ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1698/QĐ-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 28 tháng 10 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN TÀU CÁ CỦA NGƯ DÂN TỈNH
QUẢNG NGÃI MẤT TÍN HIỆU KẾT NỐI THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH, VƯỢT RANH GIỚI
CHO PHÉP TRÊN BIỂN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày
21/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP
ngày 08/3/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Quyết định số
44/2021/QĐ-UBND ngày 09/9 /2021 của UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý, khai
thác và sử dụng thông tin, dữ liệu của hệ thống giám sát tàu cá trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3100/TTr-SNN ngày 07/10/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình tiếp
nhận, xử lý thông tin tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi mất tín hiệu kết nối
thiết bị giám sát hành trình, vượt ranh giới cho phép trên biển.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng
tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ven biển và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/cáo);
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Tổng cục Thủy sản;
- Chi cục Thủy sản tỉnh;
- VPUB: PCVP, CBTH;
- Lưu: VT, NNTN (Inphong628)
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Phước Hiền
|
QUY TRÌNH
TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN TÀU CÁ CỦA NGƯ DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI MẤT TÍN
HIỆU KẾT NỐI THIẾT BỊ GIÁM SÁT HÀNH TRÌNH, VƯỢT RANH GIỚI CHO PHÉP TRÊN BIỂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1698/QĐ-UBND ngày 28/10/ 2021 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy trình này quy định việc tiếp nhận,
xử lý thông tin tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi mất kết nối thiết bị giám
sát hành trình, vượt ranh giới cho phép trên biển; trách nhiệm điều tra, xác
minh, xử lý của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối tượng áp dụng
Quy trình này áp dụng đối với các tổ
chức, cá nhân sau:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn;
b) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
c) Công an tỉnh;
d) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh;
đ) Tổ chức quản lý cảng cá (được
thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật);
e) Chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá có
chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên.
g) Các đơn vị cung cấp thiết bị giám
sát hành trình được Tổng cục Thủy sản thông báo thiết bị đủ tiêu chuẩn lắp đặt
trên tàu cá.
h) Tổ chức, cá nhân liên quan khác.
Điều 2. Nguồn
thông tin tiếp nhận
1. Các phương tiện thông tin đại
chúng (báo, đài) chính thống; phản ảnh của Nhân dân, đoàn thể, chính quyền địa
phương.
2. Các cơ quan chức năng của Trung ương,
địa phương: Tổng cục Thủy sản (bao gồm: Cục Kiểm ngư, Trung tâm Thông tin thủy
sản, Vụ Khai thác thủy sản), Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát
biển, Bộ Tư lệnh Hải quân; Sở Ngoại vụ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công
an tỉnh.
3. Hệ thống giám sát hành trình tàu
cá tại Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 3. Quy
trình tiếp nhận, xử lý thông tin tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (Chi cục Thủy sản)
Khi tiếp nhận thông tin hoặc phát hiện
thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển, Chi cục
Thủy sản tiến hành thực hiện các bước:
Bước 1: Xác định các thông tin về tàu cá (chủ tàu, thuyền trưởng, địa chỉ, số
đăng ký, nghề hoạt động...), hành trình của tàu cá kể từ khi rời cảng đến khi mất
kết nối, vị trí và thời điểm tàu cá bị mất tín hiệu kết nối.
Bước 2: Trong thời gian không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận thông tin hoặc
phát hiện, thông báo cho chủ tàu/thuyền trưởng hoặc người nhà của chủ tàu về
tàu cá mất tín hiệu thiết bị giám sát hành trình, đồng thời thông báo và yêu cầu
đơn vị cung cấp thiết bị kiểm tra, hướng dẫn thuyền trưởng biện pháp khắc phục
để khôi phục hoạt động của thiết bị giám sát hành trình. Trường hợp thiết bị
giám sát hành trình tàu cá bị hỏng, yêu cầu thuyền trưởng phải sử dụng các thiết
bị thông tin liên lạc khác báo cáo vị trí tàu cá về Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi
số điện thoại 0255.3823675 hoặc trực ban giám sát tàu cá tại Tổng cục Thủy sản
số điện thoại 0243.7710294 đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 m trở lên
và phải đưa tàu cá về cảng để sửa chữa trong 10 ngày kể từ ngày thiết bị giám
sát hành trình tàu cá bị hỏng.
Bước 3: Trường hợp chủ tàu/thuyền trưởng cố tình ngắt kết nối, không báo cáo vị
trí tàu theo quy định hoặc không liên lạc được với chủ tàu/ thuyền trưởng,
trong thời gian không quá 48 giờ kể từ khi phát hiện, Chi cục Thủy sản tiếp tục
gửi thông báo (qua điện thoại, fax hoặc email) cho người nhà chủ tàu,
yêu cầu mở thiết bị giám sát hành trình tàu cá.
Bước 4: Tiếp tục theo dõi tín hiệu tàu cá trên hệ thống giám sát, ghi nhận
thông tin phản hồi của chủ tàu/thuyền trưởng (nếu có); trong thời hạn 10 ngày kể
từ khi thiết bị giám sát hành trình mất kết nối mà vẫn chưa có tín hiệu kết nối
trở lại trên hệ thống giám sát hoặc không liên lạc được với thuyền trưởng, Chi
cục Thủy sản thông báo cho các cơ quan, đơn vị có liên quan: Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố nơi chủ tàu cá đăng ký hộ khẩu thường trú, Bộ Chỉ
huy Bộ đội Biên phòng tỉnh (qua Phòng Tham mưu), Tổ chức quản lý cảng cá, đơn vị
cung cấp thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá (theo biểu mẫu đính kèm)
để phối hợp xử lý khi tàu cập cảng.
Bước 5. Khi tàu cập cảng, Chi cục Thủy sản chủ trì phối hợp với các cơ quan,
đơn vị, địa phương liên quan xác định nguyên nhân mất kết nối; xử lý hoặc trình
cấp có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm (nếu có).
Bước 6: Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả xử lý tàu cá bị mất tín hiệu kết nối
trên biển cho các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Sau khi tiếp nhận thông tin tàu cá mất
kết nối trên biển, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiến hành thực hiện các bước:
Bước 1: Thông báo cho các Đồn, Trạm kiểm soát biên phòng về thông tin tàu cá mất
kết nối trên biển.
Bước 2: Thông báo cho Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Thủy sản) khi tàu về
bờ; xử lý hoặc phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xử lý theo quy định của pháp
luật (nếu có dấu hiệu vi phạm).
Bước 3: Tổng hợp, thông báo kết quả xử lý tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên
biển (nếu có) cho Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Tổng cục
Thủy sản và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.
3. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
Sau khi tiếp nhận thông tin tàu cá mất
kết nối, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành thực hiện các bước:
Bước 1: Thông báo tới chủ tàu hoặc người nhà của chủ tàu về tình hình tàu cá mất
kết nối trên biển.
Bước 2: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các lực lượng chức năng điều
tra, xác minh nguyên nhân tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển sau khi tàu
về bờ.
Bước 3: Tuyên truyền giáo dục, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến
hoạt động khai thác thủy sản trên biển cho ngư dân biết, chấp hành.
4. Tổ chức quản lý cảng cá
Sau khi nhận được thông tin tàu cá bị
mất tín hiệu kết nối trên biển, tiến hành thực hiện các bước:
Bước 1: Kiểm tra trên hệ thống giám sát hành trình của tàu từ khi rời cảng đến
khi tàu mất kết nối.
Bước 2: Thông báo cho Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Thủy sản) khi
tàu cập cảng và phối hợp xử lý tàu cá bị mất tín hiệu kết nối trên biển theo
quy định của pháp luật trước khi cho bốc dỡ thủy sản qua cảng.
5. Đơn vị cung cấp thiết bị giám
sát hành trình (GSHT)
Sau khi tiếp nhận thông tin về thiết
bị GSHT của tàu cá do mình cung cấp bị mất tín hiệu kết nối trên biển, đơn vị
cung cấp tiến hành thực hiện các bước:
Bước 1: Kiểm tra hệ thống giám sát, xác định nguyên nhân thiết bị mất kết nối.
Bước 2: Liên lạc với thuyền trưởng để hướng dẫn sửa chữa, khắc phục. Trường hợp
thiết bị giám sát bị hỏng không sửa chữa, khắc phục được thì hướng dẫn, hỗ trợ
thuyền trưởng sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc khác thực hiện báo cáo
vị trí tàu cá theo quy định.
Bước 3: Khi tàu về bờ, phối hợp với Chi cục Thủy sản để kiểm tra, xác định
nguyên nhân mất kết nối và khẩn trương sửa chữa, khắc phục.
6. Chủ tàu/thuyền trưởng tàu cá
Sau khi tiếp nhận thông tin về thiết
bị GSHT tàu cá của mình bị mất tín hiệu kết nối trên biển, chủ tàu/thuyền trưởng
tiến hành thực hiện các bước:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị GSHT lắp trên tàu cá, đồng
thời liên hệ với đơn vị cung cấp thiết bị GSHT để được hướng dẫn, khắc phục.
Bước 2: Khôi phục tình trạng hoạt động của thiết bị GSHT lắp trên tàu cá. Trường
hợp thiết bị GSHT bị hỏng, sử dụng các loại phương tiện thông tin liên lạc khác
thực hiện báo cáo vị trí tàu 06 giờ/lần theo quy định và phải đưa tàu về cảng để
sửa chữa trong 10 ngày kể từ khi thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị hỏng.
Bước 3: Khi tàu cập cảng, thông báo ngay cho Tổ chức quản lý cảng cá, Chi cục
Thủy sản, đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình để kiểm tra, xác định
nguyên nhân mất kết nối.
Điều 4. Quy trình
tiếp nhận, xử lý thông tin tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (Chi cục Thủy sản)
Khi tiếp nhận thông tin hoặc phát hiện
tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển, Chi cục Thủy sản tiến hành thực hiện
các bước:
Bước 1: Xác định các thông tin về tàu cá (chủ tàu, thuyền trưởng, địa chỉ, số
đăng ký, nghề hoạt động...), truy xuất hành trình tàu cá kể từ khi rời cảng, vị
trí và thời điểm tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển.
Bước 2: Trong thời gian không quá 01 giờ kể từ khi phát hiện, thông báo ngay
cho chủ tàu/thuyền trưởng hoặc người nhà của chủ tàu về việc tàu cá vượt ranh
giới cho phép trên biển và yêu cầu chủ tàu/thuyền trưởng cho tàu cá quay lại
vùng biển Việt Nam.
Bước 3: Trường hợp chủ tàu/thuyền trưởng cố tình vượt ranh giới cho phép trên
biển, không chấp hành quay lại vùng biển Việt Nam, Chi cục Thủy sản gửi ngay
thông báo (qua điện thoại, fax, email....) cho các cơ quan, đơn vị, địa phương
có liên quan: Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố nơi chủ tàu cá đăng ký hộ khẩu thường trú, Tổ chức
quản lý cảng cá (theo biểu mẫu đính kèm).
Bước 4: Tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin từ các cơ quan, đơn vị liên quan
và thường xuyên liên lạc với chủ tàu/thuyền trưởng cho đến khi tàu quay về vùng
biển Việt Nam.
Bước 5: Khi tàu về bờ, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an
tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật (nếu có dấu hiệu vi phạm); báo cáo Tổng
cục Thủy sản kết quả xử lý.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Sau khi tiếp nhận thông tin tàu cá vượt
qua ranh giới cho phép trên, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tiến hành thực
hiện các bước:
Bước 1: Bằng các phương tiện thông tin liên lạc hiện có, yêu cầu chủ tàu/thuyền
trưởng cho tàu quay về vùng biển Việt Nam; thường xuyên theo dõi hành trình của
tàu cho đến khi về bờ.
Bước 2: Chỉ đạo các Đồn, Trạm kiểm soát biên phòng tạm giữ người và phương tiện
khi cập bến.
Bước 3: Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Công an tỉnh, UBND huyện,
thị xã, thành phố nơi chủ tàu đăng ký hộ khẩu thường trú điều tra, xác minh động
cơ, mục đích đưa tàu vượt ranh giới cho phép trên biển.
Bước 4: Chủ trì xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý hành chính nếu có dấu
hiệu cố tình xâm phạm trái phép vùng biển nước ngoài để khai thác hải sản.
Bước 5: Tổng hợp, báo cáo kết quả xử lý tàu cá vượt qua ranh giới cho phép
trên biển cho UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan.
3. Công an tỉnh
Sau khi tiếp nhận thông tin tàu cá vượt
qua ranh giới cho phép trên, Công an tỉnh thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khi tàu về bờ, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Nông
nghiệp và PTNT, UBND huyện, thị xã, thành phố nơi chủ tàu đăng ký thường trú,
điều tra, xác minh động cơ, mục đích đưa tàu vượt ranh giới cho phép trên biển.
Bước 2: Tổng hợp, báo cáo kết quả xử lý cho UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị,
địa phương liên quan.
4. UBND các huyện, thị xã, thành
phố
Sau khi tiếp nhận thông tin tàu cá vượt
qua ranh giới cho phép trên biển, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiến hành
thực hiện các bước:
Bước 1: Thông báo tới chủ tàu hoặc người nhà của chủ tàu và yêu cầu thuyền trưởng
cho tàu cá quay lại vùng biển Việt Nam.
Bước 2: Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Sở Nông nghiệp và PTNT và
các lực lượng chức năng điều tra, xác minh, tìm hiểu nguyên nhân, động cơ đưa
tàu vượt ranh giới cho phép trên biển.
Bước 3: Tuyên truyền giáo dục, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến
hoạt động khai thác thủy sản trên biển cho ngư dân biết, chấp hành, không đưa tàu
đi khai thác trái phép vùng biển nước ngoài.
5. Đối với Tổ chức quản lý cảng cá
Sau khi nhận được thông tin tàu cá vượt
qua ranh giới cho phép trên biển, Tổ chức quản lý cảng cá nơi tàu rời cảng tiến
hành thực hiện các bước:
Bước 1: Kiểm tra trên hệ thống giám sát tàu cá hành trình của tàu từ khi rời cảng
đến khi tàu cá cập cảng.
Bước 2: Thông báo cho Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Thủy sản) khi
tàu cập cảng; hỗ trợ các cơ quan chức năng xử lý tàu cá vượt ranh giới cho phép
trên biển theo quy định của pháp luật trước khi cho bốc dỡ thủy sản qua cảng.
Điều 5. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan
chức năng xử lý tàu cá không duy trì hoạt động hoặc vô hiệu hóa thiết bị giám sát
hành trình trong quá trình hoạt động trên biển, trừ trường hợp bất khả kháng.
b) Chỉ đạo Chi cục Thủy sản tổ chức
trực ban 24/24 để kịp thời phát hiện thiết bị giám sát hành trình tàu cá bị mất
tín hiệu kết nối, vượt ranh giới cho phép trên biển, xử lý hoặc thông báo cho
các cơ quan chức năng xử lý theo thẩm quyền; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các
bước nêu tại điểm 1 Điều 4 Quy trình này.
c) Chỉ đạo, yêu cầu Tổ chức quản lý cảng
cá tổ chức kiểm tra và kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng khi tàu cá
vi phạm cập cảng; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các bước nêu tại điểm 5 Điều 4
Quy trình này.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh:
a) Chủ trì phối hợp điều tra, xác
minh, xử lý tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển.
b) Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và các
cơ quan liên quan tình hình xử lý tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển.
c) Chỉ đạo các phòng, ban, đồn, trạm
kiểm soát biên phòng trực thuộc kịp thời xử lý hoặc phối hợp các cơ quan chức
năng xử lý tàu cá mất tín hiệu kết nối trên biển.
3. Công an tỉnh:
Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức
năng kịp thời xử lý tàu cá vượt ranh giới cho phép trên biển nếu có dấu hiệu vi
phạm hình sự.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố:
Chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND
các xã, phường kịp thời thông báo cho các chủ tàu hoặc đại diện chủ tàu khi thiết
bị giám sát hành trình tàu cá mất tín hiệu kết nối, vượt qua ranh giới cho phép
trên biển theo Quy trình này.
Điều 6. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có
liên quan chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện và
tài chính để cán bộ, chiến sỹ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc, đề nghị các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương có liên
quan phản ảnh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp
báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.