ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2555/KH-UBND
|
Bình Dương, ngày 21 tháng 5 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 45-KL/TW NGÀY 01/2/2019 CỦA BAN BÍ THƯ
VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CHỈ THỊ SỐ 18-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ KHÓA XI
Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban
Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội
địa và khắc phục ùn tắc giao thông;
Căn cứ công văn số 1829/VPCP-CN ngày
06/3/2019 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Kết luận số
45-KL/TW của Ban Bí thư; nhằm tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp
theo tinh thần Chỉ thị số 18-CT/TW và kéo giảm tai nạn giao thông, phấn đấu giảm
số thương vong do tai nạn giao thông mỗi năm từ 5% đến 10%; khắc phục có hiệu
quả tình trạng ùn tắc giao thông, lập lại trật tự, an toàn giao thông, không để
xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút trên địa bàn tỉnh Bình
Dương; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số
45-KL/TW ngày 01/2/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu
quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nâng
cao nhận thức và trách nhiệm cấp ủy đảng, người đứng đầu chính quyền các cấp,
các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân về công tác này;
thực hiện toàn diện, đồng bộ, liên tục các chủ trương, giải pháp nhằm tạo chuyển
biến mạnh mẽ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phấn đấu hằng năm kiềm
chế, làm giảm từ 5% đến 10% tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy
nội địa và giảm ùn tắc giao thông đường bộ.
2. Huy động
mọi nguồn lực xã hội và hợp tác quốc tế để bảo đảm các điều kiện phát triển về
kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông công cộng.
3. Xây dựng
lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong sạch, vững mạnh
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
II. PHÂN CÔNG NHIỆM
VỤ:
1. Ban An toàn
giao thông tỉnh:
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển
khai thực hiện Kế hoạch, đồng thời cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp vào Kế hoạch
“Năm An toàn giao thông” hằng năm; Tăng cường phối hợp với các Sở, ban, ngành
và chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn
giao thông.
Xây dựng và triển khai thực hiện
chương trình phối hợp về tuyên truyền, giáo dục pháp luật về TTATGT, chống ùn tắc
giao thông và ô nhiễm môi trường với các cơ quan thành viên Ban An toàn giao
thông tỉnh, các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức trong và ngoài nước nhằm
vận động toàn dân xây dựng văn hóa tham gia giao thông an toàn và thân thiện
môi trường; thường xuyên theo dõi, đôn đốc các địa phương, đơn vị thực hiện hiệu
quả các mục tiêu, nhiệm vụ công tác bảo đảm TTATGT; tăng cường công tác theo
dõi, nắm bắt diễn biến tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh để kịp thời đề xuất,
tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp xử lý cho phù hợp;
2. Sở Giao thông
Vận tải
a) Tăng cường quản lý nhà nước về
giao thông vận tải, tập trung vào các lĩnh vực: Quy hoạch phát triển, xây dựng
hạ tầng giao thông, khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các loại hình vận tải.
Siết chặt công tác quản lý vận tải, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp với người
điều khiển phương tiện được chủ doanh nghiệp thuê.
b) Nâng cao chất lượng công tác đào tạo,
sát hạch, cấp giấy phép lái xe và quản lý người điều khiển phương tiện, quản lý
an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ,
phương tiện thủy nội địa; kiên quyết đình chỉ các cơ sở đào tạo, sát hạch lái
xe, trung tâm đăng kiểm vi phạm quy định về quản lý. Phối hợp chặt chẽ với Công
an tỉnh về kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu xử phạt vi phạm
TTATGT với công tác quản lý cấp giấy phép lái xe.
c) Nâng cao năng lực của đội ngũ cán
bộ làm công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải và quản lý nhà nước về
trật tự, an toàn giao thông, nêu cao tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu khi
thi hành công vụ. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải căn cứ chức
năng tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
pháp luật về TTATGT; Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác quản lý,
bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. Chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm hành lang
an toàn giao thông, vỉa hè, đường phố.
d) Chủ động kiểm tra, phát hiện và khắc
phục kịp thời các yếu tố gây mất an toàn trên đường giao thông và có kế hoạch xử
lý những điểm đen tai nạn giao thông; thường xuyên kiểm tra, xây dựng phương án
phân luồng, phân tuyến, tổ chức giao thông, rà soát, bổ sung biển báo, đèn tín
hiệu giao thông phù hợp để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, hạn chế tình
trạng ùn tắc giao thông; thường xuyên rà soát, kiểm tra các vi phạm hành lang
an toàn đường bộ, đường sắt, xóa bỏ các đường ngang trái phép và đề nghị chính
quyền địa phương cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
đ) Tiếp tục tham mưu, triển khai thực
hiện các đề án, chương trình, kế hoạch để nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ
vận tải hành khách, phát triển vận tải hành khách công cộng; ứng dụng mạnh mẽ
khoa học - kỹ thuật công nghệ trong quản lý hoạt động vận tải và tổ chức giao
thông, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển giao thông thông minh, đảm bảo kết nối,
tích hợp với hệ thống điều hành chung của bộ, ngành Trung ương.
e) Phối hợp với Ban An toàn giao
thông tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; tuyên
truyền, khuyến khích các tầng lớp nhân dân, trước hết là cán bộ công chức, viên
chức trong các cơ quan nhà nước sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, hạn
chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.
3. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao
thông, Công an các địa phương tăng cường tuần tra kiểm soát, phối hợp với các
đơn vị chức năng xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực an toàn giao thông đường
bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; phòng, chống đua xe trái phép. Đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ cao, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ trong công tác cũng như phương
án sử dụng thiết bị ghi hình của các tổ chức được giao quản lý, khai thác hệ thống
kết cấu hạ tầng giao thông để phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên
nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, đặc biệt là hành vi lái xe vi phạm nồng
độ cồn, sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích khác; trách nhiệm của chủ
phương tiện vận tải, thiếu trách nhiệm quản lý xe để lái xe gây ra hậu quả
nghiêm trọng.
b) Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải,
chính quyền địa phương khảo sát, đề xuất giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông,
giải pháp điều tiết giao thông, xử lý các “điểm đen” về tai nạn giao thông, các
điểm có nguy cơ là “điểm đen” và mất an toàn giao thông.
c) Phối hợp với Ban An toàn giao
thông tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố trong công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; vận động
toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT gắn với phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc.
4. Ủy ban nhân
dân, Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố
a) Căn cứ Kế hoạch này và tình hình
thực tiễn của địa phương để xây dựng kế hoạch tăng cường bảo đảm trật tự an
toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông.
b) Chỉ đạo các lực lượng chức năng
tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về TT ATGT,
chú trọng xử lý những hành vi vi phạm tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao
thông.
c) Tăng cường công tác quản lý lòng -
lề đường, hành lang an toàn đường bộ, đường đô thị, đường sắt, giải tỏa lấn chiếm,
tái lấn chiếm, san lấp mương dọc,..; đồng thời thực hiện cưỡng chế đối với những
trường hợp trực tiếp gây mất an toàn giao thông, tái lấn chiếm...
- Chủ động kiểm tra, phát hiện và khắc
phục kịp thời “điểm đen” về tai nạn giao thông, các yếu tố gây mất an toàn trên
đường giao thông.
- Thường xuyên kiểm tra, bổ sung, sửa
chữa, điều chỉnh kịp thời hệ thống báo hiệu đường bộ; hệ thống chiếu sáng, vỉa
hè, thoát nước.
- Tăng cường công tác duy tu, quản lý,
sửa chữa, tổ chức giao thông, bảo đảm điều kiện an toàn về kết cấu hạ tầng cho
hoạt động của phương tiện tham gia giao thông.
d) Đẩy mạnh Phong trào Toàn dân bảo vệ
an ninh Tổ quốc gắn với phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TT ATGT,
chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; phát huy vai trò của các tổ chức
chính trị - xã hội, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc, các công cụ truyền
thông hiện đại để tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao ý thức tự
giác chấp hành Luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa của người
tham gia giao thông, tuyên truyền đến tận xã, phường, cơ sở, xóm, ấp.
5. Đề nghị
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương, Tỉnh Đoàn Bình Dương, Liên
đoàn Lao động Tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu
Chiến binh tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Báo Bình Dương và Đài Phát thanh truyền
hình tình tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về
TT ATGT, đề cao trách nhiệm tự giác chấp hành Luật Giao thông, thực hiện tốt nếp
sống văn hóa giao thông, đấu tranh lên án các hành vi vi phạm trật tự, an toàn
giao thông, trật tự đô thị; kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn và
thân thiện môi trường cho mọi tầng lớp…
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
a) Yêu cầu các Sở, ngành, địa phương
có liên quan chủ động tổ chức thực hiện và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành
trong việc triển khai thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/2/2019 của Ban bí
thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí
thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc
giao thông; Xác định công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và khắc phục
ùn tắc giao thông là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên; phát huy sức mạnh của
cả hệ thống chính trị, của toàn dân tham gia, thường xuyên quan tâm lãnh đạo,
chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện.
b) Đề nghị các cấp ủy Đảng, Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương, Tỉnh Đoàn Bình Dương, Liên đoàn Lao động
tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Cựu Chiến binh tỉnh,
Hội Nông dân tỉnh, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh và các tổ chức
đoàn thể tích cực vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên gương mẫu chấp hành
các quy định của pháp luật về bảo đảm TTATGT, phát huy sức mạnh của cả hệ thống
chính trị để kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông
và ô nhiễm môi trường. Cán bộ, Đảng viên phải gương mẫu chấp hành các quy định
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và vận động người thân và gia đình cùng
thực hiện.
c) Giao Công an tỉnh Bình Dương tiếp
tục theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh kết quả thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW và Kết luận số 45-KL/TW ngày
01/2/2019 của Ban Bí thư.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực
hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/2/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI trên địa bàn tỉnh
Bình Dương; trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc; các
cơ quan, đơn vị có ý kiến phản ánh bằng văn bản gửi về Sở Giao thông Vận tải -
cơ quan Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp, đề xuất tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp/.
Nơi nhận:
- VP Chính phủ;
- Ủy ban ATGTQG;
- TT.TU, TT.HĐND, Đoàn ĐBQH;
- UBMTTQVN tỉnh, các Đoàn thể;
- CT, PCT.UBND tỉnh;
- Thành viên Ban ATGT tỉnh;
- UBND các huyện, thị, TP TDM;
- Báo BD, Đài PTTH; Website tỉnh;
- LĐVP (L,V),Tg, TH;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Thanh Liêm
|