ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 279/KH-UBND
|
Đồng Nai, ngày 20
tháng 8 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 23/CT-TTG NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 2024 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH VẬN TẢI TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26 tháng 7 năm
2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trong tình hình mới.
Thực hiện Nghị quyết số 149/NQ-CP ngày 21 tháng 9
năm 2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25 tháng 5 năm 2023 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông trong tình hình mới.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg , ngày 26 tháng 7 năm 2024 của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
đối với hoạt động kinh doanh vận tải trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh như
sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tạo sự phối hợp vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ của cả
hệ thống chính trị, đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cấp chính quyền với các
sở, ban, ngành, các đoàn thể có liên quan trong công tác đảm bảo trật tự an
toàn giao thông đối với hoạt động kinh doanh vận tải trong tình hình mới.
2. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường kỷ
cương của lực lượng thực thi công vụ; tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông; tiếp tục siết
chặt quản lý hoạt động kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện.
3. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm
trật tự an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông; tổ chức tốt công tác vận
tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
4. Nâng cao ý thức tự giác, chấp hành pháp luật và
xây dựng văn hóa giao thông an toàn.
II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1. Các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp quản lý hoạt
động kinh doanh vận tải đường bộ theo Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25 tháng 5 năm
2023 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới; đồng thời tiếp
tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ,
ngành, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh về đảm bảo trật tự an
toàn giao thông; chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để thực hiện Luật Trật tự, an
toàn giao thông và Luật Đường bộ ngay khi có hiệu lực thi hành
2. Ban An toàn giao thông tỉnh
a) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý
các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao thông
trên địa bàn tĩnh.
b) Phối hợp, đề nghị với các đơn vị liên quan thực
hiện tuyên truyền đến các hộ gia đình, người dân sinh sống dọc các tuyến đường
mới đưa vào khai thác thực hiện các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn
giao thông; kinh nghiệm tham gia giao thông an toàn trên các tuyến đường mới,
lái xe mới; các kiến thức và kỹ năng điều khiển xe mô tô, xe máy trong điều kiện
giao thông hỗn hợp; thực hiện nghiêm "Đã uống rượu bia - không lái xe",
không sử dụng điện thoại khi lái xe,...
3. Sở Giao thông vận tải
a) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, có hiệu quả công
tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại địa
phương theo quy định; thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các đơn vị
kinh doanh vận tải trên địa bàn có nhiều vi phạm, để xảy ra tai nạn giao thông
nghiêm trọng.
b) Tổ chức liên ngành thẩm tra an toàn giao thông đối
với các "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" tai nạn giao
thông.
c) Phối hợp với lực lượng chức năng xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng
xe ôtô để xảy ra tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên
theo quy định, định kỳ báo cáo kết quả về cơ quan thường trực của Ủy ban An
toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh.
d) Thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu về đơn vị
kinh doanh vận tải, phương tiện kinh doanh vận tải, danh sách lái xe kinh doanh
vận tải, các đơn vị thường xuyên vi phạm điều kiện kinh doanh vận tải, rà soát
loại hình kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng, kinh doanh vận tải khách du lịch,
cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng (Thuế, Công an, Y tế) và
các cơ quan khác để phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng nhiệm vụ.
đ) Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa
bàn tỉnh ký cam kết và thực hiện các quy định pháp luật về trật tự, an toàn
giao thông, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe, cam kết không sử dụng lái
xe dương tính với ma túy và các chất cấm khác theo quy định pháp luật.
4. Công an tỉnh
a) Chủ trì tổ chức hội nghị với các cơ quan, lực lượng
chức năng đánh giá nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp khi xảy ra tai nạn giao
thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, triển khai các giải pháp khắc phục và
làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và Công an
các địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông, hành vi vi phạm là nguyên
nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô, như vi phạm quy định về: nồng độ cồn, ma túy, chở
hàng quá khổ, quá tải trọng, cơi nới thùng xe, chở quá số người quy định, xe hết
hạn kiểm định, quá niên hạn sử dụng, vi phạm tốc độ, tránh, vượt, đi sai phần
đường, làn đường, chuyển làn không đúng quy định, không chấp hành hiệu lệnh của
đèn tín hiệu giao thông, sử dụng giấy tờ không do cơ quan có thẩm quyền cấp (giấy
tờ giả).
c) Phát động phong trào toàn dân lên án, phát hiện
và cung cấp tài liệu phản ánh vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông
để lực lượng Cảnh sát giao thông xử lý theo quy định của pháp luật.
d) Chủ trì, phối hợp lực lượng chức năng Sở Giao
thông vận tải tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp xe ô tô
hợp đồng đưa đón trẻ em mầm non, học sinh không đảm bảo điều kiện kinh doanh vận
tải, không bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật.
đ) Khi phát hiện người điều khiển phương tiện sử dụng
ma túy và các chất cấm khác theo quy định của pháp luật, ngoài việc gửi thông
tin cho chính quyền địa phương nơi lái xe cư trú, cần gửi thông tin cho cơ quan
có liên quan về giao thông vận tải và y tế để cùng giám sát và quản lý.
5. Sở Y tế
a) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang bị y tế
cơ bản, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh, bảo đảm phục vụ tốt công tác cấp cứu tai nạn giao thông.
b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám chữa
bệnh thực hiện khám sức khỏe lái xe; xử lý vi phạm đối với những cơ sở cung cấp
giấy khám sức khỏe khi không thực hiện khám đầy đủ các nội dung theo quy định của
pháp luật.
c) Chủ động phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông,
Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan trên địa bàn tuyên truyền, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho lái xe của các đơn vị
kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh.
d) Cập nhật các trường hợp lái xe dương tính với ma
túy và các chất cấm khác (thông qua khám sức khỏe, thông tin xử phạt từ cơ
quan chức năng,...) trên hệ dữ liệu điện tử khám sức khỏe để cơ quan Công
an, giao thông vận tải, y tế cùng giám sát, quản lý.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa
bàn chủ động cam kết và thực hiện các quy định pháp luật về trật tự, an toàn
giao thông, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe, cam kết không sử dụng lái
xe dương tính với ma túy và các chất cấm khác theo quy định pháp luật.
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực
hiện tuyên truyền đến các hộ gia đình, người dân sinh sống dọc các tuyến đường
mới đưa vào khai thác thực hiện các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn
giao thông;
c) Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch bến xe, các điểm
trung chuyển hành khách, hàng hóa hợp lý, phù hợp với tình hình phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương nhằm phục vụ tốt nhất việc đi lại của Nhân dân và
lưu thông hàng hóa.
d) Quy hoạch mở rộng lòng đường, vỉa hè; thực hiện
các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông giờ cao điểm tại khu vực tập trung
đông người như: Trường học, Chợ, Bệnh viện, Khu công nghiệp,...
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này xây dựng kế hoạch
triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm tình hình của từng cơ quan, đơn vị, địa
phương đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Định kỳ hàng quý báo cáo kết
quả thực hiện Kế hoạch này gửi về Ban An toàn giao thông tỉnh tổng hợp báo cáo
theo quy định.
2. Giao Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh
theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ban ngành, địa phương thực hiện Kế hoạch
này; định kỳ hằng quý tham mưu UBND tỉnh báo cáo kết quả về Ủy ban An toàn giao
thông Quốc gia.
Trên đây là Kế hoạch của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
triển khai thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg , ngày 26 tháng 7 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với hoạt
động kinh doanh vận tải trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh. Đề nghị các Sở,
ban ngành, địa phương nghiên cứu, triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Ủy ban ATGT Quốc gia;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban An toàn giao thông tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN, KGVX, THNC, Tan.
<D:\2024\UBT\Tham mưu GT\>
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Hoàng
|