ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
07/2011/QĐ-UBND
|
Cần
Thơ, ngày 25 tháng 01 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ
VÀ TỈ LỆ PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT
TẬT
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một
số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định về hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị và tỉ lệ
phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau mười ngày, đăng Báo Cần Thơ chậm nhất sau năm ngày, kể từ
ngày ký; đồng thời, bãi bỏ Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm
2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc quy định phương tiện vận tải
đường bộ được dừng, đỗ để lên, xuống hàng hóa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, giám đốc các sở, thủ trưởng
các cơ quan, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Sơn
|
QUY ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ VÀ TỈ LỆ PHƯƠNG
TIỆN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐI LẠI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2011/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2011 của
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này
quy định hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị của các phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ và tỉ lệ phương tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại
của người khuyết tật (trừ phương tiện giao thông thô sơ đường bộ).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này
áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi tham
gia các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực vận tải đường bộ trên địa bàn thành
phố Cần Thơ, phải tuân thủ Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các nội dung của
Quy định này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định
này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường
đô thị (đường phố): là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội
thị, gồm lòng đường và hè phố.
2. Phương
tiện vận tải hành khách đáp ứng nhu cầu đi lại của người khuyết tật (sau
đây gọi là xe buýt phục vụ người khuyết tật) là xe buýt có hệ thống thiết bị
nâng, hạ phục vụ người khuyết tật lên, xuống xe và vị trí dành riêng cho người
khuyết tật.
3. Người
khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy
giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học
tập gặp khó khăn.
4. Kinh
doanh vận tải bằng xe buýt là kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo
tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành.
5. Trọng
lượng toàn bộ của xe gồm trọng lượng bản thân xe cộng với trọng lượng hành
khách hoặc hàng hóa xếp trên xe.
Điều 4. Nguyên tắc chung hoạt động vận tải đường bộ trong đô
thị
1. Hoạt động
vận tải đường bộ trong đô thị phải đảm bảo thông suốt, trật tự an toàn giao
thông, bảo vệ môi trường; phải tuân theo quy định tại Điều 19, Điều 53, Điều 67
và Điều 72 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008; đồng thời, chấp hành theo hiệu
lệnh của người điều khiển giao thông, hệ thống biển báo hiệu và biển báo giới hạn
tải trọng.
2. Trường hợp
tổ chức, cá nhân có nhu cầu thật cần thiết phải dừng, đỗ để lên, xuống hàng hóa
nơi có biển báo cấm dừng, cấm đỗ hoặc lưu thông vào đường quá tải trọng hay vận
chuyển hàng quá khổ giới hạn đều phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền
xem xét và cấp phép.
3. Việc cấp
phép dừng, đỗ để lên, xuống hàng hóa hoặc quá tải trọng, quá khổ giới hạn chỉ
có giá trị nhất định về thời gian, địa điểm, tuyến đường và có giải pháp để bảo
đảm không ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông.
4. Những hành
vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ trong đô thị bị xử phạt theo Nghị định
số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tùy
theo tính chất, phạm vi, có thể bị áp dụng các hình thức khác theo quy định của
pháp luật.
5. Sở Giao
thông vận tải phối hợp với Công an thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm
tra, xử lý vi phạm trong việc dừng, đỗ để lên, xuống hàng hóa hoặc quá tải trọng,
quá khổ giới hạn trên phạm vi toàn thành phố.
6. Ủy ban
nhân dân quận, huyện thực hiện công tác quản lý hệ thống đường đô thị trên địa
bàn theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.
Chương II
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Những quy định đối với hoạt động vận tải đường bộ
trong đô thị trên địa bàn thành phố
1. Vận tải
hàng hóa:
a) Hàng hóa xếp
trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không
kéo lê hàng trên mặt đường, không gây cản trở cho việc điều khiển xe và bảo đảm
an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
b) Trường hợp
xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như: đất, đá, cát, sỏi, than hoặc các loại
hàng hóa khác có tính chất tương tự phải che đậy, không để rơi vãi; chiều cao xếp
hàng hóa không vượt quá chiều cao của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất
hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
c) Xe môtô,
xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá chở hàng theo
thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 mét; vượt quá phía sau giá chở hàng
là 0,50 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 mét.
d) Mọi hành
vi vi phạm quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường, làm rơi vãi chất thải,
nguyên liệu, vật liệu, rác, bùn, đất, chất gây trơn đổ xuống lòng đường đều bị
xử phạt theo quy định hiện hành.
2. Vận tải
hành khách:
a) Kinh doanh
vận tải hành khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải hành khách có lộ trình
và thời gian theo yêu cầu của hành khách, có hợp đồng vận tải bằng văn bản.
b) Kinh doanh
vận chuyển khách du lịch là kinh doanh vận tải khách theo tuyến, chương trình
và địa điểm du lịch.
c) Kinh doanh
vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định bến đi, bến đến và ngược lại
với lịch trình, hành trình phù hợp do hộ gia đình, doanh nghiệp, hợp tác xã
đăng ký và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận.
d) Kinh doanh
vận tải khách bằng xe taxi có hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành
khách; cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào ki-lô-mét xe lăn bánh, thời
gian chờ đợi.
Điều 6. Điều kiện hoạt động vận tải phục vụ vệ sinh môi trường
1. Phương tiện,
thiết bị chuyên dụng để thu gom vận chuyển chất thải, phế thải phải đáp ứng các
yêu cầu sau:
a) Xe tải
chuyên dùng (đối với xe vận chuyển bùn hầm cầu), xe thu gom vận chuyển phế thải,
xe tải có thùng kín và xe trang bị bạt phủ (đối với xe vận chuyển bùn nạo vét)
phải có giấy phép kiểm định chất lượng do cơ quan đăng kiểm cấp;
b) Bồn xe hoặc
thùng xe có trang bị van khóa, đảm bảo không gây rò rỉ chất thải trong quá
trình lưu thông vận chuyển;
c) Thiết bị
bơm, hút bùn hầm cầu, bùn nạo vét kín, đảm bảo không gây rò rỉ;
d) Có đầy đủ
thiết bị và biện pháp kỹ thuật làm vệ sinh xe tại địa điểm thu gom, tại cơ sở
trong thời gian lưu giữ và tại địa điểm xử lý sau khi chuyển giao bùn hầm cầu,
bùn nạo vét đến địa điểm xử lý tập trung;
đ) Rác thải,
phế thải trên xe:
- Phải được
che phủ kín, không để rơi, vãi rác;
- Trường hợp
để rơi, vãi rác, nước thải xuống đường thì người chủ phương tiện vận tải phải
có trách nhiệm thu dọn sạch ngay;
- Có biện
pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và không gây ô nhiễm môi trường.
2. Thời gian
hoạt động trong đô thị từ 22 giờ đến 05 giờ sáng hôm sau.
Điều 7. Quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe
máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ trong đô thị
1. Người điều
khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành quy
định về tốc độ, khoảng cách an toàn giữa hai xe cơ giới được ghi trên biển báo
hiệu đường bộ; tại những đoạn đường không có biển báo hiệu đường bộ quy định về
tốc độ, khoảng cách an toàn giữa hai xe cơ giới, người điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ phải tuân thủ theo Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17
tháng 7 năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách của
xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
2. Người điều
khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ
tối đa cho phép đến mức không nguy hiểm (có thể dừng lại một cách an toàn)
trong những trường hợp sau:
a) Có biển
báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;
b) Chuyển hướng
xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;
c) Qua nơi đường
bộ giao nhau cùng mức, đường vòng, đường có địa hình quanh co, đường dốc, đoạn
đường mà mặt đường không bằng phẳng;
d) Qua cầu, cống
hẹp, khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc;
đ) Qua khu vực
có trường học vào giờ học sinh đến trường hoặc tan trường; khu vực đông dân cư,
nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện
trường xảy ra tai nạn giao thông;
e) Khi có người
đi bộ, xe lăn của người tàn tật qua đường;
g) Có súc vật
đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường;
h) Tránh xe
chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt;
i) Đến gần bến
xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe;
k) Gặp đoàn
xe ưu tiên, gặp xe quá khổ, quá tải, xe chở hàng nguy hiểm; vượt đoàn người đi
bộ;
l) Trời mưa,
có sương mù, mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, cát bụi rơi vãi.
Điều 8. Quy định điểm dừng đưa đón cán bộ, công nhân viên
Trường hợp
xây dựng các điểm dừng để đưa đón cán bộ, công nhân viên nói chung, Sở Giao
thông vận tải chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Công an thành phố, Ủy ban nhân dân
quận, huyện và các ngành liên quan khảo sát, thống nhất vị trí các điểm dừng để
phục vụ việc đưa đón cán bộ, công nhân viên của các cơ quan, tổ chức đảm bảo trật
tự an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
Điều 9. Quy định vị trí dừng, đỗ để lên, xuống hàng hóa trên địa
bàn thành phố Cần Thơ
1. Vị trí dừng,
đỗ xe không chắn lối ra vào đường hẻm, khu vực siêu thị, chợ, trung tâm thương
mại, các công trình văn hóa, cơ quan, công sở và phải đúng Luật Giao thông đường
bộ. Việc dừng, đỗ không gây cản trở cho các phương tiện giao thông khác; không
gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và các hoạt động bình thường của tổ chức, cơ quan
và hộ gia đình.
2. Người điều
khiển phương tiện giao thông khi dừng, đỗ xe phải thực hiện theo quy định tại
Điều 19 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Điều 10. Quy định thời gian dừng, đỗ trên một số tuyến đường
thuộc địa bàn quận Ninh Kiều
1. Một số tuyến
quy định cụ thể như sau:
a) Đường Đại
lộ Hòa Bình: phương tiện có trọng lượng toàn bộ (ghi trong giấy đăng ký) đến 05
tấn được dừng, đỗ để lên, xuống hàng hóa;
Thời gian: từ
22 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.
b) Đường Nguyễn
Trãi: phương tiện có trọng lượng toàn bộ (ghi trong giấy đăng ký) đến 2,5 tấn;
xe khách dưới 30 chỗ (trừ xe buýt) được dừng, đỗ để lên, xuống hàng hóa, hành
khách;
Thời gian: từ
22 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.
c) Đường Nguyễn
An Ninh và đường Châu văn Liêm:
- Đoạn từ đường
Hai Bà Trưng đến đường Phan Đình Phùng: phương tiện có trọng lượng toàn bộ (ghi
trong giấy đăng ký) đến 05 tấn được dừng để lên, xuống hàng hóa;
- Đoạn từ đường
Phan Đình Phùng đến đường Đồng Khởi: các phương tiện chở khách du lịch (kể cả
khách nghỉ ở các khách sạn) được dừng, đỗ để lên, xuống khách;
- Đoạn từ đường
Đồng Khởi đến đường Hoà Bình: xe taxi được dừng, đỗ đón trả khách.
d) Đường Nguyễn
Thái Học và đường Võ Văn Tần:
- Đoạn từ đường
Hai Bà Trưng đến đường Phan Đình Phùng: đây là khu chợ đêm, nên phương tiện có
trọng lượng toàn bộ (ghi trong giấy đăng ký) đến 05 tấn được dừng để lên, xuống
hàng hóa vào ban ngày nhưng phải tuân thủ theo biển báo;
- Đoạn từ đường
Phan Đình Phùng đến đường Đồng Khởi: các phương tiện chở khách du lịch (kể cả
khách nghỉ ở các khách sạn) được dừng, đỗ để lên, xuống khách;
- Đoạn từ đường
Đồng Khởi đến đường Hòa Bình: xe buýt được dừng, đỗ đón trả khách.
đ) Đường Nguyễn
Văn Cừ và đường Trần Văn Khéo: phương tiện có trọng lượng toàn bộ (ghi trong giấy
đăng ký) đến 2,5 tấn; xe khách dưới 30 chỗ ngồi (trừ xe buýt) được dừng, đỗ để
lên, xuống hàng hóa, hành khách;
Thời gian: từ
22 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.
e) Đường Trần
Ngọc Quế, đường Trần Văn Hoài và đường Trần Hoàng Na: phương tiện có trọng lượng
toàn bộ (ghi trong giấy đăng ký) đến 10 tấn được dừng, đỗ để lên, xuống hàng
hóa;
Thời gian: từ
22 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.
g) Đường Trần
Phú, đường Hùng Vương và đường Trần Hưng Đạo: các phương tiện được dừng, đỗ để
lên, xuống hàng hóa;
Thời gian: từ
22 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.
h) Đường Lý Tự
Trọng: phương tiện có trọng lượng toàn bộ (ghi trong giấy đăng ký) đến 10 tấn
được dừng, đỗ để lên xuống hàng hóa;
Thời gian: từ
22 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.
i) Đường 3
tháng 2 (đoạn từ đường Trần Văn Hoài đến hẻm 36 hướng Đầu Sấu): phương tiện có
trọng lượng toàn bộ (ghi trong giấy đăng ký) đến 05 tấn được dừng, đỗ để lên,
xuống hàng hóa;
Thời gian: Sáng
từ 8 giờ đến 10 giờ;
Chiều từ 14
giờ đến 16 giờ;
Riêng từ 22
giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau các phương tiện được dừng, đỗ.
k) Đường 30
tháng 4 (đoạn từ đường Trần Văn Hoài đến khu dân cư 91/23 hướng Đầu Sấu):
phương tiện có trọng lượng toàn bộ (ghi trong giấy đăng ký) đến 05 tấn được dừng,
đỗ để lên, xuống hàng hóa;
Thời gian:
Sáng từ 08 giờ đến 10 giờ;
Chiều từ 14
giờ đến 16 giờ;
Riêng từ 22
giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau phương tiện có trọng lượng toàn bộ (ghi trong
giấy đăng ký) đến 18 tấn được dừng, đỗ.
l) Đường Nguyễn
Văn Linh (Quốc lộ 91B cũ):
- Đoạn từ đường
30 tháng 4 đến đường 3 tháng 2: phương tiện có trọng lượng toàn bộ (ghi trong
giấy đăng ký) đến 05 tấn được dừng, đỗ để lên, xuống hàng hóa;
Thời gian: từ
22 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.
- Đoạn từ cầu
số I đến giao lộ đường Nguyễn Văn Cừ nối dài: phương tiện có trọng lượng toàn bộ
(ghi trong giấy đăng ký) đến 05 tấn được dừng, đỗ để lên, xuống hàng hóa;
Thời gian: từ
22 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.
m) Đường Cách
Mạng Tháng 8: các phương tiện được dừng, đỗ để lên, xuống hàng hóa từ 22 giờ đến
05 giờ sáng ngày hôm sau.
n) Đường Nguyễn
Văn Cừ nối dài (đoạn từ Cầu Rạch Ngỗng II đến Cầu Đầu Sấu): phương tiện có trọng
lượng toàn bộ (ghi trong giấy đăng ký) đến 08 tấn được dừng, đỗ để lên, xuống
hàng hóa;
Thời gian:
Sáng từ 08 giờ đến 10 giờ;
Chiều từ 14
giờ đến 16 giờ;
Tối từ 22 giờ
đến 05 giờ sáng hôm sau.
2. Đối với
các tuyến đường còn lại: các phương tiện có trọng lượng toàn bộ (ghi trong giấy
đăng ký) đến 05 tấn được dừng, đỗ để lên, xuống hàng hóa theo thời gian sau:
Thời gian:
Sáng từ 08 giờ đến 10 giờ;
Chiều từ 14
giờ đến 16 giờ;
Tối từ 22 giờ
đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.
Riêng đối với
các phương tiện có trọng lượng toàn bộ (ghi trong giấy đăng ký) trên 05 tấn chỉ
được phép dừng, đỗ lên xuống hàng hóa từ 22 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau
nhưng phải chấp hành biển báo giới hạn tải trọng.
Điều 11. Quy định thời gian dừng, đỗ trên một số tuyến đường
thuộc địa bàn quận Bình Thủy
1. Một số tuyến
quy định cụ thể như sau:
a) Đường Cách
Mạng Tháng 8 (đoạn từ Tòa án nhân dân quận Bình Thủy đến cách cầu Bình Thủy 100
mét): các phương tiện được dừng, đỗ từ 22 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.
b) Đường Lê Hồng
Phong (đoạn từ Công ty Hải sản 404 đến cảng Cần Thơ): các phương tiện được dừng,
đỗ từ 22 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.
c) Đường Bùi
Hữu Nghĩa (đoạn từ hẻm 12 đến Bệnh viện Lao và bệnh phổi): các phương tiện có
trọng lượng toàn bộ (ghi trong giấy đăng ký) đến 05 tấn được dừng, đỗ để lên,
xuống hàng hóa từ 22 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm sau.
d) Đường Trần
Quang Diệu: các phương tiện có trọng lượng toàn bộ (ghi trong giấy đăng ký) đến
08 tấn được dừng, đỗ để lên xuống hàng hóa;
Thời gian:
Sáng từ 08 giờ đến 10 giờ;
Chiều từ 14
giờ đến 16 giờ;
Tối từ 22 giờ
đến 05 giờ sáng hôm sau.
2. Đối với
các tuyến đường còn lại: các phương tiện có trọng lượng toàn bộ (ghi trong giấy
đăng ký) đến 05 tấn được dừng, đỗ để lên, xuống hàng hóa theo thời gian sau:
Thời gian:
Sáng từ 08 giờ đến 10 giờ;
Chiều từ 14
giờ đến 16 giờ;
Tối từ 22 giờ
đến 05 giờ sáng hôm sau.
Riêng đối với
các phương tiện có trọng lượng toàn bộ (ghi trong giấy đăng ký) trên 05 tấn chỉ
được phép dừng, đỗ để lên, xuống hàng hóa từ 22 giờ đến 05 giờ sáng ngày hôm
sau nhưng phải chấp hành biển báo giới hạn tải trọng.
Điều 12. Đối với các quận, huyện còn lại
Việc dừng, đỗ
để lên, xuống hàng hóa phải thực hiện đúng quy định tại Điều 19 của Luật Giao
thông đường bộ năm 2008, đồng thời chấp hành hệ thống biển báo hiệu và biển báo
giới hạn tải trọng của cầu, đường.
Trong những
trường hợp đặc biệt, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thật cần thiết phải dừng, đỗ để
lên, xuống hàng hóa thì phải làm đơn xin xác nhận của Phòng Quản lý Đô thị
(Phòng Công Thương) và phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền xem xét
và chấp thuận bằng văn bản.
Điều 13. Thẩm quyền cấp phép dừng, đỗ để lên, xuống hàng hóa
hoặc quá tải trọng, quá khổ giới hạn trên đường bộ
Ủy ban nhân
dân thành phố Cần Thơ ủy quyền cho Giám đốc Sở Giao thông vận tải xem xét, cấp
phép dừng, đỗ để lên, xuống hàng hóa hoặc quá tải trọng, quá khổ giới hạn đối với
các phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ trong phạm vi toàn thành
phố.
Chương III
PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI HÀNH
KHÁCH CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 14. Xe buýt phục vụ người khuyết tật
a) Đến năm 2015
đạt tỉ lệ ít nhất 15% phương tiện xe buýt phục vụ người khuyết tật trên tổng số
phương tiện xe buýt thuộc quyền quản lý của đơn vị.
b) Đến năm
2020 đạt tỉ lệ ít nhất 20% phương tiện xe buýt phục vụ người khuyết tật trên tổng
số phương tiện xe buýt thuộc quyền quản lý của đơn vị.
Điều 15. Nhà chờ (trạm) dừng đón, trả khách
Các nhà chờ
(trạm dừng) phục vụ người khuyết tật đi xe lăn, xe lắc phải xây dựng lối lên xuống
thuận tiện cho xe lăn, xe lắc và vị trí dành riêng cho người khuyết tật.
Điều 16. Chính sách miễn, giảm giá vé đối với người khuyết tật
Người khuyết
tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng được miễn phí đối với xe buýt chạy tuyến
nội thành, nội thị với điều kiện phải có Giấy xác nhận khuyết tật hoặc kết luận
của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hay Hội đồng giám định y khoa về mức độ
khuyết tật (áp dụng trong trường hợp không có, bị thất lạc, hoặc trong thời
gian chờ cấp Giấy xác nhận khuyết tật).
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Sở Giao thông vận tải chủ trì, thực hiện những công
việc cụ thể sau:
- Phối hợp với
Ủy ban nhân dân quận, huyện rà soát, điều chỉnh hoặc bổ sung hệ thống báo hiệu
giao thông trên toàn thành phố cho phù hợp với Quy định này;
- Phối hợp với
các ngành hữu quan quy hoạch điểm dừng đưa đón cán bộ, công nhân viên và xây dựng
bãi đỗ xe tập trung để phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển của thành phố;
- Chỉ đạo lực
lượng Thanh tra Giao thông tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hành vi vi
phạm theo đúng thẩm quyền.
Điều 18. Công an thành phố
chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Giao thông đường bộ, Công an quận, huyện thường
xuyên kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm giao thông đường bộ.
Điều 19. Ủy ban nhân
dân quận, huyện thực hiện công tác quản lý hệ thống đường đô thị trên địa bàn
theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố và tổ chức triển khai thực hiện Quy
định này.
Điều 20. Ban An toàn
giao thông thành phố xây dựng kế hoạch phối hợp kiểm tra liên ngành và tham mưu
đề xuất các vấn đề liên quan đến lĩnh vực an toàn giao thông của hoạt động vận
tải đường bộ trong đô thị.
Điều 21. Các tổ chức,
cá nhân trong nước và nước ngoài khi tham gia các hoạt động có liên quan đến
lĩnh vực vận tải đường bộ trên địa bàn thành phố Cần Thơ phải tuân thủ Luật
Giao thông đường bộ và các nội dung của Quy định này; nếu vi phạm sẽ bị xử lý
theo quy định của pháp luật hiện hành./.