Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 12/2012/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Phùng Quang Hùng
Ngày ban hành: 23/05/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2012/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 23 tháng 5 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008; Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Luật quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 168/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2003 của Chính phủ quy định về nguồn tài chính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị; Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn quản lý đường đô thị; Thông tư số 10/2010/TT-BGTVT ngày 19/4/2010 của Bộ Giao thông Vận tải Quy định về quản lý và bảo trì đường bộ; Thông tư liên tịch số 10/2008/TTLT/BTC-BGTVT ngày 30/01/2008 của Liên bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải Hướng dẫn chế độ quản lý, thanh toán, quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế quản lý, bảo trì đường bộ; Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông Vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Xét báo cáo số 01/BC-STP ngày 04/01/2012 về Kết quả thẩm định văn bản quy phạm pháp luật của Sở Tư pháp và đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 19/TTr-SXD ngày 06/01/2012, số 518/SXD-HTKT ngày 09/4/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định phân công, phân cấp quản lý đường bộ trong đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế quyết định số 49/2008/QĐ-UBND ngày 07/10/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc Ban hành quy định quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài chính, Công an tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng.

Quy định này quy định về việc phân công, phân cấp quản lý, bảo trì đường bộ trong đô thị nhằm đem lại sự thống nhất, đồng bộ trong quản lý, bảo trì và khai thác sử dụng trong đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Các tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động quản lý, bảo trì và khai thác sử dụng đường bộ trong đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phải tuân thủ Quy định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ.

Các từ, ngữ trong quy định này được hiểu như sau:

1. Đường bộ trong đô thị: là đường bộ nằm trong phạm vi địa giới hành chính thành phố, thị xã, thị trấn.

2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện gồm: Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.

3. Cơ quan quản lý đường bộ: là Sở Giao thông vận tải Vĩnh Phúc và UBND cấp huyện.

4. Công trình đường bộ trong đô thị gồm: đường bộ (gồm lòng đường và hè đường), nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, cầu vượt, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác trong đô thị.

Điều 3. Nguyên tắc chung quản lý đường bộ trong đô thị tỉnh.

1. Đường bộ trong đô thị là bộ phận của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị do UBND tỉnh Vĩnh Phúc thống nhất quản lý và có phân công, phân cấp quản lý.

2. Bảo đảm hè đường dành cho người đi bộ, lòng đường thông suốt cho các loại phương tiện tham gia giao thông.

3. Khi sử dụng hoặc tạm thời sử dụng một phần đường bộ trong đô thị vào mục đích khác phải được phép của cơ quan quản lý đường bộ; đồng thời có giải pháp để bảo đảm không ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ

Điều 4. Phân công, phân cấp quản lý đường bộ trong đô thị.

1. Sở Xây dựng:

a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn tỉnh.

b) Quản lý quy hoạch giao thông trong đô thị trên địa bàn tỉnh.

c) Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Xây dựng phối hợp với lực lượng Thanh tra Giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong đô thị.

2. Sở Giao thông Vận tải:

a) Thực hiện công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ trong đô thị gồm:

+ Quốc lộ được uỷ quyền quản lý qua đô thị;

+ Đường tỉnh qua đô thị;

+ Đường vành đai thành phố Vĩnh Yên và đường vành đai đô thị Vĩnh Phúc xây dựng trong tương lai.

+ Đường trong đô thị Vĩnh Yên và Phúc Yên (có danh sách kèm theo).

b) Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc quản lý và bảo trì đường bộ trong đô thị.

c) Hàng năm lập kế hoạch, dự toán kinh phí chi quản lý, bảo trì đường bộ trong đô thị do mình quản lý gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt (với đường địa phương) và gửi Cục đường bộ Việt Nam tổng hợp (với đường Quốc lộ uỷ quyền quản lý).

d) Cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động: Đào đường phục vụ xây dựng, lắp đặt các công trình ngầm, công trình nổi trên đường bộ trong đô thị và cấp phép đấu nối đường vào đường bộ do mình quản lý.

e) Chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của lực lượng Thanh tra Giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông trong đô thị.

3. Sở Tài chính:

a) Thẩm định dự toán kinh phí quản lý, bảo trì đường bộ trong đô thị trình UBND tỉnh phê duyệt.

b) Bố trí nguồn vốn cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ trong đô thị hàng năm theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.

c) Kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước chi cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ trong đô thị.

4. Công an tỉnh:

a) Chỉ đạo lực lượng trong ngành kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong đô thị theo thẩm quyền.

b) Chỉ đạo lực lượng trong ngành duy trì trật tự an toàn giao thông trong đô thị, phân công cho Công an cấp huyện, xã quản lý trật tự an toàn giao thông tránh chồng chéo trong quản lý xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông theo quy định.

5. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Thực hiện công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường còn lại trong đô thị do mình quản lý (trừ các tuyến đường đã giao cho Sở GTVT quản lý).

b) Chịu trách nhiệm quản lý hành chính trong việc sử dụng hè phố, lòng đường, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị trên địa bàn; có biện pháp chống lấn chiếm hè phố, lòng đường, bảo đảm an toàn giao thông.

c) Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, nghiên cứu phân công, phân cấp quản lý đường bộ cho chính quyền xã, phường, thị trấn trên địa bàn do mình quản lý.

d) Hàng năm lập kế hoạch, dự toán kinh phí chi quản lý, bảo trì đường bộ trong đô thị do mình quản lý gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

đ) Phân bổ dự toán kinh phí chi quản lý, bảo trì đường bộ do UBND cấp xã thực hiện quản lý, bảo trì (nếu có).

e) Cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động: đào đường phục vụ xây dựng, lắp đặt các công trình ngầm, công trình nổi trên đường bộ trong đô thị do mình quản lý; đấu nối đường vào đường bộ do mình quản lý; sử dụng tạm thời đường bộ trong đô thị ngoài mục đích giao thông.

g) Trên cơ sở chiều rộng mặt cắt đường, loại đường phố, khả năng thông xe, ... quy định danh mục tuyến phố được phép đỗ xe.

h) Chỉ đạo các phòng, ban và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý đường bộ trong phạm vi đô thị; tổ chức kiểm tra, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 5. Sở Xây dựng chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy định này. Các nội dung khác không nêu trong quy định này được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 6. Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy định này nếu gặp khó khăn, vướng mắc, tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết./.

 

DANH MỤC

TUYẾN ĐƯỜNG TRONG ĐÔ THỊ VĨNH YÊN VÀ PHÚC YÊN GIAO CHO SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢN LÝ
(Kèm theo Quy định phân công, phân cấp quản lý đường đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo quyết định số 12/2012/QĐ-UBND ngày 23/5/2012)

TT

DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG

Chiều dài (m)

Ghi chú

I

THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

40,390

 

1

Đường Nguyễn Viết Xuân (gồm cả cầu vượt)

1,400

 

2

Đường Ngô Quyền

980

 

3

Đường Kim Ngọc (dài 1000m, trùng QL.2 là 550m)

450

 

4

Đường Đầm Vạc

1,850

 

5

Đường bao Cơ khí

700

 

6

Đường Trần Phú

4,000

 

7

Đường Bà Triệu

1,000

 

8

Đường Chùa Hà

1,500

 

9

Đường Tô Hiến Thành

1,100

 

10

Đường Lam Sơn

3,100

 

11

Đường Hai Bà Trưng

2,200

 

12

Đường Nguyễn Trãi

750

 

13

Đường Nguyễn Chí Thanh

1,200

 

14

Đường Lý Thái Tổ và ngõ: 1,2

2,350

 

15

Đường Trường Chinh

270

 

16

Đường bao chân cầu vượt

200

 

17

Đường Phan Chu Trinh

1,000

 

18

Đường Tôn Đức Thắng

2,600

 

19

Đường Ngô Gia Tự

1,000

 

20

Đường Nguyễn Du

1,000

 

21

Đường Nguyễn Văn Linh

1,140

 

22

Đường từ đường Nguyễn Văn Linh - đường Nguyễn Tất Thành

1,000

 

23

Đường Chu Văn An

1,000

 

24

Đường Lò Bát (QL.2B đến làng Sứ)

1,600

 

25

Đường Nguyễn Tất Thành

7,000

 

II

THỊ XÃ PHÚC YÊN

29,500

 

1

ĐT.301 (bao gồm: đường Trần Phú, đường Trường Chinh và đường Hoàng Hoa Thám)

27,000

 

2

ĐT.308 (đường Trần Nguyên Hãn)

2,500

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 12/2012/QĐ-UBND ngày 23/05/2012 về Quy định phân công, phân cấp quản lý đường bộ trong đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.738

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.129.8
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!