ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 7364/KH-UBND
|
Đắk Lắk, ngày 06
tháng 8 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 07-CTR/TU NGÀY 09/4/2021 CỦA BAN
CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG KẾT NỐI VÙNG TÂY NGUYÊN
VÀ CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2025
Thực hiện Chương trình số
07-CTr/TU ngày 09/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển hạ tầng
giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải miền Trung đến năm
2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển hạ tầng giao thông kết
nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải miền Trung đến năm 2025 với các nội
dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm
và hành động của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả
các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng
Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung đến năm 2025, phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và điều kiện thực tế của địa phương.
- Xác định các nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu thực hiện tốt Chương trình số 07-CTr/TU ngày 09/4/2021 của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh về phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và
các tỉnh duyên hải miền Trung đến năm 2025.
- Xác định các danh mục dự án đầu
tư trong kế hoạch 05 năm và từng năm, nhằm chủ động phân bổ, huy động các nguồn
vốn đầu tư ngân sách Trung ương (NSTW) hỗ trợ, ngân sách địa phương (NSĐP), vốn
vay ODA, kêu gọi đầu tư từ doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế theo hình thức đối
tác công tư (PPP). Tạo sự nhất quán về quan điểm trong việc xác định danh mục
công trình, dự án hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên
hải miền Trung để đầu tư hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025, nhằm triển
khai thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đảm bảo
hiệu lực, hiệu quả.
2. Yêu cầu
- Các nhiệm vụ đề ra phải phù hợp
với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn của ngành, địa phương; phù hợp
với khả năng huy động, cân đối các nguồn lực để thực hiện.
- Các cấp, các ngành thực hiện
đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành bằng những việc làm cụ thể, đột
phá, mang lại hiệu quả thực chất; nghiên cứu, đề xuất và thực hiện có hiệu quả
các giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Tăng cường
kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện kế hoạch gắn với đề cao trách nhiệm
người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Thực hiện có hiệu lực, hiệu
quả nội dung Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về “Xây dựng
và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045 trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên”; Nghị quyết số 103/NQ-CP
ngày 09/7/2020 của Chính phủ về “Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị”; Nghị quyết số
01-NQ/ĐH ngày 02/11/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm
kỳ 2020 - 2025.
- Tập trung quy hoạch phát triển
đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông, bao gồm: Đường bộ, đường
sắt, đường hàng không, đường thủy nội địa gắn với nâng cao năng lực quản lý nhà
nước về giao thông vận tải.
- Đầu tư xây dựng hạ tầng giao
thông đối ngoại, kết nối thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh
trong vùng Tây Nguyên và duyên hải miền Trung, nhằm nâng cao năng lực kết nối,
năng lực vận tải, tạo điều kiện thuận lợi trong việc hợp tác, liên kết phát triển
giữa các tỉnh trên mọi lĩnh vực, phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi tỉnh, của
từng vùng, khu vực, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực, giảm chi phí
logistics, nâng cao năng lực cạnh tranh,... góp phần phát triển kinh tế - xã hội
nhanh và bền vững; nâng cao đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần của Nhân
dân đạt mức trung bình của cả nước vào năm 2025.
2. Mục tiêu cụ thể
- Hoàn thành việc chuẩn bị, đề
xuất và được cấp có thẩm quyền đưa vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, 03 đường cao tốc: Buôn Ma Thuột - Nha
Trang; Buôn Ma Thuột - Liên Khương; Buôn Ma Thuột - Phú Yên, trong đó, ưu tiên
đưa Dự án: Đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang vào danh mục các dự án thực
hiện đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2030.
- Đầu tư tuyến đường cao tốc
Buôn Ma Thuột - Nha Trang từ nguồn vốn NSTW hỗ trợ, NSĐP và huy động đầu tư
theo phương thức đối tác công tư (PPP), trong đó: Giai đoạn 2021 - 2022 hoàn
thành công tác chuẩn bị và kêu gọi đầu tư; giai đoạn 2023 - 2025 tổ chức triển
khai thực hiện dự án.
- Đầu tư 04 dự án đường giao
thông liên kết vùng, nối tỉnh Đắk Lắk với Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Sông
Hinh - Phú Yên từ nguồn vốn NSTW hỗ trợ và NSĐP, trong đó: Giai đoạn 2021-2022
kiến nghị Trung ương hỗ trợ nguồn vốn đầu tư và hoàn thành công tác chuẩn bị đầu
tư; giai đoạn 2023-2025 tổ chức triển khai thực hiện dự án.
- Kêu gọi đầu tư Cảng cạn Đắk Lắk
theo hình thức xã hội hóa, trước năm 2023.
- Kiến nghị với Bộ Giao thông vận
tải:
+ Đầu tư hoàn thành 03 quốc lộ
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk: Quốc lộ 29, Quốc lộ 27, Quốc lộ 14C bằng nguồn vốn đầu
tư công trung hạn Trung ương, giai đoạn 2021-2025.
+ Đầu tư tuyến đường sắt kết nối
các tỉnh khu vực Tây Nguyên với Duyên hải miền Trung (tuyến Buôn Ma Thuột - Tuy
Hòa) theo phương thức đối tác công tư (PPP), trong đó: Giai đoạn 2021-2025 hoàn
thành công tác chuẩn bị và kêu gọi đầu tư; giai đoạn 2025-2030 tổ chức triển
khai thực hiện đầu tư xây dựng dự án.
+ Nâng cấp Cảng Hàng không Buôn
Ma Thuột thành Cảng Hàng không quốc tế, trước năm 2025.
- Nghiên cứu, kiến nghị Chính
phủ giao nhiệm vụ Bộ Ngoại giao, Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia phối hợp
giải quyết thủ tục hỗ trợ đầu tư tuyến đường bộ từ Cửa khẩu Đắk Ruê đến thị xã
Ko Nhéc, huyện Ko Nhéc, tỉnh Mondulkiri, Campuchia, với chiều dài khoảng 67km,
từ nguồn vốn NSTW, trước năm 2025.
III. NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP
1. Về công
tác tuyên truyền
Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức triển khai thực hiện tốt công
tác tuyên truyền về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển
hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung, tạo
bước đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông đối ngoại, góp phần quan trọng
trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung, để từ đó tạo sự ủng hộ
của Nhân dân, sự tham gia của các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các thành phần kinh
tế đối với chương trình phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên
và các tỉnh duyên hải miền Trung, nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của Nhân dân.
2. Về công
tác quy hoạch
- Đối với Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk
thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu
mối, chủ trì tham mưu xây dựng, trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch,
Sở Giao thông vận tải phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên
quan xây dựng Phương án phát triển mạng lưới giao thông, kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải và hạ tầng logistics tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050 để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh, trong đó đặc biệt quan tâm ưu tiên phân bổ
nguồn lực đầu tư các dự án giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên
hải miền Trung.
- Sở Giao thông vận tải chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh góp ý Quy hoạch Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông: Đường bộ, đường
sắt, Hàng không Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 do Bộ
Giao thông vận tải chủ trì xây dựng, nhằm bảo đảm điều kiện triển khai thực hiện
các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh
Duyên hải miền Trung trong giai đoạn 2021 - 2025.
3. Về khai
thác kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu
- Sở Giao thông vận tải, Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Nâng cao năng lực quản lý và khai thác
hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu trên địa bàn tỉnh theo
phân cấp; tăng cường công tác bảo trì đường bộ và sử dụng hiệu quả nguồn kinh
phí này.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố tham mưu xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm, giai đoạn
2021 - 2025, đảm bảo việc đầu tư cải tạo, nâng cấp các dự án giao thông trên địa
bàn tỉnh đồng bộ, phù hợp, sát với tình hình thực tế, nhằm bảo vệ kịp thời kết
cấu công trình, chống xuống cấp, nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo giao thông
thông suốt, an toàn.
4. Về hợp
tác, liên kết vùng, hợp tác toàn diện
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp với Sở Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh,
ban hành mới các cam kết, chương trình hợp tác, liên kết phát triển giữa tỉnh Đắk
Lắk với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên; chủ động phối hợp với các tỉnh duyên hải
miền Trung xây dựng các chương trình hợp tác toàn diện các lĩnh vực; trong đó
có lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.
- Thỏa thuận với các tỉnh Tây
Nguyên trong việc phân bổ, ưu tiên, tập trung nguồn lực đầu tư hợp lý, hiệu quả,
gắn vai trò, vị trí, tiềm năng thế mạnh của mỗi tỉnh, của từng vùng, khu vực nhằm
đảm bảo phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình số 07-CTr/TU ngày
09/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
5. Về đẩy mạnh
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh duyên
hải miền Trung
Các sở, ban ngành phối hợp chặt
chẽ, tích cực tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Chính phủ, Bộ, ngành
Trung ương quy hoạch, đầu tư xây dựng các tuyến đường chiến lược, mang tính
liên kết, kết nối vùng Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải miền Trung và khu vực Tam
giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV), cụ thể như sau:
- Sở Giao thông vận tải chủ
trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh:
+ Đề nghị Trung ương đưa vào
Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, 03 đường
cao tốc: Buôn Ma Thuột - Nha Trang; Buôn Ma Thuột - Liên Khương; Buôn Ma Thuột
- Phú Yên; trong đó, ưu tiên đưa Dự án Đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang
vào danh mục các dự án thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2030.
+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Yên kiến nghị Chính phủ: Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột
- Tuy Hòa, dài khoảng 169km.
+ Phối hợp với Bộ Giao thông vận
tải, Bộ Quốc phòng, kiến nghị Chính phủ nâng cấp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột
thành Cảng Hàng không quốc tế.
+ Kiến nghị Chính phủ cho chủ
trương, hỗ trợ nguồn vốn ngân sách Trung ương khoảng 10.000 tỷ đồng trong tổng
mức đầu tư khoảng 19.500 tỷ đồng để đầu tư tuyến đường cao tốc Buôn Ma Thuột -
Nha Trang.
+ Phối hợp với Ủy ban nhân dân
các tỉnh: Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Phú Yên, đề nghị Chính phủ hỗ trợ đầu tư
04 dự án đường giao thông liên kết vùng: Đường nối tỉnh Đắk Lắk với Gia Lai
(45km), Lâm Đồng (9,4km, gồm: Cầu và đường kết nối vào cầu), Đắk Nông (5,7km đường
kết nối vào cầu và 01 Cầu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực), Sông Hinh - Phú
Yên (33,5km).
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải, Sở Ngoại vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh:
Kiến nghị Chính phủ quan tâm giao nhiệm vụ Bộ Ngoại giao, Ủy ban hỗn hợp Việt
Nam - Campuchia phối hợp giải quyết thủ tục hỗ trợ đầu tư tuyến đường bộ từ Cửa
khẩu Đắk Ruê đến thị xã Ko Nhéc, huyện Ko Nhéc, tỉnh Mondulkiri, Campuchia, với
chiều dài khoảng 67km.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có
liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh:
+ Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa để xác định trách nhiệm tham gia bố
trí vốn ngân sách địa phương để đối ứng thực hiện dự án đầu tư tuyến đường cao
tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang.
+ Kêu gọi đầu tư xây dựng Cảng
cạn Đắk Lắk.
6. Về kêu gọi,
thu hút đầu tư, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông: Tổ chức
công khai quy hoạch, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư để thu hút, khuyến khích
các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát
triển hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền
Trung.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp
với tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm năng, đầu tư các dự
án: Đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang, tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột -
Tuy Hòa theo hình thức PPP.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp
chặt chẽ với các Sở: Giao thông vận tải, Ngoại vụ, Công Thương và các đơn vị có
liên quan tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế, chương trình xúc tiến đầu tư,
thương mại thông qua các kênh ngoại giao, qua đó tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
phối hợp với các Bộ: Giao thông vận tải, Ngoại giao, Công Thương để kêu gọi đầu
tư kết cấu hạ tầng khu vực biên giới: Quốc lộ 29, Quốc lộ 14C, hạ tầng giao
thông khu vực Cửa khẩu Đắk Ruê.
7. Về phân
bổ nguồn lực đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải và các Sở, ngành có liên quan tham
mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn lực đầu tư theo hướng:
- Ưu tiên nguồn vốn NSTW hỗ trợ
cho địa phương theo cơ chế đặc thù để đầu tư: 04 dự án đường giao thông liên kết
vùng, nối tỉnh Đắk Lắk với Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Nông, Sông Hinh - Phú Yên;
tuyến đường bộ từ Cửa khẩu Đắk Ruê đến thị xã Ko Nhéc, huyện Ko Nhéc, tỉnh
Mondulkiri, Campuchia.
- Lồng ghép, cân đối hợp lý, hiệu
quả các nguồn vốn: NSTW hỗ trợ cho địa phương theo cơ chế đặc thù, NSĐP, huy động
từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiềm năng để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông chiến lược theo hình thức PPP: Đường cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha
Trang, đường sắt Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa, Cảng cạn Đắk Lắk.
- Ưu tiên nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức ODA đầu tư kết cấu hạ tầng khu vực biên giới: Hạ tầng giao
thông khu vực Cửa khẩu Đắk Ruê.
- Nguồn vốn NSTW do Bộ Giao
thông vận tải quản lý: Đề nghị ưu tiên đầu tư 03 quốc lộ trên địa bàn tỉnh Đắk
Lắk: Quốc lộ 29, Quốc lộ 27, Quốc lộ 14C; hạ tầng Cảng hàng không Buôn Ma Thuột.
8. Về cơ chế
chính sách
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ
trì, phối hợp Sở Tài chính và các Sở, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân
dân tỉnh: Báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép tỉnh Đắk Lắk được hưởng
một số chính sách đặc thù về ưu tiên nguồn vốn NSTW hỗ trợ cho địa phương để đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo Kết luận số 67-KL/TW ngày
16/12/2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 09/7/2020 của Chính
phủ.
- Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố:
+ Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ
chế, chính sách ưu đãi về thuê đất để tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu gọi
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức xã hội hóa.
+ Thẩm định nhu cầu sử dụng để
thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong quy hoạch, kế
hoạch đất cấp huyện.
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố có trách nhiệm xác định chỉ tiêu sử dụng đất để thực hiện các dự án
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất hàng năm cấp huyện làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển
mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư,
Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị,
địa phương có liên quan tích cực đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính,
tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng cho nhà đầu tư trên cơ sở bảo đảm
các quy định của pháp luật về đầu tư; hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư thực hiện
dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, nhất là
các thủ tục về thẩm định cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, giao đất,
cho thuê đất, cấp phép xây dựng…; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý hoặc kiến
nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư trong
quá trình triển khai thực hiện thủ tục đầu tư và triển khai thực hiện dự án thu
hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
IV. NHIỆM VỤ
CỤ THỂ VÀ THỜI GIAN DỰ KIẾN HOÀN THÀNH
(Có bảng Phụ lục chi tiết
kèm theo)
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở Chương trình số
07-CTr/TU ngày 09/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và nhiệm vụ được giao
chủ trì tổ chức thực hiện tại Phụ lục chi tiết kèm theo Kế hoạch này, các Sở,
ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm
xây dựng Kế hoạch chi tiết để cụ thể hóa, triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn
vị, địa phương theo từng giai đoạn, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.
2. Giao Sở Giao thông vận tải
có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện các nhiệm
vụ nêu trong Kế hoạch theo đúng tiến độ và định kỳ tổng hợp, tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện cho Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh
để kịp thời báo cáo Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh theo quy định tại Chương trình số
07-CTr/TU ngày 09/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
3. Sở Thông tin và Truyền
thông, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các Sở, ban, ngành, địa phương liên
quan chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương, Đài Truyền thanh - Truyền hình các
huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Chương
trình số 07-CTr/TU ngày 09/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch
này đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.
4. Định kỳ trước ngày 05 tháng
12 hàng năm hoặc đột xuất, các Sở, ban, ngành của tỉnh có liên quan, Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả thực hiện đến Sở Giao
thông vận tải để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện
Chương trình số 07-CTr/TU ngày 09/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Yêu cầu
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh
triển khai thực hiện nghiêm Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có
phát sinh vướng mắc thì báo cáo kịp thời Ủy ban nhân dân tỉnh thông qua Sở Giao
thông vận tải để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Các Bộ: GTVT, KH&ĐT, TC, CT, NG (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: GTVT, KH&ĐT, TN&MT, XD, CT, TC, Ng.V, TT&TT;
- Công an tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Các phòng: TH, KT, KGVX;
- Lưu: VT, CN (Hg 12b).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Văn Cảnh
|
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH SỐ
07-CTR/TU NGÀY 09/4/2021 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH, VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
GIAO THÔNG KẾT NỐI VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ CÁC TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM
2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 7364/KH-UBND ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Đắk Lắk)
STT
|
Nhiệm vụ
|
Tổ chức thực hiện
|
Thời gian dự kiến hoàn thành
|
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
|
1
|
Đề nghị Trung ương đưa vào
Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, 03
đường cao tốc: Buôn Ma Thuột - Nha Trang; Buôn Ma Thuột - Liên Khương; Buôn
Ma Thuột - Phú Yên; trong đó, ưu tiên đưa Dự án: Đường cao tốc Buôn Ma Thuột
- Nha Trang vào danh mục các dự án thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2021-2030
|
Sở Giao thông vận tải
|
Các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thông tin và Truyền
thông; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Năm 2021
|
|
|
Kiến nghị Chính phủ cho chủ
trương, hỗ trợ nguồn ngân sách Trung ương để đầu tư tuyến đường cao tốc Buôn
Ma Thuột - Nha Trang
|
Quý II, năm 2021
|
|
|
|
Phối hợp với tỉnh Gia Lai,
Lâm Đồng, Đắk Nông, Phú Yên, đề nghị Chính phủ hỗ trợ đầu tư 04 dự án đường
giao thông liên kết vùng: Đường nối tỉnh Đắk Lắk với Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk
Nông, Sông Hinh - Phú Yên
|
Năm 2021
|
|
|
Phối hợp với Ủy ban nhân dân
tỉnh Phú Yên kiến nghị Chính phủ: Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột
- Tuy Hòa, dài khoảng 169km
|
Năm 2021- 2025
|
|
|
|
Phối hợp với Bộ Giao thông vận
tải, Bộ Quốc phòng, kiến nghị Chính phủ nâng cấp Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột
thành Cảng Hàng không quốc tế
|
Năm 2021- 2025
|
|
|
|
Nâng cao năng lực quản lý và
khai thác hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu trên địa bàn tỉnh
theo phân cấp; tăng cường công tác bảo trì đường bộ, đảm bảo kịp thời, hiệu
quả
|
Năm 2021
|
|
|
Tổng hợp, đề xuất nội dung định
hướng quy hoạch mạng lưới, kết cấu hạ tầng giao thông (đường bộ, đường hàng không,
đường sắt, đường thủy nội địa, cảng cạn), để Sở Kế hoạch và Đầu tư tích hợp
vào Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong
đó, đặc biệt quan tâm tích hợp và ưu tiên phân bổ nguồn lực đầu tư các dự án
giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung
|
Quý III, Năm 2021
|
|
|
2
|
Trong quá trình lập Quy hoạch
tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Tích hợp xây dựng
quy hoạch mạng lưới, kết cấu hạ tầng giao thông (đường bộ, đường hàng không,
đường sắt, đường thủy nội địa, cảng cạn); trong đó, đặc biệt quan tâm tích hợp
và ưu tiên phân bổ nguồn lực đầu tư các dự án giao thông kết nối vùng Tây
Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Các Sở: Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường;
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Năm 2021 - 2022
|
|
Xây dựng Kế hoạch đầu tư công
trung hạn 05 năm, giai đoạn 2021 - 2025, đảm bảo việc đầu tư cải tạo, nâng cấp
các dự án giao thông trên địa bàn tỉnh đồng bộ, phù hợp, sát với tình hình thực
tế, nhằm bảo vệ kịp thời kết cấu công trình, chống xuống cấp, nâng cao hiệu
quả đầu tư, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn
|
|
Tổ chức rà soát, điều chỉnh,
ban hành mới các cam kết, chương trình hợp tác, liên kết phát triển giữa tỉnh
Đắk Lắk với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên; chủ động phối hợp với các tỉnh
Duyên hải miền Trung xây dựng các chương trình hợp tác toàn diện các lĩnh vực;
trong đó có lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
|
Các Sở: Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường,
Ngoại vụ; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
|
Thỏa thuận với các tỉnh trong
vùng Tây Nguyên trong việc phân bổ, ưu tiên, tập trung nguồn lực đầu tư hợp
lý, hiệu quả, gắn vai trò, vị trí, tiềm năng thế mạnh của mỗi tỉnh, của từng
vùng, khu vực nhằm đảm bảo phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu lực, hiệu quả
Chương trình số 07-CTr/TU ngày 09/4/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, về
phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải
miền Trung đến năm 2025 và Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính
trị; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 09/7/2020 của Chính phủ, về ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019
của Bộ Chính trị
|
Các Sở: Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường,
Ngoại vụ; UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Năm 2021 - 2022
|
|
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa để xác định trách nhiệm tham gia bố
trí vốn ngân sách địa phương để đối ứng thực hiện dự án đầu tư tuyến đường
cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Các Sở: Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường
|
Năm 2021
|
|
Kiến nghị Chính phủ quan tâm giao
nhiệm vụ Bộ Ngoại giao, Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia phối hợp giải quyết
thủ tục hỗ trợ đầu tư tuyến đường bộ từ Cửa khẩu Đắk Ruê đến thị xã Ko Nhéc,
huyện Ko Nhéc, tỉnh Mondulkiri, Campuchia, với chiều dài khoảng 67km
|
Các Sở: Giao thông vận tải, Ngoại vụ
|
Năm 2021
|
|
Kêu gọi đầu tư xây dựng Cảng
cạn Đắk Lắk theo hình thức xã hội hóa
|
Các Sở: Giao thông vận tải, Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên
quan
|
Năm 2021
|
|
Kêu gọi đầu tư phát triển hạ
tầng giao thông kết nối vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung: Đường
cao tốc Buôn Ma Thuột - Nha Trang, tuyến đường sắt Buôn Ma Thuột - Tuy Hòa
theo hình thức PPP; hạ tầng khu vực biên giới: Khu vực Cửa khẩu Đắk Ruê
|
Các Sở: Giao thông vận tải, Tài chính; Ngoại vụ
|
Năm 2021 - 2025
|
|
Báo cáo, đề xuất Thủ tướng
Chính phủ cho phép tỉnh Đắk Lắk được hưởng một số chính sách đặc thù về ưu
tiên nguồn vốn NSTW hỗ trợ cho địa phương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông theo Kết luận số 67-KL/TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị; Nghị
quyết số 103/NQ-CP ngày 09/7/2020 của Chính phủ
|
Sở Tài chính và các Sở, ngành có liên quan
|
Quý IV, năm 2021
|
|
3
|
Xác định diện tích sử dụng đất
cho các dự án để tổng hợp, trình các cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt quy hoạch,
kế hoạch, điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất kịp thời nhằm có đủ quỹ đất cho việc
đầu tư xây dựng các dự án
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Các Sở: Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện,
thị xã, thành phố
|
Năm 2021
|
|
Nghiên cứu, hoàn thiện các cơ
chế, chính sách ưu đãi về thuê đất để tạo điều kiện thuận lợi trong việc kêu
gọi đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức xã hội hóa
|
Năm 2021- 2025
|
|
4
|
Chỉ đạo các cơ quan báo chí địa
phương, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố tăng cường
tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Chương trình số 07-CTr/TU ngày 09/4/2021 của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch này đến cộng đồng doanh nghiệp và người
dân trên địa bàn tỉnh
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Các Sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã,
thành phố
|
Quý II, III, năm 2021
|
|
5
|
Xác định chỉ tiêu sử dụng đất
để thực hiện các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong quá trình
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện làm cơ sở thu hồi đất,
giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án theo
quy định của pháp luật
|
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Các Sở, ngành có liên quan
|
Năm 2021- 2025
|
|
6
|
Các Sở, ngành căn cứ chức
năng nhiệm vụ để phối hợp thực hiện và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố với chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn có trách nhiệm triển
khai, phối hợp thực hiện nghiêm túc các nội dung của kế hoạch
|
|
Các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Năm 2021- 2025
|
|