Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 24/2001/NĐ-CP Quy chế quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và các khu vực hàng hải ở Việt Nam, để bổ sung NĐ 13/CP

Số hiệu: 24/2001/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 30/05/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 24/2001/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2001

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 24/2001/NĐ-CP NGÀY 30 THÁNG 5 NĂM 2001 VỀ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI TẠI CẢNG BIỂN VÀ CÁC KHU VỰC HÀNG HẢI Ở VIỆT NAM BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 13/CP NGÀY 25 THÁNG 02 NĂM 1994 CỦA CHÍNH PHỦ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và các khu vực hàng hải ở Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 13/CP ngày 25 tháng 02 năm 1994 của Chính phủ như sau:

1. Điều 5 được sửa đổi như sau:

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định việc công bố mở, đóng cửa cảng biển và luồng tàu biển trên cơ sở đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam.

2. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Cảng biển phải được đầu tư, xây dựng phù hợp với Quy hoạch phát triển tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam đã được phê duyệt.

2. Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được phép đầu tư xây dựng cảng biển hoặc được phép kinh doanh, khai thác cảng biển tại Việt Nam đều có thể mở cảng biển, sau đây được gọi chung là Chủ đầu tư.

3. Thủ tục mở cảng biển thực hiện như sau:

a) Trước khi chuẩn bị đầu tư xây dựng cảng biển:

Chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt Nam văn bản đề nghị mở cảng có kèm theo bản vẽ bình đồ mặt bằng bố trí cầu cảng, vùng nước trước cầu cảng và đoạn luồng tàu từ luồng tàu Quốc gia vào cảng. Nội dung văn bản nêu rõ về sự cần thiết đầu tư xây dựng cảng, địa điểm, quy mô và mục đích sử dụng của cảng.

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trên, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời cho Chủ đầu tư biết. Nếu không chấp thuận, Cục Hàng hải Việt Nam phải nêu rõ lý do trong văn bản trả lời.

b) Quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cảng biển:

Chủ đầu tư phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng, đấu thầu và các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan khi thực hiện đầu tư xây dựng cảng biển. Trước khi tiến hành xây dựng cảng biển, Chủ đầu tư gửi Cục Hàng hải Việt Nam văn bản Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật.

Cục Hàng hải Việt Nam chịu trách nhiệm giám sát về an toàn hàng hải trong quá trình xây dựng công trình cảng.

c) Sau khi hoàn thành việc xây dựng cảng biển, để thực hiện việc công bố mở cảng biển đưa vào khai thác, sử dụng, Chủ đầu tư gửi cho Cục Hàng hải Việt Nam các giấy tờ sau:

- Văn bản xin công bố mở cảng biển;

- Quyết định đầu tư xây dựng cảng của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

- Biên bản nghiệm thu cuối cùng để đưa công trình cảng đã hoàn thành vào sử dụng có kèm theo bản vẽ hoàn công mặt bằng, mặt chính và mặt cắt ngang công trình cảng;

- Thông báo hàng hải, bình đồ độ sâu và báo cáo khảo sát mặt đáy vùng nước trước cầu cảng và đoạn luồng tàu từ luồng tàu quốc gia vào cảng;

- Văn bản chứng nhận công trình đạt tiêu chuẩn môi trường của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Văn bản chứng nhận công trình đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ nói trên, Cục Hàng hải Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định việc công bố mở cảng biển.

Trong trường hợp xét thấy cần phải kiểm tra lại thì Cục Hàng hải Việt Nam tiến hành kiểm tra trước khi báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định việc công bố mở cảng biển.

4. Các quy định nêu tại mục 3 khoản 2 Điều 1 của Nghị định này cũng được áp dụng đối với việc đầu tư xây dựng mới cầu cảng của cơ sở sửa chữa - đóng tàu biển, luồng tàu biển, khu neo đậu chuyển tải. Riêng đối với các công trình xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp thuộc phạm vi vùng nước cảng biển đã được công bố thì sau khi hoàn thành, Cục Hàng hải Việt Nam xem xét, quyết định việc cho phép tàu biển vào hoạt động, khi Chủ đầu tư đã có đủ các giấy tờ hợp lệ như quy định tại mục 3 khoản 2 Điều 1 của Nghị định này.

3. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Đối với các công trình không thuộc các dự án mở cảng biển quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định này, nhưng công trình đó ảnh hưởng đến điều kiện an toàn hàng hải, thì Chủ đầu tư phải tiến hành các bước sau:

1. Trước khi chuẩn bị đầu tư:

Chủ đầu tư gửi cho Cục Hàng hải Việt Nam văn bản giải trình về công trình sẽ đầu tư xây dựng với nội dung cụ thể như: tên, địa điểm, vị trí, mục đích sử dụng, thông số kỹ thuật và các yêu cầu khác có liên quan đến hoạt động hàng hải tại khu vực của nơi xây dựng công trình đó.

Chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chủ đầu tư, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời. Trường hợp không chấp thuận, Cục Hàng hải Việt Nam phải có văn bản trả lời và ghi rõ lý do.

2. Trước khi đưa công trình vào sử dụng:

Chủ đầu tư phải thông báo rộng rãi ít nhất hai lần liên tiếp trên cá phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương những nội dung sau:

Tên, vị trí, đặc điểm, giới hạn vùng nước, các thông số kỹ thuật có liên quan như: chiều rộng khoang thông thuyền, chiều cao tĩnh không, các báo hiệu cảnh báo, thời gian thông thuyền và độ sâu công trình so với mực nước "0" Hải đồ, thời gian bắt đầu, kết thúc (nếu có) hoạt động của công trình và các yêu cầu cần hạn chế khác nhằm bảo đảm an toàn công trình.

4. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Tàu thuyền nước ngoài khi đến các cảng biển Việt Nam hoặc tàu thuyền của nước ngoài quá cảnh Việt Nam để đến nước thứ ba phải thực hiện theo quy định sau:

1. Đối với tàu biển vận chuyển hàng hoá, hành khách, tàu biển thực hiện hoạt động dầu khí, nghề cá chậm nhất 48 giờ trước khi dự kiến đến vị trí đón, trả hoa tiêu thì Chủ tàu hoặc Đại lý của Chủ tàu phải gửi cho Giám đốc Cảng vụ nơi tàu đến "Giấy xin phép tàu đến cảng biển". Nội dung giấy phép này được quy định tại mục 5 khoản 4 Điều 1 của Nghị định này. Căn cứ nội dung ghi trong Giấy xin phép tàu đến cảng, Giám đốc Cảng vụ xem xét cho phép tàu thuyền đó vào hoạt động tại cảng. Đối với tàu biển nước ngoài hoạt động định tuyến tại các cảng biển Việt Nam thì Chủ tàu hoặc Đại lý của Chủ tàu phải báo cho Giám đốc Cảng vụ biết chậm nhất là 24 giờ trước khi tàu đến vị trí đón, trả hoa tiêu.

2. Đối với tàu quân sự nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/CP ngày 01 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ về hoạt động của tàu quân sự nước ngoài vào thăm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cho phép tàu biển chạy bằng năng lượng nguyên tử của nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam, nhưng chậm nhất 48 giờ trước khi đến vị trí đón, trả hoa tiêu, Chủ tàu hoặc đại lý của Chủ tàu đó phải báo cho Giám đốc Cảng vụ nơi tàu đến.

4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc cho phép đối với tàu thuyền nước ngoài đến Việt Nam để thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm, lai dắt, huấn luyện, thể thao, xây dựng công trình biển tại cảng biển hoặc tại khu vực hàng hải Việt Nam, nhưng chậm nhất 48 giờ trước khi đến vị trí đón, trả hoa tiêu, Chủ tàu hoặc đại lý của Chủ tàu đó phải báo cho Giám đốc Cảng vụ nơi tàu đến.

5. "Giấy xin phép tàu đến cảng biển" có các nội dung như sau:

- Tên tàu, loại tàu, quốc tịch, hô hiệu và nơi đăng ký của tàu;

- Tên và địa chỉ của Chủ tàu, người khai thác tàu (nếu có);

- Chiều dài, chiều rộng, chiều cao và mớn nước của tàu;

- Tổng dung tích, trọng tải toàn phần, khối lượng và loại hàng hoá chở trên tàu;

- Số lượng thuyền viên, hành khách và những người khác đi theo tàu;

- Mục đích, dự kiến thời gian đến cảng và thời gian dự kiến hoạt động tại Việt Nam;

- Tên và địa chỉ của đại diện Chủ tàu hoặc đại lý của Chủ tàu.

6. Để kịp thời giải quyết các thủ tục cho phép tàu vào cảng và chủ động kế hoạch khai thác của tàu và cảng, Chủ tàu có thể thông qua đại diện, đại lý của mình hoặc gửi trực tiếp cho Cảng vụ nơi tàu đến các giấy tờ liên quan đến tàu, hàng hoá, thuyền viên và hành khách; kể cả gửi qua phương tiện thông tin điện tử.

5. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Tàu thuyền nước ngoài được miễn thủ tục xin cấp phép tàu đến cảng biển trong những trường hợp và theo các quy định sau đây:

1. Đối với tàu thuyền mang cờ Quốc tịch nước ngoài mà nước đó đã ký Hiệp định hàng hải với Việt Nam, chậm nhất 48 giờ trước khi dự kiến đến vị trí đón, trả hoa tiêu phải báo cho Giám đốc Cảng vụ nơi tàu đến.

2. Thuyền trưởng bắt buộc phải đưa tàu thuyền neo đậu tạm thời tại vùng nước cảng và các vùng nước khác vì những lý do khẩn cấp như sau:

a) Xin cấp cứu cho thuyền viên, hành khách trên tàu;

b) Tránh bão;

c) Chuyển giao người, tài sản, tàu thuyền đã cứu được trên biển;

d) Khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn hàng hải.

Trong những trường hợp nói trên, thuyền trưởng phải nhanh chóng tìm mọi cách liên lạc với Cảng vụ hoặc các nhà chức trách có thẩm quyền của Việt Nam nơi gần nhất; đồng thời, có nghĩa vụ chứng minh về hành động của mình là thực sự cần thiết và hợp lý. Mọi hành vi lạm dụng quy định nói trên sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

6. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Để tiến hành các thủ tục cho tàu vào cảng, thuyền trưởng phải chuẩn bị sẵn sàng các loại giấy tờ sau:

1. Các loại giấy tờ phải xuất trình:

a) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển hoặc chứng thư quốc tịch của tàu biển;

b) Các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp;

c) Giấy phép sử dụng đài tàu (nếu là tàu biển Việt Nam);

d) Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế của thuyền viên và hành khách;

đ) Giấy chứng nhận diệt chuột hoặc miễn diệt chuột;

e) Lược khai hàng quá cảnh hoặc hàng tạm nhập để tái xuất; các giấy chứng nhận miễn dịch có liên quan đến loại hàng đó;

g) Hộ chiếu thuyền viên hoặc sổ thuyền viên (hoặc giấy tờ tương ứng khác) và hộ chiếu của hành khách;

h) Sổ danh bạ thuyền viên (nếu là tàu biển Việt Nam);

i) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng, các sỹ quan và thuyền viên khác của tàu;

k) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của Chủ tàu, nếu là tàu chuyên dùng vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hoá nguy hiểm khác;

l) Giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam theo quy định tại mục 2, mục 3, mục 4 khoản 4 Điều 1 của Nghị định này.

m) Tờ khai ngoại hối hoặc sổ hành lý của thuyền viên, nếu là tàu nước ngoài hoặc tàu biển Việt Nam đi từ nước ngoài về.

2. Các loại giấy tờ phải nộp:

a) Giấy phép rời cảng cuối cùng

01 bản

b) Các giấy chứng nhận miễn dịch

01 bản

c) Giấy chứng nhận miễn khử trùng hàng hoá

01 bản

d) Tờ khai tàu đến

02 bản (theo mẫu)

đ) Tờ khai sức khoẻ thuyền viên, hành khách

02 bản (theo mẫu)

e) Lược khai hành lý cá nhân

01 bản (theo mẫu)

g) Sơ đồ hàng hoá và lược khai hàng hoá

05 bản (theo mẫu)

h) Lược khai hàng hoá nguy hiểm

05 bản (theo mẫu)

i) Tờ khai về các kho dự trữ của tàu

05 bản (theo mẫu)

k) Tờ khai kiểm dịch động vật

01 bản (theo mẫu)

l) Danh sách thuyền viên

05 bản (theo mẫu)

m) Danh sách hành khách hoặc những người khác đi trên tàu

05 bản (theo mẫu)

n) Tờ khai tư trang thuyền viên

01 bản

o) Bảng khai các loại dụng cụ cấm được sử dụng tại cảng

01 bản

p) Đơn xin phép đi bờ của thuyền viên và hành khách (nếu là tàu nước ngoài)

01 bản (theo mẫu)

7. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Khi làm thủ tục rời cảng, thuyền trưởng phải chuẩn bị sẵn sàng các loại giấy tờ sau đây:

1. Các loại giấy tờ phải xuất trình:

a) Các chứng từ thanh toán hoặc các giấy tờ khác theo quy định hiện hành để chứng minh việc tàu đã thanh toán mọi khoản nợ có liên quan;

b) Các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có thay đổi so với khi tàu vào cảng);

c) Hộ chiếu thuyền viên hoặc sổ thuyền viên, hoặc giấy tờ tương ứng khác và hộ chiếu của hành khách;

d) Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng, các sĩ quan và thuyền viên khác của tàu (nếu có thay đổi so với khi tàu vào cảng);

đ) Sổ danh bạ thuyền viên (nếu là tàu thuyền Việt Nam).

2. Các loại giấy tờ phải nộp:

a) Các loại giấy phép do Cảng vụ hoặc các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước tại cảng đã cấp cho tàu, thuyền viên, hành khách của tàu trong thời gian tàu lưu tại cảng (để thu hồi).

b) Tờ khai tàu đi 02 bản (theo mẫu)

c) Lược khai hàng hoá trên tàu 03 bản (theo mẫu)

d) Lược khai hành lý cá nhân 01 bản (theo mẫu)

đ) Tờ khai sức khoẻ thuyền viên, hành khách 01 bản (theo mẫu)

e) Danh sách thuyền viên, hành khách 05 bản (theo mẫu)

Chậm nhất 04 giờ trước khi tàu rời cảng, thuyền trưởng phải nộp cho Cảng vụ "Tờ khai tàu đi".

8. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Các loại tàu thuyền nước ngoài không phân biệt lớn nhỏ và tàu biển Việt Nam có dung tích toàn phần từ 2.000 GT trở lên bắt buộc phải có hoa tiêu Việt Nam dẫn tàu khi vào, rời cảng, di chuyển trong vùng nước cảng hoặc các vùng hoa tiêu bắt buộc khác của Việt Nam và phải trả phí hoa tiêu theo quy định của pháp luật. Riêng tàu biển Việt Nam có dung tích toàn phần dưới 2.000 GT thì Thuyền trưởng tàu biển đó có thể yêu cầu hoa tiêu dẫn tàu.

2. Những thuyền trưởng Việt Nam nào đã có chứng chỉ hoa tiêu hàng hải Việt Nam phù hợp với loại tàu và vùng hoa tiêu mà tàu đang hoạt động, thì được phép tự dẫn tàu nhưng phải bảo đảm an toàn.

9. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Trừ các trường hợp khẩn cấp phải xin hoa tiêu dẫn tàu để tránh các tai nạn, việc yêu cầu hoa tiêu phải được thông báo cho Công ty Hoa tiêu và Cảng vụ chậm nhất 06 giờ trước khi dự kiến đón hoa tiêu lên tàu.

2. Nếu sau khi xin hoa tiêu mà muốn thay đổi giờ đón hoa tiêu hoặc huỷ bỏ việc xin hoa tiêu, thì phải thông báo cho Công ty Hoa tiêu và Cảng vụ ít nhất 03 giờ trước khi dự kiến đón hoa tiêu lên tàu.

3. Hoa tiêu có trách nhiệm chờ đợi tại địa điểm đã được thoả thuận nhiều nhất là 04 giờ, kể từ giờ đã dự kiến đón hoa tiêu lên tàu, nếu quá thời hạn này thì việc xin hoa tiêu coi như bị huỷ bỏ và Chủ tàu phải trả tiền chờ đợi của hoa tiêu theo quy định hiện hành.

4. Chậm nhất là 01 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu xin hoa tiêu, Công ty Hoa tiêu phải xác báo lại cho Cảng vụ, thuyền trưởng tàu xin hoa tiêu hoặc đại lý của Chủ tàu về địa điểm và thời gian dự kiến hoa tiêu sẽ lên tàu. Nếu hoa tiêu lên tàu chậm so với thời gian và sai địa điểm đã xác báo mà buộc tàu phải chờ đợi hoặc di chuyển đến địa điểm khác thì Công ty Hoa tiêu đó phải trả tiền chờ đợi cho tàu theo quy định hiện hành.

10. Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Khi thực hiện các hoạt động trong vùng nước cảng biển và khu vực hàng hải khác, các thuyền trưởng phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định sau đây:

1. Chấp hành đầy đủ các lệnh điều động tàu của Giám đốc Cảng vụ và luôn duy trì liên lạc với Cảng vụ trên kênh liên lạc đã được thông báo.

2. Chủ động để tránh va chạm với các tàu thuyền hoặc công trình, thiết bị khác.

3. Tại khu vực có liên quan, chấp hành đầy đủ các quy định về tốc độ qua luồng tàu, dấu hiệu cảnh báo, chế độ cảnh giới và các quy định khác. Phải chủ động di chuyển với một tốc độ an toàn hợp lý khi đi qua các khu vực đang có hoạt động ngầm dưới nước, hoạt động nạo vét luồng lạch, thả phao tiêu, trục vớt cứu hộ, hoạt động nghề cá, hoặc khi đi qua các tàu thuyền khác đang neo đậu, làm ma-nơ ở khu vực đó.

4. Ngoài các giờ quy định, không đi qua dưới các đường dây điện cao thế, trong luồng hẹp hoặc các khu vực có hạn chế khác.

5. Máy neo và các thiết bị tương tự khác phải luôn ở trong trạng thái sẵn sàng để có thể thực hiện nhanh chóng các mệnh lệnh của thuyền trưởng.

6. Cấm không được rê neo, kéo neo ngầm dưới nước khi hoạt động trong luồng, kênh đào, trừ trường hợp khẩn cấp bắt buộc để hạn chế trớn của tàu và tránh tai nạn có thể xảy ra.

7. Tàu biển Việt Nam và tàu nước ngoài có chiều dài từ 70 m trở lên khi điều động cập, rời cầu cảng và phao buộc tàu hay quay trở, di chuyển vị trí neo đậu trong phạm vi vùng nước trước cầu cảng đều bắt buộc phải sử dụng tàu lai hỗ trợ. Căn cứ điều kiện thực tế về an toàn hàng hải tại khu vực, Cục Hàng hải Việt Nam quy định cụ thể về số lượng và công suất tàu lai để hỗ trợ các tàu biển nói trên khi hoạt động tại cảng. Thuyền trưởng của các tàu biển có chiều dài dưới 70 m, khi hoạt động tại cảng nếu thấy cần thiết cũng có thể yêu cầu tàu lai hỗ trợ.

11. Các Điều 57, 58, 59 và Điều 60 được bãi bỏ theo quy định tại Nghị định số 92/1999/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.

12. Điều 61 được sửa đổi như sau:

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức và hướng dẫn thực hiện Quy chế này.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------

No: 24/2001/ND-CP

Hanoi, May 30, 2001

 

DECREE

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE REGULATION ON MANAGEMENT OF MARITIME ACTIVITIES AT SEA PORTS AND MARITIME ZONES OF VIETNAM, PROMULGATED TOGETHER WITH THE GOVERNMENTS DECREE No. 13/CP OF FEBRUARY 25, 1994

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Vietnams Maritime Code of June 30, 1990;
At the proposal of the Minister of Communications and Transport,

DECREES:

Article 1.- To amend and supplement a number of articles of the Regulation on management of maritime activities at sea ports and maritime zones of Vietnam, which was promulgated together with the Governments Decree No. 13/CP of February 25, 1994, as follows:

1. Article 5 is amended as follows:

The Minister of Communications and Transport shall consider and decide the announcement on the opening and/or closure of sea ports and shipping routes on the basis of the proposal of Vietnam Maritime Bureau.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Sea ports must be invested in and constructed in accordance with the approved Planning for overall development of Vietnamese sea ports system.

2. Vietnamese and foreign organizations and individuals, that are permitted to invest in the construction of sea ports or to deal in and exploit sea ports in Vietnam, may all open sea ports, hereinafter referred collectively to as investors.

3. The procedures for opening sea ports shall be as follows:

a) Before preparation for investment in the construction of sea ports:

The investors shall send to Vietnam Maritime Bureau written requests for opening of sea ports, enclosed with drawing of the ground level for dock arrangement, water area in front of docks and lane section from the national shipping route into the port. The written requests must clearly state the necessity to invest in the construction of the ports, the locations, sizes and use purposes of the ports.

Within no more than 7 working days as from the date of receiving the above-mentioned document, Vietnam Maritime Bureau must send written replies to the investors. If refusing to approve, Vietnam Maritime Bureau must clearly state the reasons therefor in its written replies.

b) Process of investment in the construction of sea ports:

Investors must strictly comply with the law provisions on management of investment, construction, bidding and other current relevant legal documents when investing in the construction of sea ports. Before starting the construction of sea ports, the investors shall have to send to Vietnam Maritime Bureau the decisions approving the technical designs.

Vietnam Maritime Bureau shall have to supervise the maritime safety in the course of seaport construction.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A written request to announce the opening of seaport;

- The competent bodys or organizations decision on investment in seaport construction;

- The record on final acceptance of completed seaport project for putting it to use, enclosed with the completed construction drawing of the ground level, façade and cross- section of the seaport project;

- Maritime notice, average depth level and report on survey of sea bed of the water area in front of dock and shipping lane section from the national shipping route into the port;

- The written certification of the project reaching the environmental standards, issued by a competent State body;

- The written certification of the project satisfying fire prevention and fight conditions, issued by a competent State body.

Within no more than 7 working days as from the date of receiving the above-said valid papers, Vietnam Maritime Bureau shall report to the Ministry of Communications and Transport thereon for considering and deciding the announcement on seaport opening.

Where it is deemed necessary to make re-examination, Vietnam Maritime Bureau shall conduct the examination before reporting to the Ministry of Communications and Transport for deciding on the seaport opening announcement.

4. The provisions stated in Section 3, Clause 2, Article 1 of this Decree shall also apply to the investment in the construction of new docks by ship repair and building establishments, sea shipping routes, trans-shipment anchorage area. Particularly for new construction, renovation and upgrading projects within the port water area, which have already been announced, after their completion, Vietnam Maritime Bureau shall consider and decide permitting sea ships to enter for operation, when the investors have acquired all valid papers as provided for in Section 3, Clause 2, Article 1 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For works not covered by seaport expansion projects prescribed in Clause 2, Article 1 of this Decree but such works have affected the maritime safety conditions, the investors shall have to take the following steps:

1. Before preparing for investment:

The investors shall send to Vietnam Maritime Bureau the written exposition on the investment projects to be constructed, with such specific contents as: The name, location, position, use purpose, technical parameters and other requirements related to maritime activities in areas where such projects are constructed.

Within 7 working days as from the date of receiving the written requests of investors, Vietnam Maritime Bureau must send their written replies. In case of disapproval, Vietnam Maritime Bureau must reply in writing, clearly stating the reasons therefor.

2. Before putting projects to use:

The investors shall have to widely publicize at least for two consecutive times on central or local mass media the following contents:

The name, position, characteristics, water zone limits, relevant technical parameters such as the clear span, clear overhead, warning signals, time for ship passage and the project depth against the "0" marine chart water level, the time for commencement, termination (if any) of operation of the project and other restriction requirements aiming to ensure safety of projects.

4. Article 11 is amended, supplemented as follows:

Foreign vessels arriving in Vietnamese seaports or foreign vessels transiting Vietnam on their way to the third countries shall have to comply with the following regulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For foreign military ships entering for operation in Vietnam, the provisions of the Governments Decree No.55/CP of October 1, 1996 on operation of foreign military ships which visit the Socialist Republic of Vietnam shall be complied with.

3. The Prime Minister shall decide to permit foreign nuclear-power ship to operate in Vietnam, but within 48 hours before the ships arrive at pilot-taking/returning places, the ship owners or their agents shall have to report thereon to the director of the port authority where the ships arrive at.

4. The Minister of Communications and Transport shall decide to permit foreign ships to enter Vietnam for activities of scientific research, rescue, salvage of sunk property, towage, training, sports, the construction of marine projects at sea ports or in Vietnamese maritime zones, but within 48 hours before arriving at the pilot-taking/returning places, the ship owners or their agents shall have to notify such to the director of the port authorities where the ships arrive in.

5. "Paper asking for permission for ships port call" shall contain the following details:

- The ships name, type, nationality, call signal and registration place;

- The names and addresses of ship owners, ship operators (if any);

- The length, width, height and water line of the ship;

- Total holding capacity, full tonnage, volume and type of cargo onboard the ship;

- The number of crew members, passengers and other persons onboard the ship;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The name and address of the ship owners representative or agent.

6. In order to promptly clear all procedures for ships to enter ports and proceed with the operation plans of ships and ports, the ship owners may send through their representatives or agents or directly to the port authority where their ships arrive at all papers related to ships, cargo, crews and passengers; or even through electronic communication means.

5. Article 12 is amended, supplemented as follows:

Foreign vessels are exempt from procedures to apply for permission for port call in the following cases and under the following conditions:

1. For vessels bearing nationality flags of foreign countries which have signed with Vietnam maritime agreements, within no more than 48 hours before their estimated arrival at pilot-taking/-returning places, they must notify such to the directors of the port authorities where they shall arrive at.

2. The ship captains must take their ships to the ports water zones or other water areas for temporary anchorage for the following urgent reasons:

a) Asking for emergency to crew members or passengers onboard their ships;

b) Sheltering from storms;

c) Handing over people, assets, vessels saved on the sea;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the above-mentioned cases, the captains must quickly seek ways and means to contact the port authorities or competent Vietnamese authorities in the nearest places, and at the same time are obliged to prove that their actions are necessary and justified. All acts of abusing the above-mentioned provisions shall be handled according to law.

6. Article 20 is amended, supplemented as follows:

In order to proceed with procedures for ships to enter ports, the ship captains shall have to ready the following papers:

1. Papers to be produced:

a) Ship registration certificate or certificate of the ships nationality;

b) Certificate of maritime safety and environmental pollution prevention by ships, granted by competent bodies;

c) Permit for use of ships radio (if it is Vietnamese sea-going ship);

d) International vaccination certificates of crew members and passengers;

e) Certificate of raticide or raticide exemption;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g) Crew members passports or book (or other equivalent papers) and passengers passports;

h) Crew members directory books (if it is Vietnamese ship);

i) Certificates of professional qualifications of ship captain, officers and other crew members;

k) Certificate of ship owners civil liability insurance, if it is ship used exclusively for the transport of petroleum and the products thereof as well as other hazardous commodities;

l) The permit granted by the competent State body of Vietnam for foreign vessels to operate in Vietnam according to the provisions in Items 2, 3 and 4, Clause 3, Article 1 of this Decree.

m) Foreign exchange declaration or luggage books of crew members, if it is foreign ship or Vietnamese ship returning from abroad.

2. Papers which must be submitted:

a) The permit to leave the last port 01 copy

b) Quarantine-free certificates 01 copy each

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Ship arrival declaration 02 copies (according to set form)

e) Crew members and passengers health declaration 02 copies (according to set form)

f) Brief declaration of personal effects 01 copy (according to set form)

g) Cargo diagram and goods brief declaration 05 copies (according to set form)

h) Hazardous goods brief declaration 05 copies (according to set form)

i) Declaration on the ships reserve stores 05 copies (according to set form)

j) Animal quarantine declaration 01 copy (according to set form)

k) Crew members list 05 copies (according to set form)

l) List of passengers or other people onboard the ship 05 copies (according to set form)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



n) Declaration on tools banned from use at ports 01 copy

o) Crew members and passengers application for going
ashore (if it is foreign ship) 01 copy (according to set form).

7. Article 21 is amended, supplemented as follows:

When carrying out procedures for port leave, the ship captains shall have to ready the following papers:

1. Papers which must be produced:

a) Payment papers or other papers as currently prescribed in order to prove that the ship has paid all relevant debts;

b) Certificates of maritime safety and environmental pollution prevention by ships, granted by competent bodies (in case of any change as compared with the time when the ship entered the port);

c) Crew members passports or books, or equivalent papers and passengers passports;

d) Certificates of professional qualifications of ship captain, officers and other crew members (in case of any change as compared with the time when the ship entered the port)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Papers which must be submitted:

a) Assorted permits granted by the Port Authorities or agencies, organizations performing the State management at ports to ships, crew members and passengers onboard the ships during the ships stay in ports (for recovery).

b) Ship departure declaration 2 copies (according to set form)

c) Brief declaration of goods onboard the ships 3 copies (according to set form)

d) Brief declaration of personal effects 1 copy (according to set form)

e) Declaration on crew members and passengers health 1 copy (according to set form)

f) List of crew members 5 copies (according to set form).

Within 4 hours at most before the ships leave ports, the captains shall have to submit to the Port Authorities the "ship departure declaration".

8. Article 26 is amended, supplemented as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Those Vietnamese captains who have obtained Vietnamese maritime pilotage certificates suitable to the types of ship and the pilotage zones where the ships are operating may themselves pilot their ships but have to ensure safety.

9. Article 27 is amended, supplemented as follows:

1. Except for urgent cases which require pilots to lead the ships in order to avoid accidents, the request for pilots must be notified to the Pilotage Company and the Port Authority at least 6 hours before the estimated time of picking up the pilot onto the ships.

2. If after the request for pilot is made, there is any wish to change the pilot-pickup hour or to cancel the pilot request, such must be notified to the Pilotage Company and the Port Authority at least 3 hours before the estimated time of picking up the pilot onto the ship.

3. The pilots shall have to await at the agreed places for 4 hours at most as from the estimated hour of picking up the pilots onto the ships; if past this time limit, the pilots have not been picked up, the pilot request is regarded as having been cancelled and the ship owners shall have to pay for the pilots waiting according to current regulations.

4. Within one hour after receiving the request for pilot, the Pilotage Company shall have to confirm and notify the Port Authority and the captain of the ship asking for pilot or the ship owners agent of the locations and estimated time for the pilot to embark the ship. If the pilot embarks the ship later than the schedule and at wrong places, thus forcing the ship to wait or to move to another place, such Pilotage Company shall have to pay for the ships waiting according to current regulations.

10. Article 30 is amended, supplemented as follows:

When carrying out activities in seaport water zones and other maritime zones, the captains shall have to strictly abide by the following regulations:

1. To abide by all ship- mobilizing orders of the Port Authority directors and always maintain contact with the Port Authority on the notified channels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In relevant areas, to fully comply with the regulations on speed on ship lanes, alarming signals, warning regimes and other regulations. To take initiative in moving at a reasonable safe speed when traveling through areas with underwater activities, channel dredging activities, signal buoy floating, rescue and salvage, fishery activities, or when passing by other vessels which are anchoring and mooring.

4. Beyond the prescribed hours, not to travel under high-voltage power transmission lines, in narrow channels or areas with other restrictions.

5. Anchoring machines and other similar equipment must be always in the ready position so as to be able to quickly execute orders of the captains.

6. Not to drag or pull anchors under water when operating in channels, canals, except for urgent cases where it is forced to do so to restrict the ships momentum or to avoid possible accidents.

7. Vietnamese and foreign ships of 70 m or more in length, when entering or leaving docks and ship-mooring buoys or when making turns or moving to other locations for moorage and anchorage, must be led by towage ships. Depending on the practical conditions on maritime safety in the areas, Vietnam Maritime Bureau shall specify the quantity and capacity of towage ships to support the above-named ships when they operate in ports. The captains of ships of under 70m in length, when their ship operate in ports, may request the support by towage ships, if deeming so necessary.

11. Articles 57, 58, 59 and 60 are cancelled under the provisions in Decree No.92/1999/ND-CP of September 4, 1999 of the Government on sanctioning administrative violations in the maritime field.

12. Article 61 is amended, supplemented as follows:

The Minister of Communications and Transport shall have to organize and guide the implementation of this Regulation.

Article 2.- This Decree takes effect 15 days after its signing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 24/2001/NĐ-CP ngày 30/05/2001 sửa đổi Quy chế quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và các khu vực hàng hải ở Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 13/CP năm 1994

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.193

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.142.128
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!