Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 109/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt

Số hiệu: 109/2006/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 22/09/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số : 109/2006/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2006

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐƯỜNG SẮT

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt về kết cấu hạ tầng đường sắt; đường sắt đô thị; kinh doanh đường sắt; quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư; miễn, giảm giá vé cho đối tượng chính sách xã hội; danh mục hàng nguy hiểm và việc vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến đường sắt trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Đường sắt chuyên dùng không kết nối với đường sắt quốc gia

Việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường sắt, tiêu chuẩn kết cấu hạ tầng đường sắt, quy trình kỹ thuật khai thác đường sắt thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 4. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển đường sắt

1. Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt; phê duyệt các quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, vận tải đường sắt trong từng giai đoạn và từng khu vực phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ trì hoặc phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện những việc liên quan đến quy hoạch tổng thể phát triển đường sắt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Ủy ban nhân dân các cấp có quy hoạch đường sắt đi qua có trách nhiệm phối hợp thực hiện quy hoạch phát triển đường sắt, bảo vệ đường sắt.

4. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt căn cứ vào ngành, nghề kinh doanh của mình, có trách nhiệm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt, cơ sở công nghiệp, dịch vụ và trang thiết bị đường sắt phù hợp với quy hoạch phát triển đường sắt đã được phê duyệt.

Chương 2:

KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 5. Đất dành cho đường sắt

1. Đất dành cho đường sắt bao gồm đất để xây dựng công trình đường sắt, đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và đất trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt.

2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý và bảo vệ đất dành cho đường sắt; bảo đảm sử dụng đúng mục đích đã được phê duyệt và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt chịu trách nhiệm bảo vệ đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt; phát hiện và xử phạt vi phạm phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Trong hành lang an toàn giao thông đường sắt chỉ được phép để cây thấp dưới 1,5 mét và phải cách mép chân nền đường đắp ít nhất 2 mét, cách mép đỉnh mái đường đào ít nhất 5 mét hoặc cách mép ngoài rãnh thoát nước dọc của đường, rãnh thoát nước đỉnh ít nhất 3 mét.

3. Đất dành cho đường sắt phải được cắm mốc chỉ giới. Việc cắm mốc chỉ giới phạm vi đất dành cho đường sắt được quy định như sau:

a) Đối với đất quy hoạch dành cho đường sắt, việc cắm mốc chỉ giới do Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có quy hoạch đường sắt thực hiện;

b) Đối với đất đã có công trình đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình đường sắt xây dựng phương án cụ thể cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình đường sắt phê duyệt; đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt biết để phối hợp bảo vệ.

Trong thời hạn không quá ba tháng, kể từ ngày được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt công bố công khai mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt và cắm mốc chỉ giới trên thực địa, bàn giao mốc chỉ giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt để quản lý, bảo vệ.

4. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan chức năng về tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có công trình đường sắt rà soát hiện trạng sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định sau đây:

a) Đối với công trình đã có từ trước khi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt được công bố theo quy định của pháp luật:

- Trường hợp sử dụng đất ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt hoặc hoạt động của công trình đường sắt ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người sử dụng đất thì cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt tiến hành thẩm định mức độ ảnh hưởng, nếu phải thu hồi đất thì đề nghị Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất đó. Người có đất bị thu hồi được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp sử dụng đất không ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt hoặc hoạt động của công trình đường sắt không ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người sử dụng đất thì người đang sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng phải thực hiện đúng các quy định về bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt;

b) Đối với công trình xây dựng sau khi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt được công bố theo quy định của pháp luật thì giải quyết theo quy định của pháp luật và chủ công trình không được bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất, trừ các công trình được phép xây dựng theo quy định tại Điều 33 của Luật Đường sắt.

5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có công trình đường sắt trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:

a) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những trường hợp lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường sắt; buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định.

Trường hợp để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường sắt tại địa phương thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật;

b) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm an toàn công trình đường sắt, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt; công bố mốc, cắm mốc, giao nhận mốc chỉ giới phạm vi đất dành cho đường sắt.

Điều 6. Chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị

Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị được hưởng những chính sách ưu đãi sau đây:

1. Được giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng tuyến đường sắt, bao gồm đất nền đường sắt, cầu, cống, kè, tường chắn, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống cấp điện, phần đất trong hầm đường sắt, toàn bộ đất để xây dựng ga đường sắt, công trình tác nghiệp đầu máy, toa xe và các công trình phụ trợ khác cần thiết cho việc tổ chức chạy tàu trên tuyến.

2. Được thuê đất với mức ưu đãi nhất đối với đất dùng để xây dựng bãi hàng, cảng cạn container (ICD) và các công trình khác của kết cấu hạ tầng đường sắt nằm ngoài ga đường sắt.

3. Được ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt quy định tại khoản 1 Điều này.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc hỗ trợ kinh phí giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Được miễn, giảm thuế nhập khẩu đối với vật tư, công nghệ, thiết bị kỹ thuật đường sắt mà trong nước chưa sản xuất được theo quy định của pháp luật về thuế.

5. Riêng đối với dự án xây dựng đường sắt đô thị còn được Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách trung ương một phần kinh phí đầu tư dự án xây dựng đường sắt đô thị được duyệt.

6. Các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Xây dựng công trình, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt

1. Việc xây dựng công trình, khai thác tài nguyên hoặc tiến hành các hoạt động khác ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt không được làm ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt.

2. Khoảng cách an toàn tối thiểu của một số công trình ở vùng lân cận phạm vi bảo vệ công trình đường sắt được quy định như sau:

a) Nhà làm bằng vật liệu dễ cháy phải cách chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt ít nhất 5 mét;

b) Lò vôi, lò gốm, lò gạch, lò nấu gang, thép, xi măng, thủy tinh phải đặt cách chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt ít nhất 10 mét;

c) Các kho chứa chất độc, chất nổ, chất dễ cháy, chất dễ nổ phải làm cách chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật có liên quan;

d) Đường dây tải điện phía trên đường sắt, ngoài việc bảo đảm khoảng cách an toàn theo quy định của pháp luật về điện lực còn phải có biện pháp bảo đảm không gây nhiễu hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt và bảo đảm an toàn khi dây tải điện bị đứt.

3. Trong trường hợp việc xây dựng, khai thác tài nguyên hoặc tiến hành các hoạt động khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn của công trình đường sắt hoặc an toàn giao thông vận tải đường sắt thì chủ đầu tư công trình, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên hoặc tiến hành hoạt động khác phải báo ngay cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt biết và có biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn công trình đường sắt, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

Chương 3 :

ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Điều 8. Tiêu chuẩn đô thị được đầu tư xây dựng đường sắt đô thị

Đô thị được đầu tư xây dựng đường sắt đô thị phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:

1. Đô thị có chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ, liên tỉnh hoặc cả nước.

2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động chiếm từ 85% trở lên.

3. Quy mô dân số từ một triệu người trở lên.

4. Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.

Điều 9. Hỗ trợ kinh phí cho giao thông vận tải đường sắt đô thị

Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu hỗ trợ kinh phí cho giao thông vận tải đường sắt đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cân đối kinh phí vào ngân sách địa phương. Trường hợp còn thiếu thì ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ từ khoản kinh phí hỗ trợ cho dịch vụ giao thông vận tải công cộng của đô thị theo quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Đường sắt và quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Chương 4 :

KINH DOANH ĐƯỜNG SẮT

Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đường sắt

1. Bảo đảm đầy đủ các điều kiện về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và về ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Nghị định này.

2. Chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông vận tải đường sắt và những quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Thực hiện đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Điều kiện chung về kinh doanh đường sắt

1. Kinh doanh đường sắt bao gồm các loại hình sau đây:

a) Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;

b) Kinh doanh vận tải đường sắt;

c) Kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa tại ga, bãi hàng có đường sắt;

d) Kinh doanh lưu kho, bảo quản hàng hóa tại ga đường sắt;

đ) Kinh doanh sản xuất, lắp ráp, hoán cải, phục hồi phương tiện giao thông đường sắt;

e) Kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải đường sắt;

g) Kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.

2. Kinh doanh đường sắt là kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) kinh doanh đường sắt phải có đủ các điều kiện chung sau đây:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

b) Có đăng ký kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh;

c) Có trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với ngành nghề kinh doanh.

Điều 12. Điều kiện kinh doanh vận tải đường sắt

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

2. Có chứng chỉ an toàn theo quy định tại Điều 75 của Luật Đường sắt.

3. Phương tiện giao thông đường sắt phải có đủ giấy chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận đăng kiểm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có hiệu lực.

4. Có hợp đồng cung cấp dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt với tổ chức điều hành giao thông vận tải đường sắt.

5. Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật khai thác vận tải phải có trình độ đại học và có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm về khai thác vận tải đường sắt. Nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 46 của Luật Đường sắt và phải nắm vững quy trình, quy phạm đường sắt.

6. Đối với kinh doanh vận tải hành khách và kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm bằng đường sắt, ngoài điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, doanh nghiệp còn phải có hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.

7. Đối với kinh doanh vận tải đường sắt đô thị, ngoài điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, doanh nghiệp còn phải có phương án tổ chức chạy tàu bảo đảm chạy tàu an toàn, đều đặn, đúng giờ theo biểu đồ chạy tàu đã được công bố.

Điều 13. Điều kiện kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt

Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

2. Có chứng chỉ an toàn theo quy định tại Điều 75 của Luật Đường sắt.

3. Người được giao chịu trách nhiệm chính về quản lý kỹ thuật kết cấu hạ tầng đường sắt phải có trình độ đại học và có ít nhất ba (03) năm kinh nghiệm về khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt. Nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 46 của Luật Đường sắt và phải nắm vững quy trình, quy phạm đường sắt.

Điều 14. Điều kiện kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa tại ga, bãi hàng có đường sắt

Doanh nghiệp kinh doanh xếp, dỡ hàng hóa tại ga, bãi hàng có đường sắt phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

2. Địa điểm xếp, dỡ hàng hóa bảo đảm đủ điều kiện an toàn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

3. Các thiết bị xếp, dỡ hàng hóa đưa vào khai thác bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật theo quy định.

4. Người điều khiển thiết bị xếp, dỡ hàng hóa có giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Điều kiện kinh doanh lưu kho, bảo quản hàng hóa tại ga đường sắt

Doanh nghiệp kinh doanh lưu kho, bảo quản hàng hóa tại ga đường sắt phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

2. Kho, bãi đủ tiêu chuẩn theo quy định.

3. Bảo đảm quy định về phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.

Điều 16. Điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, hoán cải, phục hồi phương tiện giao thông đường sắt

Doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, lắp ráp, hoán cải, phục hồi phương tiện giao thông đường sắt phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng.

3. Có phương án phòng cháy, chữa cháy và phòng ngừa ô nhiễm môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp giấy chứng nhận.

4. Có ít nhất một (01) cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành cơ khí về phương tiện giao thông đường sắt.

Điều 17. Nội dung, trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đường sắt

Nội dung, trình tự, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đường sắt thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

Điều 18. Xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện việc xây dựng, ban hành, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ và biểu đồ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị.

2. Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng tự tổ chức xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ, biểu đồ chạy tàu và chịu trách nhiệm đối với sự cố, tai nạn xảy ra theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Quy định chi tiết về kinh doanh vận tải trên đường sắt

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện về kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt.

Điều 20. Quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư

1. Nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư được sử dụng vào những công việc sau đây:

a) Quản lý tài sản thuộc kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật;

b) Bảo trì, sửa chữa để duy trì trạng thái kỹ thuật, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư, bảo đảm giao thông đường sắt luôn an toàn, thông suốt;

c) Tổ chức phòng, chống và khắc phục kịp thời hậu quả do sự cố, thiên tai, tai nạn giao thông đường sắt gây ra để bảo đảm giao thông vận tải đường sắt an toàn, thông suốt.

2. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư trong phạm vi quản lý của mình, xây dựng kế hoạch quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.

3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao kế hoạch, đặt hàng đối với hoạt động quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.

4. Việc quản lý, cấp phát, thanh quyết toán tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Điều 21. Miễn, giảm giá vé cho đối tượng chính sách xã hội

1. Các đối tượng chính sách xã hội sau đây được hưởng chế độ miễn, giảm giá vé đi tàu:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;

c) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

d) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

đ) Bệnh binh;

e) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

g) Người già từ 90 tuổi trở lên;

h) Nạn nhân chất độc màu da cam;

i) Người tàn tật nặng;

k) Trẻ em, học sinh, sinh viên.

2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc miễn, giảm và mức giảm giá vé đi tàu phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Điều 22. Hỗ trợ duy trì chạy tàu trong trường hợp đặc biệt

Việc duy trì chạy tàu phục vụ yêu cầu kinh tế - xã hội, yêu cầu quốc phòng, an ninh mà không bù đắp đủ chi phí do Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ đối với từng trường hợp cụ thể.

Chương 5 :

DANH MỤC HÀNG NGUY HIỂM VÀ VIỆC VẬN TẢI HÀNG NGUY HIỂM TRÊN ĐƯỜNG SẮT

MỤC 1 : HÀNG NGUY HIỂM

Điều 23. Phân loại hàng nguy hiểm

1. Căn cứ tính chất hóa, lý, hàng nguy hiểm được phân thành 09 loại (các loại 1, 2, 4, 5 và 6 được chia thành các nhóm) sau đây:

Loại 1: Chất nổ.

Nhóm 1.1: Chất nổ.

Nhóm 1.2: Vật liệu nổ công nghiệp.

Loại 2: Chất khí dễ cháy, độc hại.

Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.

Nhóm 2.2: Khí ga độc hại.

Loại 3: Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhậy.

Loại 4: Chất rắn dễ cháy.

Nhóm 4.1: Chất đặc dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ đặc khử nhậy.

Nhóm 4.2: Chất dễ tự bốc cháy.

Nhóm 4.3: Chất khi gặp nước tạo ra khí dễ cháy.

Loại 5: Chất ô xy hóa.

Nhóm 5.1: Chất ô xy hóa.

Nhóm 5.2: Hợp chất ô xit hữu cơ.

Loại 6: Chất độc hại, lây nhiễm.

Nhóm 6.1: Chất độc hại.

Nhóm 6.2: Chất lây nhiễm.

Loại 7: Chất phóng xạ.

Loại 8: Chất ăn mòn.

Loại 9: Chất và hàng nguy hiểm khác.

2. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi đã lấy hết hàng nguy hiểm cũng được coi là hàng nguy hiểm tương ứng.

Điều 24. Danh mục hàng nguy hiểm

1. Danh mục hàng nguy hiểm được phân theo loại, nhóm kèm theo mã số và số hiệu nguy hiểm do Liên hợp quốc quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.

2. Mức độ nguy hiểm của mỗi chất trong danh mục hàng nguy hiểm được biểu thị bằng số hiệu nguy hiểm với một nhóm có từ hai đến ba chữ số quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.

3. Căn cứ danh mục hàng nguy hiểm do Chính phủ ban hành, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh danh mục hàng nguy hiểm trong từng thời kỳ cho phù hợp với tình hình thực tế trên cơ sở đề nghị của các cơ quan quy định tại Điều 26 Nghị định này.

Điều 25. Đóng gói, bao bì, thùng chứa, nhãn hàng, biểu trưng hàng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm

1. Hàng nguy hiểm thuộc loại bắt buộc đóng gói phải được đóng gói trước khi vận chuyển trên đường sắt. Việc đóng gói hàng nguy hiểm phải thực hiện theo tiêu chuẩn Việt Nam và quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm phải đúng tiêu chuẩn và phải được dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng hàng nguy hiểm thực hiện theo quy định tại điểm 1 Phụ lục III kèm theo Nghị định này.

3. Việc ghi nhãn hàng nguy hiểm thực hiện theo quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Trên hai bên thành phương tiện vận tải hàng nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau thì phải dán đủ các biểu trưng của các loại hàng nguy hiểm đó. Trường hợp trên phương tiện có chở container hoặc xi-téc có chứa hàng nguy hiểm thì biểu trưng hàng nguy hiểm còn phải được dán trực tiếp lên container hoặc xi-téc đó.

5. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi mã số của Liên hợp quốc (mã số UN). Kích thước báo hiệu nguy hiểm quy định tại điểm 2 Phụ lục III kèm theo Nghị định này. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng hàng nguy hiểm.

6. Việc đóng gói, bao bì, thùng chứa, nhãn hàng, biểu trưng hàng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm đối với việc vận chuyển chất phóng xạ còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.

Điều 26. Trách nhiệm xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy định về hàng nguy hiểm

Trách nhiệm xây dựng, sửa đổi, bổ sung trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền quy định về danh mục hàng nguy hiểm, tiêu chuẩn đóng gói, bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm và những lưu ý cần thiết khi xếp, dỡ, vận tải hàng nguy hiểm được quy định như sau:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về các loại thuốc bảo vệ thực vật.

2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm về hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng.

3. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm về các loại xăng dầu, khí đốt.

4. Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm về hóa chất nguy hiểm dùng trong sản xuất công nghiệp.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm về chất phóng xạ.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm về các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng nguy hiểm.

Mục 2 : VẬN TẢI HÀNG NGUY HIỂM

Điều 27. Quy định chung

1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt phải tuân theo quy định của Luật Đường sắt và Nghị định này.

2. Hoạt động vận tải, xếp, dỡ, bảo quản các chất phóng xạ, vật liệu nổ công nghiệp trên đường sắt, ngoài việc thực hiện các quy định của Luật Đường sắt và Nghị định này còn phải thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Việc chạy tàu, lập tàu, dồn tàu trong quá trình vận tải hàng nguy hiểm phải tuân thủ quy trình, quy phạm đường sắt.

4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định việc vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

Điều 28. Vận tải hàng nguy hiểm trong trường hợp đặc biệt

Thủ tướng Chính phủ quyết định việc vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt trong các trường hợp sau đây:

1. Hàng phục vụ yêu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, địch họa.

2. Hàng quá cảnh của các nước, tổ chức quốc tế mà Việt Nam không là thành viên của Điều ước quốc tế với các nước, tổ chức quốc tế đó.

Điều 29. Điều kiện của người tham gia vận tải hàng nguy hiểm

1. Nhân viên điều độ chạy tàu, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, nhân viên tổ dồn (trưởng dồn; nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; gác ghi), nhân viên hóa vận ga, lái tàu điều khiển phương tiện vận tải hàng nguy hiểm, thủ kho, người xếp, dỡ hàng nguy hiểm tại các ga, bãi hàng phải được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

2. Người đi áp tải hàng nguy hiểm, thủ kho, người xếp, dỡ hàng nguy hiểm tại kho của chủ hàng phải được tập huấn theo quy định của các cơ quan quy định tại Điều 26 Nghị định này.

Điều 30. Xếp, dỡ, lưu kho hàng nguy hiểm

1. Người xếp, dỡ, lưu kho hàng nguy hiểm phải thực hiện việc xếp, dỡ, lưu kho hàng nguy hiểm theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan quy định tại Điều 26 Nghị định này.

2. Căn cứ quy định của Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan quy định tại Điều 26 Nghị định này và chỉ dẫn của người thuê vận tải, người chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận và tổ chức vận tải hàng nguy hiểm quyết định phương án xếp, gia cố hàng nguy hiểm và chỉ đạo các chức danh liên quan thực hiện việc xếp, dỡ hàng đúng quy định.

Việc xếp, gia cố hàng nguy hiểm trên phương tiện giao thông đường sắt phải theo đúng phương án xếp hàng. Không xếp chung các loại hàng nguy hiểm có tính chất tăng cường hoặc tạo ra sự nguy hiểm cao hơn khi được xếp chung với nhau trong cùng một toa xe.

Việc lập tàu vận chuyển hàng nguy hiểm phải thực hiện theo đúng quy định về vận tải loại, nhóm hàng đó.

3. Việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trong kho, bãi của ga, cảng cạn phải theo hướng dẫn của thủ kho. Căn cứ quy định của Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan quy định tại Điều 26 Nghị định này và chỉ dẫn của người thuê vận tải, thủ kho hướng dẫn, giám sát việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trong kho, bãi và chịu trách nhiệm trong thời gian hàng nguy hiểm lưu tại kho, bãi.

4. Đối với loại, nhóm hàng nguy hiểm theo quy định phải xếp, dỡ, lưu kho ở nơi riêng biệt thì phải được xếp, dỡ, lưu kho ở khu vực riêng để bảo đảm an toàn theo đặc trưng của hàng đó.

5. Sau khi đưa hết hàng nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác.

Điều 31. Điều kiện đối với phương tiện vận tải hàng nguy hiểm

Ngoài việc có đủ điều kiện quy định của Luật Đường sắt, phương tiện vận tải hàng nguy hiểm còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Phù hợp với loại hàng vận tải theo quy định. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này quy định điều kiện của toa xe vận chuyển hàng nguy hiểm đối với loại, nhóm, tên hàng nguy hiểm tương ứng.

2. Phương tiện vận tải hàng nguy hiểm sau khi dỡ hết hàng nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng đó thì người nhận hàng có trách nhiệm tổ chức làm sạch theo đúng quy trình tại nơi quy định, không gây ảnh hưởng tới đường sắt và vệ sinh môi trường.

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan quy định tại Điều 26 Nghị định này hướng dẫn quy trình và nơi làm sạch phương tiện giao thông đường sắt sau khi vận tải hàng nguy hiểm.

Điều 32. Trách nhiệm của người trực tiếp liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm

1. Người trực tiếp liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm bao gồm nhân viên điều độ chạy tàu, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, nhân viên tổ dồn, nhân viên hóa vận ga, lái tàu điều khiển phương tiện vận tải hàng nguy hiểm.

2. Ngoài việc thực hiện các quy định của Luật Đường sắt và các quy định có liên quan trong Nghị định này, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, người trực tiếp liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm còn có trách nhiệm sau đây:

a) Chấp hành quy định ghi trong giấy phép đối với hàng nguy hiểm về loại, nhóm, tên hàng nguy hiểm quy định phải có giấy phép;

b) Thực hiện các chỉ dẫn ghi trong thông báo của người thuê vận tải hàng nguy hiểm;

c) Lập hồ sơ hàng nguy hiểm gồm giấy vận chuyển, sơ đồ xếp hàng và các giấy tờ có liên quan khác;

d) Thường xuyên hướng dẫn, giám sát việc xếp, dỡ hàng trên phương tiện, bảo quản hàng nguy hiểm trong quá trình vận tải khi không có người áp tải hàng;

đ) Khi phát hiện hàng nguy hiểm có sự cố, đe dọa đến an toàn của người, phương tiện, môi trường và hàng hóa khác trong quá trình vận tải, khẩn trương thực hiện các biện pháp hạn chế hoặc loại trừ khả năng gây hại của hàng nguy hiểm; lập biên bản, báo cáo Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất và các cơ quan liên quan xử lý. Trường hợp vượt quá khả năng, phải báo cáo cấp trên và người thuê vận tải hàng nguy hiểm để giải quyết kịp thời.

Điều 33. Trách nhiệm của người thuê vận tải hàng nguy hiểm

Ngoài việc thực hiện các quy định của Luật Đường sắt và các quy định liên quan trong Nghị định này, người thuê vận tải hàng nguy hiểm còn có trách nhiệm sau đây:

1. Có giấy phép đối với hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp cho loại, nhóm, tên hàng nguy hiểm quy định phải có giấy phép đối với hàng nguy hiểm.

2. Lập tờ khai gửi hàng nguy hiểm theo quy định và giao cho người vận tải trước khi xếp hàng lên phương tiện, trong đó ghi rõ: tên hàng nguy hiểm; mã số; loại, nhóm hàng nguy hiểm; khối lượng tổng cộng; loại bao bì; số lượng bao, gói; ngày, nơi sản xuất; họ và tên, địa chỉ người thuê vận tải hàng nguy hiểm; họ và tên, địa chỉ người nhận hàng nguy hiểm.

3. Thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm về những yêu cầu phải thực hiện trong quá trình vận tải; hướng dẫn xử lý trong trường hợp có sự cố do hàng nguy hiểm gây ra, kể cả trong trường hợp có người áp tải. Chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh do cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác hoặc không hợp lệ các thông tin, tài liệu và chỉ dẫn.

4. Tổ chức áp tải hàng đối với loại, nhóm hàng nguy hiểm mà các cơ quan quy định tại Điều 26 Nghị định này quy định phải có người áp tải. Người áp tải hàng nguy hiểm có trách nhiệm thường xuyên hướng dẫn, giám sát việc xếp, dỡ hàng nguy hiểm trên phương tiện; cùng trưởng tàu và những người liên quan bảo quản hàng và kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra trong quá trình vận tải.

Điều 34. Trách nhiệm của doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm

Ngoài việc thực hiện quy định của Luật Đường sắt và các quy định liên quan trong Nghị định này, doanh nghiệp vận tải hàng nguy hiểm còn có trách nhiệm sau đây:

1. Chỉ tiến hành vận tải khi có giấy phép đối với hàng nguy hiểm và hàng nguy hiểm có đủ giấy tờ, được đóng gói, dán nhãn theo đúng quy định.

2. Kiểm tra hàng nguy hiểm, bảo đảm an toàn vận tải theo quy định.

3. Thực hiện các chỉ dẫn ghi trong thông báo của người thuê vận tải và những quy định ghi trong giấy phép đối với hàng nguy hiểm.

4. Chỉ đạo những người trực tiếp liên quan đến vận tải hàng nguy hiểm thực hiện quy định về vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt.

5. Mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Điều 35. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân địa phương khi xảy ra sự cố trong quá trình vận tải hàng nguy hiểm

Khi nhận được thông báo có sự cố xảy ra trong quá trình vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt thì Ủy ban nhân dân nơi gần nhất có trách nhiệm huy động lực lượng để khẩn trương thực hiện các công việc sau đây:

1. Cứu người, phương tiện, hàng nguy hiểm.

2. Đưa nạn nhân (nếu có) ra khỏi khu vực xảy ra sự cố và tổ chức cấp cứu nạn nhân.

3. Khoanh vùng, sơ tán dân cư ra khỏi khu vực ô nhiễm, độc hại đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên huy động các lực lượng phòng hỏa, phòng hóa, phòng dịch, bảo vệ môi trường, kịp thời xử lý sự cố, khắc phục hậu quả.

4. Tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ hiện trường, bảo vệ hàng nguy hiểm, phương tiện để tiếp tục vận tải và phục vụ công tác điều tra, giải quyết hậu quả.

Điều 36. Thẩm quyền cấp giấy phép đối với hàng nguy hiểm

1. Căn cứ mức độ nguy hiểm của loại, nhóm, tên hàng trong danh mục hàng nguy hiểm quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này, các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm quy định loại, nhóm, tên hàng nguy hiểm bắt buộc người thuê vận tải hàng nguy hiểm phải có giấy phép đối với hàng nguy hiểm khi vận tải trên đường sắt.

2. Thẩm quyền cấp giấy phép đối với hàng nguy hiểm khi vận tải trên đường sắt được quy định như sau:

a) Bộ Công an quy định việc cấp giấy phép đối với hàng nguy hiểm cho hàng thuộc các loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này;

b) Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc cấp giấy phép đối với hàng nguy hiểm cho hàng thuộc các loại 5, 7 và 8 quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này;

c) Bộ Y tế quy định việc cấp giấy phép đối với hàng nguy hiểm cho hóa chất độc dùng trong lĩnh vực y tế và hóa chất diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng;

d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cấp giấy phép đối với hàng nguy hiểm cho các loại thuốc bảo vệ thực vật;

đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc cấp giấy phép đối với hàng nguy hiểm cho các loại, nhóm, tên hàng nguy hiểm còn lại.

Điều 37. Giấy phép đối với hàng nguy hiểm

1. Giấy phép đối với hàng nguy hiểm do các cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này cấp cho người thuê vận tải hàng nguy hiểm.

2. Nội dung chủ yếu của giấy phép đối với hàng nguy hiểm bao gồm:

a) Tên, địa chỉ của người thuê vận tải hàng nguy hiểm;

b) Tên, nhóm, loại, khối lượng hàng nguy hiểm;

c) Tên ga xếp, ga dỡ hàng nguy hiểm;

d) Lịch trình, thời gian vận chuyển hàng nguy hiểm;

đ) Lưu ý về tính chất nguy hiểm đặc biệt của hàng nguy hiểm (nếu có).

3. Các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn cấp và việc quản lý, phát hành giấy phép đối với hàng nguy hiểm. Mẫu giấy phép đối với hàng nguy hiểm phải có đủ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Giấy phép đối với hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng.

Điều 38. Đăng ký toa xe vận chuyển hàng nguy hiểm và ga xếp, ga dỡ hàng nguy hiểm

Doanh nghiệp thực hiện vận tải hàng nguy hiểm trên đường sắt phải đăng ký các loại xe đủ tiêu chuẩn vận chuyển hàng nguy hiểm, ga xếp, ga dỡ hàng nguy hiểm với các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này và thực hiện đúng việc đăng ký đó.

Chương 6 :

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

Điều 39. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải

1. Ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, quy chế, quy định và các định mức kinh tế kỹ thuật trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt theo thẩm quyền nhằm bảo đảm vận tải hành khách, hàng hóa được an toàn, thông suốt, thuận lợi.

2. Quy định điều kiện, tiêu chuẩn của các cơ sở thiết kế, đóng mới, sửa chữa, đăng kiểm thiết bị và phương tiện giao thông đường sắt; quy định và tổ chức việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt.

3. Quy định nội dung, chương trình đào tạo và điều kiện đối với cơ sở đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; tổ chức quản lý việc đào tạo, cấp giấy phép lái tàu.

4. Tổ chức chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của hệ thống thanh tra đường sắt; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với những hành vi vi phạm hành chính về bảo đảm an toàn công trình và trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

5. Phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương và các bộ, ngành liên quan tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về đường sắt và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt; giải quyết, khắc phục hậu quả sự cố, tai nạn giao thông đường sắt.

6. Phối hợp với Bộ Công an theo dõi, phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, đề ra biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tai nạn giao thông đường sắt.

Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Tổ chức chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

2. Kiểm tra, giám sát và xử phạt các hành vi vi phạm về an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

3. Chủ trì điều tra, xử phạt các vụ tai nạn giao thông đường sắt; thống kê, theo dõi, phân tích và kết luận nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông đường sắt; cung cấp dữ liệu về tai nạn giao thông đường sắt.

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định và kiến nghị với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường sắt.

5. Chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, công an các địa phương phối hợp với ngành đường sắt bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt cho các đoàn tàu chở lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và các đoàn khách quốc tế, tàu chở hàng đặc biệt.

Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

1. Bảo đảm kinh phí cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.

2. Bảo đảm kinh phí cho công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt theo mức Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an.

Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

Chỉ đạo cơ quan quân sự các cấp phối hợp với ngành đường sắt, lực lượng công an để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt trong việc vận tải quân, phương tiện, khí tài trên đường sắt.

Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa - Thông tin

1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đường sắt thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.

2. Chỉ đạo các cơ quan văn hóa thông tin, báo chí trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đường sắt, động viên nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

3. Hướng dẫn việc cấp giấy phép quảng cáo không làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an tổ chức chọn lọc những nội dung cần thiết về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt để phổ biến, giáo dục cho học sinh, sinh viên phù hợp với ngành học, cấp học.

Điều 45. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt; tiến hành mọi biện pháp cần thiết để thiết lập kỷ cương trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt; giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình đường sắt chịu trách nhiệm bảo vệ các công trình đường sắt tại địa phương.

2. Có kế hoạch và tổ chức chỉ đạo việc giải tỏa công trình xây dựng trái phép trên phạm vi đất dành cho đường sắt.

3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới nơi có đường sắt bị hư hỏng do tai nạn giao thông hoặc thiên tai phối hợp với ngành đường sắt kịp thời giải quyết hậu quả, khôi phục giao thông đường sắt.

Điều 46. Trách nhiệm của các cơ quan thông tin đại chúng

Cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương có kế hoạch, chương trình, chuyên mục tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

Điều 47. Lập quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo công trình có ảnh hưởng đến an toàn của các công trình đường sắt

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi lập quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo công trình có ảnh hưởng đến an toàn công trình đường sắt phải được sự nhất trí bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.

Chương 7

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 48. Xác định mốc thời gian và nguyên tắc giải quyết công trình tồn tại trong phạm vi đất dành cho đường sắt

1. Xác định mốc thời gian:

a) Công trình tồn tại trong phạm vi đất dành cho đường sắt trước ngày 01 tháng 9 năm 1996, giải quyết theo quy định của Nghị định số 120/CP ngày 12 tháng 8 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ quy định phạm vi, giới hạn đường sắt và trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt;

b) Công trình tồn tại trong phạm vi đất dành cho đường sắt từ ngày 01 tháng 9 năm 1996 đến ngày 31 tháng 12 năm 2005, giải quyết theo quy định của Nghị định số 39/CP ngày 05 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt;

c) Công trình tồn tại trong phạm vi đất dành cho đường sắt từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 trở đi, giải quyết theo quy định của Luật Đường sắt.

2. Nguyên tắc giải quyết:

a) Dỡ bỏ ngay các công trình gây nguy hại đến an toàn công trình đường sắt, an toàn giao thông vận tải đường sắt;

b) Những công trình xét thấy chưa ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn công trình đường sắt, an toàn giao thông vận tải đường sắt thì tạm thời cho phép giữ nguyên hiện trạng nhưng chủ công trình phải có cam kết với chính quyền địa phương và doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt là không cơi nới, không phát triển và thực hiện dỡ bỏ công trình ngay khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

c) Việc bồi thường, hỗ trợ cho chủ công trình bị dỡ bỏ thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 49. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; thay thế Nghị định số 39/CP ngày 05 tháng 7 năm 1996 của Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 76/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ (trừ Chương VI của Nghị định số 39/CP ngày 05 tháng 7 năm 1996, Chính phủ có văn bản khác thay thế).

Điều 50. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh,
 thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các
Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
 Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
 Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, CN.

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




 Nguyễn Tấn Dũng

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 109/2006/ND-CP

Hanoi, September 22, 2006

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE RAILWAY LAW

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Railway Law;
At the proposal of the Transport Minister,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Subjects of application

This Decree applies to Vietnamese organizations and individuals, foreign organizations and individuals that conduct railway-related activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

Where treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Decree, the provisions of such treaties shall be applied.

Article 3.- Specialized railways not connected with national railways

The application of quality, technical safety and environmental protection standards of railway traffic means, railway infrastructure standards, technical process for railway operation comply with the regulations of the Transport Ministry.

Article 4.- Management and organization of implementation of railway development planning

1. The Ministry of Transport is responsible for managing and organizing the implementation of the matter plan on railway development; approving detailed plannings on railway infrastructure development and railway transportation in each period and each region in accordance with the matter plan on railway development already approved by the Prime Minister.

2. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the concerned ministries and branches shall base on their respective functions and tasks to assume the prime responsibility for, or coordinate with the Ministry of Transport in, performing tasks related to the matter plan on railway development already approved by the Prime Minister.

3. People's Committees of all levels that have plannings on railways running through their localities, shall coordinate in implementation of railway development planning and protection of railways.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

RAILWAY INFRASTRUCTURES

Article 5.- Land reserved for railways

1. Railway land covers land for construction of railway works, land within the railway work protection scope and land within railway traffic safety corridors.

2. Railway infrastructure business enterprises shall assume the prime responsibility for management and protection of railway land; ensure the right use purposes already approved and comply with the provisions of land law. Commune-level People's Committees of localities where exist railway works shall protect land within the railway work protection scope and railway traffic safety corridors; detect and handle acts of encroachment upon the railway work protection scope and railway traffic safety corridors.

Allowed to exist in the railway traffic safety corridors are only trees of under 1.5 meters high, which must be at least 2 meters away from the foot of the embanked road beds and at least 5 meters away from the top edge of the dug road talus or at least 3 meters from the outer edge of the horizontal water drainage ditches and top water drainage ditches of the railroads.

3. Railway land shall be marked with boundary markerposts. The planting of railway land boundary markerposts is provided for as follows:

a/ For land planned for railways, the planting of boundary markerposts shall be primarily undertaken by the Ministry of Transport in coordination with the provincial-level People's Committees of the localities planned for railways to run through.

b/ For land where already exist railway works, railway infrastructure business enterprises shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the district-level People's Committees of the localities where exist the railway works in, elaborating specific plans for planting of boundary markerposts to determine the railway work protection scope or railway traffic safety corridors, submitting them to the provincial-level People's Committees of the localities where exist the railway works for approval; and at the same time notify the commune-level People's Committees of the localities where the railway works exist thereof for coordination in protection thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Railway infrastructure business enterprises shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the commune-level People's Committees and district-level natural resources and environment agencies of the localities where exist the railway works in, reviewing the current use of land within the railway work protection scope and the railway traffic safety corridors in order to propose competent state bodies to settle it according to the following regulations:

a/ For works which have existed before the railway work protection scope and/or railway traffic safety corridors are publicized under the provisions of law:

- When the use of land affects the work safety, railway traffic safety or the operation of the railway works directly affects the life and health of land users, the railway state management bodies shall evaluate the affecting extent; if the land must be recovered, propose competent district-level People's Committees to decide on the recovery of such land. Persons having their land recovered shall be provided with compensations and supports according to the provisions of law.

- When the use of land does not affect the railway work safety or railway traffic safety or the operation of the railway works does not affect the life and health of land users, the current land users may continue using the land for the purposes permitted by competent state bodies but must strictly comply with the regulations on ensuring the railway work safety and railway traffic safety;

b/ For works constructed after the railway work protection scope or railway traffic safety corridors are publicized under the provisions of law, they shall be handled according to the provisions of law and work owners shall not be provided with compensations and/or supports when their land is recovered, except for works permitted for construction under the provisions of Article 33 of the Railway Law.

5. People's Committees of all levels of localities where exist railway works, within the scope of their tasks and powers, have the following responsibilities:

a/ To detect, prevent and handle in time cases of encroachment upon, illegal occupation and use of, railway land; compel violators to restore the initial state in order to ensure railway communication and transport order and safety according to regulations.

When the encroachment upon, and/or illegal occupation and use of, railway land occur in localities, presidents of People's Committees of different levels shall bear responsibility therefor under the provisions of law;

b/ To coordinate with railway state management agencies and/or railway infrastructure business enterprises in, disseminating laws on ensuring safety for railway works, railway communication and transport order and safety; publicizing railway land boundary, planting, handover and reception of railway land boundary markerposts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Organizations and individuals investing in the construction of national railways or urban railways are entitled to the following preferential policies:

1. To be assigned land without payment of land use levies, for land used for construction of rail route lines, including land for railroad beds, bridges, culverts, embankments, retaining walls, water drainage systems, communications and signaling system, power supply system, railway tunnel land, the entire land for construction of railway stations, works for locomotive and carriage operations and other support facilities necessary for organization of train operation on rail route lines.

2. To be leased land with the most preferential rents, for land used for construction of goods-storing yards, inland container depots (ICD) and other facilities of railway infrastructures outside railway stations.

3. To be fully provided with state budget funding supports for ground clearance, for the railway land defined in Clause 1 of this Article.

The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the provincial-level People's Committees in, providing funding supports for ground clearance, for the railway land defined in Clause 1 of this Article.

4. To enjoy exemption from or reduction of import duty on railway supplies, technologies and technical equipment which cannot be produced at home yet under the provisions of tax law.

5. Particularly the approved projects on construction of urban railways shall be provided by the State with part of investment funding as support from the central budget.

6. Other preferences under the provisions of law.

Article 7.- Construction of works, exploitation of natural resources and other activities in the vicinities of railway work protection scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The minimum safety distance of a number of works in the vicinities of railway work protection scope is provided for as follows:

a/ Houses built of flammable materials must be at least 5 meters away from the railway traffic safety corridor border lines;

b/ Lime kilns, pottery kilns, brick kilns, pig iron and steel blast furnaces, cement kilns, glass furnaces must be located at least 10 meters from the railway traffic safety corridor border lines;

c/ Warehouses storing noxious substances, explosives, inflammables or explosion-prone substances must be built away from the railway traffic safety corridor border lines as provided for by law;

d/ For power transmission lines above railways, apart from ensuring the safety distances under the provisions of law on electricity, measures must be taken to ensure the non-interference in railway communication and signal systems and ensure safety when power transmission lines are broken.

3. When the construction, natural resource exploitation or other activities may affect railway work safety or railway communication and transport safety, the construction investors, organizations or individuals exploiting natural resources or conducting other activities shall promptly report thereon to railway infrastructure business enterprises for application of necessary measures to ensure railway work safety or railway communication and transport safety.

Chapter III

URBAN RAILWAYS

Article 8.- Standards of urban centers entitled to investment in construction of urban railways

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Having the function of a political, economic, cultural, scientific and technological, tourist, service center, a domestic and international traffic and exchange hub playing the role of boosting socio-economic development in a territorial or inter-provincial region or the whole country.

2. The non-agricultural workforce accounts for 85% or higher of the total labor force.

3. Having the population of at least one million.

4. Having the average population density of 12,000 persons/km2 or more.

Article 9.- Funding supports for urban railway communication and transport

Annually, based on the demand of funding support for urban railway communication and transport, provincial-level People's Committees shall incorporate the funding into local budget. In case of deficit, the central budget provides supports from the funding support amounts for urban mass transit services under the provisions of Clause 4, Article 56 of the Railway Law and the provisions of the law on state budget.

Chapter IV

RAILWAY BUSINESS

Article 10.- Responsibilities of railway business organizations and individuals

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To observe the provisions of law on railway communication and transport and provisions of other relevant law.

3. To fully and promptly perform obligations towards the State according to provisions of law.

Article 11.- General conditions on railway business

1. Railway business has the following forms:

a/ Railway infrastructure business;

b/ Railway transport business;

c/ Cargo loading and unloading at railway stations or storing yards;

d/ Goods warehousing, preservation at railway stations;

e/ Manufacture, assembly, transformation, rehabilitation of railway traffic means;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



g/ Cargo forwarding service provision.

2. Railway business is a conditional business. Railway business enterprises and cooperatives (hereinafter referred collectively to as enterprises) must satisfy the following general conditions:

a/ Being enterprises set up under Vietnamese law;

b/ Having business registration compatible with business lines;

c/ Having equipment and material foundations suitable to business lines.

Article 12.- Railway transport business conditions

Railway transport business enterprises must satisfy the following conditions:

1. The conditions prescribed in Clause 2, Article 11 of this Decree.

2. Having the safety certificate as provided for in Article 75 of the Railway Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Having contracts for provision of railway communication and transport operation services with railway communication and transport operation organizations.

5. Persons assigned with the prime responsibility for technical management of transport operation must have a university degree and at least three (3) years' experience in railway transport operation. Personnel directly involved in train operation must satisfy all the conditions prescribed in Article 46 of the Railway Law and must firmly grasp the railway process and regulations.

6. For passenger transport and dangerous cargo transport by railways, apart from the conditions prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article, enterprises must have insurance contracts as provided for by law on insurance.

7. For urban railway transport business, apart from the conditions prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article, enterprises must also have plans on organization of train operation, ensuring safe, regular and punctual train operation according to the announced train operation time tables.

Article 13.- Conditions for railway infrastructure business

Railway infrastructure business enterprises must satisfy all the following conditions:

1. The conditions prescribed in Clause 2, Article 11 of this Decree.

2. Having the safety certificate as provided for in Article 75 of the Railway Law.

3. Persons assigned with the prime responsibility for technical management of railway infrastructures must have a university degree and at least three years' experience in operation of railway infrastructures. Personnel directly involved in train operation must satisfy all the conditions prescribed in Article 46 of the Railway Law and must firmly grasp the railway process and regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Enterprises doing business in cargo loading and unloading at railway stations and/or storing yards must satisfy all the following conditions:

1. The conditions prescribed in Clause 2, Article 11 of this Decree.

2. The cargo loading and unloading sites ensure all safety conditions under the regulations of the Ministry of Transport.

3. The cargo handling equipment put into operation are up to the prescribed technical safety standards.

4. Cargo handling equipment operators possess permits, diplomas, professional certificates according to the provisions of law.

Article 15.- Business conditions for goods warehousing and preservation at railway stations

Enterprises doing business in goods storage and preservation at railway stations must satisfy all the following conditions:

1. The conditions prescribed in Clause 2, Article 11 of this Decree.

2. Warehouses and storing yards are up to the prescribed standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- Business conditions for manufacture, assembly, transformation, rehabilitation of railway traffic means

Enterprises doing business in manufacture, assembly, transformation and rehabilitation of railway traffic means shall satisfy all the following conditions:

1. The conditions prescribed in Clause 2, Article 11 of this Decree.

2. Having a section for quality control and management.

3. Having plans on fire prevention and fighting and environmental pollution prevention, which are approved by competent bodies or being granted certificates thereof.

4. Having at least one technician who possesses a university degree in mechanical engineering for railway traffic means.

Article 17.- Contents and order of, procedures for, granting, amending, supplementing, withdrawing railway business registration certificates

The contents and order of, procedures for, granting, amending, supplementing, withdrawing railway business registration certificates shall be as stipulated in the law on business registration.

Article 18.- Formation and announcement of load pass, speed pass, train operation time tables

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Organizations and individuals that manage and operate specialized railways shall themselves formulate and announce load pass, speed pass and train operation time tables and take responsibility for incidents or accidents according to the provisions of law.

Article 19.- Specific provisions on railway transport business

The Minister of Transport shall detail and guide the railway transportation of cargoes, passengers, luggage and baggage.

Article 20.- Management and use of financial sources for management and maintenance of railway infrastructures invested by the State

1. Financial sources for management and maintenance of railway infrastructures invested by the State shall be used for the following jobs:

a/ Managing assets belonging to the State-invested railway infrastructures according to the provisions of law;

b/ Maintaining, repairing the State-invested railway infrastructures in order to maintain their technical conditions and raise their quality, ensuring safe and smooth railway traffic.

c/ Preventing, fighting and redressing in time the consequences of railway incidents. natural calamities, railway traffic accidents in order to ensure safe and smooth railway traffic.

2. Enterprises dealing in national-railway infrastructures invested by the State shall, within the scope of their respective management, draw up plans on management and maintenance of national-railway infrastructures invested by the State.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The management, allocation and settlement of finance from the state budget sources for management and maintenance of railway infrastructures invested by the State shall be as stipulated in the law on state budget.

Article 21.- Ticket price exemption, reduction for social-policy beneficiaries

1. The following social-policy beneficiaries are entitled to railway ticket price exemption or reduction regimes:

a/ Persons engaged in revolutionary activities before January 1, 1945;

b/ Persons engaged in revolutionary activities from January 1, 1945, to before the August 19, 1945 General Uprisings;

c/ Vietnamese Hero Mothers;

d/ War invalids and persons enjoying policies like war invalids;

e/ Diseased armymen;

f/ Participants in revolutionary activities, resistance-war activities, who were captured and imprisoned by enemy; resistance-war activists infected with toxic chemicals;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h/ Agent orange victims;

i/ Seriously disabled persons;

j/ Children, pupils, students.

2. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Finance in, guiding the price ticket exemption and reduction and the reduction levels suitable to each period of national socio-economic development.

Article 22.- Support for maintenance of train operation in special cases

The maintenance of train operation in service of socio-economic requirements, defense and/or security requirements, for which the expenses cannot be offset, shall be supported under the Prime Minister's decision on a case-by-case basis.

Chapter V

LIST OF DANGEROUS GOODS AND TRANSPORT THEREOF ON RAILWAYS

Section 1. DANGEROUS GOODS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Depending on their chemical and physical properties, the dangerous goods are classified into the following 9 types (types 1, 2, 4, 5 and 6 are divided into groups):

Type 1: Explosive.

Group 1.1: Explosives.

Group 1.2: Industrial explosive materials.

Type 2: Inflammable, noxious substances.

Group 2.1: Inflammable gases.

Group 2.2: Poison gases.

Type 3: Inflammable liquids and deactivated liquid explosives.

Type 4: Inflammable solids.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Group 4.2: Self-inflammable substances.

Group 4.3: Substances generating inflammable gas upon contact with water.

Type 5: Oxidizers.

Group 5.1: Oxidizers.

Group 5.2: Organic oxide.

Type 6: Noxious, contagious substances.

Group 6.1: Noxious substances.

Group 6.2: Contagious substances.

Type 7: Radioactive substances.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Type 9: Other dangerous substances and goods.

2. Dangerous goods packages and containers which have not yet been cleaned inside and outside after they are emptied from dangerous goods are also considered dangerous goods.

Article 24.- List of dangerous goods

1. Dangerous goods are classified according to types and groups accompanied with danger codes and signs prescribed by the United Nations in Appendix I to this Decree (not printed herein).

2. The extent of danger of each substance on the list of dangerous goods is demonstrated by a danger sign of two to three numerals prescribed in Appendix II to this Decree (not printed herein).

3. Based on the list of dangerous goods promulgated by the Government, the Prime Minister shall adjust it in each period to suit the practical situation at the proposal of the agencies defined in Article 26 of this Decree.

Article 25.- Packing, package, container, label, symbol of dangerous goods and danger signs

1. Dangerous goods subject to packing must be packed before transportation on railways. The packing of dangerous goods must comply with Vietnamese standards and regulations of competent state bodies.

2. Packages, containers of dangerous goods must be up to the prescribed standards and stuck with symbols of dangerous goods. The sizes, signs and colors of dangerous goods symbols shall be as stipulated at Point 1 of Appendix III to this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Both sides of a means for transport of dangerous goods must be stuck with dangerous goods symbols. If a transport means carries different types of dangerous goods, the symbols of all those dangerous goods must be stuck. When a means carries containers or sterns containing dangerous goods, the symbols of dangerous goods must also be stuck directly on such containers or sterns.

5. The danger signs are in orange-yellow rectangles, with the UN codes in the middle. The sizes of danger signs are prescribed at Point 2, Appendix III to this Decree. The danger sign is stuck below the dangerous goods symbols.

6. The packing, packages, containers, labels, symbols of dangerous goods and danger signs for the transportation of radioactive substances shall be as stipulated in the law on radiation safety and control.

Article 26.- Responsibility to elaborate, amend and supplement regulations on dangerous goods

The responsibility to elaborate, amend, supplement, submit to competent bodies for promulgation or to promulgate according to competence the regulations on the list of dangerous goods, standards of packing, packages, containers of dangerous goods and necessary cautions upon handling of dangerous goods is prescribed as follows:

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development is responsible for plant protection drugs.

2. The Health Ministry is responsible for toxic chemicals used in the medical domain and insect- or germ- killing chemicals for domestic use.

3. The Trade Ministry is responsible for gasoline and oil of different types, fuel gas.

4. The Industry Ministry is responsible for dangerous chemicals used in industrial production.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for the remaining dangerous toxic chemicals in the types and groups of dangerous goods.

Section 2. TRANSPORT OF DANGEROUS GOODS

Article 27.- General provisions

1. Vietnamese organizations and individuals and foreign organizations and individuals conducting activities related to the transport of dangerous goods on railways shall comply with the provisions of the Railway Law and this Decree.

2. The transport, loading, unloading and preservation of radioactive substances, industrial explosives on railways, apart from the provisions of he Railway Law and this Decree, shall also be as stipulated in other relevant law.

3. The train operation, formation and shunting in the course of transportation of dangerous goods must comply with railway process and regulations.

4. The Defense Ministry, the Public Security Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Transport Ministry in, providing for the transport of dangerous goods on railways in service of defense and/or security purposes.

Article 28.- Transport of dangerous goods in special cases

The Prime Minister shall decide on the transport of dangerous goods on railways in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Transit goods of other countries or international organizations being contracting parties to treaties to which Vietnam is not a contracting party.

Article 29.- Conditions on persons engaged in the transport of dangerous goods

1. Train running personnel, direct station train controllers, train captains, shunting team members (chief shunters; couplers, switch men), station cargo controllers, drivers of trains carrying dangerous goods, warehouse keepers, dangerous goods handlers at stations or storing yards must be trained under the regulations of the Transport Ministry.

2. Dangerous goods escorts, warehouse keepers, handlers of dangerous goods at warehouses of goods owners must be trained under the regulations of the agencies defined in Article 26 of this Decree.

Article 30.- Loading, unloading, warehousing of dangerous goods

1. Persons loading, unloading or warehousing dangerous goods shall observe the dangerous goods loading, unloading and warehousing regulations of the Transport Ministry and the agencies defined in Article 26 of this Decree.

2. Based on the regulations of the Transport Ministry and the agencies defined in Article 26 of this Decree and the instructions of transport hirers, the persons assuming the prime responsibility for receiving and organizing the transport of dangerous goods shall decide on plans to load, reinforce the dangerous goods and direct relevant staff to conduct the goods loading and unloading according to regulations.

The loading and reinforcement of dangerous goods on railway traffic means must strictly comply with goods loading plans. Dangerous goods of different types, which reinforce or create higher risk when being loaded together in the same carriages, must not be arranged together.

The formation of trains for transport of dangerous goods shall comply with the regulations on transport of such types and groups of goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. For types or groups of dangerous goods which must be loaded, unloaded or warehoused at separate places according to regulations, they must be loaded, unloaded and warehoused in separate areas to ensure safety according to the typical characteristics of such goods.

5. After all the dangerous goods are delivered from warehouses or storing yards, such warehouses or storing yards shall be cleaned up so as not to affect other types of goods.

Article 31.- Conditions on means for transport of dangerous goods

Apart from satisfying all the conditions prescribed by the Railway Law, dangerous goods transport means must also meet the following conditions:

1. Being compatible with the types of goods to be transported according to regulations. The Transport Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the agencies defined in Clause 2, Article 36 of this Decree in, prescribing the conditions on wagons for transport of dangerous goods with regard to types, groups and names of corresponding dangerous goods.

2. Being cleaned by goods consignees strictly according to the prescribed procedures at designated places without affecting railway traffic and environmental hygiene after the unloading of goods if they do not continue to carry such types of goods.

The Transport Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the agencies defined in Article 26 of this Decree in, guiding the process and place of cleaning the railway transport means after the transport of dangerous goods.

Article 32.- Responsibility of persons directly involved in transport of dangerous goods

1. Persons directly involved in transport of dangerous goods include train running personnel, direct station train constrollers, train captains, shunters, station cargo controllers, train drivers operating means for transport of dangerous goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To observe the regulations stated in dangerous goods permits regarding types, groups, names of dangerous goods stated in the permits;

b/ To follow the instructions in notices of persons hiring the transport of dangerous goods;

c/ To compile dangerous goods dossiers comprising transport bills, goods loading diagrams and other relevant papers;

d/ To regularly guide and supervise the loading and unloading of goods on/from transport means; to preserve dangerous goods in the course of transportation without escorts;

e/ Upon detection of dangerous goods incidents, threatening the safety of humans, transport means, environment and other commodities in the course of transportation, to quickly apply measures to limit or eliminate the possibility of causing harms by dangerous goods; to make records thereon and report such to the nearest People's Committees and relevant bodies for handling. In cases of beyond their capacity, to report thereon to their superior and the transport hirers for timely solution.

Article 33.- Responsibilities of persons hiring the transport of dangerous goods

Apart from observing the provisions of the Railway Law and relevant provisions of this Decree, the persons hiring the transport of dangerous goods also have the following responsibilities:

1. To possess dangerous goods permits issued by competent bodies, for types, groups and names of dangerous goods requiring the dangerous goods permits.

2. To fill in the declarations on consignment of dangerous goods according to regulations and hand them to carriers before the goods are loaded onto the means, clearly stating the names of dangerous goods; codes; types and groups of dangerous goods; total volume; types of packages; the number of packages, packs; date and place of manufacture; full names and addresses of persons hiring the transport of dangerous goods; full names and addresses of goods consignees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To organize goods escort, for types and groups of dangerous goods requiring escorts as provided for by the agencies defined in Article 26 of this Decree. Escorts of dangerous goods shall regularly guide and supervise the loading and unloading of dangerous goods on/from transport means; join train captains and relevant persons in preserving goods and promptly handle incidents, if any, in the course of transportation.

Article 34.- Responsibilities of enterprises transporting dangerous goods

Apart from observing the provisions of the Railway Law and the relevant provisions of this Decree, enterprises transporting dangerous goods also have the following responsibilities:

1. To transport only when there are dangerous goods permits and the dangerous goods are accompanied with adequate papers, packed and labelled according to regulations.

2. To examine dangerous goods, ensuring transport safety according to regulations.

3. To follow the instructions stated in the notices of transport hirers and the regulations stated in the dangerous goods permits.

4. To direct the persons directly involved in transport of dangerous goods to observe the regulations on transport of dangerous goods on railways.

5. To buy insurance according to the provisions of law.

Article 35.- Responsibilities of local People's Committees upon occurrence of incidents in the course of transportation of dangerous goods

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Saving people, transport means, dangerous goods.

2. Carrying victims (if any) out of the incident areas and organizing the first-aids for them.

3. Zoning off, evacuating people out of the polluted and contaminated areas and at the same time reporting thereon to the superior People's Committees for mobilization of fire-fighting, chemical, anti-epidemic and environmental protection forces, promptly handling the incidents and redressing the consequences.

4. To organize and arrange forces for protection of the scenes, dangerous goods and means for continued transportation and in service of investigation and remedy of consequences.

Article 36.- Competence to grant dangerous goods permits

1. Based on the danger extents of types, groups, names of goods on the list of dangerous goods in Appendix I to this Decree, the agencies defined in Clause 2 of this Article shall prescribe types, groups and names of dangerous goods, for which the transport hirers must acquire dangerous goods permits when they are transported on railways.

2. The competence to grant dangerous goods permits when they are transported on railways is provided for as follows:

a/ The Ministry of Public Security shall provide the issuance of dangerous goods permits for goods of types 1. 2, 3, 4 and 9 defined in Clause 1, Article 23 of this Decree;

b/ The Ministry of Science and Technology shall provide the issuance of dangerous goods permits for goods of types 5, 7 and 8 defined in Clause 1, Article 23 of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall provide the issuance of dangerous goods permits for plant protection drugs of various types;

e/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide the issuance of dangerous goods permits for the remaining types, groups and names of dangerous goods.

Article 37.- Dangerous goods permits

1. The dangerous goods permits defined by competent bodies in Clause 2, Article 36 of this Decree shall be granted to persons hiring the transport of dangerous goods.

2. A dangerous goods permit has the following major contents:

a/ Name and address of the dangerous goods transport hirer;

b/ Name, group, type and volume of dangerous goods;

c/ Names of the dangerous goods loading and unloading stations;

d/ Itinerary and time of transport of dangerous goods;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The agencies defined in Clause 2, Article 36 of this Decree shall provide for the dossiers, order, procedures, time limits for grant of dangerous goods permits and the management and distribution thereof. The dangerous good permit form must fully cover the contents specified in Clause 2 of this Article.

4. Dangerous goods permits shall be granted for goods lots on a case-by-case basis.

Article 38.- Registration of wagons for transportation of dangerous goods and loading and unloading stations

Enterprises transporting dangerous goods on railways must register types of means fully meeting the dangerous-goods transportation standards, loading stations, unloading stations with the agencies defined in Clause 2, Article 36 of this Decree and strictly observe such registration.

Chapter VI

RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, BRANCHES AND PROVINCIAL-LEVEL PEOPLE'S COMMITTEES TO ENSURE RAILWAY COMMUNICATION AND TRANSPORT ORDER AND SAFETY

Article 39.- Responsibilities of the Transport Ministry

1. To promulgate standards, procedures, rules, regulations and econo-technical norms in the railway communication and transport domain according to its competence in order to ensure safe, smooth and convenient passenger and cargo transportation.

2. To prescribe the conditions and standards of establishments designing, building, repairing, registering and inspecting railway traffic equipment and means; to stipulate and organize the registration, registry of railway traffic means.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. To direct and inspect the operations of railway inspection systems; to sanction administrative violations in ensuring railway work safety and railway traffic order and safety according to its competence.

5. To coordinate with local People's Committees and concerned ministries and branches in disseminating and guiding the railway law and ensuing railway communication and transport order and safety; to settle the consequences of railway traffic incidents or accidents.

6. To coordinate with the Ministry of Public Security in monitoring, analyzing the causes of serious and particularly serious traffic accidents, draw up effective measures to limit railway traffic accidents.

Article 40.- Responsibilities of the Ministry of Public Security

1. To direct the maintenance of railway communication and transport security, order and safety.

2. To examine, supervise and sanction acts of violating the regulations on railway communication and transport security, order and safety.

3. To take prime responsibility for investigating, sanctioning railway traffic accidents; to make statistics on, monitor, analyze and conclude on the causes of railway traffic accidents; to supply data on railway traffic accidents.

4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Transport Ministry in, stipulating and proposing ministries, branches, provincial-level People's Committees to apply measures to prevent and address the causes of railway traffic accidents.

5. To direct the Road-Railway Traffic Police Department, local police offices to coordinate with the railway sector in maintaining railway communication and transport security, order and safety for trains carrying high-level Party and State delegations and foreign delegations, for special cargo trains.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To ensure fundings for the management and maintenance of national railway infrastructures invested by the State.

2. To ensure fundings for the maintenance of railway communication and transport order and safety at the levels approved by the Prime Minister on the basis of the proposal of the Ministry of Transport and the Ministry of Public Security.

Article 42.- Responsibilities of the Defense Ministry

To direct the military agencies at all levels to coordinate with the railway sector, police forces in maintaining railway communication and transport order and safety; to strictly observe the railway communication and transport order and safety in transportation of military personnel, means, weapons on railways.

Article 43.- Responsibilities of the Ministry of Culture and Information

1. To draw up plans for regular and widespread dissemination of railway law to people.

2. To direct central and local culture-information and press agencies to regularly disseminate the railway law, mobilize people to strictly observe the law on railway communication and transport order and safety.

3. To guide the grant of advertisement permits without affecting the railway communication and transport order and safety.

Article 44.- Responsibilities of the Ministry of Education and Training

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 45.- Responsibilities of provincial-level People's Committees

1. To direct and organize the dissemination of the law on railway communication and transport order and safety; to apply all necessary measures to establish railway communication and transport order and safety; to assign the People's Committees of the district and commune levels in the localities where railways run through to assume the responsibility for the protection of railway works in their respective localities.

2. To work out plans on and direct the clearance of works illegally built within railway land areas.

3. To direct subordinate People's Committees of the localities where railways are broken due to traffic accidents or natural disasters to coordinate with the railway sector in promptly addressing the consequences, restoring railway traffic.

Article 46.- Responsibilities of the mass media agencies

The central and local mass media agencies shall work out plans, programs, special columns or programs for popularization of the law on railway communication and transport order and safety.

Article 47.- Formulating plannings on building or rennovation of works which affect the safety of railway works

Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People's Committees, when formulating plannings on building or renovation of works which affect the safety of railway works, shall obtain the written consent of the Transport Ministry.

Chapter VII

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 48.- Determining the time points and principles for handling of works which exist in the railway land areas

1. Determination of time points:

a/ Works existing in railway land areas before September 1, 1996, shall be handled under the provisions of Decree No. 120/CP of August 12, 1963, of the Government Council, promulgating the Regulation on railway scope and limits and railway communication and transport order and safety;

b/ Works existing in railway land areas between September 1, 1996, and December 31, 2005, shall be handled under the provisions of the Government's Decree No. 3 9/CP of July 5, 1996, on maintenance of railway traffic order and safety;

c/ Works existing in railway land areas from January 1, 2006, on shall be handled under the provisions of the Railway Law.

2. Handling principles:

a/ To immediately dismantle works causing harms to railway work safety, to railway communication and transport safety;

b/ To allow the temporary existence of works which are considered not directly affecting the railway work safety or railway communication and transport safety but the work owners must commit with local administrations and railway infrastructure business enterprises not to expand their works, not to develop works and immediately dismantle their works upon the requests of competent state management bodies.

c/ Compensations and supports for owners of dismantled works shall be as provided for by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO"; replaces the Government's Decree No. 39/CP of July 5, 1996, on maintenance of railway traffic order and safety, which was amended and supplemented by the Government's Decree No. 76/1998/ND-CP of September 26, 1998 (excluding Chapter VI of Decree No. 39/CP of July 5, 1996, which will be replaced by another document of the Government).

Article 50.- Implementation responsibility

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 109/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 Hướng dẫn Luật Đường sắt

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.720

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.202.224
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!