ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 119/2001/QĐ-UB
|
Đà Lạt, ngày 20 tháng 11 năm 2001
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2020 VÀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI GIAI ĐOẠN 2001 -
2010 CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày
21/06/1994;
- Căn cứ văn bản số 2428/GTVT-KHĐT ngày 27/ 07/ 2001 của Bộ
Giao thông Vận tải về việc góp ý đề án “quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh
Lâm Đồng giai đoạn 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020”;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở giao thông Vận tải tại tờ
trình số 217/QHGT ngày 29/10/2001 về việc phê duyệt đề án Quy hoạch tổng thể
phát triển GTVT tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2001 - 2010 và định hướng đến năm
2020”,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 : Phê duyệt đề
án Định hướng đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận
tải giai đoạn 2001 - 2010 của tỉnh Lâm Đồng với các nội dung chủ yếu sau :
I. Các mục tiêu và quy hoạch tổng thể phát
triển giao thông vận tải giai đoạn 2001 - 2010 và sau năm 2010 :
A/ Qui hoạch phát triển giao thông:
1. Đường bộ :
+ Tạo
mạng lưới giao thông đồng bộ, từng bước hiện đại, trong đó lấy các tuyến Quốc
lộ 20, 27, 28 và các tuyến tỉnh lộ trở thành đầu mối giao thông quan trọng cho
toàn vùng.
+ Hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ theo quy hoạch, đưa mạng lưới đường vào
cấp và xây dựng hệ thống cầu cống hoàn chỉnh.
+ Đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông nông
thôn để đến năm 2005 tất cả các xã có đường xe cơ giới vào trung tâm xã, phấn
đấu đạt 90% đường xe đi được 4 mùa. Đến năm 2010 tất cả đường nông thôn đạt 30%
mặt đường được thảm bê tông hoặc láng nhựa, tất cả cầu cống được xây dựng kiên
cố hoá.
a) Các tuyến quốc lộ :
- Quốc lộ 20 : Dự kiến đến năm 2010 đầu tư nâng
cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III toàn tuyến. Về lâu dài đạt tiêu chuẩn đường
cấp II toàn tuyến. Những đoạn qua thị trấn, thị xã và thành phố mở rộng theo
tiêu chuẩn đường đô thị.
- Quốc lộ 27 : Đến năm 2010 đầu tư nâng cấp đạt
tiêu chuẩn đường cấp III miền núi. Những đoạn qua thị trấn mở rộng theo tiêu
chuẩn đường đô thị.
- Quốc lộ 28 : Đến năm 2010 đầu tư nâng cấp đạt
tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi. Những đoạn qua thị trấn mở rộng theo tiêu
chuẩn đường đô thị.
b) Các tuyến tỉnh lộ và huyện lộ :
- Đến năm 2010 đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn
đường cấp IV, cấp V miền núi. Những đoạn qua thị trấn, thị xã và thành phố mở
rộng theo tiêu chuẩn cấp III.
- Đến năm 2005 đưa các tuyến đường Tân Rai - Bảo
Lộc - Lộc Nam, B’Sa - Đạ P’Loa - Đoàn Kết, Ninh Gia - Tà Hin - Ninh Loan và
Liên Hung - Rô Men - Đầm Ròn thành các tuyến tỉnh lộ. Về lâu dài có kế hoạch đề
nghị Bộ Giao thông Vận tải nâng tuyến đường B’Sa - Đạ P’Loa - Đoàn Kết và đường
tỉnh 721 thành đường quốc lộ.
- Đến năm 2005 các tuyến tỉnh lộ được nhựa hóa
đạt 80%, kiên cố hoá 100% các cầu cống trên toàn tuyến tỉnh lộ.
c) Đường giao thông nông thôn :
- Đến năm 2010 tất cả các đường nông thôn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp V
miền núi, loại A hoặc B, tỷ lệ rải mặt đường đạt 30% trên tổng số km đường.
d) Quy hoạch đất và nút giao thông
:
-
Năm 2004 qui
hoạch xong đất dành cho hành lang xây dựng giao thông và quy hoạch các nút giao
thông quan trọng, cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình giao thông trên
toàn bộ các tuyến đường
CẤP ĐƯỜNG QUI HOẠCH CỦA HỆ THỐNG
ĐƯỜNG BỘ TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020:
STT
|
Tuyến
đường
|
Cấp đường theo quy
hoạch
|
I.
|
Quốc lộ
|
|
1.
|
Quốc lộ 20
|
2
|
2.
|
Quốc lộ 27
|
3
|
3.
|
Quốc lộ 28
|
4
|
II.
|
Đường tỉnh
|
|
1.
|
ĐT. 721 (Mađaguoi – Cát Tiên)
|
4
|
2.
|
ĐT. 722 ( Đà Lạt – Đầm Ròn)
|
4 và 5
|
3.
|
ĐT. 723 (Đà Lạt – Long Lanh)
|
4 và 5
|
4.
|
ĐT. 725 ( Đà Lạt – Đạ Tẻh)
|
4
|
III.
|
Các tuyến đường huyện lộ
|
4 và 5
|
IV.
|
Các tuyến đường GTNT
|
4 và 5
|
|
Các tuyến đường GTNT
|
Loại A và B
|
2. Đường sông : Xây dựng các bến đò
ven sông ở 3 huyện phía Nam để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa
của nhân dân.
3. Đường sắt : Chuẩn bị dự án và
triển khai xây dựng hệ thống đường sắt nối đường sắt quốc gia vào Bảo lộc, Bảo
Lâm khi có dự án khai thác bauxite. Tiếp tục duy trì và phát triển đoạn đường
sắt Đà Lạt - Trại Mát để phục vụ du lịch.
4. Hàng không : Đầu tư cải tạo nâng cấp
đường cất - hạ cánh, sân đỗ và nhà ga sân bay Liên Khương trở thành sân bay
quốc tế cấp 4E.
B/ Quy hoạch phát triển vận tải :
a) Vận tải đường bộ : Duy trì, củng cố để phát
triển các Hợp tác xã vận tải, khuyến khích hình thành, phát triển các Công ty
TNHH, Công ty Cổ phần về vận tải.
+ Vận tải hàng hóa : Gồm các phương tiện vận tải
từ 2 -10 tấn, đến năm 2010 đạt 4000 - 4400 xe vận tải các loại.
+ Vận tải hành khách : Gồm các phương tiện vận
tải hành khách từ 5 - 46 ghế, đến năm 2010 đạt 3200 - 3600 xe vận tải hành
khách các loại.
+ Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống bãi đậu xe, bến
xe khách tại các thị trấn, thị xã và thành phố.
b) Vận tải đường sông : Đến năm 2010 đạt 32 - 36
phương tiện gắn động cơ.
C/ Quy hoạch phát triển công nghiệp giao
thông vận tải :
+ Xây dựng thêm một trạm đăng kiểm tại thị xã
Bảo Lộc để đăng kiểm số lượng xe ở các huyện phía Nam của tỉnh.
+ Khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập
doanh nghiệp tham gia thi công, sửa chữa các công trình giao thông, thi công
các kết cấu thép, bê tông cốt thép nhất là các công trình cầu trên đường giao
thông nông thôn.
II. Vốn đầu tư và các giải pháp thực hiện
:
1. Nhu cầu cầu vốn đầu tư để phát
triển giao thông vận tải giai đoạn 2001-2010 :
ĐVT : Tỷ đồng
Hạng mục
|
Giai đoạn
|
Tổng số
|
|
2001 - 2005
|
2006 - 2010
|
|
1. Cơ sở hạ tầng giao thông
|
1.429,6
|
891
|
2.320,6
|
- Đường bộ
|
1.416
|
886
|
2.302
|
- Bến sông
|
3
|
|
3
|
- Bến xe
|
10,6
|
5
|
15,6
|
2. Vận tải + công nghiệp
|
410
|
640
|
1.050
|
- Vận tải bộ
|
350
|
550
|
900
|
- Công nghiệp
|
60
|
90
|
150
|
Tổng đầu tư (1 + 2)
|
1.839,6
|
1.531
|
3.370,6
|
Bình quân 1 năm
|
367,92
|
306,2
|
337,06
|
2. Cơ cấu vốn :
ĐVT : Tỷ đồng
STT
|
Nguồn vốn
|
Kinh phí
|
Tỷ lệ %
|
|
Tổng số :
|
3370,60
|
100
|
1
|
Vốn ngân sách trung ương
|
964,30
|
28,6
|
2
|
Vốn ngân sách địa phương
|
1.230,04
|
36,5
|
3
|
Vốn doanh nghiệp
|
1.050,00
|
31,2
|
4
|
Dân đóng góp
|
126,26
|
3,7
|
3. Các chính sách và giải pháp thực
hiện : Ngoài các chính sách, giải pháp chung của ngành giao thông vận
tải đề xuất theo quy hoạch, thực hiện thêm các giải pháp sau :
a) Các giải pháp để đẩy nhanh đầu tư :
+ Đầu tư các công trình giao thông có trọng điểm
để nhanh chóng đưa vào khai thác sử dụng.
+ Nhanh chóng cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà
nước về giao thông vận tải trong thời gian nhanh nhất.
+ Khuyết khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các công trình
giao thông, bến bãi và thu phí theo quy định.
+ Đa dạng hóa các biện pháp huy động vốn từ sức
dân và từ doanh nghiệp để đầu tư xây dựng kết cầu hạ tầng.
b) Các giải pháp huy động vốn :
Huy động tín dụng ưu đãi Nhà nước; Vay tín dụng
ngân hàng; Phát hành trái phiếu công trình giao thông; Huy động từ các doanh
nghiệp; Huy động từ sức dân; Huy động từ bên ngoài ..v.v..
c) Một số chính sách tăng cường quản
lý :
- Tăng cường thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu
tư, đấu thầu, chọn thầu và quản lý giám sát, kiểm tra, kiểm định chất lượng
công trình. Khuyến khích đấu thầu một số dự án trọng điểm đầu tư theo hình thức
BOT.
- Có chính sách thu phí giao thông phù hợp để
tạo nguồn vốn phát triển tái đầu tư; chính sách cho khối quản lý duy tu, sửa
chữa công trình giao thông; chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ khoa học
kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực.
Điều 2 : Tổ chức thực hiện :
1. Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các ngành,
các cấp, các huyện, thị xã, thành phố triển khai quy hoạch giao thông vận tải
trên địa bàn tỉnh; có kế hoạch lập dự án chuẩn bị đầu tư các công trình kết cấu
hạ tầng về giao thông vận tải theo thứ tự ưu tiên và phân kỳ đầu tư để sử dụng
tổng hợp các nguồn vốn, tranh thủ được các nguồn tài trợ quốc tế; tổ chức triển
khai việc đo đạc, cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ các công trình giao thông
đường bộ làm cơ sở để quản lý và sử dụng đất hành lang bảo vệ đường bộ dành cho
xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng về giao thông vận tải; tiến hành việc
phân loại đường bộ và hướng dẫn tổ chức thực hiện việc quản lý theo phân cấp.
2. Sở Xây dựng phối hợp với Sở Địa chính, Sở
Giao thông Vận tải, các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố quản
lý qui hoạch - xây dựng dọc hai bên hành lang bảo vệ công trình giao thông
đường bộ căn cứ vào cấp đường qui hoạch được phê duyệt tại quyết định này và
các qui định hiện hành có liên quan của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính Vật gía tăng
cường quan hệ với các Bộ, ngành Trung ương để tranh thủ sự giúp đở, hổ trợ các
nguồn vốn, tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp huy động các nguồn lực
để đầu tư.
Điều 3 : Chánh Văn phòng
HĐND&UBND tỉnh, Chủ tịch ủy Ban Nhân Dân các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành
phố Đà Lạt, thủ trưởng các sở, ban, ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này kể từ ngày ký./-
|
TM. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH
Phan Thiên
|