ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1569/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long, ngày
04 tháng 7 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ
CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH, GIẢM PHÁT THẢI KHÍ CÁC-BON VÀ KHÍ MÊ-TAN CỦA NGÀNH
GIAO THÔNG VẬN TẢI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương, ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ số 76/2015/QH13 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số
77/2015/QH13, ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả, ngày 17/6/2010;
Căn cứ Quyết định số
876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động
về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của
ngành giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Giao thông vận tải.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện
Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí
các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải.
Điều 2.
Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp các sở,
ban ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển
khai thực hiện Kế hoạch này theo đúng quy định.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông vận
tải, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài
chính, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Đài
Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Tổng biên tập Báo Vĩnh Long, Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban ngành, đơn vị có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký ban hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ GTVT (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Phòng KT-NV;
- Lưu: VT, 5.09.05.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Liệt
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG
XANH, GIẢM PHÁT THẢI KHÍ CÁC-BON VÀ KHÍ MÊ-TAN CỦA NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1569/QĐ-UBND ngày 04/7/2023 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh)
Nhằm tiếp tục triển khai thực
hiện các quy định của pháp luật về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải
khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng
lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải,
với các nội dung cụ thể như sau:
I. CĂN CỨ
PHÁP LÝ
- Luật Sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả ngày 17/6/2010;
- Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày
22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi
năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông
vận tải.
II. MỤC TIÊU
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển
hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính
về “0” vào năm 2050.
b) Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn đến năm 2030: Nâng
cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng
xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải đã sẵn sàng về mặt
công nghệ, thể chế, nguồn lực nhằm thực hiện mức cam kết trong Đóng góp do quốc
gia tự quyết định (NDC) và mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan của Việt Nam.
- Giai đoạn đến năm 2050: Phát
triển hợp lý các phương thức vận tải, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ
phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng
lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
III. PHẠM VI
ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi, đối tượng
- Phạm vi: Kế hoạch thực hiện
Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí
các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải được triển khai và áp dụng
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
- Đối tượng: các doanh nghiệp
sản xuất phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng
xanh (nếu có), các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân hoạt động kinh doanh vận
tải, bến bãi, xếp dỡ hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
2. Thời gian thực hiện: Thời
gian thực hiện Kế hoạch từ năm 2023 đến năm 2050, chia thành 2 giai đoạn: giai
đoạn 1 từ năm 2023 đến năm 2030; giai đoạn 2 từ năm 2031 đến năm 2050.
IV. NỘI DUNG
1. Tăng
cường vai trò quản lý nhà nước về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải
khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải
- Kịp thời triển khai các cơ chế,
chính sách hỗ trợ thực hiện các giải pháp chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát
thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh
(theo hướng dẫn của cơ quan Trung ương);
- Kịp thời triển khai và tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động chuyển đổi
năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông
vận tải. Triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ, thiết
bị có hiệu suất năng lượng cao, sử dụng các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng
lượng; hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng các loại năng lượng mới, năng lượng tái tạo
trong hoạt động giao thông vận tải;
- Tăng cường công tác quản lý
việc áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về giảm phát thải khí
các-bon và khí mê-tan trong đầu tư thay đổi phương tiện vận tải, trang thiết bị
chiếu sáng. Đặc biệt, công tác lập dự án, thẩm định thiết kế các công trình
giao thông, đầu tư phương tiện vận tải …;
- Hướng dẫn, giới thiệu, cung cấp
thông tin về các mẫu phương tiện tiết kiệm năng lượng, ô tô điện, xe máy điện,
xe buýt điện đến các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn để tham khảo, triển khai nhân rộng;
- Tổ chức lớp tập huấn về chuyển
đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao
thông vận tải cho các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh;
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý
vi phạm pháp luật trong lĩnh vực sử dụng các phương tiện vận tải hết niên hạn sử
dụng, phương tiện vận tải có dấu hiệu gây ô nhiễm môi trường.
2. Tuyên
truyền, phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi năng lượng xanh,
giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến thông tin nhằm nâng cao nhận thức về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm
phát thải khí các-bon và khí mê-tan trong hoạt động vận tải, cụ thể: xây dựng
chuyên đề tuyên truyền trên Báo Vĩnh Long, Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh
Long, Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã, đăng tin trên Website, in tờ rơi, tờ
dán, mẫu phương tiện, hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, thông tin về
các sản phẩm, thiết bị, công nghệ tiết kiệm năng lượng đến các tổ chức, doanh
nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức các hoạt động truyền
thông nhằm thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của người dân và cộng đồng như: hội
nghị, hội thảo, hội thi về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí
các-bon và khí mê-tan.
Trong công tác lập quy hoạch, lập
dự án, thiết kế, thi công công trình thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, đèn báo
tín hiệu giao thông, chiếu sáng công cộng;
- Đối với hệ thống chiếu sáng
công cộng trên các tuyến đường khi thực hiện đầu tư mới hoặc sửa chữa thay thế
phải sử dụng loại đèn sử dụng năng lượng mặt trời, tiết kiệm điện có hiệu suất
cao, đèn tự động điều chỉnh nhiều cấp công suất;
- Tăng cường công tác quản lý,
kiểm định phương tiện cơ giới; khuyến khích, vận động tổ chức, doanh nghiệp, cá
nhân định kỳ thực hiện sửa chữa duy tu, bảo dưỡng phương tiện nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng năng lượng;
- Triển khai ứng dụng năng lượng
tái tạo, năng lượng mới thay thế nhiên liệu truyền thống đối với phương tiện,
thiết bị giao thông vận tải, chiếu sáng công cộng;
- Đẩy mạnh việc sử dụng nhiên
liệu sạch thân thiện môi trường (CNG, LPG…).
3. Lộ
trình chuyển đổi năng lượng xanh
a) Đường bộ
- Giai đoạn 2023 - 2030
+ Tuyên truyền, vận động doanh
nghiệp vận tải, người dân chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ sử dụng điện;
Phấn đấu đến năm 2030 sử dụng ô
tô điện để đạt tỷ lệ sử dụng 30%.
Phấn đấu đến 2030, dự kiến xe
máy điện chiếm 22% tổng số xe máy sử dụng. Phấn đấu đến 2025, bắt đầu sử dụng
xe buýt điện và ước đạt tỷ lệ sử dụng 30% vào 2030.
+ Tạo điều kiện phát triển hạ tầng
sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
+ Khuyến khích các bến xe, trạm
dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi sử dụng năng lượng xanh.
- Giai đoạn 2031 - 2050
+ Đến năm 2040: Tiếp tục tuyên
truyền, vận động doanh nghiệp vận tải, người dân chuyển đổi sử dụng các loại phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện;
Phấn đấu đến năm 2040 sử dụng ô
tô điện để đạt tỷ lệ sử dụng 50%.
Phấn đấu đến 2040 dự kiến xe
máy điện chiếm 40% tổng số xe máy sử dụng. Phấn đấu đến 2040 xe buýt điện ước đạt
tỷ lệ sử dụng 50%.
+ Đến năm 2050: 100% phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi
sang sử dụng điện, năng lượng xanh, toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu
chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu
hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
+ Hoàn thiện hạ tầng sạc điện,
cung cấp năng lượng xanh trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh
nghiệp.
+ Xây dựng kế hoạch và đầu tư
theo lộ trình thay thế phương tiện cũ hết niên hạn bằng loại phương tiện có thể
chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
b) Đường thủy nội địa
- Giai đoạn 2023 - 2030
+ Khuyến khích đầu tư đóng mới,
nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch
sang sử dụng dụng điện, năng lượng xanh.
+ Triển khai thực hiện các tiêu
chí cảng xanh, tuyến vận tải xanh làm cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách khuyến
khích đầu tư mới cảng thủy nội địa xanh (khi các tiêu chí, cơ chế, chính sách
có hiệu lực). Áp dụng thí điểm tại một số bến thủy nội địa;
- Giai đoạn 2031 -2050
+ Tiếp tục khuyến khích đầu tư
đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa
thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Khuyến khích hoạt động đầu tư mới bến
thủy nội địa theo hướng phát triển xanh.
+ Từ năm 2040: 100% phương tiện
thủy nội địa đóng mới sử dụng điện, năng lượng xanh. 100% cảng thủy nội địa xây
dựng mới áp dụng tiêu chí cảng xanh; khuyến khích cảng, bến thủy nội địa đang
hoạt động chuyển dịch áp dụng tiêu chí cảng xanh.
+ Đến năm 2050: 100% phương tiện
sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
100% trang thiết bị tại các cảng, bến thủy nội địa chuyển đổi sang sử dụng điện,
năng lượng xanh.
c) Giao thông đô thị
- Giai đoạn 2023 - 2030
+ Từ năm 2025: 100% xe buýt
thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.
+ Tỷ lệ đảm nhận của vận tải
hành khách công cộng đạt ít nhất 5%.
- Giai đoạn 2031 - 2050
+ Từ năm 2030: Tỷ lệ phương tiện
sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư
mới sử dụng điện, năng lượng xanh.
+ Đến năm 2050: 100% xe buýt,
xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.
+ Tỷ lệ đảm nhận của vận tải
hành khách công cộng đạt ít nhất 10%.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Giao thông vận tải: triển
khai kịp thời các thể chế, chính sách liên quan đến nâng cao hiệu quả sử dụng
năng lượng, chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với phương tiện, thiết
bị, hạ tầng giao thông xanh trong giao thông vận tải; đầu tư phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch; phát triển nguồn nhân lực sẵn sàng
tiếp nhận chuyển giao, quản lý, khai thác, vận hành công nghệ mới về phương tiện,
trang thiết bị, hạ tầng xanh; huy động nguồn lực trong nước và quốc tế, xây dựng
và thực hiện kế hoạch truyền thông và các nhiệm vụ khác nhằm thực hiện Chương
trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện
trong ngành giao thông vận tải, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Đóng
góp, triển khai cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ liên quan đến
chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính đối với phương tiện
giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; hoàn thiện chính sách đầu tư, thu hút
đầu tư phát triển hệ thống sạc điện, hạ tầng cung cấp năng lượng xanh cho
phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh.
3. Sở Công Thương: Phối hợp
trong việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất phương tiện, trang thiết bị
giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh; sản xuất, cung ứng điện, năng
lượng xanh thay thế nhiên liệu hóa thạch đáp ứng nhu cầu trong nước; mở rộng phối
trộn, cung ứng nhiên liệu sinh học; phát triển hệ thống sạc điện, năng lượng
xanh cho phương tiện giao thông.
4. Sở Tài chính: Triển khai, hướng
dẫn các chính sách ưu đãi hỗ trợ sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu phương tiện,
trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh; chính sách ưu
đãi hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh vận tải đầu tư, chuyển đổi đoàn phương tiện
sử dụng điện, năng lượng xanh, hạ tầng giao thông xanh.
5. Sở Xây dựng: Đóng góp, hoàn thiện
chính sách ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đô thị cho phương tiện giao
thông sử dụng điện, năng lượng xanh, đường dành riêng cho xe đạp và xe đạp điện.
6. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối
hợp với các Sở, Ban ngành triển khai, hướng dẫn thực hiện các Tiêu chuẩn Việt
Nam, Quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến quá trình chuyển đổi năng lượng xanh,
giảm phát thải khí nhà kính đối với phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy
nội địa.
7. Sở Thông tin và Truyền
thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các tổ chức đoàn thể: căn cứ chức
năng, nhiệm vụ phối hợp với các Ban ngành Tuyên truyền, phổ biến thông tin nhằm
nâng cao nhận thức về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và
khí mê-tan.
8. Báo Vĩnh Long, Đài Phát
thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Bộ phận Truyền thanh cấp huyện theo chức năng
nhiệm vụ phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến thông
tin, nâng cao nhận thức về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí
các-bon và khí mê-tan theo quy định.
9. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố: Tuyên truyền, phổ biến thông tin nhằm nâng cao nhận thức về
chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan; để các
doanh nghiệp vận tải và người dân tự nhận thức, tự chuyển đổi phương tiện vận tải
và phương tiện sử dụng vận tải công cộng sử dụng điện, năng lượng xanh, phát
triển giao thông phi cơ giới tại địa phương.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Giao thông vận
tải để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.