận tải.
4. Đối tượng, phạm vi và mục tiêu quy hoạch
Đối tượng quy hoạch: Hệ thống mạng lưới
xe buýt trên địa bàn tỉnh Hải Dương bao gồm: mạng lưới tuyến, hệ thống trạm
trung chuyển, bến xe và phương tiện, công tác tổ chức quản lý, điều hành.
Phạm vi quy hoạch: Phạm vi nghiên cứu của
quy hoạch bao gồm mạng lưới xe buýt trong địa bàn tỉnh và kết nối với các vùng
lân cận.
Mục tiêu quy hoạch: Xây dựng “Quy hoạch
phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tỉnh Hải Dương giai đoạn
2012 - 2020 và định hướng đến năm 2030” phù hợp với quy hoạch và định hướng
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương nhằm:
- Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
- Kết hợp và khai thác tốt hệ thống
giao thông, đặc biệt là giao thông kết nối với các tỉnh lân cận.
- Phát triển hợp lý mạng lưới xe buýt nội tỉnh
và lân cận.
- Bảo đảm ATGT, giảm ô nhiễm môi trường và phát
triển bền vững.
- Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân.
- Giảm chi phí trong việc đầu tư
mua sắm phương tiện cá nhân, chi phí nhiên liệu, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước
trong khoản chi cải tạo, sửa chữa hệ thống đường giao thông.
5. Về quy hoạch phát triển
5.1. Mục tiêu phát triển
- Mục tiêu đến năm 2020, đáp ứng
20% nhu cầu đi lại của người dân trong khu vực đô thị, khu công nghiệp và từ
trung tâm các đô thị, khu công nghiệp đến trung tâm các huyện. Đến năm 2030,
đáp ứng 25% nhu cầu đi lại của người dân đô thị. Từng bước tổ chức xe buýt thay
thế tuyến vận tải khách cố định nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của người
dân ở những cự ly vận chuyển hợp lý.
- Xây dựng mạng lưới tuyến hợp lý,
có khả năng kết nối cao về tuyến và phương tiện vận chuyển khác, bảo đảm cho
người dân dễ tiếp cận và sử dụng mạng lưới vận tải hành khách công cộng. Hình thành mạng lưới tuyến xe buýt từ trung tâm thành phố Hải Dương đến
trung tâm các huyện, giữa trung tâm các huyện với nhau và kết nối giữa tỉnh với
các tỉnh lân cận: Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang
và Bắc Ninh.
- Sử dụng chủng loại phương tiện,
trọng tải theo đúng tiêu chuẩn của quy định đối với vận tải hành khách công cộng,
bảo vệ môi trường; từng bước tiếp cận với kỹ thuật mới để phục vụ tốt nhu cầu
đi lại của người dân và người tàn tật.
5.2. Quy hoạch mạng lưới tuyến
xe buýt
a) Quy hoạch mạng lưới xe buýt
đến 2015:
Tổng số có 21 tuyến xe buýt, trong
đó có 12 tuyến xe liền kề kết nối với các tỉnh: Hưng Yên,
Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang và Bắc Ninh; 09 tuyến xe buýt nội tỉnh, trong
đó có 02 tuyến nội đô, cụ thể:
- Giữ nguyên các tuyến xe buýt lân
cận đi Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang và Bắc
Ninh trên cơ sở các tuyến xe buýt hiện tại có mã số tuyến là 202, 216, 206, 18,
207, 208, 209 và 217 và giữ nguyên các tuyến xe buýt nội tỉnh 01, 02 , 05, 06,
07, 09, 27.
- Tuyến xe buýt số 08 kéo dài thêm
từ Ngọ Dương (Kim Thành) đến trung tâm quận An Dương (Hải Phòng) với chiều dài
kéo thêm 9km.
- Mở thêm tuyến lân cận từ thị trấn
Cẩm Giàng đến thị trấn Như Quỳnh (Hưng Yên). Tuyến có chiều dài 21Km, lộ trình:
Cẩm Giàng - Nhật Tảo A - Khuyến Thiện - Tân Ấp - Chỉ Đạo - Ga Lạc Đạo - Văn Lâm
- Như Quỳnh.
- Khi cầu Chanh trên QL37 giữa Hải
Phòng và Hải Dương hoàn thành, điều chỉnh tuyến số 26 bến
xe Phía Tây - Ninh Giang, kéo dài đến TT. Vĩnh Bảo của
thành phố Hải Phòng.
- Mở mới các tuyến nội đô tại thành phố Hải
Dương, thị xã Chí Linh và huyện Kinh Môn, cụ thể:
+ Mở 01 tuyến buýt nội đô thành phố Hải Dương với
mục đích là phục vụ đi lại trong khu vực nội đô và đi đến các điểm trung chuyển
chính là bến xe Phía Tây, bến xe Hải Tân, bến xe Hải Dương, các phố chính như
Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lê Thanh Nghị, đường 62m, đường
Thanh Niên, đường Bạch Đằng... Đồng thời, kết nối với các tuyến đường mới, tuyến
vòng chạy theo đường vành đai I của thành phố Hải Dương, chiều dài khoảng 10km.
+ Mở 01 tuyến buýt nội đô
thị xã Chí Linh: Bến xe Phía Tây Sao Đỏ - QL18 - QL37 -
Côn Sơn - Kiếp Bạc, dài khoảng 12 km.
b) Quy hoạch mạng lưới xe buýt
đến 2020:
Tổng số có 28 tuyến xe buýt, trong
đó có 14 tuyến xe liền kề kết nối với các tỉnh Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh,
Bắc Giang và Bắc Ninh; 14 tuyến xe buýt nội tỉnh, trong đó có 06 tuyến buýt nội
đô, 01 tuyến xe buýt nhanh chất lượng cao, trong giai đoạn này các tuyến xe
buýt liên tỉnh, đi trung tâm các huyện hành trình phải được điều chỉnh theo
phương án tuyến ngắn nhất và được kết nối, trung chuyển hành khách thông qua
các tuyến buýt nội đô, cụ thể:
- Điều chỉnh tuyến Hải Dương - Bắc Giang, điều chỉnh tuyến đi theo đoạn QL37 đã hiệu chỉnh đoạn cầu
Hàn và đường 2 đầu cầu về QL37 thay đoạn QL37 đi chung QL5 hiện nay và một đoạn
QL37 cũ từ Tiền Trung đến Quốc Tuấn (Nam Sách). Việc hiệu chỉnh này nhằm tăng
cường thêm phạm vi phục vụ của xe buýt cho khu vực phía bắc cầu Hàn nhưng vẫn đảm
bảo tính liên thông từ thành phố Hải Dương đến trung tâm Nam Sách thông qua tuyến
Hải Dương - Uông Bí.
- Điều chỉnh kéo dài tuyến từ bến
xe Hải Dương đi Hà Chợ sang thị trấn Ân Thi (Hưng Yên).
- Mở mới các tuyến buýt nội đô:
+ Mở 01 tuyến buýt nội đô thị xã
Chí Linh: Bến xe phía Đông Sao Đỏ - QL18 - bến xe Bến Tắm - Hoàng Hoa Thám - Thanh Mai, dài khoảng 15km.
+ Mở 02 tuyến buýt nội đô Kinh
Môn: Bạch Đằng - thị trấn Kinh Môn - Phú Thứ - Minh Tân, dài 13km và thị trấn
Kinh Môn - Hiệp Sơn - Thái Sơn - Thất Hùng - Đền Cao, dài 10km.
- Mở mới tuyến mới kết nối các đô
thị phía Tây và phía Nam của tỉnh, tuyến Cẩm Giàng - Kẻ Sặt - Thanh Miện - Ninh
Giang - Hà Kỳ - An Thanh - Vĩnh Lập - nút giao đường cao tốc Hà Nội - Hải
Phòng.
- Mở mới tuyến Chí Linh - An Lưu -
Thủy Nguyên kết nối đô thị phía Bắc và phía Đông, đồng thời đây cũng là kết nối
hai thị xã Chí Linh, Kinh Môn và kết nối với Thủy Nguyên, Hải Phòng.
- Mở tuyến xe buýt nhanh chất lượng cao: Đến năm
2020, tuyến trục Bắc - Nam sẽ được đầu tư xây dựng với quy mô đường cấp II và
đóng vai trò quan trọng kết nối chuỗi đô thị dọc theo trục Bắc - Nam: Ninh
Giang, TP Hải Dương, Nam Sách, Chí Linh, kết nối các tuyến vận tải Quảng Ninh,
Bắc Giang. Tuyến xe buýt này đề xuất theo lộ trình điểm đầu tại cầu Hiệp, điểm
cuối tại Chí Linh. Tuyến đi trên đường trục Bắc - Nam từ cầu Hiệp qua Thành phố
Hải Dương đến QL5 và đi theo QL37 từ QL5 qua cầu Hàn, Nam Sách và đến Chí Linh.
Chiều dài khoảng 54 km.
- Các tuyến khác giữ nguyên như giai đoạn 2012 -
2015.
c) Định hướng quy hoạch đến năm 2030:
Tổng số có 33 tuyến xe buýt, trong đó có 16 tuyến
xe liền kề kết nối với các tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc
Giang và Bắc Ninh; 17 tuyến xe buýt nội tỉnh, trong đó có 06 tuyến buýt nội đô,
01 tuyến xe buýt nhanh chất lượng cao, cụ thể:
- Mở thêm tuyến buýt lân cận từ thành phố Hải
Dương đi Quỳnh Phụ, Thái Bình.
- Mở thêm tuyến buýt lân cận từ thành phố Hải
Dương đi Đông Triều.
- Mở thêm tuyến buýt mới đi vòng theo đường Vành
đai II của Tp. Hải Dương.
- Mở thêm tuyến buýt nội tỉnh chạy kết nối thị
trấn Kẻ Sặt, Thanh Miện, Tứ Kỳ và Thanh Hà theo đường tỉnh 392.
- Mở thêm tuyến nội tỉnh thành phố Hải Dương -
Nam Sách - Sao Đỏ - Bến Tắm - Hoàng Hoa
Thám.
- Các tuyến khác giữ nguyên như
giai đoạn 2015 - 2020.
5.3. Quy hoạch hệ thống kết
cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách
a) Quy hoạch hệ thống bến xe,
nhà chờ, điểm dừng, điểm trung chuyển:
- Tại thành phố Hải Dương là 3 bến
xe: bến xe Phía Tây, bến xe Hải Tân và bến xe Hải Dương.
- Thị xã Chí Linh gồm bến xe Phía
Đông và bến xe Bến Tắm.
- Các huyện khác: bến xe Ninh Giang,
bến xe Kẻ Sặt, bến xe Thanh Miện, bến xe Tứ Kỳ, bến xe Quý Cao, bến xe Thanh
Hà, bến xe Đồng Gia, bến xe Hiệp Cát, bến xe Thái Dương, bến xe Phúc Thành, bến
xe Gia Lộc, bến xe Kinh Môn và bến xe Bến Trại.
- Các điểm trung chuyển trong mạng
lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được xác định trong xây dựng hệ
thống nhà chờ, điểm dừng; chủ yếu tập trung tại các đô thị, trên các tuyến xe
buýt nội đô được quy hoạch.
b) Nhu cầu quỹ đất
Với nhu cầu phương tiện xe buýt cần thiết, dự kiến
nhu cầu quỹ đất dành cho việc phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt của Hải Dương không bao gồm quỹ đất cho bến xe (đã
được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển GTVT) như sau: đến năm 2015 là 13.142 m2; đến năm 2020 là 19.569 m2; đến năm 2030 là 25.021m2.
5.4. Quy hoạch về phương tiện:
Tùy theo từng giai đoạn cụ thể và
khả năng đáp ứng của kết cấu hạ tầng giao thông mà lựa chọn phát triển các
phương tiện vận tải phù hợp, cụ thể như sau:
- Đến năm 2015: loại xe 40 chỗ là 183
xe; loại xe 24 chỗ là 100 xe.
- Đến năm 2020: loại xe 80 chỗ là
10 xe; loại xe 60 chỗ là 198 xe; loại xe 40 chỗ là 78 xe; loại xe 24 chỗ là 86
xe.
- Đến năm 2030: loại xe 120 chỗ là
12 xe; loại xe 80 chỗ là 198 xe; loại xe 60 chỗ là 139 xe; loại xe 40 chỗ là 74
xe; loại xe 24 chỗ là 10 xe.
6. Nhu cầu vốn
Nhu cầu vốn đầu tư cho từng giai
đoạn theo bảng sau:
TT
|
Hạng mục
|
Tổng vốn đầu
tư (triệu đồng)
|
Nguồn vốn
|
2013-2015
|
2016-2020
|
2021-2030
|
1
|
Phương tiện
|
106.120
|
256.560
|
351.630
|
DN
|
2
|
Trạm dừng, nhà chờ
|
2.650
|
1.780
|
2.790
|
DN
|
3
|
Trung tâm điều hành xe buýt
|
|
20.000
|
|
NSNN
|
4
|
Đào tạo,tập huấn
|
500
|
1.000
|
1.000
|
NSNN
|
5
|
Tuyên truyền
|
1.000
|
2.000
|
2.000
|
NSNN
|
|
Tổng cộng
|
110.270
|
281.340
|
357.420
|
|
Tổng cộng:
- Giai đoạn 2013 - 2015: 110,270 tỷ
đồng (Ngân sách Nhà nước: 1,5 tỷ đồng; Doanh nghiệp: 108,770 tỷ đồng);
- Giai đoạn 2016 - 2020: 281,340 tỷ
đồng (Ngân sách Nhà nước: 23,0 tỷ đồng; Doanh nghiệp: 258,340 tỷ đồng);
- Giai đoạn 2021 - 2030: 357,420 tỷ
đồng (Ngân sách Nhà nước: 3,0 tỷ đồng; Doanh nghiệp: 354,420 tỷ đồng);
7. Các giải pháp, chính sách chủ
yếu:
Để thực hiện được mục tiêu quy hoạch, các giải
pháp, chính sách chủ yếu là:
- Chính sách, giải pháp nâng cao
chất lượng, hiệu quả quản lý vận tải hành khách cộng cộng
bằng xe buýt;
- Chính sách khuyến khích đầu tư
vào hoạt động xe buýt;
- Chính sách hỗ trợ tài chính nhà
nước cho hoạt động xe buýt;
- Giải pháp đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực;
- Giải pháp tuyên truyền vận động
người dân tham gia giao thông bằng xe buýt;
- Giải pháp ứng dụng công nghệ GPS
và GIS trong quản lý hoạt động xe buýt;
- Giải pháp xã hội hóa vận tải
hành khách công cộng.
8. Tổ chức thực hiện
8.1.
Sở Giao thông vận tải
- Chủ trì thực hiện các nội dung quản lý Quy hoạch
theo quy định; thực hiện công bố mở tuyến; điều chỉnh điểm đỗ dừng, tần xuất,
biểu đồ chạy xe phù hợp với tình hình thực tế; quản lý hạ tầng, chất lượng dịch
vụ;
- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan nghiên
cứu xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách huy động nguồn lực phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, báo cáo UBND tỉnh xem
xét quyết định;
- Tổ chức áp dụng, triển khai thực hiện hệ thống
chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với hoạt động vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh;
- Phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng ở địa
phương tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến toàn dân về hoạt động vận
tải hành khách công cộng bằng xe buýt;
- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất, trình UBND tỉnh
phê duyệt các dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo hạ tầng giao thông phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
8.2.
Sở Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ Quy hoạch phát triển vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt tỉnh Hải Dương được UBND tỉnh phê duyệt,
phối hợp với Sở GTVT, Sở Tài chính và các ngành liên quan tính toán cân đối huy
động các nguồn lực, xây dựng các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để thực hiện.
Phối hợp với Sở GTVT và các Sở, Ban, Ngành triển
khai các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt.
8.3.
Sở Tài chính
Nghiên cứu, đề xuất và trình UBND tỉnh ban hành
các cơ chế chính sách liên quan đến hỗ trợ phát triển vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt;
Chủ trì, phối hợp các ngành, địa phương trong thực
hiện quản lý giá vé; xác định mức hỗ trợ và quyết toán kinh phí hỗ trợ giá vé
cho các doanh nghiệp.
8.4.
Sở Xây dựng
Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt quy hoạch chi tiết
các đô thị có xét đến quy hoạch vị trí các trạm trung chuyển, nhà chờ, bãi đỗ,
điều kiện hạ tầng phục vụ người tàn tật, phục vụ hoạt động vận tải
hành khách công cộng bằng xe buýt.
8.5.
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
Hướng dẫn và quản lý việc tổ chức quảng cáo trên
phương tiện và tại các khu vực bến bãi, nhà chờ, biển báo.
8.6.
Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền
hướng dẫn người dân trong tỉnh tham gia giao thông bằng xe buýt.
8.7.
Sở Tài nguyên và Môi trường
Cân đối quỹ đất thực hiện quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của tỉnh.
8.8.
Sở Khoa học và Công nghệ
Chuyển giao, ứng dụng các mô hình quản lý bằng
công nghệ tiên tiến đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe buýt.
8.9.
UBND các huyện, thị xã, thành phố
Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp trong
xây dựng và quản lý quy hoạch chi tiết vị trí các trạm trung chuyển, nhà chờ,
bãi đỗ;
Phối hợp với Sở GTVT trong quản lý, giám sát, đảm
bảo TTATGT, trật tự an toàn xã hội trong hoạt động vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn.
* Chi tiết có
trong Quy hoạch phát triển vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm
2030 do Viện chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải - Bộ Giao thông vận tải
lập kèm theo.
Điều 2. Giao Sở Giao
thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tổ chức thực hiện
và hằng năm tổng hợp, báo cáo kết quả với UBND tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn
phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố; các tổ chức, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành ./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ GTVT;
- Thường trực Tỉnh ủy; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- TT Công báo - Tin học (VPUBND tỉnh);
- Lưu: VT, Khanh (100b).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Hiển
|