ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 07/2019/QĐ-UBND
|
Hải Dương, ngày 15 tháng 03 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CUNG ỨNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TRONG QUẢN LÝ,
BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HẢI DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy
nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm
2013;
Căn cứ Luật Giá số 11/2012/QH13
ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP
ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch
vụ công ích;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP
ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công
trình xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao
thông Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về
cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6
năm 2019 và thay thế Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2015 của
UBND tỉnh Hải Dương quy định phương thức cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
trong quản lý, bảo trì công trình đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh
Hải Dương.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở,
ngành: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội Vụ, Tư pháp, Kho
bạc Nhà nước tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các
huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; (báo cáo)
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo và Tin học - VPUBND tỉnh;
- Lưu: VP, đ/c Dương. (70b)
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Dương Thái
|
QUY ĐỊNH
CUNG ỨNG SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TRONG QUẢN LÝ, BẢO TRÌ KẾT CẤU HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2019/QĐ-UBND ngày 15/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy định này quy định về cung ứng sản
phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì (sau đây gọi tắt là quản lý, bảo trì) kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa trên địa
bàn tỉnh Hải Dương (sau đây gọi tắt là sản phẩm, dịch vụ
công ích quản lý, bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa) theo Nghị định số
130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng
sản phẩm, dịch vụ công ích (sau đây gọi tắt là Nghị định
130/2013/NĐ-CP).
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ
quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tổ chức thực hiện và cung ứng sản phẩm,
dịch vụ công ích trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hải Dương, gồm: Quản lý, bảo trì đường tỉnh, đường thủy nội địa và các
tuyến đường UBND tỉnh giao Sở Giao thông vận tải Hải Dương quản lý (gọi chung
là đường tỉnh); Quản lý, bảo trì đường huyện, đường đô thị
do UBND cấp huyện quản lý (gọi chung là đường huyện).
Chương
II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ
THỂ
Điều 3. Danh mục
cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ, đường thủy nội địa
1. Danh mục cung ứng sản phẩm, dịch vụ
công ích trong quản lý, bảo trì đường bộ:
a) Quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, gồm
các hạng mục công việc theo Định mức bảo dưỡng thường xuyên đường bộ ban hành
kèm theo Quyết định số 3409/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Bộ Giao thông
vận tải, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và quy trình bảo trì; cây xanh, điện chiếu sáng, thiết bị lắp
đặt vào công trình đường bộ và các nhiệm vụ khác theo quy định của UBND tỉnh.
b) Công tác sửa chữa không thường
xuyên, bao gồm:
- Sửa chữa định kỳ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ.
- Sửa chữa đột xuất: Khắc phục hậu quả
thiên tai, lụt bão, xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông (bao gồm cả
các giải pháp kỹ thuật sử dụng cầu vượt, hầm chui, đảm bảo
chiều rộng mặt cầu bằng mặt đường) hoặc các nguyên nhân bất thường khác, giải
phóng mặt bằng (nếu có) để đảm bảo giao thông.
- Hoạt động các Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định và lưu động, gồm: Duy trì hoạt động thường
xuyên, không thường xuyên (mua sắm, sửa chữa, kiểm định thiết bị; sửa chữa,
nâng cấp nhà trạm).
- Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất
lượng công trình đường bộ theo quy định của pháp luật về bảo trì công trình xây
dựng; lập quy trình và định mức quản lý, khai thác bảo trì các công trình đường
bộ đang khai thác có yêu cầu đặc thù.
- Mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết
bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo trì đường
bộ.
- Mua trang phục
tuần kiểm.
- Sửa chữa cải tạo nhà hạt quản lý
công trình đường bộ, trồng cây xanh để bảo vệ kết cấu đường bộ và tạo cảnh quan
công trình đường bộ.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Ứng dụng công
nghệ và thuê mua sản phẩm, dịch vụ công nghệ phục vụ nâng cao chất lượng, hiệu
quả quản lý và bảo trì công trình đường bộ.
- Hoạt động trông
coi, bảo quản công trình đường bộ trong một số trường hợp đặc thù theo quyết định
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Làm gờ giảm tốc và cắm biển cảnh
báo nguy hiểm tại các điểm giao cắt đường bộ với đường sắt.
- Mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết
bị phục vụ công tác vượt sông (phà tự hành, phà thép và ca nô lai dắt) để đảm bảo
giao thông thông suốt trên hệ thống đường bộ theo quy định.
- Công tác giải tỏa vi phạm đất của đường
bộ theo phân cấp quản lý; kế hoạch giải tỏa vi phạm hành lang ATGT đường bộ
hàng năm.
- Công việc khác liên quan trực tiếp
đến công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ theo quy định.
2. Danh mục cung ứng sản phẩm, dịch vụ
công ích trong quản lý, bảo trì đường thủy nội địa:
a) Quản lý, bảo dưỡng thường xuyên, gồm
các hạng mục công việc theo Thông tư số 64/2014/TT-BGTVT ngày 10 tháng 11 năm
2014 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa và các nhiệm vụ khác theo quy định của
UBND tỉnh.
b) Sửa chữa không thường xuyên, gồm:
- Nạo vét chỉnh trị, thanh thải vật chướng ngại trong luồng và hành lang bảo vệ luồng.
- Sửa chữa báo hiệu, phương tiện, thiết
bị, hệ thống kè, công trình chỉnh trị dòng chảy, vật kiến trúc; sửa chữa, cải tạo
nhà trạm phục vụ công tác quản lý đường thủy nội địa.
- Bổ sung, thay thế báo hiệu, phương tiện, thiết bị theo định kỳ.
- Sửa chữa đột xuất công trình đường
thủy nội địa để phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ hoặc
thiên tai khác, đảm bảo giao thông.
- Lập hồ sơ quản lý, bảo vệ luồng; sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất và các công trình khác
phục vụ giao thông đường thủy nội địa và hành lang bảo vệ luồng.
Điều 4. Phương thức
đặt hàng sản phẩm, dịch vụ công ích quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ, đường thủy nội địa
1. Danh mục các công việc áp dụng
phương thức đặt hàng:
a) Công tác quản lý, bảo dưỡng thường
xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, thời gian thực hiện hợp đồng tối đa là 12 tháng và
trong năm kế hoạch, thời gian áp dụng phương thức đặt hàng đến hết năm 2020.
b) Sửa chữa không thường xuyên:
- Sản phẩm, dịch vụ công ích thuộc
danh mục công việc sau: Công tác sửa chữa đột xuất khắc phục hậu quả thiên tai,
lụt bão, hư hỏng công trình do tai nạn giao thông; các công việc cần xử lý
nhanh (xử lý lún sụt mặt đường, sạt lở lề đường, xử lý cầu cống hư hỏng); xử lý
điểm đen, điểm
tiềm ẩn tai nạn giao thông; kiểm tra,
quan trắc, kiểm định chất lượng công trình; sửa chữa bảo
trì tăng cường kết cấu công trình; các công việc sửa chữa bảo trì có khối lượng nhỏ lẻ, nằm rải rác trên các tuyến đường, đi qua nhiều địa bàn, gắn liền với công
tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ, đường thủy nội địa (sơn vạch kẻ
đường, sửa chữa và bổ sung hệ thống báo hiệu, sơn các kết cấu thép có khối lượng nhỏ, rải rác, thanh thải bèo
rác, chướng ngại vật trên sông...).
- Giá trị hạng mục công việc (xây lắp,
giám sát, kiểm toán,...) thuộc thiết kế dự toán hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật
dưới 1 tỷ đồng (đối với hạng mục thi công xây dựng), dưới 500 triệu đồng (đối với
hạng mục tư vấn);
- Các công việc khác, trường hợp
không thể thực hiện được phương thức đấu thầu, để đảm bảo an toàn giao thông kịp
thời, chủ đầu tư (Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện) báo cáo UBND tỉnh chấp thuận thực hiện theo phương thức
đặt hàng.
2. Tổ chức đặt hàng:
- Trên cơ sở dự toán chi được giao và
giá sản phẩm dịch vụ công ích được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ đầu tư tổ
chức ký hợp đồng đặt hàng với tổ chức cá nhân thực hiện
cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích theo quy định tại
Chương III Nghị định số 130/2013/NĐ-CP, tổ chức việc nghiệm
thu, thanh quyết toán theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
- Hợp đồng đặt hàng bao gồm các nội
dung theo quy định của Pháp luật về hợp đồng và quy định tại Khoản 2, Điều 22,
Nghị định số 130/2013/NĐ-CP.
Điều 5. Phương thức
đấu thầu sản phẩm, dịch vụ công ích quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ, đường thủy nội địa
1. Danh mục các công việc áp dụng phương
thức đấu thầu:
a) Công tác quản lý, bảo dưỡng thường
xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa phải thực hiện đấu
thầu từ năm 2021, thời gian thực hiện hợp đồng 3 năm.
b) Sửa chữa không thường xuyên kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, trừ các trường hợp quy định tại
Điểm b, Khoản 1, Điều 4.
c) Mua sắm trang thiết bị phục vụ sản
xuất và các công việc liên quan khác.
2. Tổ chức đấu thầu:
a) Việc tổ chức đấu thầu thực hiện sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích quản lý, bảo trì kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa chỉ được thực hiện khi có đầy đủ
các nội dung:
- Kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt;
- Hồ sơ mời thầu đã được phê duyệt;
- Thông tin về đấu thầu đã được đăng tải
theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Nội dung, danh mục và giá sản phẩm,
dịch vụ công ích quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa: Đối với công tác quản
lý, bảo dưỡng thường xuyên phải có giá sản phẩm, dịch vụ được duyệt. Đối với công tác sửa chữa không thường xuyên có tính chất xây lắp phải có
báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc thiết kế dự toán (đối với công trình thiết kế 1 bước) hoặc
thiết kế bản vẽ thi công và dự toán (đối với công trình thiết kế 2 bước) được duyệt. Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích có tính chất tư
vấn phải có đề cương (nhiệm vụ) và giá dự toán được duyệt. Đối với sản phẩm, dịch
vụ công ích có tính chất mua sắm phải có phê duyệt nội
dung, danh mục hàng hóa và dự toán gói thầu.
b) Về phân chia gói thầu:
- Đối với công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên: Việc phân chia gói thầu trong quản lý, bảo trì
công trình đường bộ, đường thủy nội địa phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm, quy
mô và vị trí tuyến đường, đảm bảo các quy định hiện hành.
- Đối với công tác sửa chữa không thường
xuyên: Việc phân chia gói thầu căn cứ theo Danh mục công việc sửa chữa và yêu cầu
kỹ thuật do Sở Giao thông vận tải Hải Dương phê duyệt (đối với đường tỉnh) hoặc
UBND huyện phê duyệt (đối với đường huyện).
c) Việc lập, thẩm định và phê duyệt kế
hoạch đấu thầu, mời thầu, lựa chọn nhà thầu và các công việc khác có liên quan
đến đấu thầu thực hiện theo quy định của Nghị định số 130/2013/NĐ-CP và quy định
của pháp luật về đấu thầu.
Điều 6. Phương thức
lựa chọn nhà thầu đối với các trường hợp sửa chữa khẩn cấp, đột xuất
1. Các trường hợp sửa chữa khẩn cấp,
đột xuất:
a) Khi bộ phận công trình, công trình
bị hư hỏng do chịu tác động đột xuất như gió, bão, lũ lụt, động đất, va đập,
cháy và những tác động đột xuất khác;
b) Khi bộ phận công trình, công trình
có biểu hiện xuống cấp ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, vận hành, khai thác công
trình;
c) Khi cần triển khai ngay để tránh
gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng hoặc để
không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình lân cận, liền kề;
d) Khi cần triển khai ngay để khắc phục
hoặc ứng cứu kịp thời hoặc ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra
do sự cố bất khả kháng, sự cố công trình xây dựng hoặc ứng phó sự cố môi trường nghiêm trọng;
2. Với các công trình sửa chữa khẩn cấp,
đột xuất, cho phép chủ đầu tư tổ chức ký hợp đồng đặt hàng
ngay với các đơn vị thiết kế, thi công, giám sát để khắc
phục (giá trị hợp đồng là tạm tính, giá trị hợp đồng chính thức theo dự toán được
cấp có thẩm quyền phê duyệt); vừa thi công đồng thời vừa lập hồ sơ thiết kế - dự
toán, hồ sơ hoàn công, trình duyệt dự toán làm cơ sở thanh quyết toán và hoàn
thiện các thủ tục theo quy định.
Việc thực hiện sửa chữa khẩn cấp, đột
xuất, trước khi thực hiện phải được UBND tỉnh chấp thuận theo quy định tại Điều
130, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; Khoản 2, Điều 42 và Khoản 2, Điều 43, Nghị
định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ. Việc sửa chữa đột
xuất do bão, lũ, lụt thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải về phòng,
chống, khắc phục hậu quả bão, lũ, lụt trong ngành đường bộ.
Điều 7. Kết cấu và phương pháp
xác định giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ, đường thủy nội địa
1. Công tác quản lý, bảo dưỡng thường
xuyên:
a) Trên cơ sở nguồn kinh phí được
giao hàng năm cho công tác quản lý, bảo trì thuộc phạm vi quản lý, chủ đầu tư
(Sở Giao thông vận tải hoặc UBND cấp huyện) tổ chức xây dựng giá sản phẩm dịch
vụ công ích theo quy định.
b) Kết cấu phương án giá:
- Kết cấu phương án giá theo Thông tư
liên tịch số 75/2011/TTLT-BTC-BGTVT ngày 06 tháng 6 năm
2011 và Thông tư liên tịch số 18/2016/TTLT-BGTVT-BTC ngày
30 tháng 6 năm 2016 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Giao thông
vận tải hướng dẫn lập và quản lý giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực
quản lý, bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa thực hiện
theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch
sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Chi phí quản lý dự án theo Quyết định
số 79/QĐ-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Xây dựng; chi phí lập hồ sơ mời
thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết
quả đánh giá hồ sơ dự thầu theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP
ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ; chi phí khảo sát được lập dự toán theo
Thông tư 01/2017/TT-BXD ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Bộ Xây dựng; chi phí lập
hồ sơ phương án giá bằng chi phí lập dự toán quy định tại mục IV, phần II, Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15 tháng 02 năm
2017 của Bộ Xây dựng; các chi phí khác (nếu có) theo quy định
của Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và các quy định hiện hành.
c) Phương pháp xác định giá:
- Các định ngạch, định mức áp dụng:
Công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ áp dụng Định mức
bảo dưỡng thường xuyên đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 3409/QĐ-BGTVT
ngày 08 tháng 9 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải; Định mức công tác sửa chữa
công trình giao thông trong đô thị ban hành kèm theo Quyết định số 1149/QĐ-BXD
ngày 09 tháng 11 năm 2017 của Bộ Xây dựng; Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường
xuyên đường bộ TCCS 07:2013/TCĐBVN và các quy định của UBND tỉnh.
Công tác quản lý, bảo trì thường
xuyên đường thủy nội địa áp dụng Định mức kinh tế-kỹ thuật quản lý, bảo trì đường
thủy nội địa ban hành kèm theo Thông tư số 64/2014/TT-BGTVT
ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải; Thông tư số
25/2016/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế-kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa ban hành kèm theo
Thông tư số 64/2014/TT-BGTVT ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải
và các quy định của UBND tỉnh.
Trường hợp các công việc đặc thù
không có trong định mức trên, chủ đầu tư (Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện)
vận dụng các định mức, tiêu chuẩn, quy định hiện hành khác có tính chất tương tự
hoặc lập định mức trình UBND tỉnh phê duyệt theo quy định.
- Chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công:
Chi phí vật liệu
theo quy định tại mục 2.1, Phụ lục số 4, Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Công bố giá hàng tháng của Liên Sở Tài chính - Sở Xây dựng thường công bố theo địa bàn từng huyện, thành
phố, thị xã. Đối với phương án giá quản lý, bảo trì thường xuyên nhiều tuyến đường,
đi qua địa bàn nhiều huyện, thành phố, thị xã thì giá vật
liệu được xác định bằng trung bình cộng giá vật liệu của tất cả các huyện, thành phố, thị xã tuyến đường đi qua, tại
thời điểm lập giá.
Chi phí nhân công theo quy định của
UBND tỉnh hướng dẫn thực hiện Thông tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 7 năm 2015 của Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng
dẫn xác định chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích sử dụng vốn
ngân sách nhà nước. Trong khi UBND tỉnh chưa ban hành hướng dẫn thực hiện Thông
tư số 26/2015/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng 7 năm 2015, cho phép áp dụng Nghị định
205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang
lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong công ty nhà nước; mức lương cơ
sở theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định
mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Chi phí máy thi công theo quy định của
Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh và các quy định hiện hành.
- Khối lượng:
Khối lượng quản lý, bảo dưỡng thường
xuyên đảm bảo duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật công trình đường bộ, đường thủy nội địa
và khả năng cân đối vốn.
Trường hợp đặt hàng, giá được lập
theo từng năm.
Trường hợp đấu thầu, giá được lập
theo từng giai đoạn 3 năm trên cơ sở tính toán chi tiết 1 năm đầu, giá các năm tiếp theo tạm tính tăng so với năm trước là
5%/năm. Khi có kế hoạch vốn được giao hàng năm, nhà thầu
trúng thầu, lập dự toán chi tiết của năm đó theo chế độ chính sách, giá nguyên
nhiên vật liệu tại thời điểm được giao kế hoạch, trình chủ đầu tư phê duyệt,
làm cơ sở ký phụ lục hợp đồng và thực hiện công tác bảo trì
của năm đó.
Giá trên là toàn bộ các công việc cần
thiết phải thực hiện trong thời gian hợp đồng, cho toàn bộ chiều dài các tuyến
đường và các công trình trên tuyến (cầu cống, bến phà, nhà
hạt đường bộ, trạm đường sông, sửa chữa phương tiện vượt
sông...) được giao quản lý để đảm bảo tiêu chí đánh giá về chất lượng trong hồ
sơ mời thầu. Trường hợp phát sinh khối lượng công việc đặc
thù, phải báo cáo UBND tỉnh xem xét, chấp thuận.
Trong bảo trì đường bộ: Ưu tiên công
tác sửa chữa có vật liệu nhằm đảm bảo an toàn giao thông: Sửa chữa nền, mặt đường, thoát nước, hệ thống báo hiệu khơi nước, đào
rãnh thoát nước mặt đường; xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn mất
an toàn giao thông; kiểm tra để phát
hiện và xử lý kịp thời các hư hỏng nền mặt đường và công
trình trên đường. Hệ thống báo hiệu phải được rà soát, từng
bước sửa đổi, thay thế, bổ sung theo quy định (hiện nay là Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT, màng phản quang theo tiêu chuẩn
về màng phản quang dùng cho báo hiệu đường bộ TCVN 7887:2008). Chi phí tối đa
cho công tác quản lý, bảo dưỡng không có vật liệu (gồm: Tuần đường, đếm xe, kiểm
tra cầu đường và các công trình trên đường, cập nhật số liệu
cầu đường, trực lũ bão, quản lý hành lang; nắn chỉnh, vệ
sinh, lau chùi hệ thống báo hiệu; bạt lề, cắt cỏ, phát quang, vét rãnh, thông cống; vệ sinh mặt đường, mặt cầu, khe co giãn, gối cầu, mố trụ cầu, ống thoát nước; bắt xiết bu lông,...) không vượt quá
50% tổng dự toán.
2. Công tác sửa chữa không thường
xuyên:
a) Kết cấu phương án giá:
- Kết cấu dự toán, phương án giá theo
Thông tư liên tịch số 75/2011/TTLT-BTC-BGTVT
ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn
lập và quản lý giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì
đường bộ, đường thủy nội địa thực hiện theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch
sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Chi phí quản
lý dự án, giám sát theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ
Xây dựng; chi phí lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ
sơ dự thầu, thẩm định hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu
theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ; chi phí
khảo sát theo Thông tư 01/2017/TT-BXD ngày 06 tháng 02 năm 2017 của Bộ Xây dựng; các chi phí khác theo quy định của Bộ Xây dựng và các quy
định hiện hành.
b) Phương pháp xác định giá:
- Các định ngạch, định mức áp dụng:
Áp dụng hệ thống định mức sửa chữa, lắp đặt, xây dựng, các tiêu chuẩn, quy định
của Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải và quy định hiện hành khác có liên quan.
Riêng chi phí lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế dự toán đối với các công
trình sửa chữa định kỳ đường bộ, đường thủy nội địa bằng tỷ lệ chi phí lập BCKTKT theo quy định của Bộ Xây dựng nhân hệ số 0,7.
- Chi phí vật liệu, nhân công, máy
thi công: Chi phí vật liệu theo quy định tại Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10
tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu
tư xây dựng. Chi phí nhân công, máy thi công theo quy định của Bộ
Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh và các quy định hiện hành như đối với
công trình xây dựng mới (hiện nay chi phí nhân công theo
Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng và Quyết định
số 20/2016/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh).
- Khối lượng: Theo khối lượng trong hồ
sơ khảo sát được nghiệm thu và khối lượng điều chỉnh bổ sung (nếu có).
Điều 8. Thẩm định,
phê duyệt thiết kế dự toán, báo cáo kinh tế kỹ thuật dịch vụ công ích công tác
quản lý, bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa
1. Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự
toán và giá sản phẩm dịch vụ công ích công tác quản lý, bảo trì đường bộ, đường
thủy nội địa theo phương thức đặt hàng:
a) Trên cơ sở thông báo kết quả thẩm
tra phương án phân bổ dự toán thu chi ngân sách nhà nước hàng năm, chủ đầu
tư (Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện) đặt hàng đơn vị đang
cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích hoặc đơn vị tư vấn có đủ năng lực lập phương
án giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực quản lý, bảo trì đường bộ và
đường thủy nội địa theo quy định.
b) Đối với công tác quản lý, bảo dưỡng
thường xuyên đường tỉnh và đường thủy nội địa do Sở GTVT
quản lý: Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
c) Đối với công tác quản lý, bảo dưỡng
thường xuyên đường bộ do UBND cấp huyện quản lý: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện,
thành phố, thị xã thẩm định, trình UBND cấp huyện phê duyệt.
d) Đối với việc sửa chữa không thường
xuyên có chi phí dưới 500 triệu đồng cho một lần sửa chữa: ủy quyền cho chủ đầu
tư (Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện) tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt
phương án giá làm cơ sở thực hiện.
e) Đối với việc sửa chữa không thường
xuyên có chi phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên cho một
lần sửa chữa thì chủ đầu tư (Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện) tổ chức lập,
trình thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế dự toán hoặc dự
án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
2. Thẩm định, phê duyệt điều chỉnh
giá sản phẩm dịch vụ công ích đối với cộng tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên:
a) Trường hợp có sự thay đổi về chế độ
chính sách hoặc cần thiết phải điều chỉnh giá sản phẩm, dịch vụ công ích đã được
phê duyệt cho phù hợp với thực tế, khả năng đáp ứng nguồn vốn theo kế hoạch chi
được giao: Chủ đầu tư tổ chức khảo sát, lập hồ sơ giá sản phẩm dịch vụ công ích
điều chỉnh.
b) Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Chủ đầu tư (Sở GTVT, UBND cấp huyện) thẩm định, phê duyệt
điều chỉnh giá, đảm bảo nguyên tắc:
- Đảm bảo cơ cấu chi phí tối đa cho công tác quản lý, bảo dưỡng không có vật
liệu như quy định tại mục d, khoản 1, Điều 5 là 50% tổng dự toán.
- Giá sản phẩm dịch vụ công ích điều
chỉnh không vượt kế hoạch vốn được giao và giá sản phẩm dịch vụ công ích đã được
phê duyệt.
- Khối lượng phát sinh (nếu có) nếu
đã có đơn giá trong dự toán được phê duyệt thì sử dụng đơn giá trong dự toán đã
phê duyệt, nếu không có đơn giá trong dự toán được phê duyệt thì lập đơn giá mới
theo chế độ chính sách tại thời điểm phát sinh khối lượng.
c) Trường hợp cần thiết để đảm bảo giao thông thông suốt, trong khi chờ giao kế hoạch chi, lập, thẩm định,
phê duyệt giá sản phẩm, dịch vụ công ích công tác quản lý,
bảo trì thường xuyên đường bộ, đường thủy nội địa, cho
phép chủ đầu tư tạm giao và ký phụ lục hợp đồng với đơn vị
đang thực hiện quản lý, bảo trì thường xuyên tiếp tục thực hiện. Đơn vị quản
lý, bảo trì thường xuyên sẽ được thanh toán theo giá sản phẩm, dịch vụ công ích
được cấp có thẩm quyền phê duyệt tương ứng với thời gian tạm giao thực hiện.
3. Đối với sản phẩm, dịch vụ công ích
công tác quản lý, bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa theo phương thức đấu thầu,
thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết
kế - dự toán theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản
lý đầu tư xây dựng và quy định hiện hành.
Điều 9. Tổ chức
thực hiện
1. Trong quy định có viện dẫn đến các
văn bản Luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm
quyền. Khi các văn bản này được điều chỉnh, thay thế, bổ sung thì áp dụng theo
các văn bản điều chỉnh, thay thế, bổ sung.
2. Các sản phẩm
dịch vụ công ích công tác quản lý, bảo trì đường bộ, đường thủy nội địa đã phê
duyệt thiết kế dự toán, báo cáo kinh tế kỹ thuật trước ngày quy định này có hiệu
lực thì tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12
năm 2015 của UBND tỉnh Hải Dương và các quy định hiện hành.
3. Đối với công
tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ do UBND cấp huyện quản lý, được tiếp
tục thực hiện theo phương thức cũ đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2019; kể từ ngày
01 tháng 6 năm 2019, UBND cấp huyện phải thực hiện, theo phương thức đặt hàng.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, các cơ quan đơn vị phản ảnh về Sở Giao thông vận tải để được hướng dẫn
thực hiện hoặc tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét giải
quyết theo thẩm quyền./.