HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 02/2015/NQ-HĐND
|
Cần Thơ, ngày 10 tháng 7 năm 2015
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐẶT TÊN ĐƯỜNG, ĐỔI TÊN ĐƯỜNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ MƯỜI SÁU
Căn cứ Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03
tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số
91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt
tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số
36/2006/TT-BVHTT ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn một số điều của Quy chế đặt tên, đổi
tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số
91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ;
Sau khi xem xét Tờ
trình số 22/TTr-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố về
đặt tên đường, đổi tên đường; Báo cáo thẩm tra của Ban văn hóa - xã hội; ý kiến
của các đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố,
QUYẾT NGHỊ:
Điều
1.
- Đặt
tên 04 tuyến đường: Lộ Vòng Cung, Trần Văn Trà, Phạm Hùng, Phạm Thị Ban;
-
Đổi tên 01 tuyến đường: Đường Vòng Cung đổi tên thành đường Lộ Vòng Cung;
Kèm theo:
- Phụ lục I: Thuyết
minh quy mô, vị trí các tuyến đường;
- Phụ lục II: Tóm tắt
tiểu sử danh nhân, ý nghĩa địa danh.
Điều
2.
Giao
Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai và thực hiện việc gắn biển tên đường
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của
Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố giám sát việc thực hiện
Nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân thành phố
Cần Thơ khóa VIII, kỳ họp thứ mười sáu thông qua ngày 10 tháng 7 năm 2015, có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2015 và được phổ biến trên các
phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật./.
PHỤ LỤC I
THUYẾT MINH QUY MÔ, VỊ TRÍ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG
(Kèm theo Nghị quyết số 02/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng
nhân dân thành phố Cần Thơ)
A. ĐẶT TÊN ĐƯỜNG (04 tuyến đường)
STT
|
TÊN ĐƯỜNG
|
CHIỀU DÀI
(m)
|
LÒNG ĐƯỜNG
(m)
|
LỘ GIỚI
(m)
|
SỐ LÀN XE
|
PHÂN NHÓM
|
GIỚI HẠN
(Điểm đầu - điểm cuối)
|
TÊN TẠM GỌI HIỆN NAY
|
GHI CHÚ
|
I
|
QUẬN CÁI RĂNG
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Phạm Hùng
|
1.710
|
15
|
40
|
4
|
I
|
Từ cầu Cái Răng đến nút giao IC4
|
Quốc lộ 1 cũ
|
|
2
|
Trần Văn Trà
|
900
|
18
|
28
|
4
|
III
|
Từ đường Quang Trung đến đường A6, khu dân cư
Hưng Phú 1
|
Đường A3, khu dân cư Hưng Phú 1
|
|
II
|
QUẬN BÌNH THỦY
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Phạm Thị Ban
|
2.400
|
4
|
6
|
2
|
IV
|
Từ cầu Trà Nóc 2 đến cầu Giáo Dẫn
|
Đường Ngã 3 Ông Tư Lợi
|
|
III
|
QUẬN Ô MÔN
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Lộ Vòng Cung
|
7.200
|
5,5
|
42
|
2
|
III
|
Từ Lộ Vòng Cung, huyện Phong Điền đến Quốc lộ
91
|
Đường tỉnh 923
|
Toàn tuyến Lộ Vòng Cung đi qua 03 quận, huyện:
Ninh Kiều, Phong Điền và Ô Môn có chiều dài 27.600m
|
B. ĐỔI TÊN ĐƯỜNG (01 tuyến đường)
STT
|
TÊN ĐƯỜNG
|
CHIỀU DÀI
(m)
|
LÒNG ĐƯỜNG
(m)
|
LỘ GIỚI
(m)
|
SỐ LÀN XE
|
PHÂN NHÓM
|
GIỚI HẠN
(Điểm đầu - điểm cuối)
|
TÊN TẠM GỌI HIỆN NAY
|
GHI CHÚ
|
I
|
QUẬN NINH KIỀU
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Lộ Vòng Cung
|
2.400
|
5,5
|
42
|
2
|
III
|
Từ cầu Cái Răng đến
Lộ Vòng Cung, huyện Phong Điền
|
Vòng Cung
|
|
PHỤ LỤC II
TÓM TẮT TIỂU SỬ DANH NHÂN, Ý NGHĨA ĐỊA DANH
(Kèm theo Nghị quyết số 02/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng
nhân dân thành phố Cần Thơ)
1. Phạm Hùng (1912 - 1988)
Chính danh là Phạm Văn Thiện, quê ở xã Long Hồ,
huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long. Sớm giác ngộ cách mạng, từ những năm 1928 -
1929, ông tham gia tổ chức Nam Kỳ Học sinh Liên hiệp hội và Thanh niên Cộng sản
đoàn.
Năm 1930, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản
Đông Dương, hoạt động ở Mỹ Tho. Năm 1931, ông bị Pháp bắt và kết án tử hình. Do
phong trào đấu tranh trong nước và ở Pháp dâng cao, Chính phủ Pháp buộc phải
rút mức án xuống khổ sai chung thân và đày ông ra Côn Đảo. Cách mạng tháng Tám
thành công, ông trở về và được bầu làm Bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Bộ. Năm 1951,
ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ năm 1952, ông đảm nhiệm những
chức vụ lãnh đạo quan trọng ở Trung ương Cục miền Nam và Ủy ban Kháng chiến
hành chính miền Đông Nam Bộ.
Năm 1954, ông được cử làm Trưởng đoàn Quân đội
nhân dân Việt Nam trong Ban Liên hiệp đình chiến tại Nam Bộ, rồi Trưởng phái
đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam bên cạnh Ủy ban Quốc tế tại Sài Gòn. Từ năm
1956 - 1988, ông liên tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ
Chính trị, là đại biểu Quốc hội liên tục từ khóa II đến khóa VIII. Giữ các chức
vụ: Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng,
Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính ủy các lực lượng vũ trang giải phóng miền
Nam. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông là Chính ủy Bộ Chỉ huy chiến dịch. Năm
1987, ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Ông đã được Nhà nước Việt Nam và các nước trên thế giới tặng nhiều
huân chương cao quý.
(Theo cơ sở
dữ liệu Ngân hàng tên đường và công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư
liệu: Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam/Đinh Xuân Lâm, Trương Hữu Quýnh chủ
biên; Phan Đại Doãn....- H: Giáo dục, 2006 - 648 tr; 24cm).
2. Trần Văn Trà (1919 - 1996)
Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. Tên thật
là Nguyễn Chấn, quê xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Tham gia
cách mạng từ năm 1936, từ sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ các chức vụ Ủy viên Kỳ
bộ Việt Minh ở Sài Gòn, Khu trưởng Khu 8, Phó Tư lệnh Nam Bộ. Sau năm 1954, ông
tập kết ra Bắc, giữ chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam,
Giám đốc Học viện Quân sự. Sau đó, vào Nam làm Tư lệnh Quân giải phóng miền
Nam. Năm 1973 là Trưởng đoàn đại biểu Quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời miền
Nam Việt Nam trong Ban Liên hiệp Quân sự bốn bên.
Sau ngày đất nước giải phóng, ông giữ các chức vụ
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam, đại biểu Quốc
hội khóa VI. Ông được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và
công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Từ điển nhân vật lịch sử
Việt Nam/Nguyễn Quốc Thắng, Nguyễn Bá Thế - Thành phố Hồ Chí Minh: Tổng hợp -
Tái bản lần thứ VIII có sửa chữa và tăng bổ, 2006 - 1690tr; 24cm).
3. Phạm Thị Ban (1920 - 1985)
Bà mẹ Việt Nam anh hùng, quê quán phường Thới An
Đông, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, có chồng và hai con trai là liệt sĩ.
Mẹ Phạm Thị Ban nay không còn nữa, nhưng với những
cống hiến lớn lao cho Tổ quốc, mẹ được Chủ tịch nước tặng Bảng vàng danh dự và
truy tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ Việt Nam anh hùng, ngày 17 tháng 12 năm 1994.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, gia
đình mẹ là cơ sở nuôi chứa cán bộ, bộ đội. Đến kháng chiến chống đế quốc Mỹ, chồng
và hai con trai của mẹ đều tham gia cách mạng và hy sinh anh dũng.
Chồng của mẹ, ông Trần Văn Học, sinh năm 1920,
là Trưởng Ban Kinh Tài tỉnh Cần Thơ, hy sinh năm 1963.
Các con trai của mẹ: anh Trần Văn Luông, sinh
năm 1942, vào du kích xã năm 1963, hy sinh năm 1968; anh Trần Văn Thảo, sinh
năm 1948, nhập ngũ năm 1966, hai năm sau anh hy sinh tại Kinh Chệt Thợ, huyện Ô
Môn, tỉnh Cần Thơ.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và
công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Bà mẹ Việt Nam anh hùng
tỉnh Cần Thơ - Cần Thơ: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, 1998 Tr.20).
4. Lộ Vòng Cung
Địa danh Lộ Vòng Cung là dấu ấn khó phai mờ, gắn
chặt với truyền thống lịch sử hào hùng của Đảng bộ, quân và dân Cần Thơ cũng
như Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Tuyến Lộ
Vòng Cung dài gần 30 km, bắt đầu từ phường An Bình (quận Ninh Kiều), đi qua các
xã Mỹ Khánh, thị trấn Phong Điền, xã Tân Thới (huyện Phong Điền) và phường Trường
Lạc, phường Phước Thới (quận Ô Môn) ngày nay. Lộ Vòng Cung là vành đai án ngữ để
bảo vệ nội ô thành phố Cần Thơ. Vì thế, cuối năm 1967, Mỹ - Ngụy đã triển khai
xây dựng tuyến phòng thủ này với hệ thống đồn bót và bộ máy kiềm kẹp quần chúng
Nhân dân, đánh phá phong trào cách mạng. Mặt trận Lộ Vòng Cung trở thành một
trong những trọng điểm ác liệt gian khổ, là bàn đạp đứng chân của các lực lượng
ta tấn công tận vào đầu não và sào huyệt của địch ở Cần Thơ.
(Theo cơ sở dữ liệu Ngân hàng tên đường và
công trình công cộng thành phố Cần Thơ. Nguồn tư liệu: Vòng Cung, Cần Thơ Xuân
1968; Ban Chỉ đạo và tổ chức các ngày lễ lớn tỉnh Hậu Giang xuất bản 1992;
trang 19)