ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
03/2016/QĐ-UBND
|
Đà
Lạt, ngày 18 tháng
01 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ THỰC HIỆN BẢO TRÌ HỆ
THỐNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về Quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 10/2013/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai
thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 18/2012/NĐ-CP
ngày 13 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ; Nghị định số
56/2014/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12
năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì
công trình đường bộ; Thông tư số
20/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
52/2013/TT-BGTVT ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về phân cấp quản lý, khai thác và thực hiện bảo trì hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày
kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 04 tháng 01 năm
2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành quy định về phân cấp quản
lý và thực hiện bảo trì hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng
các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà
Lạt, Bảo Lộc và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Bộ Giao thông vận tải;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Như Điều 3;
- Website Chính phủ;
- Đài PTTH, Báo Lâm Đồng;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Website VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, GT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Đoàn Văn Việt
|
QUY ĐỊNH
VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ THỰC HIỆN BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2016 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quyết định này quy định về phân cấp quản lý, khai thác và thực hiện bảo trì hệ thống
đường bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy định này áp dụng với các cơ quan,
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
có liên quan đến việc quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây
được hiểu như sau:
1. Bảo trì công trình đường bộ là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường,
an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong suốt quá trình khai
thác, sử dụng.
2. Quy trình bảo trì công trình đường
bộ là quy định về trình tự, nội dung và chỉ dẫn thực hiện các công việc bảo
trì công trình đường bộ.
3. Hệ thống đường trung ương
bao gồm quốc lộ và các tuyến đường bộ khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao
thông vận tải.
4. Hệ thống đường địa phương bao
gồm đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường giao
thông nông thôn và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy
ban nhân dân cấp xã).
5. Cơ quan quản lý đường bộ là
Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
6. Chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng là tổ chức, cá nhân sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng theo quy
định của pháp luật hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng ủy quyền quản lý, khai thác, sử dụng và bảo trì công
trình đường bộ chuyên dùng theo quy định của pháp luật.
7. Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ là các
tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý đường bộ, chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng đặt hàng hoặc ký hợp đồng
thực hiện một hoặc một số công việc bảo trì và khai thác công trình đường bộ.
Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ bao gồm: nhà thầu quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình đường bộ; nhà thầu
thi công sửa chữa và các nhà thầu khác tham gia thực hiện các công việc bảo trì
công trình đường bộ.
Chương II
YÊU CẦU, NỘI
DUNG VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC, BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ
Điều 4. Yêu cầu
công tác quản lý, khai thác, bảo trì đường bộ
Yêu cầu công tác quản lý, khai thác,
bảo trì đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số
52/2013/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12
năm 2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản
lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ (sau đây viết tắt là Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT của Bộ
Giao thông vận tải) và các quy định hiện hành.
Điều 5. Nội dung
công tác quản lý, bảo trì công trình đường bộ
1. Nội dung công tác quản lý công
trình đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT
của Bộ Giao thông vận tải và các quy định hiện hành.
2. Nội dung công tác bảo trì công trình đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều
4 Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT của
Bộ Giao thông vận tải và các quy định hiện hành.
Điều 6. Phân cấp
quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ.
1. Ủy
ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh.
a) Ủy
ban nhân dân tỉnh giao Sở
Giao thông vận tải tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước
về hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh và trực tiếp thực hiện công
tác quản lý, bảo trì và khai thác các tuyến đường quốc lộ được ủy thác, hệ thống
đường tỉnh và một số tuyến đường huyện quan trọng do Ủy ban
nhân dân tỉnh giao.
b) Ủy
ban nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân cấp huyện trực tiếp thực hiện
công tác quản lý, bảo trì và khai thác hệ thống đường huyện (trừ các tuyến đường
do Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Giao thông vận tải quản lý, bảo
trì tại điểm a, khoản 1, Điều này), đường đô thị, đường xã, liên xã trên địa
bàn do địa phương quản lý theo quy định.
2. Ủy
ban nhân dân cấp huyện giao Ủy ban
nhân dân cấp xã trực tiếp thực hiện quản lý, bảo trì và khai thác các tuyến đường
trục thôn, xóm; đường ngõ, xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính
nội đồng và các tuyến đường công cộng
khác trên địa bàn.
3. Ủy
ban nhân dân cấp xã tùy theo điều kiện thực tế của địa phương có thể xem xét giao thông hoặc cộng đồng dân cư nơi tuyến đường đi qua thực hiện quản lý, bảo trì đường trong nội bộ thôn,
buôn, ngõ, xóm và một số tuyến đường giao thông nông thôn do mình được giao nhiệm
vụ quản lý, bảo trì.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng, đường nội bộ thực hiện quản lý,
khai thác bảo trì các tuyến đường nội bộ, đường chuyên dùng trong phạm vi
quản lý theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành đường bộ.
5. Đối với tổ chức, cá nhân trong nước
và nước ngoài đầu tư xây dựng các tuyến đường theo hình thức hợp tác Công - Tư (PPP) bao gồm: BOT (Xây dựng -
Kinh doanh - Chuyển giao), BTO
(Xây dựng - Chuyển giao - Kinh
doanh), BT (Xây dựng - Chuyển giao), BOO (Xây dựng - Sở
hữu - Kinh doanh),
BTL (Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ), BLT (Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao), O&M (Kinh
doanh - Quản lý) thì Nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện quản lý, bảo trì và khai thác.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm
của Quỹ bảo trì đường bộ
1. Lập kế hoạch thu chi của Quỹ hàng năm, kế hoạch phân bổ kinh phí bảo
trì đường bộ cho các cơ quan quản lý đường bộ.
2. Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc quản
lý, sử dụng quỹ bảo trì đường bộ
đúng mục đích và hiệu quả.
Điều 8. Trách nhiệm
của Sở Giao thông vận tải
1. Tổ chức quản lý, khai thác và bảo
trì hệ thống đường được giao tại điểm a, khoản 1, Điều 6 và hướng dẫn,
kiểm tra việc quản lý, bảo trì các tuyến
đường của Nhà đầu tư theo hình thức hợp tác Công - Tư tại khoản 5, Điều 6 của quy định này; cùng với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố kết hợp chặt chẽ quản lý, khai thác và bảo trì
công trình đường bộ với quản lý theo lãnh
thổ.
2. Kiểm tra việc thực hiện quản lý
nhà nước về giao thông vận tải của các huyện, thành phố; kiểm tra việc quản lý, khai thác và bảo trì công
trình đường bộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định của pháp luật và kế hoạch được giao đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị được
giao nhiệm vụ quản lý, bảo trì.
3. Hàng năm, tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ tại địa phương báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại
Điều 33 Nghị định số 10/2013/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ
quy định việc quản lý, sử dụng và khai
thác tài sản kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ.
4. Đình chỉ nhà thầu thi công trên tuyến đường đang khai thác khi phát hiện vi phạm
nội dung giấy phép thi công trên đường bộ,
vi phạm việc đảm bảo giao thông, an toàn giao thông trên tuyến đường thuộc phạm
vi quản lý.
5. Quyết định và tổ chức thực hiện
các biện pháp đảm bảo giao thông khẩn cấp trên các tuyến đường thuộc phạm vi quản
lý.
6. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến
nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý,
khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên trên tuyến đường thuộc phạm vi quản
lý.
7. Thực hiện quyền, trách nhiệm khác
đối với công tác quản lý, khai thác và bảo
trì công trình đường bộ theo quy định
của pháp luật có liên quan.
Điều 9. Trách nhiệm
của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Thực hiện quyền, trách nhiệm quản
lý nhà nước đối với hệ thống đường bộ trên địa bàn; tổ chức thực hiện công tác
quản lý, bảo trì các tuyến đường
được giao tại điểm b, khoản 1, Điều 6 của quy định này.
2. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ thuộc địa phương quản lý, gửi Sở Giao thông vận tải để
tổng hợp báo
cáo Bộ Giao thông vận tải.
3. Kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có đường chuyên dùng, đường nội bộ trên địa bàn trong việc quản lý, khai thác và bảo trì để bảo đảm giao thông
thông suốt, an toàn theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số
11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của
Chính phủ, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ,
Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải và pháp luật có liên
quan.
4. Thực hiện quyền, trách nhiệm khác
đối với công tác quản lý và bảo trì công trình đường bộ thuộc hệ thống đường địa phương theo quy định của
pháp luật có liên quan.
Điều 10. Trách
nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tổ chức thực hiện và chịu trách
nhiệm trong công tác quản lý, khai thác và bảo trì các tuyến đường được giao tại
khoản 2, Điều 6 của quy định này.
2. Thực hiện công tác kiểm tra, giám
sát việc quản lý, khai thác và bảo trì của thôn hoặc cộng đồng dân cư đối với các tuyến đường do Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Điều 11. Trách
nhiệm của các nhà thầu quản lý, bảo dưỡng, khai thác công trình đường bộ
1. Thực hiện việc quản lý, bảo dưỡng
công trình đường bộ được giao theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo
trì; quy trình bảo trì công trình
được quy định trong hợp đồng ký với cơ quan quản lý đường bộ (hoặc chủ sở hữu
công trình đường bộ chuyên dùng) và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Báo cáo cơ quan quản lý đường bộ (hoặc chủ sở hữu công trình đường bộ chuyên dùng, doanh
nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ) về tình hình quản lý, bảo dưỡng và khai thác công trình đường bộ theo quy định của Thông tư số
52/2013/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải
và quy định khác có liên quan.
Điều 12. Trách
nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng
đường bộ đang khai thác
1. Bảo trì công trình đường bộ kể từ ngày nhận bàn giao để triển
khai thực hiện Dự án.
2. Thực hiện các biện pháp đảm bảo an
toàn giao thông, trực đảm bảo giao thông, tham gia xử lý khi có tai nạn giao
thông và sự cố công trình theo quy định của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT của Bộ
Giao thông vận tải và quy định của
pháp luật có liên quan.
3. Chấp hành việc xử lý, thanh tra,
kiểm tra của cơ quan quản lý đường bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của Thông tư số
52/2013/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải và quy định của pháp luật có liên
quan.
Điều 13. Điều
khoản thi hành
1. Sở Giao thông vận tải; các sở, ngành; Ủy ban
nhân dân cấp huyện, cấp xã và các đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm triển
khai thực hiện quy định này.
2. Sở Giao thông vận tải kiểm tra,
đôn đốc, theo dõi việc thực hiện và định kỳ tổng
hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.