HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
Khóa 2 – Kỳ họp thứ 6
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 08/NQ-HĐND
|
Lào Cai, ngày 05 tháng 7 năm 1997
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC HUY ĐỘNG SỨC DÂN, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO
THÔNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN LÀO CAI
HỘI ĐỔNG NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Luật ngân
sách Nhà nước ngày 20/3/1996;
Căn cứ kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai giai đoạn 1996-2000;
Sau khi xem xét Tờ
trình của UBND tỉnh; báo cáo thuyết trình của Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh
về huy động sức dân, đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn trên địa bàn
tỉnh Lào Cai; ý kiến của các Đại biểu HĐND tỉnh Lào Cai tại kỳ họp thứ 6,
QUYẾT NGHỊ :
Điều 1. HĐND tỉnh Lào Cai khóa II, nhất trí thông qua Tờ trình về
phương án huy động sức dân, đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn trên
địa bàn tỉnh Lào Cai; HĐND tỉnh nhấn mạnh thêm một số nội dung sau:
1. Nguyên tắc chung:
1.1. Hệ thống giao
thông nông thôn là cơ sở hạ tầng phục vụ nhân dân, là tài sản của toàn dân. Nhân
dân có trách nhiệm đóng góp công sức để cùng Nhà nước xây dựng, duy tu, bảo
dưỡng, sửa chữa cầu, đường. Chính quyền xã, phường, thị trấn tổ chức cho dân
quản lý, bảo vệ, sử dụng có hiệu quả đường giao thông nông thôn trên địa bàn.
1.2. Huy động sức dân
phải đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng.
1.3. Quỹ giao thông
nông thôn phải được quản lý thống nhất qua hệ thống Kho bạc Nhà nước; phải được
sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả.
2. Đối tượng đóng góp:
2.1. Huy động theo lao
động trong độ tuổi (trừ học sinh đang theo học ở các trường).
- Nam từ 16
tuổi đến 60 tuổi.
- Nữ từ 16
tuổi đến 55 tuổi.
(Kể cả các
trường hợp có hộ khẩu tạm trú đăng ký tại địa phương từ 6 tháng trở lên).
2.2. Huy
động theo các loại phương tiện giao thông tham gia hoạt động kinh doanh vận tải
hàng hóa và hành khách tại địa bàn, bao gồm: Ô tô, xe công nông, xe súc vật
kéo, xe máy, xe mô tô các loại.
2.3. Ngoài
nghĩa vụ theo mức quy định, có thể vận động các đơn vị, tổ chức, cá nhân (trong
và ngoài địa phương) có hảo tâm, tham gia tự nguyện ủng hộ công, quỹ xây dựng,
phát triển giao thông nông thôn tại địa phương.
3. Mức huy
động:
3.1. Theo
công lao động: Mỗi lao động 3 công/năm/lao động, (1công tương ứng = 10.000 đ)
3.2. Theo
phương tiện:
Đối với xe
mô tô xe máy (chở người, chở hàng hoá), xe súc vật kéo: 20.000 đ/xe/năm
Đối với xe
ô tô, xe công nông trọng tải dưới 2 tấn, xe tắc xi chở khách dưới 20 ghế:
50.000 đ/xe/năm.
Đối với xe
ô tô trọng tải từ 2 đến 5 tấn, xe ca chở khách trên 20 đến 30 ghế: 60.000
đ/xe/năm.
Đối với xe
ô tô trọng tải trên 5 tấn, xe ca chở khách trên 30 ghế: 70.000 đ/xe/năm
4. Hình
thức huy động:
4.1. Bằng
tiền mặt (chủ yếu ở khu vực phi nông nghiệp)
4.2. Bằng
công, sức lao động (chủ yếu ở khu vực nông nghiệp).
5. Chính
sách miễn giảm:
HĐND tỉnh
giao cho UBND tỉnh quy định cụ thể về đối tượng, mức miễn và giảm.
6. Phân cấp
quản lý, sử dụng nguồn huy động:
6.1. UBND
xã (phường, thị trấn) tổ chức thu theo biên lai, ấn chỉ của Bộ Tài chính. Toàn
bộ số thu được đều phải nộp vào Kho bạc Nhà nước và khi chi cho đầu tư xây dựng
phát triển giao thông nông thôn phải theo kế hoạch được duyệt và theo quy định
phân cấp trong xây dựng cơ bản của tỉnh.
6.2. UBND
xã (phường, thị trấn) xác nhận việc tham gia và hoàn thành nghĩa vụ này đối với
công lao động trực tiếp.
7. Phân
phối nguồn thu: Định mức trích để lại cho từng huyện, thị như sau :
7.1. Các xã
chưa có đường ô tô được để lại 100% số thu
7.2. Các xã
khu vực III được để lại 80% số thu
7.3. Các xã
khu vực II được để lại 50% số thu
7.4. Các
xã, thị trấn khu vực I được để lại 20% số thu
7.5. Các
phường được để lại 10% số thu.
Số còn lại
nộp lên tỉnh quản lý, điều hành chung theo thứ tự ưu tiên.
Điều 2.
1. Nguồn
huy động này chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển giao thông nông thôn, bao
gồm: làm mới, sửa chữa nâng cấp đường, cầu, cống. Nghiêm cấm việc sử dụng nguồn
này cho các mục đích khác.
2. Ngoài
nguồn huy động này, trường hợp cần có sự tập trung đầu tư lớn, có thể sử dụng
thêm từ nguồn lao động công ích hàng năm (do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định).
3. Tại các
kỳ họp cuối năm, UBND tỉnh có tổng hợp báo cáo trước HĐND tỉnh về kết quả huy
động và sử dụng nguồn này.
Điều 3.
1.HĐND tỉnh
giao cho UBND tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. HĐND
tỉnh giao cho Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các đại biểu HĐND trách nhiệm
thường xuyên giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
3. HĐND
tỉnh kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ, nhân dân các dân tộc Lào Cai, các cơ
quan, tổ chức trên địa bàn nhiệt tình ủng hộ, thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết
này đã được kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh Lào Cai khóa 2 thông qua ngày 05/7/1997.