Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 149/KH-UBND 2022 tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông Đồng Nai 2022 2025

Số hiệu: 149/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Cao Tiến Dũng
Ngày ban hành: 23/06/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 149/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 23 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 48/NQ-CP NGÀY 05/4/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Ngày 05/4/2022 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 48/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025. Ngày 24/9/2011 Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 1702/TTg-KTN về việc tăng cường chỉ đạo các giải pháp trọng tâm bảo đảm an toàn giao thông.

Để thực hiện nghiêm và có hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ và nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH

1. Nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông an toàn trong cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân. Phấn đấu kiềm chế và kéo giảm các vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe ô tô các loại và xe mô tô, xe gắn máy.

2. Kiềm chế sự gia tăng tai nạn giao thông, làm giảm số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trong năm 2022; Từ năm 2023-2025 giảm từ 5 đến 10 % các vụ tai nạn giao thông trên cả 03 tiêu chí so với cùng kỳ năm trước.

3. Tiếp tục thực hiện các giải pháp xử lý và hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông tại các nút giao trọng yếu; xử lý tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.

4. Xây dựng trung tâm điều hành, theo dõi tình hình trật tự an toàn giao thông tại các vị trí nút giao thông trọng điểm, có tình hình giao thông phức tạp để từ đó có giải pháp xử lý hiệu quả.

II. YÊU CẦU

1. Chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp từ tỉnh đến thành phố, huyện, thị trấn, xã, phường ngay từ quý đầu và cả năm.

2. Các ngành, thành viên Ban ATGT tỉnh và các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, từng nhiệm vụ, từng hoạt động phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế tại mỗi đơn vị, địa phương, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh hình thức.

3. Phổ biến, quán triệt nhiệm vụ đến từng cán bộ, chiến sỹ, công chức, viên chức và người lao động; gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan, đơn vị thực thi công vụ.

4. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trước hết chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành vận tải; sát hạch lái xe; điều khiển giao thông; giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông.

III. NỘI DUNG GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025; triển khai hiệu quả, quyết liệt và đồng bộ các chương trình, kế hoạch, chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Tỉnh ủy và UBND tỉnh về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

2. Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự giao thông, trật tự đô thị gn với chủ đề Năm ATGT 2022: “Xây dựng văn hóa giao thông an toàn gắn với kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19”; chú trọng xây dựng văn hóa giao thông an toàn và thân thiện với môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân; phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phát động phong trào “Toàn dân thực hiện văn hóa giao thông”.

3. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông gắn với duy tu, bảo dưỡng, bảo đảm an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng hiện hữu; nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ cũng như xử lý các vi phạm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; tiếp tục rà soát, lắp đặt hệ thống báo hiệu giao thông theo quy chuẩn mới; khắc phục kịp thời “điểm đen” tai nạn giao thông.

4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải; Đẩy nhanh tiến độ, siết chặt quản lý chi phí và chất lượng các hoạt động đầu tư xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng giao thông; nghiên cứu, tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông

5. Đẩy mạnh công tác thanh tra, tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật giao thông. Tập trung xử lý các vi phạm về hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, tải trọng phương tiện, an toàn kỹ thuật phương tiện, bảo đảm ATGT của kết cấu hạ tầng giao thông; hành vi vi phạm có nguy cơ cao dẫn đến TNGT.

6. Từng bước triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, tổ chức giao thông; quản lý hoạt động vận tải; sát hạch lái xe; hướng dẫn người tham gia giao thông cũng như hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động thực thi công vụ, phòng ngừa sai phạm, tiêu cực, chú trọng các khâu quản lý kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông, thanh kiểm tra, tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm và TNGT.

8. Quản lý chặt chẽ hoạt động xây dựng bảo đảm việc đầu tư, xây dựng mới hoặc điều chỉnh, sắp xếp các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện,... trong các đô thị phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.

IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Ban An toàn giao thông tỉnh

a) Xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền an toàn giao thông theo chủ đề của mỗi năm, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và các địa phương trong công tác tuyên truyền về pháp luật ATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa một cách thiết thực, hiệu quả. Kiểm tra đánh giá về hình thức, nội dung, tổ chức trong công tác tuyên truyền để bổ sung kịp thời các giải pháp làm cho công tác tuyên truyền ngày càng hiệu quả hơn.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các địa phương, đặc biệt đối với các địa phương có tình hình giao thông phức tạp, TNGT tăng so với cùng kỳ năm trước; kiểm tra hoạt động hệ thống giám sát tải trọng phương tiện tại các mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh; kiểm tra hoạt động của hệ thống camera giám sát giao thông tại các nút giao thông trọng yếu đã được đầu tư, xây dựng.

b) Phối hợp các ban, ngành thành viên Ban, UBND các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nội dung, kế hoạch hưởng ứng “Thập kỷ về an toàn giao thông đường b” do Liên hiệp quốc phát động, các tiêu chí về “văn hóa giao thông” phù hợp với các đối tượng cần tuyên truyền, giáo dục. Đẩy mạnh tuyên truyền về văn hóa giao thông, vận động cán bộ, công chức và nhân dân thực hiện nếp sống “văn hóa giao thông”, “văn hóa giao thông vì bình yên sông nước”, ứng xử có văn hóa trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo đảm ATGT, nhiệm vụ giữ gìn trật tự ATGT, khi tham gia giao thông.

Thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn bảo đảm an toàn cho hành khách, người đi mô tô, xe gắn máy; quy định của pháp luật về xử phạt đối với người lái xe uống rượu, bia; sử dụng chất ma túy; về đội mũ bảo hiểm; vận động người lớn tự giác đội mũ bảo hiểm cho trẻ em, sử dụng mũ bảo hiểm đạt chuẩn chất lượng, cài quai đúng quy cách; bảo đảm an toàn khi qua đường sắt, trên các phương tiện thủy.

Tuyên truyền mạnh mẽ và thường xuyên bằng nhiều hình thức, kể cả bằng áp phích cảnh báo tại các nhà hàng, quán ăn tác hại của lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và trật tự ATGT; nguy cơ gây tai nạn do lái xe uống rượu, bia; hậu quả TNGT nguyên nhân từ rượu, bia; các quy định của pháp luật về xử phạt đối với người lái xe uống rượu, bia. Hàng tháng thông báo các trường hợp vi phạm về sử dụng rượu, bia trên đài, báo của tỉnh để giáo dục, phòng ngừa chung.

c) Phối hợp Cục Quản lý đường bộ IV, Sở GTVT, Đoạn Quản lý đường thủy nội địa số 10, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa theo chức năng quản lý: Rà soát, điều chỉnh hợp lý hệ thống báo hiệu đường bộ trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện; triển khai lắp đặt dải phân cách để tách dòng xe mô tô 2 bánh, xe thô sơ trên các tuyến đường có đủ điều kiện và có mật độ phương tiện giao thông lớn; khảo sát lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông dành cho người đi bộ tại các điểm có nhiều học sinh, công nhân qua đường nhưng chưa có cầu vượt; khảo sát, lắp đặt panô tuyên truyền, cảnh báo nguy hiểm tại các bến đò khách ngang sông, các phao tiêu, biển báo trên sông.

d) Phối hợp Cục Quản lý đường bộ IV, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh kiểm tra các nút giao thông có tình hình phức tạp, đề xuất phương án tổ chức giao thông hợp lý, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông, TNGT như: Ngã tư Vũng Tàu, Quốc lộ 1 và đường Võ Nguyên Giáp, Quốc lộ 1 và đường Hùng Vương, Quốc lộ 51 và đường 25B, nút giao Quốc lộ 51 và đường dẫn lên Cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây,...và các nút giao thông phát sinh mới trong quá trình giao thông phát triển. Tổ chức kiểm tra an toàn kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt các tuyến Quốc lộ 1, 20, 51,56 và tuyến Cao tốc; khắc phục kịp thời và hỗ trợ các địa phương khắc phục các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn về tai nạn giao thông.

đ) Phối hợp với các đơn vị ngành đường sắt, Sở GTVT, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan: tiếp tục khảo sát, thống nhất các vị trí lắp đặt hàng rào hộ lan để có phương án rào xóa bỏ hoàn toàn các lối tự mở, bảo vệ hành lang an toàn đường sắt; kiểm tra, báo cáo UBND tỉnh các trường hợp lấn chiếm hoặc xây dựng đường gom không đúng quy định trong hành lang an toàn đường sắt mà địa phương không xử lý triệt để. Yêu cầu địa phương có tuyến đường sắt duy trì việc bố trí người gác cảnh giới các đường ngang dân sinh.

e) Sớm triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm điều hành, quản lý hoạt động giao thông, vận tải hành khách; tiếp tục phối hợp với Cục QLĐB IV, Sở GTVT, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Công an tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục theo dõi, bổ sung các vị trí cần thiết lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông tại các nút giao có tình hình giao thông phức tạp, hệ thống giám sát ti trọng phương tiện tại các mỏ vật liệu mới hoặc phát sinh, các bến, bãi và cảng biển trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Giao thông vận tải

a) Chỉ đạo thực hiện tổ chức giao thông, phòng chống ùn tắc giao thông tại các vị trí trọng yếu; thường xuyên thực hiện duy tu, bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quản lý; rà soát, lắp đặt bổ sung hệ thống biển báo đường bộ theo quy chuẩn hiện hành, khắc phục kịp thời “điểm đen” TNGT trên các tuyến đường quản lý; phối hợp với Văn phòng Ban ATGT tỉnh, Cục Quản lý đường bộ IV khắc phục “điểm đen” tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông trên các tuyến Quốc lộ. Chủ trì, phối hợp các địa phương kiểm tra an toàn hạ tầng giao thông, đề xuất phương án đầu tư mới hoặc sửa chữa đối với cầu vượt sông, suối không bảo đảm an toàn.

- Phối hợp với các đơn vị thuộc ngành đường sắt và UBND các địa phương có tuyến đường sắt đi qua thường xuyên kiểm tra, có biện pháp hiệu quả bảo đảm an toàn tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt; chấn chỉnh và xử lý triệt để các hành vi vi phạm hành lang an toàn đường sắt.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giao thông. Chỉ đạo kịp thời việc thực hiện các dự án về công trình giao thông báo đảm đúng tiến độ. Quá trình thi công phải bảo đảm về ATGT. Chỉ đạo các đơn vị chức năng và địa phương khi lập dự án nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới các tuyến đường bộ, tuyến tránh đô thị phải thiết kế phân làn đường dành riêng cho xe môtô, xe gắn máy. Kiên quyết không để đấu nối trái phép vào quốc lộ và đường tỉnh.

- Phối hợp Cục Quản lý đường bộ IV và các đơn vị có liên quan tiến hành rà soát, đồng thời báo cáo đánh giá các cam kết về chất lượng công trình, về công tác bảo đảm trật tự ATGT và công tác duy tu, bảo dưỡng của các đơn vị BOT trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng phương tiện lưu thông để vật liệu rơi vãi xuống đường gây mất ATGT, vệ sinh môi trường, đặc biệt tuyến Quốc lộ 51, đường Võ Nguyên Giáp và các vị trí đường nhánh ra Quốc lộ.

b) Công tác triển khai, đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn

- Đối với dự án của Trung ương: Phối hợp rà soát triển khai thực hiện dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - sân bay Quốc tế Long Thành; đường Vành đai 3; Vành đai 4; cao tốc Bến Lức - Long Thành; cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; cao tốc Dầu Giây - Tân Phú và góp ý hồ sơ thiết kế các dự án qua địa bàn tỉnh.

- Đối các dự án của tỉnh: theo dõi, đôn đốc thực hiện các dự án, công trình: Đường ĐT.770B; đường Hương lộ 2; đường ĐT.769; ĐT.773....

- Tiếp tục phối hợp, thực hiện quyết liệt, hiệu quả các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh

+ Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 21/7/2017 về tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ, đường sắt;

+ Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 02/6/2015 về tăng cường các giải pháp cấp bách nhằm bảo đảm trật tự ATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô công tác bảo đảm trật tự ATGT đường sắt; Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/7/2016 về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa trong tình hình mới; Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 05/10/2016 về xử lý phương tiện giao thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định; Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 23/8/2018 về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn trong hoạt động vận tải đường bộ; Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 19/3/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về chấn chỉnh và xử lý triệt để tình trạng phương tiện vận tải đường bộ vi phạm chở hàng quá tải trọng cho phép; Kế hoạch số 3378/KHPH-SGTVT-CAT ngày 12/6/2017 giữa Công an tỉnh và Sở Giao thông vận tải về việc phối hợp liên ngành kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh.

c) Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình, kết quả xử lý vi phạm về tải trọng cho phép (Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 19/3/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh; Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ) theo kế hoạch của Trung ương. Tiếp tục phát động phong trào xây dựng “Doanh nghiệp vận tải an toàn” và “Lái xe an toàn” theo từng năm.

d) Tăng cường các giải pháp hiệu quả nhằm tuyên truyền, giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ lái xe ô tô; quán triệt, tập huấn cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe các kỹ năng cần thiết.

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn giao thông đối với các đơn vị kinh doanh vận tải, trước hết là các đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô và đường thủy nội địa. Duy trì, thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bng xe ô tô. Theo dõi, thống kê các đơn vị doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải thường xuyên vi phạm các quy định trong hoạt động kinh doanh, vận tải, để xảy ra TNGT. Đưa các đơn vị này vào danh sách cảnh báo, xử lý theo quy định.

- Yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách bằng ô tô trên địa bàn tỉnh phải tổ chức tổng kiểm tra khám sức khỏe định kỳ cho lái xe thuộc đơn vị quản lý tại các cơ sở y tế đáp ứng đủ điều kiện theo quy định; báo cáo về Sở danh sách lái xe không đủ sức khỏe cho phép tham gia giao thông, sử dụng rượu bia khi lái xe, dương tính với ma túy; kiên quyết chấm dứt hợp đồng lao động đối với lái xe không đủ sức khỏe cho phép tham gia giao thông, sử dụng rượu bia khi lái xe, dương tính với ma túy.

- Xử lý theo quy định đối với các doanh nghiệp vận tải có lái xe sử dụng ma túy, chất kích thích.

- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế và các đơn vị có liên quan lập kế hoạch tổ chức kiểm tra định kỳ (ít nhất 02 lần/năm) hoặc đột xuất việc thực hiện quy định khám sức khỏe cho lái xe của các doanh nghiệp vận tải, đồng thời kiểm tra ngẫu nhiên ma túy và chất kích thích của một số lái xe tại doanh nghiệp. Tổng hợp, báo cáo kết quả về UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh.

đ) Phối hợp với Công an tỉnh để sử dụng thông tin về bằng lái xe vi phạm bị tạm giữ tại cơ quan Công an để kiểm tra nhằm phát hiện những trường hợp xin cấp lại giấy phép lái xe trong thời gian bị tạm giữ do vi phạm, yêu cầu hủy kết quả sát hạch, thu hồi giấy phép lái xe đã cấp; xử lý và kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân trong cơ quan cấp giấy phép lái xe có liên quan nếu thực hiện sai quy trình, quy định.

e) Chỉ đạo các phòng chuyên môn, các đơn vị duy tu, sửa chữa đường bộ, Thanh tra giao thông, Cảng vụ đường thủy nội địa, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới và Trung tâm Quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng theo chức năng, nhiệm vụ:

- Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn bến đò ngang, các điểm du lịch, các bè nổi kinh doanh dịch vụ ăn uống; phương tiện và người điều khiển phương tiện thủy, đảm bảo đầy đủ điều kiện an toàn mới cho phép hoạt động; tuyên truyền ngư dân không được sử dụng phương tiện đánh, bắt thủy sản chở người trái phép; tăng cường kiểm tra, ngăn chặn việc chở hàng cấm, vật liệu dễ cháy, nổ trên phương tiện chở khách.

- Nâng cao công tác quản lý kinh doanh hoạt động vận tải; công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy phải hội đủ điều kiện kinh doanh theo quy định, đáp ứng điều kiện về an toàn và phục vụ tốt nhu cầu di lại của nhân dân. Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo hướng giỏi chuyên môn, kỹ thuật và chuẩn mực về đạo đức. Nâng cao chất lượng quản lý an toàn kỹ thuật phương tiện, kịp thời thông tin và xử lý kiên quyết xe hết niên hạn sử dụng, hết hạn đăng kiểm.

- Thực hiện đúng quy trình kiểm tra, kiểm soát phương tiện và người điều khiển phương tiện tại bến xe. Bến xe chỉ làm thủ tục cho phương tiện xuất bến khi có đủ các loại giấy tờ cần thiết. Tăng cường công tác theo dõi, giám sát hoạt động của phương tiện và lái xe qua thiết bị giám sát hành trình để kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở, xử lý nghiêm lái xe vi phạm các quy định về an toàn giao thông như tốc độ, hành trình chạy xe, thời gian làm việc, dừng đỗ không đúng nơi quy định... Bố trí cán bộ theo dõi an toàn giao thông, nhất là các tuyến đường dài, chạy ban đêm, địa hình phức tạp. Không để bị động trước mọi tình huống, trong đó chú ý vi phạm về: Thời gian lái xe liên tục; sức khỏe của lái xe; tốc độ tối đa của xe; làn đường; tránh vượt; dừng, đỗ xe...

- Có biện pháp hiệu quả nhằm theo dõi, phát hiện và xử lý nghiêm các đơn vị vận tải vi phạm các quy định về hoạt động của thiết bị giám sát hành trình (ngắt kết nối thiết bị,...); kiểm tra chặt chẽ các điều kiện về an toàn kỹ thuật phương tiện; kiên quyết không cho tham gia giao thông đối với phương tiện không đủ điều kiện, lái xe không có giấy phép lái xe theo quy định, không đủ điều kiện sức khỏe; thường xuyên kiểm tra và xử lý tình trạng phương tiện không đảm bảo điều kiện quy định đưa rước học sinh.

- Quản lý chặt chẽ, thường xuyên giáo dục đội ngũ cán bộ, nhân viên trong lĩnh vực thanh tra, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, đăng ký, đăng kiểm phương tiện thực hiện đúng quy định, quy trình, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Xử lý kỷ luật nghiêm khắc những cá nhân sai phạm, tiêu cực.

g) Kiểm soát chặt chẽ các thủ tục, quy trình đăng ký phương tiện chuyên dùng đường bộ, phương tiện thủy; thiết kế cải tạo, nghiệm thu phương tiện cơ giới đường bộ. Tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt kỹ thuật an toàn phương tiện xe cơ giới đường bộ, đường thủy. Quản lý chặt chẽ và phát hiện kịp thời các phương tiện quá niên hạn sử dụng, không bảo đảm kỹ thuật, kiên quyết loại bỏ và không cấp phép cho các loại phương tiện này.

3. Công an tỉnh

a) Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức Hội nghị sơ kết Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa trong tình hình mới; sơ kết, tổng kết chương trình thực hiện Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” theo kế hoạch của TW.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở GTVT, Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị có liên quan lập kế hoạch chuyên đề tổng kiểm tra nồng độ cồn và ma túy đối với các lái xe, trong đó tập trung vào lái xe khách, xe container, xe tải, xe taxi để kịp thời phát hiện, ngăn chặn những người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia, ma túy và chất kích thích, phòng ngừa nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. Mọi trường hợp liên quan đến TNGT có biểu hiện đã uống rượu, bia, ma túy đều phải được kiểm tra ngay khi đến hiện trường hoặc tại bệnh viện và được lưu vào hồ sơ vụ tai nạn. Phối hợp Sở Y tế thực hiện quy định về xét nghiệm nồng độ cồn, ma túy trong máu của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ theo quy định của Bộ Công an và Bộ Y tế. Đồng thời tổng hợp và gửi kết quả xử lý vi phạm trước ngày 20 hàng tháng về Văn phòng Ban ATGT tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

- Cung cấp thông tin các phương tiện vi phạm quy định về ATGT của các đơn vị doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh cho Sở Giao thông vận tải để xem xét, xử lý trách nhiệm của các đơn vị này theo quy định (quá tốc độ cho phép, quá tải trọng, không có hợp đồng vận tải,...).

c) Đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông phù hợp với tình hình thực tế, tiếp tục phát huy hiệu quả các phương thức truyền thống kết hợp ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là sử dụng các trang, thiết bị, kỹ thuật tiên tiến để giám sát, ghi hình, phát hiện và xử lý các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông.

- Mở cao đim xử lý theo chuyên đề, kế hoạch, trong đó tập trung kiểm soát, xử lý các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT, các phương tiện là xe ben, xe tải, xe khách và xe container, xử lý nghiêm đối với các vi phạm quy định về tốc độ, nồng độ cồn; tránh vượt không đúng quy định, đi ngược chiều,...; xử lý vi phạm đối với xe thô sơ, xe cơ giới 2, 3 bánh xếp hàng trên xe cồng kềnh gây mất ATGT; xử lý vi phạm về việc sử dụng phương tiện sản xuất nông, lâm nghiệp để chở người tham gia giao thông; vi phạm quy định về mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện trong cả năm 2022.

- Lập chuyên án điều tra và xử lý các tổ chức, cá nhân làm giả giấy phép lái xe, giấy khám sức khỏe cho người học lái xe hoặc có hành vi gian lận, tiêu cực trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe.

d) Chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông và Công an các địa phương

- Tăng cường kiểm tra, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy tắc giao thông khi qua các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt; theo dõi, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức phá hoại công trình đường sắt, phá dỡ các lối đi dân sinh đã rào xóa bỏ hoặc mở thêm lối đi dân sinh mới.

- Chủ động bố trí lực lượng phối hợp với Thanh tra giao thông tăng cường điều tiết, hướng dẫn giao thông, tập trung tại các nút giao có tình hình giao thông phức tạp, các điểm trường học, các công trình đang thi công trên tuyến giao thông nhằm hạn chế thấp nhất ùn tắc giao thông đường bộ; chống va trôi phương tiện thủy, đặc biệt mùa mưa bão.

- Chủ động phát hiện các bất hợp lý của hệ thống hạ tầng giao thông (biển báo, vạch sơn, đèn tín hiệu giao thông,...), tổ chức giao thông trong quá trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT, từ đó rà soát, kiến nghị các cơ quan của ngành Giao thông (Sở GTVT, Cục Quản lý đường bộ IV, Ban ATGT tỉnh,...) các phương án tổ chức phân luồng giao thông phù hợp theo từng tuyến, kịp thời khắc phc các bất hợp lý của hệ thống giao thông, xử lý các “điểm đen”, điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

- Chủ động kế hoạch phòng chống đua xe trái phép, áp dụng các biện pháp hành chính, nghiệp vụ để phòng ngừa, đấu tranh theo phương châm: “Tích cực phòng ngừa, chủ động ngăn chặn”, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm, không để bùng phát đua xe quy mô lớn hoặc tái diễn liên tục. Kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn, sử dụng ma túy đối với người điều khiển đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép.

đ) Phối hợp với Ban ATGT tỉnh, SGTVT trong việc chia sẻ, kết nối các dữ liệu dùng chung phục vụ công tác theo dõi tình hình trật tự, an toàn giao thông, trật tự xã hội, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông, gây rối mất an ninh trật tự.

e) Tăng cường các biện pháp giáo dục, quản lý chặt chẽ cán bộ chiến sỹ, nhất là lĩnh vực tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, đăng ký xe, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, phải thực hiện đúng quy định, quy trình, điều lệnh công an nhân dân, không gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Xử lý kỷ luật nghiêm khắc, kịp thời các trường hợp sai phạm, tiêu cực.

g) Thống nhất ngành Kiểm sát, Tòa án tiến hành xử lý nghiêm, đúng pháp luật các trường hợp vi phạm các quy định về ATGT gây hậu quả từ nghiêm trọng trở lên, nhất là những đối tượng có sử dụng ma túy, chất kích thích và nồng độ cồn vượt mức quy định; tăng cường công tác xét xử lưu động; phối hợp cơ quan truyền thông, đưa tin kịp thời về xử lý các vụ án TNGT để nâng cao tính giáo dục và răn đe phòng ngừa chung.

h) Tăng cường kiểm tra cán bộ, chiến sỹ trong việc chấp hành Chỉ thị số 11/2007/CT-UBND và các quy định về sử dụng rượu, bia của Bộ Công an. Phối hợp Ban ATGT tỉnh và Sở GTVT tham mưu UBND tỉnh Đề án cứu nạn, cứu hộ thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt đối với các vụ TNGT gây hậu quả có nhiều người chết và bị thương hoặc những vụ phức tạp, nhất là những vụ việc xảy ra trên sông, hồ; các vụ cháy, nổ phương tiện vận tải.

4. Cục Quản lý đường bộ IV, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Ban ATGT tỉnh, Phòng Thanh tra An toàn III và Chi nhánh khai thác đường sắt Sài Gòn, Công ty Cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 10 theo chức năng quản lý thực hiện hoặc yêu cầu nhà đầu tư thực hiện:

a) Cục Quản lý đường bộ IV: Chủ trì phối hợp Ban ATGT tỉnh và các đơn vị liên quan: Tiếp tục rà soát, bổ sung các biển báo, hệ thống cảnh báo (đèn chớp vàng, đinh phản quang, mũi tên phản quang,...) tại các ngã ba, ngã tư, các vị trí tiềm ẩn nguy cơ xảy ra TNGT nhằm tăng cường khả năng cảnh báo cho người tham gia giao thông, thực hiện khắc phục các “điểm đen” TNGT trên các tuyến quốc lộ. Thường xuyên theo dõi, có biện pháp xử lý kịp thời tại các nút giao có tình hình giao thông phức tạp như: ngã tư Vũng Tàu, Quốc lộ 1 và đường Hùng Vương (Xuân Lộc), Quốc lộ 51 và đường 25B, nút giao Quốc lộ 51 và đường dẫn lên Cao tốc,... và các nút giao thông phát sinh mới trong quá trình giao thông phát triển.

- Chủ trì phối hợp với Sở GTVT, Ban ATGT tỉnh và các đơn vị có liên quan tiến hành rà soát, đồng thời báo cáo đánh giá các cam kết về chất lượng công trình, về công tác bảo đảm trật tự ATGT và công tác duy tu, bảo dưỡng của các đơn vị BOT trên địa bàn tỉnh; thường xuyên tổ chức kiểm tra, yêu cầu các Nhà đầu tư BOT thực hiện nghiêm công tác duy tu, sửa chữa những hư hỏng, bảo đảm mặt đường êm thuận, vệ sinh sạch sẽ; khơi thông cống rãnh không để tình trạng nước ngập mặt đường, đánh giá kết quả thực hiện của Nhà đầu tư; Báo cáo, đề xuất Bộ Giao thông vận tải, Tổng Cục đường bộ Việt Nam phương án xử lý theo quy định đối với các Nhà đầu tư chậm trễ hoặc không thực hiện đầy đủ các công tác bảo đảm ATGT, duy tu, sửa chữa hạ tầng giao thông.

b) Cục Quản lý đường bộ IV, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng chuyên ngành thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm, đồng thời đình chỉ thi công đối với các đơn vị thi công trên địa bàn tỉnh không bảo đảm ATGT và vệ sinh môi trường. Truy cứu trách nhiệm hình sự nếu để xảy ra TNGT gây chết người do Nhà thầu, đơn vị thi công không thực hiện đầy đbiện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình thi công công trình, dự án.

c) Phòng Thanh tra An toàn III, Chi nhánh khai thác đường sắt Sài Gòn chủ trì, phối hợp với UBND các địa phương có tuyến đường sắt đi qua và các cơ quan có liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với đội ngũ nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu, nhất là đội ngũ trực ban, lái tàu, gác đường ngang, cầu chung và yêu cầu các đội ngũ này luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc. Triển khai lắp đặt thiết bị cảnh báo đến nhân viên gác chắn khi tàu gần đến đường ngang và gắn camera giám sát tại các đường ngang có nhân viên gác chắn.

d) Phối hợp địa phương tiếp tục giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường sắt; cùng địa phương rà soát, thống nhất và hỗ trợ thực hiện làm đường gom tạm nhằm tạo điều kiện cho người dân lưu thông thuận lợi, an toàn.

đ) Công ty Cổ phần Quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 10: Tổ chức điều tiết, bảo đảm hoạt động giao thông thủy thông suốt, an toàn, phòng ngừa phương tiện thủy đâm va tại cầu vượt sông, xây dựng trụ chống va tại các trụ cầu xung yếu.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

a). Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hỗ trợ và phối hợp với ngành GTVT, Ban ATGT, các ngành và các địa phương liên quan trong quá trình thực hiện các thủ tục, giải quyết và xử lý các dự án về xây dựng giao thông, hoạt động quản lý vận tải, khắc phục các điểm đen về tai nạn giao thông, mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác bảo đảm ATGT và các dự án khác trong lĩnh vực TT- ATGT một cách thuận lợi, kịp thời.

b) Sở Tài chính: Tiếp nhận nguồn kinh phí về xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông được điều tiết hàng năm từ Trung ương, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua để thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; phân bổ nguồn kinh phí kịp thời cho các ngành, các địa phương triển khai các hoạt động bảo đảm về TT-ATGT theo đúng quy định.

6. Sở Tư pháp

Phối hợp Thường trực Ban ATGT tỉnh biên soạn tài liệu tuyên truyền pháp luật trật tự ATGT đường bộ, đường thủy, đường sắt và Nghị quyết số 48/NQ-CP , nội dung phải phù hợp từng đối tượng. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền cho báo cáo viên thuộc các sở, ngành là thành viên Ban ATGT tỉnh và các địa phương; trực tiếp tuyên truyền, phổ biến pháp luật ATGT đến cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên, học sinh, công nhân và nhân dân.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Có kế hoạch thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức ATGT trong trường học và đưa giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT vào chương trình chính khóa trong các cấp học; phổ biến, hướng dẫn thực hiện các tiêu chí văn hóa giao thông đến học sinh.

b) Phối hợp các trường đại học, cao đẳng triển khai chương trình giảng dạy về ATGT vào các trường, các chuyên ngành sư phạm trên địa bàn tỉnh để đào tạo đội ngũ giáo viên có kiến thức và phương pháp giáo dục hiệu quả về ATGT.

c) Chủ động kế hoạch phối hợp Thường trực Ban ATGT tỉnh, Sở Tư pháp tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn pháp luật về trật tự ATGT, thực hiện các tiêu chí văn hóa giao thông trong các cấp học.

d) Chỉ đạo hiệu trưởng các trường trong ngành, các phòng giáo dục tổ chức cho học sinh ký cam kết với nhà trường trong việc chấp hành nghiêm quy định về trật tự ATGT, nhà trường ký cam kết với chính quyền và Ban ATGT địa phương. Đồng thời quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về ATGT; phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện; mặc áo phao khi đi đò; không điều khiển xe môtô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép lái xe;. Đưa các nội dung về trật tự ATGT vào nội dung sinh hoạt tuần, lễ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn đội, phê bình trước tập thể những trường hợp vi phạm trật tự ATGT. Quy định và thực hiện nghiêm túc việc đánh giá đạo đức đối với học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật trật tự ATGT. Nhà trường, hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm về học sinh của mình vi phạm về trật tự ATGT.

8. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai

a) Tiếp tục triển khai việc đưa văn hóa giao thông vào nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn mục tiêu giảm tai nạn giao thông với phong trào 4 giảm ở địa bàn khu dân cư để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện. Hướng dẫn đến cấp cơ sở và mỗi gia đình thực hiện các tiêu chí về văn hóa giao thông.

b) Phối hợp Thường trực Ban ATGT tỉnh đưa nội dung tuyên truyền về tác hại của rượu, bia đến các tổ chức đoàn thể ở cấp cơ sở. Đẩy mạnh tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện; tuyên truyền, giáo dục, vận động người lớn tự giác đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông, sử dụng mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, cài quai đúng quy cách.

c) Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp theo dõi việc ký cam kết gia đình bảo đảm trật tự ATGT trong chương trình 4 giảm. Đưa vấn đề chấp hành pháp luật về ATGT vào tiêu chuẩn bình xét gia đình văn hóa. Việc ký cam kết phải bảo đảm thực chất, đúng đối tượng, mọi thành viên trong gia đình phải hiếu và thực hiện nghiêm túc.

9. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh, Truyền hình Đồng Nai, Báo Đồng Nai.

Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng, chỉ đạo cơ quan báo chí trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền an toàn giao thông, phản ánh kịp thời tình hình chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, phê phán những trường hợp vi phạm, đồng thời biểu dương gương người tốt, việc tốt trong tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, thực hiện văn hóa giao thông.

10. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Thường trực Ban ATGT tình triển khai công bố các tiêu chí về văn hóa giao thông đến mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng chương trình kế hoạch và nội dung tuyên truyền về pháp luật trật tự ATGT; chú ý tuyên truyền lồng ghép với các buổi chiếu phim, biểu diễn văn nghệ, tuyên truyền bằng xe lưu động, kể cả vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị phối hợp Ban ATGT các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa tổ chức tuyên truyền văn hóa giao thông; tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe và ATGT. In sang các nội dung tuyên truyền ATGT, thông điệp phòng, chống rượu, bia khi điều khiển phương tiện vào mỗi băng, đĩa phim trước khi phát hành tại các điểm cho thuê băng, đĩa.

11. Liên Đoàn lao động tỉnh Đồng Nai

a) Phối hợp Thường trực Ban ATGT tỉnh xây dựng kế hoạch, nội dung, phương thức tuyên truyền pháp luật về ATGT một cách thiết thực, có hiệu quả. Phát động phong trào sâu rộng trong đoàn viên, công nhân, lao động chấp hành pháp luật về ATGT, bảo đảm 100% công nhân đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy. Đưa tiêu chí văn hóa giao thông, tuyên truyền về tác hại của rượu, bia đến tổ chức công đoàn cơ sở để sinh hoạt, tuyên truyền đến mọi đoàn viên.

b) Phối hợp các chủ doanh nghiệp mở các lớp tuyên truyền pháp luật về ATGT bằng các hình thức phong phú, sinh động. Hướng dẫn việc chấm điểm thi đua đối với việc chấp hành pháp luật về ATGT đối với công nhân trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

c) Mở cuộc vận động trong đoàn viên, công đoàn: “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”. Thành lập “Tổ công nhân tự quản về ATGT”.

12. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh tỉnh

a) Phát huy vai trò xung kích và gương mẫu của đoàn viên thanh niên, hội viên, phát động phong trào làm chuyển biến sâu rộng trong nhận thức, trách nhiệm và đi đầu trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT, nhất là quy định về đội mũ bảo hiểm, không sử dụng rượu, bia khi điều khiển phương tiện; không đua xe, phóng nhanh vượt ẩu. Quan tâm đặc biệt đến các đoàn viên, hội viên ở các , phường trong công tác này; đưa nội dung tuyên truyền về tác hại của rượu, bia vào hoạt động thường kỳ của tổ chức đoàn thể ở cấp cơ sở.

b) Theo chức năng nhiệm vụ của mình, có kế hoạch tuyên truyền và phối hợp với các tổ chức, cơ quan liên quan tiến hành tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các đối tượng trên địa bàn về pháp luật trật tự ATGT.

c) Phát động trong đoàn viên, thanh niên phong trào thi đua: “Tuổi trẻ Đồng Nai gương mẫu thực hiện văn hóa giao thông”. Tổ chức các buổi tọa đàm, mạn đàm về tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe và ATGT. Đồng thời tổ chức lực lượng “Thanh niên tình nguyện” tích cực phối hợp Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ điều hòa, bảo đảm ATGT tại các giao lộ và nơi giao cắt giữa đường bộ với đường sắt.

13. Sở Y tế, Hội Chữ thập đỏ tỉnh

a) Trên cơ sở quy định của Bộ Y tế, phối hợp Ban ATGT tỉnh tham mưu UBND tỉnh xây dựng các trạm cấp cứu TNGT dọc các tuyến quốc lộ, tuyến đường tỉnh phức tạp về trật tự ATGT, xa các cơ sở y tế.

b) Triển khai cấp cứu 115 đạt tiêu chuẩn; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực đáp ứng cấp cứu TNGT cho cán bộ y tế; đào tạo kỹ năng sơ, cấp cứu ban đầu về chấn thương do TNGT cho Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông và tình nguyện viên. Đề xuất Ban ATGT tỉnh hỗ trợ xe ô tô và trang thiết bị phục vụ cấp cứu TNGT.

c) Tăng cường công tác giám sát các cơ sở y tế trong việc khám sức khỏe cho người lái xe; đảm bảo khám đúng đối tượng, đúng quy định.

d) Hội Chữ thập đỏ phối hợp Sở Y tế kiện toàn tổ chức, tăng cường trang thiết bị cho các chốt cấp cứu, nhất là các chốt trên các trục quốc lộ để hoạt động hiệu quả hơn; có bảng thông tin rõ ràng để mọi người đều biết nhằm đáp ứng kịp thời công tác sơ, cấp cứu tại chỗ khi có tai nạn xảy ra.

14. Ban Quản lý các khu công nghiệp

a) Đề ra giải pháp và thực hiện công tác quản lý về trật tự ATGT trên các tuyến đường thuộc các khu công nghiệp quản lý.

b) Chủ động phối hợp với Liên Đoàn lao động tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể, tuyên truyền trực tiếp đến từng nhà máy, xí nghiệp, tng cán bộ, công nhân trong các khu công nghiệp. Đưa vào tiêu chuẩn thưởng phạt trong việc chấp hành pháp luật về trật tự ATGT đối với nhân viên, công nhân. Nhất là các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện.

c) Phối hợp với Sở GTVT, Liên đoàn lao động tỉnh, Công đoàn các khu công nghiệp tiếp tục thực hiện kế hoạch trợ giá xe buýt dưa rước công nhân trong các khu công nghiệp ở Biên Hòa.

15. Các đơn vị quản lý giao thông của Bộ GTVT trên địa bàn

a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hệ thống giao thông thuộc trách nhiệm quản lý; thực hiện việc duy tu, sửa chữa thường xuyên, kịp thời để bảo đảm ATGT. Chủ động đề xuất Tổng cục Đường bộ sớm mở rộng, nâng cấp các tuyến Quốc lộ.

b) Phối hợp cùng các cơ quan chức năng, Ban ATGT tỉnh và các địa phương kiểm tra, xác định các “điểm đen” TNGT trên các tuyến quốc lộ, tuyến đường sắt, đường thủy và xử lý ngay các vị trí không bảo đảm ATGT. Khắc phục ngay những “điểm đen” TNGT; rà soát hệ thống biển báo đường bộ để thay đổi, bổ sung cho phù hợp tình hình giao thông trên từng đoạn đường.

c) Lực lượng Thanh tra đường bộ, đường sắt, đường thủy của Bộ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với các lực lượng chức năng của địa phương tiến hành thanh, kiểm tra về ATGT trên các tuyến giao thông, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm theo thẩm quyền và kiến nghị đề xuất giải pháp khắc phục.

d) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình, quy phạm ATGT đường sắt đối với đội ngũ nhân viên làm các nhiệm vụ bảo đảm an toàn chạy tàu.

16. Sở Nội vụ

Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu kiện toàn bộ máy tổ chức Ban ATGT tỉnh đảm bảo theo Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg ngày 22/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ “về kiện toàn Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” và chỉ đạo của Chính phủ, của Ủy ban ATGT Quốc gia.

17. Sở Xây dựng

a) Tham mưu UBND tỉnh tăng cường quản lý nhà nước về giao thông đô thị; tổ chức thực hiện các biện pháp để tăng cường trật tự xây dựng, trật tự ATGT, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị, hoạt động xây dựng, quản lý và khai thác sử dụng đường đô thị.

b) Phối hợp Sở GTVT, Công an tỉnh, Ban ATGT tỉnh và cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền của các cơ quan chức năng trong xét duyệt, thẩm định thiết kế, thi công, nghiệm thu những công trình xây dựng trong đô thị trên địa bàn tỉnh là: Trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại-dịch vụ, văn hóa và khu dân cư về nơi đỗ xe, để xe phù hợp với quy mô công trình, theo quy định tại Khoản 1, Điều 51 Luật Giao thông đường bộ.

18. Cục Quản lý thị trường, Sở Công thương

a) Có biện pháp cấp bách ngăn chặn việc sản xuất, tàng trữ, lưu thông, buôn bán loại mũ có kiểu dáng giống mũ bảo hiểm và mũ bảo hiểm không bảo đảm quy chuẩn, chất lượng; phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, tịch thu tiêu hủy các loại mũ không đảm bảo quy chuẩn, mũ giả. Đối với nhũng vụ việc nghiêm trọng, tái phạm nhiều lần chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

b) Tổ chức thực hiện quy định của Bộ Công thương và tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhập khẩu rượu, bia phải đưa các khuyến cáo trên bao bì cửa sản phẩm về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bến xe, trạm dừng nghỉ không bán rượu, bia cho người lái xe theo quy định của Bộ Công thương.

19. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và các đơn vị quân đội đóng chân trên địa bàn

a) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, chỉ huy các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn tỉnh (các đơn vị, nhà trường, các trung tâm và cơ sở đào tạo...) tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cán bộ, chiến sỹ, học viên, quân nhân, nhân viên trong việc chấp hành Chỉ thị số 11/2007/CT-UBND và các quy định về sử dụng rượu, bia của Bộ Quốc phòng của Quân khu, Quân đoàn.

b) Tăng cường tuyên truyền và giáo dục quân nhân, học viên chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về trật tự ATGT. Đề nghị xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm các quy định về trật tự ATGT.

c) Phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ đối với quân nhân về việc chấp hành các quy định về trật tự ATGT, sử dụng rượu, bia và điều khiển phương tiện, nhất là hoạt động của các phương tiện vận tải cơ giới trong lĩnh vực kinh doanh, xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm trật tự ATGT đối với lái xe, kcả xe mạo danh biển số đăng ký xe của quân đội.

20. UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa

a) Chỉ đạo các ban, ngành, tổ chức, đơn vị và các địa phương triển khai sâu rộng các quy định của pháp luật về trật tự ATGT và Nghị quyết số 48/NQ-CP đến tận các ấp, bản, khu phố, tổ dân phố, cụm dân cư và từng người dân một cách thường xuyên, cụ thể, thực chất, có hiệu quả, tránh hình thức, phong trào. Triển khai các tiêu chí và tuyên truyền về “văn hóa giao thông” phù hợp với các đối tượng cần tuyên truyền, giáo dục. Tuyên truyền mạnh mẽ và thường xuyên bằng nhiều hình thức về nguy cơ gây tai nạn do lái xe uống rượu, bia; các quy định của pháp luật về xử phạt đối với lái xe uống rượu, bia. Hàng tháng thông báo các trường hợp vi phạm về sử dụng rượu, bia trên đài truyền thanh đgiáo dục, phòng ngừa chung. Đẩy mạnh tuyên truyền về đội bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện (đặc biệt là đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa). Phối hợp Mặt trận Tổ quốc triển khai chủ trương đưa văn hóa giao thông vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” để tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện.

b) Tăng cường công tác quản lý các chủ phương tiện vận tải và tổ chức thực hiện ký cam kết chấp hành pháp luật về ATGT của các chủ phương tiện đó trên địa bàn. Chỉ đạo Phòng giáo dục hướng dẫn các trường học phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, mặc áo phao khi đi đò; đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện; không điều khiển xe môtô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi; không có giấy phép lái xe.

c) Chủ động kế hoạch kiểm tra, bảo đảm an toàn tại các tuyến đường bộ địa phương quản lý, các bến đò ngang, đường ngang qua đường sắt; khắc phục các “điểm đen” trên các đường giao thông được phân cấp và các đường giao thông nông thôn; cương quyết không để phát sinh thêm đường ngang trái phép, chủ động phối hợp ngành đường sắt kế hoạch xóa bỏ đường ngang trái phép, bố trí người cảnh giới tại đường ngang có nguy cơ cao xảy ra TNGT.

d) Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn đò ngang trên địa bàn quản lý do bến đò hoặc phương tiện không đủ các điều kiện an toàn, chở quá số người quy định, đò ngang không đủ phao cứu sinh.

đ) Đẩy mạnh giải tỏa các vi phạm lan chiếm hành lang ATGT đường bộ, đường sắt theo lộ trình quy định tại Quyết định 358/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch 8355/KH-UBND của UBND tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về trật tự ATGT trên địa bàn.

e) Kiện toàn Ban ATGT các địa phương theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của UBND tỉnh, Ban ATGT tỉnh. Phân công trách nhiệm cụ thể cho cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm chính trong công tác ATGT và thường xuyên kiểm điểm, rút kinh nghiệm, coi đây là nhiệm vụ chính trị, vừa cấp bách, vừa thường xuyên của cấp ủy, chính quyền địa phương.

g) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, định kỳ họp kiểm điểm, rút kinh nghiệm việc thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP và kế hoạch thực hiện của Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ GTVT, Bộ Công an và UBND tỉnh.

21. Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan các sở, ban, ngành

a) Tăng cường giáo dục tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phổ biến các tiêu chí văn hóa giao thông đến cán bộ, nhân viên thuộc quyền, nhắc nhở thường xuyên cán bộ, công chức, công nhân viên của mình chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về trật tự ATGT thông, thực hiện nếp ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông; đưa nội dung này vào chương trình chào cờ, giao ban hàng tuần, tháng, các buổi sinh hoạt chính trị, sinh hoạt cơ quan và tiêu chuẩn bình xét thi đua cuối năm của đơn vị.

b) Nghiêm cấm tuyệt đối việc uống rượu, bia trong giờ và ngày làm việc theo Chỉ thị số 11/2007/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh. Xử lý nghiêm khắc nhng trường hợp không chấp hành hoặc chấp hành một cách đối phó, nhất là uống rượu, bia quá nồng độ điều khiển phương tiện, những người được các cơ quan chức năng thông báo vi phạm các quy định về ATGT.

c) Trong các trụ sở cơ quan, công sở, cần giành một vị trí thuận lợi để đưa nội dung tuyên truyền về ATGT, nhất là các cơ quan thường xuyên tiếp xúc với nhân dân.

d) Theo chức năng nhiệm vụ của mình, tích cực tham gia một cách có hiệu quả trong công tác tuyên truyền, chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự ATGT.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban ATGT tỉnh, các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, hội, các đơn vị, các doanh nghiệp, rà soát lại việc thực hiện các kế hoạch, đề án bảo đảm trật tự ATGT đã và đang thực hiện trong thời gian qua. Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của ngành, địa phương mình để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 48/NQ-CP. Phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động; phải thực sự vào cuộc một cách quyết liệt, thường xuyên, liên tục; xác định đây là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng của cấp, ngành mình. Huy động mọi lực lượng tham gia tạo nên phong trào sâu rộng trong việc chấp hành các quy định về trật tự ATGT trên địa bàn.

2. Đề nghị các cấp ủy đảng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai, Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể tích cực tham gia công tác bảo đảm trật tự ATGT, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị để kiềm chế và giảm thiểu TNGT. Đồng loạt mở chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ trong năm 2022: “Năm An toàn giao thông”, “Tháng An toàn giao thông” hàng năm và duy trì thường xuyên hoạt động tuyên truyền này. Gắn với hoạt động “phòng, chống người lái xe uống rượu, bia”.

3. Các cơ quan chức năng, các phương tiện thông tin đại chúng theo chức năng nhiệm vụ của mình phải vào cuộc một cách kiên quyết, triệt để, với tinh thần trách nhiệm cao nhất trước tình hình ngày càng phức tạp về trật tự ATGT, trước sự an toàn sinh mạng của người dân và trật tự an toàn xã hội.

4. Ban ATGT tỉnh, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa chủ động tổ chức thực hiện và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành Trung ương trong việc triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh và các địa phương.

5. Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với Sở GTVT kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự ATGT tại các Nghị quyết của Chính phủ và nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch này về công tác bảo đảm trật tự ATGT. Tổ chức giao ban định kỳ với các cơ quan, đơn vị thành viên, Ban ATGT địa phương để kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết ở từng ngành, từng địa phương, báo cáo kết quả về UBND tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- VP Chính phủ;
- UBATGTQG;
- Bộ GTVT; Bộ Công an;
- TT.TU; TT.HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCI UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- Các cơ quan TW trên địa bàn tỉnh;
- Các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh;
- Thành viên Ban ATGT tỉnh;
- Chủ tịch UBND các huyện, TP. Long Khánh; TP. Biên Hòa;
- UBMTTQ tỉnh và các TC đoàn thể;
- Chánh, các PVP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, THNC, các Phòng, Ban, Cổng, TT. Loctn.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Cao Tiến Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 149/KH-UBND ngày 23/06/2022 thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP về tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.819

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.23.38
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!