CHÍNH PHỦ
-----
|
CỘNG HOÀ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
1195/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng
12 năm 2001;
Căn cứ ý kiến các Bộ, ngành tại cuộc họp ngày 24 tháng 02 năm 2003 về Quy hoạch
phát triển vận tải biển Việt Nam đến 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải (tờ trình số 239/GTVT-KHĐT ngày 17 tháng
01 năm 2003 và số 1747/GTVT-KHĐT ngày 29 tháng 4 năm 2003); ý kiến thẩm định của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 4729BKH/KCHT&ĐT ngày 05 tháng 8 năm
2003) về Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm và mục tiêu
phát triển:
- Quan điểm phát triển:
+ Phát triển vận tải biển với tốc độ nhanh và đồng
bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải đường biển của nền kinh tế quốc dân với chất lượng
ngày càng cao, giá thành hợp lý, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng
thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới; thúc đẩy phát triển
kinh tế đất nước và góp phần củng cố an ninh, quốc phòng.
+ Phát triển vận tải biển đồng bộ với phát triển
các ngành vận tải liên quan mật thiết như: vận tải đường bộ, vận tải đườngsông,
vận tải đường sắt... tạo điều kiện phát triển các phương thức vận tải tiên tiến
(vận tải đa ph ương thức) để tạo nên một hệ thống vận tải đồng bộ, liên hoàn.
+ Phát triển vận tải biển đồng bộ với việc đầu
tư phát triển phương tiện vận tải và gắn với phát triển ngành cơ khí giao
thông, trong đó chú trọng phát triển mạnh ngành công nghiệp đóng tàu biển.
+ Phát triển đội tàu theo hướng hiện đại hoá, trẻ
hoá, kết hợp một cách hợp lý giữa đa dạng hoá với chuyên môn hoá; phát triển mạnh
đội tàu chuyên dụng.
+ Phát triển mạnh nguồn nhân lực theo hướng nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, sĩ quan thuyền viên để nâng cao hiệu quả
quản lý, kinh doanh, mở rộng hoạt động dịch vụ hàng hải và xuất khẩu thuyền
viên .
- Mục tiêu phát triển:
+ Phát triển đội tàu biển đến năm 2010 có tổng
trọng tải đạt 4.445.000 DWT và định hướng đến năm 2020 đạt 7.100.000 DWT; từng
bước trẻ hoá đội tàu đến năm 2010 đạt độ tuổi bình quân 16 tuổi vàđịnh hướng
năm 2020 đạt 14 tuổi; đưa năng suất phương tiện vận tải bình quân đến năm 2010
đạt 16,7 T/DWT và định hướng đến năm 2020 đạt 20,0T/DWT; chú trọng phát triển đội
tàu chuyên dụng, đặc biệt là tàu container và tàu đầu.
+ Từng bước nâng cao tỷ lệ đảm nhận vận chuyển
hàng hoá xuất nhập khẩu đến năm 2010 là 25%, định hướng đến năm 2020 là 35%;tỷ
lệ đảm nhận hàng hoá vận tải biển nội địa đạt 100%; nâng cao chất lượng dịch vụ
vận tải bằng đường biển.
2. Nội dung quy hoạch:
a. Quy hoạch phát triển đội tàu vận tải biển Việt
Nam đến năm 2010:
- Quy mô và nhu cầu bổ sung đội tàu đến năm
2010:
Tổng trọng tải đội tàu hàng Việt Nam đến năm
2010 là4.445.000 DWT, trong đó đến năm 2010 có 326.000 DWT cần phải thay thế).
Nhu cầu bổ sung trọng tải đội tàu hàng vận tải
biểnđến năm 2010 là 3.231.336 DWT, trong đó:
+ Tàu hàng khô: 1.647.653 DWT.
+ Tàu container: 470.236 DWT (tương đ ương
36.172 TEU).
+ Tàu dầu: 1.113.447 DWT.
Nhu cầu bổ sung thêm sức chở đội tàu khách là
20.000ghế.
b. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển đội tàu đến
năm2010:
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển đội tàu chở hàng
hoá là 32.313 tỷ đồng.
Nhu cầu vốn đầu tư phát triển đội tàu chở khách
là 640 tỷ đồng.
c. Định hướng phát triển loại tàu, cỡ tàu cho đến
năm2020:
- Các tuyến quốc tế:
Đối với hàng rời: đi các nước khu vực Châu á, chủ
yếu sử dụng loại tàu cỡ. 15.000 - 20.000 DWT; đi Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Phi chủ
yếu sử dụng tàu cỡ 30.000 - 50.000 DWT.
Đối với hàng bách hoá: đi các nước khu vực Châu
á,chủ yếu sử dụng loại tàu cỡ 10.000 - 15.000 DWT; đi Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Phi
chủ yếu sử dụng tàu cỡ 20.000 - 30.000 DWT.
Đối với hàng container: đi các nước khu vực Châu
á, chủ yếu sử dụng loại tàu 1.000 - 3.000 TEU; đi Châu Âu, Châu Phi, Bắc Mỹ sử
dụng tàu cỡ lớn từ 4.000 - 6.000 TEU trở lên.
Đối với dầu thô: chủ yếu sử dụng tàu cỡ lớn
100.000 -200.000 DWT.
Đối với dầu sản phẩm: chủ yếu sử dụng loại tàu
20.000- 40.000 DWT.
- Các tuyến nội địa:
Đối với hàng rời, hàng bách hóa: tuỳ thuộc vào cự
ly và khối lượng vận chuyển mà sử dụng cỡ tàu từ 1.000 - 10.000 DWT.
Đối với hàng container: sử dụng tàu cỡ 100
-1.000 TEU.
Đối với dầu thô: sử dụng tàu cỡ trên, dưới
100.000DWT.
Đối với dầu sản phẩm: sử dụng tàu cỡ 1.000 -
10.000 DWT.
Phát triển các loại tàu chở hàng và sà lan biển
phù hợp với vận tải ven biển, biển pha sông ở 2 khu vực: đồng bằng Sông Hồng và
đồng bằng Sông Cửu Long.
Đối với tàu khách: phát triển các loại tàu khách
phục vụ đi lại từ đất liền ra các đảo với cỡ tàu 100 - 500 ghế; tuyến Bắc – Nam
với cỡ tàu 500 - 1000 ghế.
d. Định hướng phát triển công nghệ xếp dỡ:
- Hình thành các đầu mối vận tải với các cảng
trung tâm và hệ thống các cảng vệ tinh đủ điều kiện để áp dụng các công nghệ xếp
dỡ tiên tiến. Tạo tiền đề hình thành cảng cửa ngõ quốc tế và cảng trung chuyển
quốc tế.
- Lựa chọn các công nghệ xếp dỡ tiên tiến, phù hợp
với từng mặt hàng: hàng rời, hàng bách hoá, hàng lỏng, đặc biệt là hàng
container với năng suất bốc xếp cao.
- Công nghệ xếp dỡ phải đảm bảo kết nối các
phương thức vận tải (đường biển với đường sắt, đường bộ, đường sông...), ứng dụng
các công nghệ tiên tiến, năng suất cao, tạo điều kiện hạ giá thành vận tải.
- Hình thành các cảng cạn trong nội địa (ICD) để
liênkết với cảng biển tạo thành một hệ thống đồng bộ, liên hoàn nhằm nâng
caonăng lực thông qua cảng, rút ngắn thời gian tồn đọng hàng hoá và phương tiện
vận tải, giảm ùn tắc giao thông.
Ngoài việc áp dụng công nghệ bốc xếp tiên tiến,
các trang thiết bị hiện đại, cần cải cách các thủ tục hành chính, phát triển
các loại hình dịch vụ tiên tiến, tạo thuận tiện tối đa cho khách hàng.
đ. Định hướng phát triển hệ thống dịch vụ hàng hải:
- Nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp, hướng
đến dịch vụ trọn gói và mở rộng dịch vụ ra nước ngoài.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia
kinh doanh dịch vụ hàng hải theo định hướng quy hoạch trong một mạng lưới có sự
quản lý và điều tiết thống nhất.
- Coi trọng những loại hình dịch vụ hàng hải có
thu ngoại tệ và có hiệu quả kinh doanh cao.
- Nghiên cứu hình thành một số Trung tâm phân phối
hàng hoá và dịch vụ tiếp vận và các loại hình dịch vụ hàng hải tiên tiến khác ở
các khu đầu mối vận tải. Sau năm 2010 phát triển mạnh loại hình dịch vụ hàng hải
có tính chất trọn gói.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong
lĩnh vực dịch vụ hàng hoá, vừa tạo môi trường thông thoáng, nâng cao hiệu quả
kinhdoanh, vừa đảm bảo hoạt động lành mạnh, tạo điều kiện cho vận tải, bốc xếp
được thông suốt.
e. Định hướng phát triển nguồn nhân lực:
Từ nay đến năm 2010, đào tạo và bồi dưỡng 26.000
sĩ quan và thuyền viên, trong đó đào tạo mới là 16.000 người (bao gồm 10.000người
đáp ứng yêu cầu phát triển đội tàu và 6.000 người để bổ sung, thay thế), bồi dưỡng
10.000 người (bao gồm bồi dưỡng nâng bậc là 3.00 người, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn
STWC 78/95 là 6.800 người).
- Tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật
chất kỹ thuật, hiện đại hoá thiết bị đào tạo của 2 trường: Đại học Hàng hải (Hải
Phòng) và Đại học giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh.
- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo ở các
trường Trung cấp hàng hải để các trường này đảm nhiệm đào tạo kỹ thuật viên bậc
cao về hàng hải và nâng cấp lên cao đẳng khi đủ điều kiện.
- Củng cố và phát triển các Trung tâm huấn luyện
và đào tạo thuyền viên, các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật.
- Bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa đội ngũ cán bộ quản
lý, sĩ quan... có trình độ đại học hoặc tương đương với đội ngũ thuyền viên, công
nhân kỹ thuật hàng hải có tay nghề cao. Coi trọng việc đào tạo lý thuyết, thực
hành, ngoại ngữ; gắn đào tạo trong trường lớp với thực tiễn.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào
tạo nguồn nhân lực ngành hàng hải.
- Khuyến khích đào tạo sĩ quan, thuyền viên có
trình độ và tay nghề cao phục vụ cho xuất khẩu thuyền viên.
3. Một số giải pháp, chính
sách chủ yếu:
- Thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp
Nhàn ước trong lĩnh vực vận tải biển, trong đó chú trọng đổi mới hoạt động của
Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam theo mô hình Công ty mẹ - con (hiện đang trong
quá trình thí điểm). Xây dựng, phát triển đội tàu của Tổng Công ty làm nòng cốt
cho đội tàu quốc gia, tập trung nguồn vốn cho đầu tư phát triển và hiện đại hoá
đội tàu biển, cảng biển; tạo lập mối quan hệ gắn bó giữa đội tàu, cảng biển và
hệ thống dịch vụ trong dây chuyền vận tải nhằm từng bước hình thành tập đoàn
kinh tế hàng hải.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tại các cảng
biển Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận tải biển; đồng thời
nghiên cứu xây dựng lộ trình giảm phí tại các cảng biển nhằm tăng năng lực cạnh
tranh của vận tải biển Việt Nam.
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số
149/2003/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về một số
chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển đội tàu biển Việt Nam.
- Chủ động và có lộ trình thích hợp để hội nhập
quốc tế trong lĩnh vực vận tải biển. Ứng dụng các công nghệ vận tải tiên tiến,
đặc biệt là vận tải đa phương thức và hình thức trung chuyển quốc tế. Ứng dụng
công nghệ tin học trong tổ chức và khai thác đội tàu biển. Hình thành mạng lưới
dịch vụ hàng hải quốc tế, tạo lập mối liên hệ giữa chủ hàng - chủ tàu - cảng -
các phương thức vận tải khác.
- Triển khai có hiệu quả Bộ Luật Quản lý an toàn
(ISMCode) của tổ chức hàng hải quốc tế (IMO). Thực hiện tốt các công ước quốc tế
về hạn chế ô nhiễm do tàu biển (MARPOL 73/78), đầu tư phương tiện, thiết bị để
khắc phục sự cố dầu tràn, thu gom chất thải tại các cảng biển; nâng cao chất lượng
đội ngũ đăng kiểm viên Việt Nam và chất lượng công tác đăng ký và giám sát kỹ
thuật tàu, đặc biệt là tàu biển chạy tuyến quốc tế.
- Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật,
trong đó có việc nghiên cứu đề xuất sửa đổi Bộ luật Hàng hải và các văn bản dưới
luật có liên quan. Ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải đa
phương thức, quản lý cơ sở hạ tầng cảng biển theo hướng cho thuê đối với các cảng
biển do nhà nước đầu tư xây dựng và các quy định về áp dụng các tiêu chuẩn đảm
bảo an toàn hàng hải và chống ô nhiễm môi trường đối với các tàu biển nước
ngoài ra, vào cảng biển Việt Nam.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển
khai thực hiện quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 vàđịnh
hướng đến năm 2020.
2. Trên cơ sở quy hoạch này, Bộ Giao thông Vận tải
chịu trách nhiệm lập các kế hoạch chi tiết theo định kỳ 5 năm, hàng năm phù hợp
với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; hướng dẫn kiểm tra quá
trình thực hiện quy hoạch; nghiên cứu, đề xuất những giải pháp cần thiết để triển
khai thực hiện quy hoạch có hiệu quả.
3. Các Bộ, ngành Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải thựchiện các nhiệm vụ, mục tiêu của quy hoạch
phát triển vận tải biển, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế -xã hội của ngành và địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT. THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|