Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1601/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 15/10/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 1601/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (tờ trình số 4356/TTr-BGTVT ngày 29 tháng 6 năm 2009) về Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

a) Quan điểm phát triển:

- Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước, đặc biệt là tiềm năng biển để phát triển toàn diện và có bước đột phá về giao thông vận tải biển nhằm góp phần thực hiện những mục tiêu của Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, cụ thể là đến năm 2020 kinh tế hàng hải đứng thứ 2 và sau 2020 kinh tế hàng hải đứng thứ nhất trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển; đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước;

- Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới;

- Phát triển vận tải biển đồng bộ với phát triển các ngành vận tải liên quan: đường bộ, đường sông, đường sắt; ứng dụng và phát triển công nghệ vận tải tiên tiến, trong đó chú trọng phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistic để tạo nên một hệ thống vận tải đồng bộ, liên hoàn, hiệu quả;

- Đầu tư phát triển đội tàu có cơ cấu hợp lý, hiện đại, có năng lực cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế; tập trung đầu tư cảng biển nước sâu, cảng trung chuyển và cảng cửa ngõ quốc tế ở các khu vực kinh tế trọng điểm; Nghiên cứu kết hợp chỉnh trị với cải tạo luồng lạch để bảo đảm các tàu lớn ra vào thuận lợi và an toàn;

- Xã hội hóa tối đa việc đầu tư phát triển đội tàu và kết cấu hạ tầng giao thông đường biển.

b) Mục tiêu, định hướng phát triển:

Đến năm 2020 phải thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu vận tải đường biển của nền kinh tế quốc dân với mức tăng trưởng cao, bảo đảm chất lượng cao, giá thành hợp lý và hạn chế ô nhiễm môi trường. Cụ thể đối với từng lĩnh vực:

- Về vận tải biển:

Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 27 – 30%, kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài trên các tuyến vận tải biển xa. Khối lượng do đội tàu Việt Nam đảm nhận khoảng 110 – 126 triệu tấn vào năm 2015; 215 – 260 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2030 tăng gấp 1,5 - 2 lần so với năm 2020; số lượng hành khách đạt 5 triệu năm 2015; 9 – 10 triệu năm 2020 và năm 2030 tăng 1,5 lần so với năm 2020;

Phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng rời, dầu…) và tàu trọng tải lớn. Đến năm 2010 có tổng trọng tải 6 – 6,5 triệu DWT; năm 2015 có tổng trọng tải 8,5  - 9,5 triệu đến năm 2020 đạt 11,5 – 13,5 triệu DWT. Từng bước trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm.

- Về hệ thống cảng biển:

Giai đoạn 2020, định hướng đến 2030 tập trung phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống cảng biển và luồng vào cảng. Việc đầu tư xây dựng cảng biển cần được đẩy nhanh, đầu tư có trọng điểm tại những vị trí có điều kiện và nhu cầu xây dựng cảng biển, nhằm khai thác ưu thế tự nhiên, tận dụng khả năng vận tải biển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước; đồng thời làm cơ sở để xây dựng và phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam theo một quy hoạch tổng thể và thống nhất trên quy mô cả nước; hình thành những trung tâm kết nối cơ sở hạ tầng giao thông vận tải tại các khu vực, đặc biệt tại các vùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế, khu công nghiệp lớn; phát triển cảng trung chuyển quốc tế lớn và các cảng cửa ngõ quốc tế tại các khu vực thích hợp nhằm khẳng định vị trí và ưu thế về kinh tế biển, tạo ra những đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng giữa trong nước với nước ngoài để thực hiện tốt những mục tiêu của Chiến lược biển.

- Về công nghiệp tàu thủy:

Đến năm 2020, phát triển ngành công nghiệp tàu thủy nước ta đạt mức tiên tiến trong khu vực, đóng mới được tàu hàng trọng tải đến 300.000 DWT, các tàu khách, tàu dịch vụ dầu khí, tàu cứu hộ cứu nạn, bảo đảm hàng hải, công trình… đáp ứng 65 – 70% nhu cầu bổ sung đội tàu trong nước giai đoạn 2010 – 2020; sửa chữa đồng bộ vỏ, máy, điện, điện tử… cho các tàu có trọng tải đến 400.000 DWT; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài góp phần thu ngoại tệ cho đất nước;

Phát triển cân đối công nghiệp đóng và sửa chữa tàu. Nhanh chóng tiếp cận công nghệ hiện đại, chú trọng đầu tư chiều sâu để phát huy hiệu quả cơ sở đóng, sửa chữa tàu hiện có kể cả công nghiệp phụ trợ.

- Về dịch vụ hàng hải:

Phát triển dịch vụ hỗ trợ vận tải biển đồng bộ, đặc biệt là dịch vụ logistic, dịch vụ vận tải đa phương thức với chất lượng cao, hướng đến dịch vụ trọn gói và mở rộng ra nước ngoài đáp ứng yêu cầu hội nhập. Hình thành các cảng nội địa phù hợp với sự phát triển của các hành lang kinh tế và các trung tâm phân phối hàng hóa gắn với cảng biển;

Phát triển đồng bộ cơ sở hậu cần, bảo đảm hàng hải, tìm kiếm cứu nạn; hệ thống công nghệ thông tin hàng hải… đáp ứng yêu cầu phát triển, phù hợp với yêu cầu của các công ước quốc tế.

2. Nội dung quy hoạch

a) Quy hoạch loại, cỡ tàu vận tải:

- Các tuyến quốc tế:

Đối với hàng rời: tàu nhập than cho nhà máy nhiệt điện, quặng cho nhà máy liên hợp gang thép sử dụng tàu cỡ 100.000 – 200.000 DWT; xuất alumin sử dụng cỡ tàu 70.000 – 100.000 DWT; xuất lương thực, nhập phân bón, clinker… sử dụng cỡ tàu từ 30.000 – 50.000 DWT;

Đối với hàng bách hóa: đi các nước châu Á chủ yếu sử dụng tàu cỡ 10.000 – 20.000 DWT; đi các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Phi sử dụng cỡ tàu từ 20.000 – 30.000 DWT;

Đối với hàng container: đi các nước châu Á sử dụng cỡ tàu từ 500 – 3.000 TEU; đi các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Phi sử dụng cỡ tàu cỡ lớn từ 4.000 – 6.000 TEU và tàu lớn hơn khi có điều kiện;

Đối với tàu hàng lỏng: tàu mẹ nhập xăng dầu trung chuyển tại Vân Phong sử dụng cỡ tàu từ 150.000 – 300.000 DWT; dầu sản phẩm sử dụng cỡ tàu từ 10.000 – 50.000 DWT; dầu thô sử dụng cỡ tàu từ 100.000 – 300.000 DWT; khí hóa lỏng sử dụng cỡ tàu từ 1.000 – 5.000 DWT.

- Các tuyến nội địa:

Đối với hàng rời, hàng bách hóa: sử dụng cỡ tàu từ 1.000 – 10.000 DWT.

Đối với hàng container: sử dụng cỡ tàu từ 200 – 1.000 TEU.

Đối với hàng lỏng: tàu chở dầu sản phẩm chuyên dụng cỡ tàu từ 1.000 – 30.000 DWT; tàu tiếp chuyển dầu thô từ các mỏ vào các nhà máy lọc dầu cỡ tàu từ 100.000 – 150.000 DWT.

b) Quy hoạch phát triển đội tàu vận tải biển:

- Tổng khối lượng vận tải đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt 215 – 260 triệu tấn, trong đó vận tải quốc tế 135 – 165 triệu tấn/năm, vận tải nội địa 80 – 105 triệu tấn/năm;

- Quy mô và nhu cầu bổ sung trọng tải đội tàu:

Tổng trọng tải đội tàu hàng vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 là 11,8 – 13,2 triệu DWT, trong đó: tàu hàng bách hóa tổng hợp 3,84 – 4,45 triệu DWT; tàu hàng rời 2,70 – 3,11 triệu DWT; tàu container 1,49 – 1,71 triệu DWT; tàu dầu thô 1,92 – 2,21 triệu DWT; tàu dầu sản phẩm 1,69 – 1,77 triệu DWT;

Nhu cầu bổ sung đội tàu hàng vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 là 3,8 – 4,9 triệu DWT;

Nhu cầu bổ sung thêm sức chở đội tàu khách du lịch, tàu khách ven biển ra đảo khoảng 14.000 ghế.

c) Định hướng phát triển hệ thống cảng biển:

- Để đáp ứng nhu cầu phát triển vận tải biển và phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cần được rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung với tầm nhìn xa hơn. Nội dung định hướng quy hoạch phát triển cảng trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của các cảng hiện hữu, cần tập trung vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại… để có thể từng bước đưa nước ta hội nhập và đủ sức cạnh tranh trong hoạt động đầu tư, khai thác cảng biển với các nước trong khu vực và trên thế giới;

- Tập trung cải tạo, duy tu luồng tàu đảm bảo điều kiện khai thác đồng bộ và hiệu quả cùng các cảng biển; phát triển đồng bộ mạng giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa để đảm bảo kết nối cảng với các cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa, khu kinh tế, khu công nghiệp, các cảng, bến thủy nội địa…, tạo điều kiện hàng đi/đến cảng thuận lợi, nâng cao hiệu quả khai thác cảng;

- Phát triển bến cảng tại các huyện đảo với quy mô phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để vận tải hàng hóa, hàng khách phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng;

Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sẽ được Thủ trưởng Chính phủ phê duyệt tại văn bản riêng.

d) Định hướng phát triển công nghiệp tàu thủy:

- Để đáp ứng mục tiêu bổ sung và sửa chữa đội tàu trong nước, có sản phẩm xuất khẩu như mục tiêu đề ra, hệ thống nhà máy công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển cho tàu biển có trọng tải đến 400.000 DWT;

- Chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp đóng, sửa chữa tàu nhằm hình thành một ngành công nghiệp tàu thủy đồng bộ, hoàn chỉnh đáp ứng được nhu cầu phát triển và bảo vệ của đất nước; tận dụng năng lực của các ngành công nghiệp khác trong cả nước nhằm nâng cao tính chuyên môn hóa và hiệu quả đầu tư;

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản riêng.

d) Định hướng phát triển dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và logistic:

- Phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, dịch vụ logistic và dịch vụ vận tải đa phương thức, đặc biệt tại nhóm cảng phía Bắc, nhóm cảng thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu, nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long. Coi trọng việc nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, dịch vụ logistic, dịch vụ vận tải đa phương thức;

- Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, điều hành và các hoạt động của các dịch vụ một cách có hiệu quả;

- Phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa gắn liền với các bến cảng container, đặc biệt là ở các cảng cửa ngõ, cảng trung chuyển quốc tế;

- Phát triển dịch vụ hỗ trợ vận tải biển theo hướng hội nhập quốc tế; tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc quản lý chất lượng dịch vụ, bảo đảm sự lành mạnh của thị trường.

e) Định hướng phát triển nguồn nhân lực:

- Từ nay đến năm 2020 đào tạo và bồi dưỡng 39.000 sĩ quan thuyền viên, trong đó đào tạo mới khoảng 24.000 người (bao gồm 16.000 người bổ sung theo yêu cầu phát triển đội tàu và 8.000 người bổ sung thay thế lực lượng hiện có; cơ cấu đào tạo: sĩ quan, quản lý khoảng 9.600 người, thuyền viên và công nhân kỹ thuật hàng hải khoảng 14.400 người); bồi dưỡng đào tạo nâng bậc cho 15.000 người trong lực lượng lao động hiện có. Khuyến khích đào tạo sĩ quan, thuyền viên có tay nghề cao phục vụ cho xuất khẩu thuyền viên;

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực logistic, công nghiệp đóng tàu, khai thác cảng biển;

- Đổi mới phương thức đào tạo, chương trình đào tạo, tiêu chuẩn đào tạo và huấn luyện hàng hải, đặc biệt đối với công tác đào tạo cán bộ quản lý, sĩ quan, thuyền viên và cán bộ quản lý khai thác hoạt động logistics, vận tải đa phương thức. Coi trọng đào tạo ngoại ngữ, thực hành đi đôi với lý thuyết. Tăng cường tính gắn kết giữa các công ty vận tải biển với các cơ sở đào tạo, huấn luyện.

g) Nhu cầu vốn đầu tư phát triển vận tải biển đến 2020:

Tổng kinh phí đầu tư cho đội tàu, các trung tâm phân phối hàng hóa dịch vụ logistic từ nay đến năm 2020 khoảng 270 – 290 nghìn tỷ đồng, do các doanh nghiệp tự huy động từ các nguồn vốn hợp pháp.

3. Một số giải pháp, chính sách chủ yếu

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngành hàng hải và các văn bản dưới luật liên quan. Trước mắt, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải đa phương thức, dịch vụ logistic, quản lý đầu tư và khai thác cơ sở hạ tầng cảng biển phù hợp với tình hình và xu hướng phát triển của Việt Nam; Luật hóa các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực vận tải biển, đặc biệt là công tác cải cách thủ tục hành chính tại các cảng biển Việt Nam và thủ tục đăng ký tàu biển; nhanh chóng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai cảng vụ điện tử, hải quan điện tử, thực hiện chính sách một cửa để tạo điều kiện thuận lợi cho tàu, thuyền ra vào cảng biển;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi luật pháp Việt Nam và các công ước quốc tế liên quan về đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trường mà Việt Nam tham gia; hướng dẫn, triển khai có hiệu quả Bộ luật Quản lý an toàn (ISMCode) của tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), các công ước quốc tế về hạn chế ô nhiễm do tàu biển (MARPOL 73/78); đầu tư phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố dầu tràn, thu gom chất thải tại các cảng biển; nâng cao chất lượng đội ngũ đăng kiểm viên Việt Nam và chất lượng công tác đăng ký và giám sát kỹ thuật tàu, đặc biệt là tàu biển chạy tuyến quốc tế;

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế bao gồm cả các tổ chức nước ngoài đầu tư phát triển đội tàu biển Việt Nam. Xây dựng Chương trình phát triển đội tàu biển để có cơ chế, chính sách hỗ trợ thích hợp, đồng bộ để đầu tư phát triển và hiện đại hóa đội tàu treo cờ quốc gia. Tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, tập trung được nguồn vốn cho đầu tư phát triển và hiện đại hóa đội tàu; phát huy được mối quan hệ gắn bó giữa đội tàu, cảng biển và hệ thống dịch vụ logistic;

- Xây dựng hệ thống mạng lưới dịch vụ hàng hải để nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; xây dựng và phát triển Tổng công ty Hàng hải Việt Nam làm nòng cốt trong lĩnh vực vận tải biển và dịch vụ logistic, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, cảng biển; Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam làm nòng cốt trong lĩnh vực công nghiệp tàu thủy;

- Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển để khuyến khích đầu tư và quản lý có hiệu quả các trung tâm phân phối hàng hóa, cảng nội địa để hỗ trợ phát triển dịch vụ logistic, phát huy được mối quan hệ gắn bó, hiệu quả giữa khai thác đội tàu, cảng biển và hệ thống dịch vụ hỗ trợ. Nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp để xây dựng, thu hút đầu tư cho dịch vụ logistic Việt Nam;

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo bao gồm cả đào tạo trong nước và liên kết nước ngoài; củng cố và phát triển các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề chuyên ngành vận tải biển ở cả 3 khu vực Bắc, Trung, Nam đáp ứng nhu cầu nhân lực cho vận hành khai thác tàu biển, cảng biển, công nghiệp tàu thủy, dịch vụ logistic và xuất khẩu thuyền viên; có chính sách ưu đãi đối với người lao động của ngành vận tải biển, nhất là đối với sĩ quan, thuyền viên và lao động trong các nhà máy đóng, sửa chữa tàu nhằm khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với nghề;

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển, tích cực tham gia và thực hiện Công ước quốc tế, Hiệp định song phương – đa phương trong lĩnh vực hàng hải.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan, tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch này trong thời gian sớm nhất, kết hợp chặt chẽ với quá trình thực hiện Chiến lược biển.

2. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn các Tập đoàn Kinh tế, Tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển thực hiện kế hoạch phát triển phù hợp với quy hoạch vận tải biển; đồng thời nghiên cứu đề xuất các giải pháp cần thiết để thực hiện quy hoạch có hiệu quả, phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo từng giai đoạn.

3. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa và dịch vụ logistic tại các đầu mối giao thông vận tải quan trọng, xây dựng hệ thống thu gom, xử lý dầu thải phát sinh từ hoạt động vận tải biển; lập các quy hoạch mạng lưới giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa nhằm phục vụ hiệu quả cho phát triển giao thông vận tải biển.

4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu và ban hành các chính sách ưu đãi đối với người lao động đặc thù của ngành giao thông vận tải biển là những ngành lao động nặng nhọc, nguy hiểm.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu và đổi mới phương thức đào tạo, tiêu chuẩn đào tạo cho lực lượng lao động ngành giao thông vận tải biển nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng nhân lực cho lĩnh vực vận tải biển đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

6. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Tài chính nghiên cứu, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách tạo điều kiện cho phát triển vận tải biển; đồng thời nghiên cứu, ban hành chính sách phát triển và quản lý dịch vụ logistic.

7. Bộ Giao thông vận tải tăng cường công tác quản lý Nhà nước, hướng dẫn và kiểm tra quy hoạch phát triển vận tải biển, dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và dịch vụ logistic; hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, trình duyệt theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Quyết định này thay thế Quyết định số 1195/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Hàng hải Việt Nam;
- Các Tập  đoàn Kinh tế, các Tổng công ty 91;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, KTN (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng   

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 1601/QD-TTg

Hanoi, October 15, 2009

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON DEVELOPMENT OF VIETNAM'S OCEAN SHIPPING UP TO 2020 AND ORIENTATIONS TOWARDS 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Ministry of Transport (Report No. 4356/TTr-BGTVTofJune 29, 2009) on the master plan on development of Vietnam's ocean shipping up to 2020 and orientations towards 2030,

DECIDES:

Article 1. To approve the master plan on development of Vietnam's ocean shipping up to 2020 and orientations towards 2030 with the following principal contents:

1. Development viewpoints and objectives

a/ Development viewpoints:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To develop ocean shipping towards modernization, higher quality, reasonable expenses, safety, environmental pollution reduction and energy saving; to raise the competitiveness of ocean shipping for proactive integration and expansion in regional and world markets;

- To develop ocean shipping in combination with road, riverway and railway transportation; to apply and develop advanced shipping technologies, attaching importance to multimodal transportation and logistic services, in order to form a complete, interrelated and effective transportation system:

- To develop a rational and modern fleet which is competitive on the international market; to concentrate investment on deep-water seaports, transshipment ports and international gateway ports in key economic regions; to combine adjustment and renovation of narrow access channels for convenient and safe navigation of large ships:

- To socialize to the utmost investment in developing the fleet and maritime navigation infrastructure.

b/ Development objectives and orientations:

By 2020, to satisfy all ocean shipping needs of the national economy growing at high rates, ensuring quality, reasonable costs and environmental pollution restriction. Specifically:

- Ocean shipping:

To raise the quality of ocean shipping services to meet domestic ocean shipping needs; to increase the market share of shipping of imports and exports to 27-30% and transport cargo for foreign partners on long maritime routes. The volume of cargo to be transported by the Vietnamese fleet will reach 110-126 million tons by 2015 and 215-260 million tons by 2020 and increase 1.5-2 times over 2020 by 2030. The number of passengers will reach 5 million by 2015 and 9-10 million by 2020 and increase 1.5 times over 2020 by 2030;

To develop the Vietnamese fleet to be modern, attaching importance to special-use ships (container ships, bulky cargo ships, oil tankers, etc.) and large-tonnage ships. The total tonnage will be 6-6.5 million DWT by 2010, 8.5-9.5 million DWT by 2015, and 11.5-13.5 million DWT by 2020. To step by step build new ships for the Vietnamese fleet with an average age of 12 years by 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

From now to 2020 and 2030, to develop complete and modern seaports and access channels. To accelerate the construction of seaports, making focal investment in locations with conditions and needs with a view to exploiting their natural advantages and making use of ocean shipping for national economic development and for use as a basis for building and developing Vietnam's seaport system under a national master plan. To form transport infrastructure connection centers in regions, especially in key economic regions and large economic zones and industrial parks. To develop large international transshipment ports and gateway ports in appropriate regions in order to affirm the position and advantages of marine economy, creating important hubs for economic exchange between Vietnam and other countries for the attainment of the marine strategy's objectives.

- Shipbuilding industry:

By 2020, to develop the country's shipbuilding industry to the advanced level in the region. To build new cargo ships of up to 300,000 DWT. Passenger, petroleum service, salvage and rescue, and maritime security ships will meet 65-70% of the demand for a bigger domestic fleet during 2010-2020. To repair ship shells, engines and electric and electronic systems of ships of up to 400.000 DWT. meeting socio-economic development requirements and increasing export to earn foreign currencies for the country;

To develop in a balanced manner both ship building and repair. To speedily access modern technologies and attach importance to in-depth investment for promoting the efficiency of existing ship building and repair yards, even supporting industries.

- Maritime services:

To develop ocean-shipping support services in a coordinated manner, especially quality logistic and multimodal transportation services, proceeding to provide packaged services and services overseas to meet integration requirements. To form domestic ports in line with the development of economic corridors and cargo distribution centers linked with seaports:

To develop in a coordinated manner logistics, maritime security and search and rescue establishments as well as maritime information-technology systems to meet development requirements and comply with international conventions.

2. The master plan's contents a/ Kinds and sizes of ships

- International routes:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

For general cargo: To use ships of 10,000-20,000 DWT for transporting general cargo to Asian countries and ships of 20,000-30,000 DWT for transporting general cargo to European, American and African countries;

For containerized cargo: To use ships of 500-3,000 TEU for transporting containerized cargo to Asian countries and ships of 4,000-6,000 TEU or larger ships for transporting containerized cargo to European. American and African countries;

For liquid cargo: To use parent ships of 150,000-300,000 DWT for transporting imported petrol and oil transshipped at Van Phong port; ships of 10,000-50,000 DWT for transporting oil products; ships of 100.000-300,000 DWT for transporting crude oil; and ships of 1,000-5,000 TEU for transporting liquefied gas.

- Domestic routes:

For bulky and general cargo: To use ships of 1,000-10,000 DWT.

For containerized cargo: To use ships of 200-1,000 TEU.

For liquid cargo: To use special-use ships of 1,000-30,000 DWT for transporting oil products; and ships of 100,000-150.000 DWT for transporting crude oil from oil fields to oil refineries.

b/ Development of the fleet:

- The total annual volume of cargo to be transported by the Vietnamese fleet will reach 215-260 million tons by 2020, including 135-165 million tons of international transportation and 80-105 million tons of domestic transportation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The total tonnage of the Vietnamese cargo fleet will reach 11.8-13.2 million DWT by 2020, including 3.84-4.45 million DWT of general cargo ships; 2.7-3.11 million DWT of bulky-cargo ships; 1.49-1.71 million DWT of container ships; 1.92-2.21 million DWT of crude-oil tankers; and 1.69-1.77 million DWT of oil product tankers;

The tonnage of the Vietnamese cargo fleet will increase to 3.8-4.9 million DWT by 2020;

The seating capacity of the fleet of tourist ships and ships transporting tourists to islands will increase by around 14.000 seats.

c/ Development of the seaport system:

- To meet ocean shipping and national socio­economic development requirements, the master plan on Vietnam's seaport system up to 2020 and orientations towards 2030 should be reviewed, updated, adjusted and supplemented under a longer vision. In the coming period, in addition to upgrading, making in-depth investment in and promoting to the utmost capacity and efficiency of existing ports, it is necessary to concentrate on building international transshipment and gateway ports in key economic regions, deep-water container, ore coal and oil ports which are of large scale and furnished with modern equipment so as to step by step help Vietnam integrate into and compete in seaport investment and operation with the countries in the region and the world;

- To renovate and maintain navigation channels to ensure their coordinated and effective operation with seaports; to completely develop railways, roads and inland waterways for connection with inland depots, cargo distribution centers, economic zones, industrial parks, ports and inland waterway wharves, facilitating cargo handling and raising the operation efficiency of ports;

- To develop on island districts wharves with sizes suitable to local natural and socio-economic conditions top serve cargo and passenger transportation for socio-economic development and security and defense maintenance;

A master plan on development of Vietnam's seaport system up to 2020 and orientations towards 2030 will be approved by the Prime Minister in a separate document.

d/ Shipbuilding industry development:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To attach importance to developing supporting industries for the ship building and repair industry with a view to forming a synchronous and complete shipbuilding industry to meet national development and defense requirements: to make use of the capacity of other industries nationwide in order to raise specialization and investment efficiency;

A master plan on the shipbuilding industry development will be approved by the Prime Minister in a separate document.

e/ Development of ocean-shipping support and logistic services:

- To develop ocean-shipping support, logistic and multimodal transportation services, especially at northern ports. Ho Chi Minh City-Dong Nai-Ba Ria Vung Tau ports and Mekong River delta ports, attaching importance to raising the quality of these services;

- To effectively apply information technology to management, administration and provision of services;

- To develop cargo distribution centers linked with container wharves, especially at gateway ports and international transshipment ports:

- To develop ocean-shipping support services towards international integration: to intensify the suite management of service quality to ensure a healthy market.

f/ Human resource development:

- From now to 2020, to train and retrain 39,000 crew members and officers, of whom 24,000 officers will be trained (16,000 officers for the fleet development and 8,000 officers for replacement purposes, including 9,600 officers and managers and 14,400 crewmembers and maritime technical workers). To retrain 15.000 currently working persons to have higher qualifications. To encourage the training of officers and skilled crewmembers for export:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To renew maritime training methods, programs and standards, especially for the training of managers, officers, crewmembers as well as managers and operators of logistic and multimodal transportation activities. To attach importance to foreign language training and practice combined with theory. To enhance linkage between ocean shipping companies and training institutions.

g/ Investment capital required for ocean shipping development up to 2020.

The total investment capital for the fleet and cargo distribution and logistics service centers from now to 2020 is estimated at around VND 270-290 trillion, which will be raised by enterprises themselves from lawful sources.

3. Major solutions and policies

- To review, amend, supplement and step by step improve maritime legal documents and relevant sub-law documents. In the immediate future, to amend and supplement legal documents on multimodal transportation, logistic services, management of investment in and operation of seaport infrastructure, to suit Vietnam's development situation and trends; to translate Vietnam's WTO commitments into national law;

- To step up administrative reform in the ocean shipping, especially reform of administrative procedures at Vietnamese seaports and ship registration procedures. To accelerate the application of information technology, c-port authorities, e-customs and one-stop shop mechanism to create favorable conditions for ships and boats to enter and leave seaports;

- To enhance inspection and supervision of the implementation of Vietnamese law and international conventions on assurance of maritime safety and security and environmental protection to which Vietnam is a contracting party. To effectively guide and implement the International Maritime Organization's International Safety Management Code (ISMCode) and the International Conventions for the Prevention of Pollution from Ships (MARPOL 73/78). To procure facilities and equipment for remedying oil spills and collecting wastes at seaports. To improve the quality of Vietnamese registry officers and registration and technical supervision of ships, especially ships operating along international routes;

- To encourage all economic sectors, including foreign organizations, to invest in developing the Vietnamese fleet. To formulate a fleet development program and work out appropriate and complete support mechanisms and policies to develop and modernize the fleet flying the national flag. To create an open and favorable environment conducive to fair competition and concentration of capital for developing and modernizing the fleet; to promote the association of the fleet, seaports and logistic services;

- To build a maritime service network for raising competitiveness in the context of international and regional economic integration. To build and develop the Vietnam National Shipping Lines as the core in ocean shipping, logistic services, support services and seaports; and the Vietnam Ship Industry Group as the core in the shipbuilding industry;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To step up the socialization of training, both domestic and foreign-associated training. To consolidate and develop specialized ocean-shipping universities, colleges and job-training schools in northern. Central and southern Vietnam to provide human resources for the operation of ships and seaports, shipbuilding industry, logistic services and export of crewmembers. To provide incentives for laborers in the ocean shipping, especially officers, crewmembers and laborers in ship building and repair yards, with a view to encouraging them to permanently work in the sector;

- To step up international maritime cooperation and actively accede to and implement international maritime conventions and bilateral and multilateral agreements.

Article 2. Organization of implementation

1. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and provincial-level People's Committees in, organizing the early implementation of this master plan, in combination with the implementation of the marine strategy.

2. The Ministry of Transport shall direct and guide business groups, state corporations and enterprises engaged in ocean shipping in implementing development plans in line with this master plan; and at the same time study and propose solutions necessary for the effective implementation of this master plan suitable to the country's socio-economic development situation in each period.

3. The Ministry of Transport shall coordinate with provincial-level People's Committees in studying and developing cargo distribution and logistic service centers in important transport hubs; building a system for collecting and treating waste oil discharged from ocean shipping activities; and elaborating master plans on railway, road and inland waterway traffic networks for effective ocean-shipping development.

4. The Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in, studying and promulgating incentives for laborers in the ocean shipping like those performing heavy and dangerous jobs.

5. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport in. studying and renewing training methods and standards for the workforce in the ocean shipping with a view to raising their quality to meet requirements in the new situation.

6. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance in, studying and promulgating or submitting to competent authorities for promulgation policies to facilitate ocean shipping development; and concurrently studying and promulgating policies to develop and manage logistic services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing. This Decision replaces the Prime Minister's Decision No. 1195/QD-TTg of November 4, 2003, approving the master plan on development of Vietnam's ocean shipping up to 2010 and orientations towards 2020.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of concerned provincial-level People's Committees shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009 phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.828

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.253.56
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!