Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1491/QĐ-UBND 2021 quản lý hoạt động cảng biển phòng chống COVID19 Hải Phòng

Số hiệu: 1491/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Nguyễn Đức Thọ
Ngày ban hành: 01/06/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1491/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 01 tháng 6 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH HƯỚNG DẪN TẠM THỜI QUẢN LÝ NGƯỜI, TÀU THUYỀN VÀO, RỜI VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC CẢNG BIỂN; CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẢM BẢO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương năm 2019;

Căn cứ Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 25/11/2015;

Căn cứ Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;

Căn cứ Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên gii biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 của Chính phủ ban hành quy định về quản lý, bảo vệ an ninh trật tự tại cửa khu cảng;

Căn cứ Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính phủ ban hành quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa;

Căn cứ Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG ngày 05/8/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 về việc ban hành Hướng dn quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chng dịch COVID-19;

Căn cứ Quyết định số 2553/QĐ-BYT ngày 18/6/2020 của Bộ Y tế về việc Ban hành Hướng dẫn tạm thời công tác kim dịch y tế phòng chng lây nhim COVID-19 đối với phương tiện và người điều khin phương tiện vận chuyn hàng hóa tại các cửa khu đường bộ, đường st, đường thủy và đường hàng không;

Căn cứ Công điện số 570/CĐ-TTg ngày 2/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc chn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chng dịch COVID-19 và Thông báo số 98/TB-VPCP ngày 08/5/2021 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chng dịch COVID-19;

Căn cứ Văn bản s 4004/BGTVT-CYT ngày 07/5/2021 của Bộ Giao thông vận tải về việc chấn chỉnh, tăng cường phòng chng dịch COVID-19 đối với thuyền viên;

Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Văn bản số 1343/SGTVT-QLVT ngày 24/5/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn tạm thời quản lý người, tàu thuyền vào, rời và hoạt động tại các cảng biển; cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố Hải Phòng đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TTTU, TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- CVP UBNDTP;
- Các Phòng: NC&KTGS, XDGT&CT, TCNS, VX;
- CV: NC2, GT, VX;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyn Đức Thọ

 

HƯỚNG DẪN TẠM THỜI

QUẢN LÝ NGƯỜI, TÀU THUYỀN VÀO, RỜI VÀ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC CẢNG BIỂN; CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẢM BẢO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
(Kèm theo Quyết định số 1491/QĐ-UBND ngày 01/6/2021 của UBND thành phố Hải Phòng)

I. NGUYÊN TẮC, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN.

1. Nguyên tắc thực hiện

- Người, tàu thuyền vào, rời và hoạt động tại cảng biển; cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố phải tuân theo quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ ban hành Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải; Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 77/2017/NĐ-CP ngày 03/7/2017 của Chính phủ ban hành Quy định về quản lý, bảo vệ an ninh trật tự tại cửa khẩu cảng; Nghị định số 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính phủ ban hành quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.

- Đảm bảo việc đi, đến, hoạt động của người, tàu thuyền tại các cảng biển; cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố; đồng thời đảm bảo thông quan, mua bán hàng hóa thuận tiện, an toàn hiệu quả về kinh tế, phòng chống dịch.

- Quản lý người, phương tiện tham gia thực hiện hoạt động tại các cảng biển; cảng, bến thủy nội địa để đảm bảo an toàn về phòng dịch và đảm bảo an ninh trật tự.

- Trong quá trình triển khai thực hiện xảy ra các vấn đề phát sinh, các đơn vị báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp theo phân công, xin ý kiến chỉ đạo.

2. Đối tượng áp dụng

- Tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động tại khu vực cảng biển; cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố.

- Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

- Các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại các cảng biển; cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố.

- Các tàu thuyền hoạt động trên địa bàn thành phố.

II. QUY TRÌNH PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

A. ĐỐI VỚI CẢNG BIỂN, CẢNG THỦY NỘI ĐỊA CÓ TIẾP NHẬN TÀU THUYỀN NƯỚC NGOÀI, XUẤT, NHẬP CẢNH

1. Quy định đối với tàu thuyền nước ngoài

- Phương tiện tàu thuyền nước ngoài chỉ được phép di chuyển theo luồng hàng hải, cập cảng, neo chờ tại các vị trí do cơ quan Cảng vụ hàng hải Hải Phòng chỉ định; không được phép quá cảnh vào nội địa Việt Nam. Tàu thuyền Việt Nam xuất phát từ vùng dịch khi cập cảng, neo đậu phải được phun thuốc khử khuẩn.

- Đối với các tàu thuyền: Thực hiện phun khử khuẩn toàn bộ ít nhất 01 lần/tuần khi hoạt động thường xuyên tại các cảng biển; cảng, bến thủy nội địa.

- Khi tàu thuyền giao, nhận xong hàng và hoàn thành các thủ tục theo quy định, yêu cầu xuất cảnh khỏi cảng. Trường hợp điều kiện thời tiết, hải văn phức tạp, không đảm bảo an toàn cho phương tiện xuất cảnh thì cho phép lưu lại tại cảng. Khi điều kiện thời tiết, hải văn cho phép, yêu cầu xuất cảnh ngay. Lực lượng Biên phòng, Hải quan, Cảng vụ theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm giám sát cho đến khi xuất cảnh khỏi lãnh hải Việt Nam.

2. Quy định đối với thuyền viên, người điều khiển phương tiện, người lao động và hành khách trên tàu thuyền

- Thuyền viên, người điều khiển phương tiện, người lao động và hành khách không được phép rời tàu thuyền khi phương tiện xuất phát từ vùng dịch cập cảng.

- Quá trình neo đậu chờ giao nhận hàng hóa, thuyền trưởng có trách nhiệm theo dõi, ghi nhật ký tình trạng sức khỏe thuyền viên, người lao động và hành khách (đo nhiệt độ cơ thể, theo dõi các biểu hiện nghi nhiễm COVID-19):

+ Nếu tàu thuyền đảm bảo có các điều kiện cho thuyền viên, người điều khiển phương tiện, người lao động và hành khách lưu trú thì được phép ở ngay trên tàu thuyền, không bắt buộc phải tới các khu lưu trú tạm thời, việc đánh giá điều kiện do Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế thực hiện.

+ Nếu tàu thuyền không đảm bảo các điều kiện cho thuyền viên, người điều khiển phương tiện, người lao động và hành khách lưu trú thì phải đưa về nơi cách ly. Chủ tàu thuyền hoặc Đại lý tàu thuyền bố trí phương tiện đưa thuyền viên, người điều khiển phương tiện, người lao động và hành khách lên bờ để tổ chức cách ly, điều trị; Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế có nhiệm vụ giám sát quá trình vận chuyển các đối tượng trên, liên hệ với Trung tâm Y tế địa phương để đưa thuyền viên trên biển vào cách ly, điều trị theo quy định; khử khuẩn toàn bộ tàu thuyền vận chuyển, đảm bảo phòng hộ cho người điều khiển phương tiện.

- Khi làm việc tại các khu vực hoặc phải tiếp xúc gần với người từ trên bờ lên tàu thuyền (như buồng lái khi có hoa tiêu, trên boong khi có công nhân cảng lên làm hàng...), thuyền viên, người điều khiển phương tiện, người lao động và hành khách phải được trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ y tế, mũ, găng tay và khẩu trang; không cho phép các phương tiện khác cập mạn vào phương tiện khi chưa hoàn thành công tác kiểm dịch, kiểm tra y tế.

- Trong thời gian chờ kiểm tra y tế, thuyền viên, người điều khiển phương tiện, người lao động và hành khách không được phép rời tàu. Từ khi kiểm tra y tế tại vùng neo đậu tạm thời đến khi giao nhận hàng hóa, xuất cảng, thuyền viên được kiểm tra y tế đầy đủ, có báo cáo, ghi nhật ký cụ thể về tình trạng sức khỏe, đồng thời được cách ly tuyệt đối.

- Thuyền viên, người điều khiển phương tiện, người lao động và hành khách phải thường xuyên rửa tay, vệ sinh đồ dùng cá nhân, không tiếp xúc trực tiếp (hoặc giữ khoảng cách tối thiểu 02m) với công nhân bốc xếp và thuyền viên của phương tiện nhận hàng trong quá trình thực hiện chuyển tải hàng hóa; báo cáo thường xuyên tình trạng sức khỏe về cơ quan kiểm dịch y tế tại cảng. Trường hợp thuyền viên, người điều khiển phương tiện, người lao động và hành khách có nhu cầu thay đổi hoặc hết hợp đồng lao động hoặc có nhu cầu hồi hương xuất cảnh qua cửa khẩu khác thì chủ tàu thuyền/Đại lý tàu thuyền phải có quyết định của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 địa phương, được Ủy ban nhân dân thành phố chỉ định địa điểm cách ly để xem xét, quyết định thời gian cách ly theo quy định và chủ tàu thuyền/Đại lý tàu thuyền phải báo cáo cơ quan kiểm dịch y tế tại cảng. Thuyền viên, người điều khiển phương tiện, người lao động và hành khách rời tàu lên bờ phải thực hiện kiềm dịch y tế, cách ly tập trung theo quy định (kể từ ngày rời tàu thuyền), lấy mẫu xét nghiệm và làm thủ tục nhập cảnh theo quy định, thực hiện giám sát y tế sau cách ly tập trung theo quy định.

3. Quy định đối với cảng biển, cảng thủy nội địa

3.1. Đối với công nhân, người lao động tại cảng

- Hàng ngày, phải được kiểm tra thân nhiệt ít nhất 2 lần (trước khi vào ca làm việc và kết thúc ca làm việc), ghi chép cụ thể vào sổ theo dõi, tự theo dõi sức khỏe bản thân nếu có sốt hoặc ho, khó thở, mệt mỏi thì chủ động ở nhà, theo dõi sức khỏe và thông báo cho đơn vị quản lý. Nếu cần thiết, đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị; chuẩn bị các trang bị cần thiết đủ cho thời gian làm việc; nước uống họp vệ sinh và cốc uống dùng riêng (đảm bảo vệ sinh); khăn giấy, khẩu trang, găng tay, dung dịch sát khuẩn; quần áo sử dụng riêng khi làm việc.

- Phải sử dụng khẩu trang, gang tay đúng cách, rửa tay thường xuyên với xà phòng (ít nhất 30 giây) hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn (ít nhất 60% độ cồn); tránh đưa tay tên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm; không khạc nhổ bừa bãi. Khi tiếp xúc với người nước ngoài hoặc trường hợp nghi ngờ mắc nhiễm COVID-19 phải sử dụng bộ quần áo phòng hộ (bao gồm cả khẩu trang, kính, mũ, găng tay, bọc dày dép).

- Chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân: Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác đúng nơi quy định và rửa tay với xà phòng; ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

- Trong quá trình làm việc nếu thấy có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở cần kịp thời thông báo với đơn vị quản lý và cơ quan kiểm dịch y tế tại cảng để xử lý theo quy định;

- Các trang bị phòng hộ phải cởi bỏ vào thùng chứa chất thải y tế (riêng khẩu trang sử dụng nhiều lần phải giặt bng xà phòng và phơi khô để sử dụng lại); không mặc quần áo phòng hộ sử dụng khi làm việc về nhà; để quần áo đã sử dụng trong túi kín và giặt sạch sau mỗi ca làm việc.

3.2. Đối với khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa

- Không tổ chức các hội nghị, hội thảo, hoạt động tập trung đông người không cần thiết; trường hợp bắt buộc tổ chức thì phải báo cáo với Tổ công tác phòng, chống dịch tại khu vực quản lý và được chấp thuận.

- Đăng ký điểm khai báo y tế điện tử bằng mã QR Code, và cập nhật thông tin lên hệ thống Bản đồ chung sống an toàn với dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn tại Văn bản số 449/BGTVT-TTCNTT ngày 18/01/2021 của Bộ Giao thông vận tải.

- Hàng ngày vệ sinh, phun khử khuẩn toàn bộ khu vực với tần suất ít nhất 02 lần (bắt đầu ca làm việc đầu tiên và kết thúc ca làm việc cuối cùng trong ngày).

- Bố trí khu vực làm việc rộng rãi, thoáng khí và đảm bảo khoảng cách tiếp xúc giữa người với người tối thiểu 02m.

- Khách đến liên hệ làm việc, công tác tại cảng phải thực hiện nghiêm việc khai báo y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế, khuyến khích thực hiện việc khai báo y tế điện tử bằng mã QR Code.

4. Quy định đối với các lực lượng chức năng phòng, chống dịch

- Thành lập Tổ công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các cảng biển; cảng, bến thủy nội địa, trong đó: Lực lượng Y tế làm nòng cốt, các lực lượng tham gia phối hợp là Công an, Quân đội, Bộ đội Biên phòng ở cửa khẩu cảng biển, khu vực biên giới biển và chính quyền địa phương nơi có cảng biển; cảng, bến thủy nội địa.

- Cán bộ, chiến sĩ các lực lượng chức năng làm việc bắt buộc phải có các trang bị bảo hộ phòng, chống dịch bệnh theo quy định: Khi tiếp xúc với người nước ngoài yêu cầu phải có đầy đủ trang bị bảo hộ y tế theo quy định. Các lực lượng chức năng, người lao động, cán bộ của doanh nghiệp đều phải được kiểm tra y tế khi làm việc tại cảng; đồng thời được theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe để kịp thời xử lý khi có trường hợp nghi nhiễm COVID-19.

- Trong quá trình thực hiện các hoạt động tại cảng biển; cảng, bến thủy nội địa, nếu có trường hợp (bao gồm cả lực lượng chức năng và nhũng người làm việc, tiếp xúc) có biểu hiện nghi mắc COVID-19, cơ quan kiểm dịch ngay lập tức tổ chức cách ly, đồng thời yêu cầu toàn bộ s người làm việc cùng không được rời khỏi tàu thuyền và khu vực làm việc và Tổ công tác liên hệ ngay với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của địa phương để triển khai đưa toàn bộ người trên tàu thuyền hoặc người trong khu vực làm việc cách ly y tế tại Trung tâm y tế (hoặc khu cách ly tập trung) địa phương; đông thời phun khử khuẩn tàu thuyền, đưa vào vị trí neo đậu trong cảng;

- Kết thúc ca làm việc, các trang phục phòng, chống dịch của lực lượng chức năng và người làm việc có liên quan sẽ được cởi bỏ vào thùng chứa chất thải y tế do doanh nghiệp hoặc chủ phương tiện tự chủ động mua sắm, lắp đặt. Chất thải sẽ được doanh nghiệp hoặc chủ phương tiện chủ động thu gom chuyển về đơn vị đủ năng lực thu gom đã được ký hợp đồng để đưa đi xử lý theo quy định.

- Trong trường hợp các bệnh viện, khu điều trị COVID-19 tại khu vực bị quá tải hoặc không thể đáp ứng được việc điều trị, Sở Y tế báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để có hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể để xử lý đối với tờng hp thuyền viên dương tính.

5. Quy trình ứng phó với thuyền viên dương tính với COVID-19

5.1. Tình huống 1. Trường hợp tàu đến khu neo đậu phát hiện có thuyền viên dương tính

5.1.1. Nếu chủ tàu, thuyền trưởng quyết định đưa tàu về cảng rời hoặc đến quốc gia phù hợp khác để xử lý y tế, thay thuyền viên sau đó quay lại Hải Phòng thì tạo điều kiện cho tàu rời ngay và miễn làm thủ tục nhập cảnh.

5.1.2. Nếu chủ tàu, thuyền trưởng quyết định cho tàu neo đậu tại vùng biển Hải Phòng để cách ly và tự chăm sóc y tế cho thuyền viên, cho đến khi tất cả thuyền viên trên tàu có kết quả âm tính theo hướng dẫn của ngành y tế thì tổ chức cho tàu vào cảng làm hàng. Trong thời gian tàu neo đậu cách ly tại vùng neo, tàu phải đảm bảo an toàn hàng hải, áp dụng mọi biện pháp phòng chống dịch theo quy định; phải được lực lượng Biên phòng cảng giám sát chặt chẽ; Kiểm dịch Y tế lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.

5.1.3. Nếu chủ tàu, thuyền trưởng quyết định cho tàu neo đậu tại vùng biển Hải Phòng và đề nghị cho phép thuyền viên dương tính được đi bờ chữa bệnh thì triển khai các bước sau:

a) Kiểm dịch Y tế chủ trì phối hợp với Chủ tàu (đại lý), Biên phòng cảng và các bên liên quan thống nhất việc tiếp nhận thuyền viên dương tính đưa đi chữa bệnh (nơi thuyền viên đến chữa bệnh; nhân lực, phương tiện thủy, phương tiện bộ; nơi tiếp nhận thuyền viên từ phương tiện thủy lên phương tiện bộ; thời gian thực hiện, các biện pháp phòng chống dịch,..).

b) Kiểm dịch Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đưa thuyền viên dương tính đến nơi chữa bệnh theo nội dung thống nhất nêu tại mục a). Những thuyền viên âm tính còn lại cách ly tại tàu và yêu cầu thực hiện 5K theo khuyến cáo của cơ quan y tế, tổ chức phun khử trùng toàn bộ tàu.

c) Tàu tiếp tục neo đậu ở vị trí đã chỉ định để cách ly y tế trong thời gian 21 ngày, kể từ ngày thuyền viên dương tính rời tàu.

d) Trong thời gian 21 ngày nếu tiếp tục có thuyền viên dương tính thì tổ chức đưa thuyền viên đó đi điều trị theo nội dung nêu tại mục b);

e) Trong trường hợp số lượng thuyền viên còn lại trên tàu không đảm bảo công tác trực ca theo quy định thì phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho tàu như bố trí tàu lai hỗ trợ (theo hướng dẫn của Cảng vụ); Biên phòng cảng giám sát đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo công tác phòng chống dịch.

f) Nếu sau 21 ngày cách ly, tất cả thuyền viên trên tàu có kết quả âm tính thì tổ chức cho tàu vào cảng làm hàng với điều kiện thuyền viên trên tàu đảm bảo định biên an toàn tối thiểu theo quy định.

h) Nếu trong thời gian cách ly, tất cả thuyền viên trên tàu dương tính thì chủ tàu phải có biện pháp thay toàn bộ thuyền viên và đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, tàu mới được vào cảng làm hàng.

5.2. Tình huống 2. Trường hợp tàu đang neo đậu tại cầu cảng phát hiện có thuyền viên dương tính

5.2.1. Nếu chủ tàu, thuyền trưởng quyết định đưa tàu về cảng rời hoặc quốc gia phù hợp khác để xử lý y tế, thay thuyền viên thì tạo điều kiện hoàn thành thủ tục cho tàu rời cảng ngay.

5.2.2. Nếu chủ tàu, thuyền trưởng quyết định ở lại để xử lý y tế và đề nghị cho phép thuyền viên dương tính đi chữa bệnh thì triển khai các bước sau:

a) Kiểm dịch Y tế chủ trì phối hợp với Chủ tàu (đại lý), Biên phòng cảng, Chủ cảng và các bên liên quan thống nhất việc tiếp nhận thuyền viên dương tính đưa đi chữa bệnh (nơi thuyền viên đến chữa bệnh; nhân lực, phương tiện; thời gian thực hiện, các biện pháp phòng chống dịch,...).

b) Kiểm dịch Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức đưa thuyền viên dương tính đến nơi chữa bệnh theo nội dung thống nhất nêu tại mục a). Những thuyền viên âm tính còn lại cách ly tại tàu và yêu cầu thực hiện 5K theo khuyến cáo của cơ quan y tế, tổ chức phun khử trùng toàn bộ tàu.

c) Nếu Chủ cảng cho phép tàu neo, buộc tại cảng để cách ly thì thiết lập hàng rào cách ly tàu theo hướng dẫn của cơ quan y tế và tiếp tục tổ chức thực hiện theo các bước từ mục c) đến mục h) điểm 5.1.3.

d) Nếu Chủ cảng không cho phép tàu neo, buộc tại cảng để cách ly, thì Cảng vụ chủ trì phối hợp với Chủ tàu (đại lý), Biên phòng cảng, Chủ cảng, Kiểm dịch Y tế, Hoa tiêu và các bên liên quan thống nhất việc di chuyển tàu đến vị trí neo đậu an toàn để cách ly (phương án di chuyển tàu, vị trí tàu neo đậu, tàu lai hỗ trợ, hoa tiêu dẫn tàu, thời gian thực hiện, các biện pháp phòng chống dịch,...). Sau khi tàu đã neo đậu tại vị trí chỉ định an toàn, tiếp tục tổ chức thực hiện theo các bước từ mục c) đến mục h) điểm 5.1.3.

B. ĐỐI VỚI CẢNG BIỂN; CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA CÓ TIẾP NHẬN TÀU THUYỀN HOẠT ĐỘNG TUYẾN NỘI ĐỊA

1. Đối với các tàu thuyền hoạt động tại khu vực cảng biển; cảng, bến thủy nội địa

- Trường hợp có thuyền viên rời tàu thuyền về địa phương, thuyền trưởng phải có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm dịch y tế và lực lượng Bộ đội Biên phòng đối với khu vực cảng biển hoặc Cảnh sát đường thủy đối với khu vực cảng, bến thủy nội địa và tiến hành theo dõi tình trạng sức khỏe của thuyền viên. Cơ quan kiểm dịch y tế, Bộ đội Biên phòng hoặc Cảnh sát đường thủy có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của địa phương nơi tàu neo đậu thông báo cho địa phương nơi thuyền viên thường trú biết để phối hợp theo dõi. Trường hợp thuyền viên có dấu hiệu liên quan đến mắc bệnh COVID-19 thì hai địa phương phối hợp xử lý.

- Khi có các trường hợp nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19, thì chủ tàu thuyền báo cáo lực lượng Bộ đội Biên phòng đối với khu vực cảng biển hoặc Cảnh sát đường thủy đối với khu vực cảng, bến thủy nội địa và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch địa phương để xử lý.

2. Đối với tàu thuyền hoạt động chở khách

- Doanh nghiệp phải lưu thông tin của hành khách bao gồm: Họ và tên, số điện thoại, địa chỉ, nơi đi, nơi đến... và thuyền viên, thực hiện các quy định chung về phòng, chống dịch COVID-19.

- Doanh nghiệp thực hiện đo thân nhiệt, bố trí dung dịch xịt khuẩn cho hành khách khi xuống tàu thuyền và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ y tế và Ủy ban nhân dân thành phố;

- Khi có các trường hợp nghi nhiễm hoặc nhiễm COVID-19 thì chủ tàu thuyền báo cáo cơ quan quản lý cảng biển; cảng, bến thủy nội địa hoặc Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 địa phương để xử lý theo quy định.

3. Đối với cán bộ, nhân viên làm việc tại khu vực cảng biển; cảng, bến thủy nội địa (bao gồm cả đơn vị phục vụ)

Thực hiện theo nội dung tại Mục 2. phần A.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ chung

- Các ngành chức năng tại cảng biển; cảng, bến thủy nội địa căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định bố trí lực lượng làm việc; trong đó phải tính đến trường hợp cách ly y tế do nghi nhiễm hoặc tiếp xúc với người nghi nhiễm. Quán triệt cán bộ thực hiện nhiệm vụ triển khai nghiêm túc công tác phòng chống dịch COVID-19 trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp, tiếp xúc với người nước ngoài theo đúng quy định, không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch COVID-19. Chủ động phân công lãnh đạo để chỉ đạo cán bộ trực thuộc đơn vị, chuẩn bị đầy đủ trang bị phòng dịch, vật tư, hóa chất.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp tốt với Tổ công tác phòng chống dịch COVID-19 do các địa phương thành lập trong việc kiểm soát quy trình, biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đối với các tổ chức và cá nhân liên quan.

- Các ngành chức năng, doanh nghiệp tại cảng biển; cảng, bến thủy nội địa: Chủ động xây dựng phương án dự phòng về nhân sự, lực lượng thay thế và đưa những cán bộ, chiến sĩ, viên chức, người lao động đi cách ly khi xảy ra tình huống tiếp xúc, phát hiện nhiều người cùng xuất hiện các triệu chứng nghi nhiễm COVID-19 mức độ cao tại cảng; ổn định tổ chức, tiếp tục thực hiện công việc theo chức năng, nhiệm vụ.

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1. Sở Y tế

Chỉ đạo cơ quan Kiểm dịch y tế các cảng biển; cảng, bến thủy nội địa triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo các yêu cầu và trình tự thực hiện chi tiết trên đây. Bố trí cán bộ thực hiện giám sát, hướng dẫn các đơn vị bốc xếp thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19 tại khu vực cảng biển; cảng, bến thủy nội địa; hướng dẫn các lực lượng làm việc tại cảng biển; cảng, bến thủy nội địa công tác phòng, chống dịch COVID-19 đối với lực lượng, tàu thuyền. Chỉ đạo Trung tâm Y tế các địa phương có phương án đón, cách ly người có biểu hiện nghi nhiễm COVID-19 theo quy trình trên.

2.2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố

- Thực hiện thủ tục xuất, nhập cảnh; đăng ký, kiểm soát đến, đi cho tàu thuyền và thuyền viên nước ngoài, Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh; đến, đi giao nhận hàng hóa...; phối hợp, hỗ trợ lực lượng Kiểm dịch và giám sát việc tuân thủ của các thuyền viên, người lên xuống tàu thuyền vận tải làm việc từ khu neo đậu tạm thời đến khu neo đậu giao nhận hàng hóa trong cảng, nhập cảnh, xuất cảnh ... Đảm bảo an ninh trật tự khu vực cảng theo chức năng, nhiệm vụ.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng thực hiện công tác giám sát người, tàu thuyền tại các cảng biển đảm bảo theo đúng quy trình phòng, chống dịch COVID-19 tại Hướng dẫn tạm thời này.

- Phối hợp với cơ quan y tế, cấp ủy chính quyền địa phương tuyên truyền cho doanh nghiệp, chủ tàu thuyền, thuyền viên nắm chủ trương, chính sách của địa phương, tác hại của dịch COVID-19; trên cơ sở đó chấp hành sự điều hành của lực lượng chức năng về phòng, chống dịch COVID-19 trong quá trình hoạt động tại cảng biển.

2.3. Công an thành phố

- Chỉ đạo phòng Cảnh sát đường thủy chủ trì thực hiện công tác quản lý người, tàu thuyền tại các cảng, bến thủy nội địa đảm bảo theo đúng quy trình phòng, chống dịch COVID-19 tại Hướng dẫn tạm thời này.

- Phối hợp với cơ quan y tế, cấp ủy chính quyền địa phương tuyên truyền cho doanh nghiệp, chủ tàu thuyền, thuyền viên nắm chủ trương, chính sách của địa phương, tác hại của dịch COVID-19; trên cơ sở đó chấp hành sự điều hành của lực lượng chức năng về phòng, chống dịch trong quá trình hoạt động tại cảng, bến thủy nội địa.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tăng cường lực lượng kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với các cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

2.4. Sở Giao thông vận tải

- Là đầu mối đôn đốc, kiểm tra, tng hợp việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, địa phương; kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc và thời hạn áp dụng Hướng dẫn tạm thời này khi nội dung không còn phù hợp với quy định pháp luật và tình hình thực tế.

- Chỉ đạo cơ quan Cảng vụ đường thủy nội địa Hải Phòng tại các cảng, bến thủy nội địa (thuộc phạm vi quản lý) phối hợp chặt chẽ với cơ quan Kiểm dịch y tế và các ngành chức năng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Chỉ đạo Thanh tra Sở Giao thông vận tải thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền nhắc nhở và xử lý nghiêm các tàu thuyền thuộc phạm vi quản lý, vi phạm về công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của pháp luật.

2.5. Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng

Chỉ đạo cơ quan Cảng vụ tại các cảng biển phối hợp chặt chẽ với cơ quan Kiểm dịch y tế và các ngành chức năng trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và thiết lập vùng neo đậu, neo đậu tạm thời cho các tàu thuyền tại các cảng biển.

2.6. Cục Hải quan thành phố

Chỉ đạo cơ quan Hải quan trực thuộc tại các cảng biển phối hợp với cơ quan Kiểm dịch yêu cầu, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19 đối với hàng hóa, tàu thuyền; kiểm soát hoặc có phương án quản lý hàng hóa đối với những tàu thuyền chưa thể xuất cảnh, còn lưu lại tại cảng.

2.7. Ủy ban nhân dân các quận, huyện

- Ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác phòng, chống dịch COVID- 19 tại các cảng biển; cảng, bến thủy nội địa nếu cần thiết (thành phần bao gồm lãnh đạo địa phương và các cơ quan Y tế, Công an, Quân đội...); và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Tổ công tác; giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan hoạt động tại cảng biển; cảng, bến thủy nội địa trong công tác phòng chống dịch COVID-19 đối với người, tàu thuyền theo Hướng dẫn tạm thời này.

- Chỉ đạo các cơ quan liên quan lập phương án thu gom, xử lý chất thải y tế; lập Ponton nổi (hoặc khu vực riêng biệt) làm nơi cách ly y tế tạm thời. Định kỳ (hàng tháng) hoặc đột xuất tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.

2.8. Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực I

Chỉ đạo cơ quan Cảng vụ tại các cảng, bến thủy nội địa (thuộc phạm vi quản lý) phối hợp chặt chẽ với cơ quan Kiểm dịch y tế và các ngành chức năng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

2.9. Các doanh nghiệp, chủ tàu thuyền có hoạt động tại các cảng biển; cảng, bến thủy nội địa

Chủ động phối hợp và thực hiện nghiêm túc hướng dẫn của các ngành chức năng tại các cảng trong việc phòng chống dịch COVID-19 và thông quan hàng hóa, vận chuyển hành khách; trang bị đầy đủ các vật dụng phòng dịch thiết yếu cho nhân viên làm thủ tục, giao nhận hàng hóa, vận chuyển hành khách... trong quá trình hoạt động tại cảng biển; cảng, bến thủy nội địa. Tuân thủ theo sự hướng dẫn của các lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Các trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19 theo Hướng dẫn tạm thời này; căn cứ cụ thể vào mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trên đây là Hướng dẫn tạm thời quản lý người, tàu thuyền vào, rời và hoạt động tại các cảng biển; cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố Hải Phòng đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc vượt quá thẩm quyền, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố kịp thời chỉ đạo, giải quyết./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1491/QĐ-UBND ngày 01/06/2021 về Hướng dẫn tạm thời quản lý người, tàu thuyền vào, rời và hoạt động tại các cảng biển; cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn thành phố Hải Phòng đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.519

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.19.124
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!