BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
1108/ĐK
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2005
|
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VỀ VIỆC
THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI
Để triển khai
chủ trương xã hội hoá hoạt động kiểm định xe cơ giới, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban
hành các Quyết định số 1658/QĐ-BGTVT ngày 16/05/2005 phê duyệt Đề án xã hội hoá
công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành, số 45/2005/QĐ-BGTVT ngày
23/09/2005 quy định điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm Đăng kiểm xe
cơ giới, số 3544/QĐ-BGTVT ngày 23/09/2005 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
mạng lưới Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới và Tiêu chuẩn Trung tâm Đăng kiểm xe
cơ giới số đăng ký 22 TCN 226-2005. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được quy định
tại Quyết định số 2570/2003/QĐ-BGTVT ngày 29/08/2003 của Bộ trưởng Bộ GTVT, Cục
Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn cụ thể như sau:
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Đối tượng
áp dụng:
Các Trung tâm
Đăng kiểm xe cơ giới (sau đây gọi tắt là Trung tâm) trực thuộc các Sở GTVT,
GTCC và Cục Đăng kiểm Việt Nam (Cục ĐKVN) đã được thành lập và hoạt động trước
ngày Quyết định số 45/2005/QĐ-BGTVT có hiệu lực.
Các Trung tâm
được thành lập mới sau ngày Quyết định số 45/2005/QĐ-BGTVT có hiệu lực.
II. ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
XE CƠ GIỚI
2.1. Trình tự
các bước tiến hành thành lập và đưa Trung tâm vào hoạt động
2.1.1. Các tổ
chức, cá nhân có nhu cầu tham gia hoạt động kiểm định cần lập Hồ sơ bao gồm:
Đơn đăng ký thành lập và Đề án thành lập Trung tâm gửi Cục ĐKVN.
2.1.2. Sau
khi nhận được hồ sơ, Cục ĐKVN cử cán bộ kiểm tra cụ thể địa điểm, mặt bằng, quy
hoạch giao thông của khu đất dự kiến xây dựng và tính khả thi của dự án.
- Trường hợp
có nhiều tổ chức, cá nhân cùng đăng ký tại một khu vực thuộc quy hoạch đã được
công bố, Cục ĐKVN sẽ tổ chức đấu thầu theo quy định. Kết quả đấu thầu sẽ được
công bố công khai sau 07 ngày kể từ ngày mở thầu.
2.1.3. Căn cứ
vào tiêu chuẩn, quy định hiện hành, Cục ĐKVN xem xét ra văn bản thoả thuận theo
mẫu quy định tại phụ lục 1, đồng thời quy định tên và phiên hiệu cho Trung tâm.
2.1.4. Khi có
văn bản thoả thuận, tổ chức, cá nhân làm thủ tục thành lập tại các cơ quan chức
năng địa phương và tiến hành đầu tư xây dựng theo các tiêu chuẩn, quy định hiện
hành. Nếu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có thoả thuận, tổ chức, cá nhân
không đầu tư xây dựng thì văn bản thoả thuận sẽ hết hiệu lực.
2.1.5. Tổ chức,
cá nhân gửi nhân lực tham gia các khoá đào tạo đăng kiểm viên hạng III và nhân
viên nghiệp vụ, sau khi có chứng chỉ đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, các học
viên phải thực tập tại các Trung tâm trong thời gian tối thiểu 06 tháng đối
với đăng kiểm viên và 01 tháng đối với nhân viên nghiệp vụ để được công nhận và
bổ nhiệm.
2.1.6. Khi đã
hoàn thành các thủ tục thành lập, xây dựng, chuẩn bị về cơ sở vật chất kỹ thuật,
mạng thông tin lưu trữ truyền số liệu, có nguồn nhân lực phù hợp với Tiêu chuẩn
Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 22 TCN 226-2005, tổ chức, cá nhân thông báo bằng
văn bản cho Cục ĐKVN tiến hành kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định
xe cơ giới cho Trung tâm. Trường hợp có những điểm không phù hợp tiêu chuẩn, Cục
ĐKVN có thông báo bằng văn bản để Đơn vị khắc phục và tiến hành kiểm tra lại.
2.2. Xây dựng
Đề án thành lập Trung tâm
Đề án phải thể
hiện được các nội dung sau:
2.2.1. Khả
năng về đất đai
a) Địa điểm
xây dựng: phù hợp với quy hoạch giao thông, quy hoạch phát triển Trung tâm và số
lượng dây chuyền kiểm định nêu tại Bảng 1 ban hành kèm theo quyết định 3544/QĐ-BGTVT
ngày 23/09/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT.
b) Vị trí xây
dựng được ưu tiên lựa chọn tại vị trí thuận tiện cho xe ra vào, không gây ùn tắc
giao thông, không gây ô nhiễm môi trường cho khu dân cư liền kề, không thành lập
Trung tâm mới tại khu vực đã có Trung tâm khác đang hoạt động và hiện đã đáp ứng
được nhu cầu kiểm định tại khu vực đó. Vị trí đất được thể hiện trên bản đồ địa
chính khổ A3 có tỷ lệ 1/500, trích lục từ hồ sơ của cơ quan địa chính địa
phương. Trên bản đồ cần thể hiện rõ quy cách kích thước, diện tích khu đất, đường
giao thông hiện có và quy hoạch đường xe ra vào.
c) Quyền sử dụng
đất:
- Nếu thuộc
quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân cần phô tô công chứng các giấy tờ liên
quan chứng minh tính hợp pháp của đất dự kiến xây dựng Trung tâm.
- Nếu là đất
đã thuê của tổ chức, cá nhân khác: cần phô tô công chứng đầy đủ các giấy tờ
liên quan chứng minh tính hợp pháp của khu đất và hợp đồng thuê đất.
- Nếu là đất
dự kiến thành lập Trung tâm để làm thủ tục xin quyền sử dụng đất hoặc thuê đất
thì cần nêu rõ trong đề án.
2.2.2. Về tài
chính: Dự toán tổng chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà kiểm định, văn
phòng điều hành, sân bãi, đường giao thông, tường rào, mua và lắp đặt trang thiết
bị kiểm định, thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính, hệ thống cung cấp điện nước,
chi phí đào tạo….
Nguồn vốn phải
thể hiện rõ khả năng huy động vốn hợp pháp, dự toán thu chi hàng năm để tính được
khả năng hoàn vốn.
2.2.3. Nguồn
nhân lực: Lãnh đạo, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ phù hợp với
Tiêu chuẩn được quy định tại Quyết định 1643/1998/QĐ-BGTVT ngày 06/07/1998 và
Quyết định 3165/2002/QĐ-BGTVT ngày 02/10/2002 của Bộ trưởng Bộ GTVT, Cụ thể như
sau:
a) Lãnh đạo
Trung tâm phải là kỹ sư cơ khí chuyên ngành đã qua đào tạo về chuyên môn nghiệp
vụ đã được công nhận và bổ nhiệm đăng kiểm viên hạng III. Sau 3 năm kể từ ngày
được bổ nhiệm đăng kiểm viên hạng III, phải tham gia khoá đào tạo lý thuyết và
thực hành để được công nhận và bổ nhiệm đăng kiểm viên hạng II.
b) Đăng kiểm
viên phải là kỹ sư cơ khí chuyên ngành đã qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ
và qua tối thiểu 06 tháng thực tập tại một trong các Trung tâm để được đánh
giá, công nhận và bổ nhiệm là đăng kiểm viên hạng III.
c) Nhân viên
nghiệp vụ tối thiểu tốt nghiệp phổ thông trung học, đã qua khoá đào tạo nhân
viên nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới và đã thực tập tối thiểu 01 tháng tại một
trong các Trung tâm để được đánh giá, công nhận và bổ nhiệm nhân viên nghiệp vụ.
Đối với nhân viên vi tính, tối thiểu phải có chứng chỉ “C” về máy tính văn
phòng.
2.2.4. Trang
thiết bị, dụng cụ: Thống kê số lượng các thiết bị sẽ được lắp đặt trong dây
chuyền, nêu rõ nhà sản xuất, kiểu loại, tính năng kỹ thuật chính đúng theo phê
duyệt và công bố của Cục ĐKVN để đảm bảo khả năng kết nối với mạng máy tính nội
bộ của Trung tâm và nối mạng quản lý với Cục ĐKVN, khả năng bảo dưỡng, sửa chữa,
trang thiết bị kiểm chuẩn cho từng thiết bị và phải đầy đủ về số lượng các loại
thiết bị quy định tại Mục 2.4 Tiêu chuẩn 22 TCN 226 -2005.
2.2.5. Các bản
vẽ trong đề án:
- Bản vẽ tổng
thể mặt bằng khu đất tỷ lệ 1/500 khổ A3.
- Bản vẽ bố
trí nhà kiểm định, nhà văn phòng, sân bãi đỗ xe, đường giao thông nội bộ, cổng
xe ra vào khổ A3.
- Bản vẽ bố
trí trang thiết bị kiểm định, trong đó phải thể hiện số dây chuyền lắp đặt đợt
đầu và dự kiến lắp lắp bổ sung giai đoạn sau.
2.2.6. Số lượng
hồ sơ đề án:
Đề án thành lập
Trung tâm được lập thành 03 bộ, gửi:
+ Cục ĐKVN:
(Bộ phận trợ lý Cục trưởng về công tác chỉ đạo và triển khai Đề án xã hội hoá,
địa chỉ: 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội): 02 bộ.
+ Lưu tại tổ
chức, cá nhân đăng ký thành lập: 01 bộ.
2.3. Văn bản
thoả thuận
Văn bản thoả
thuận là sự chấp thuận của Cục ĐKVN đồng ý để Tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập
Trung tâm theo nội dung trong Đề án. Khi tổ chức, cá nhân thực hiện đúng các
tiêu chuẩn, quy định thì Cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức kiểm
tra để cấp Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới.
Trong văn bản
thoả thuận, Cục ĐKVN sẽ quy định tên và phiên hiệu cho Trung tâm nêu tại phụ lục
2 để tổ chức, cá nhân làm thủ tục thành lập với cơ quan chức năng theo quy định
hiện hành.
2.4. Đầu tư
xây dựng:
Khi đã có văn
bản thoả thuận, Tổ chức, cá nhân triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và lắp
đặt thiết bị theo tiêu chuẩn, quy định.
2.5. Nguồn
nhân lực:
Việc tuyển chọn
nhân lực, gửi đào tạo theo mục 2.2.3 của hướng dẫn này.
2.6. Kiểm
tra, kiểm chuẩn lần đầu và cấp Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới
Sau khi hoàn
thành việc đầu tư, Tổ chức, cá nhân gửi thông báo bằng văn bản theo mẫu tại phụ
lục 3 cho Cục ĐKVN để tiến hành kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định
xe cơ giới theo Tiêu chuẩn Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới, số đăng ký 22 TCN
226-2005, các quy định hiện hành và nội dung đã đòng ý trong văn bản thoả thuận,
cụ thể như sau:
a) Kiểm tra
cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: nhà kiểm tra, nhà văn phòng, đường giao thông
nội hạt, sân bãi bố trí xe ra vào.
b) Bố trí
trang thiết bị, kiểu loại thiết bị, khả năng nối mạng nội bộ và khả năng hoà mạng
với chương trình quản lý kiểm định của cơ quan quản lý chuyên ngành.
c) Bố trí nguồn
nhân lực tại các công đoạn kiểm tra và các nhân viên nghiệp vụ đã qua đào tạo
theo các tiêu chuẩn quy định.
d) Bảng hiệu,
bảng biểu, điện thoại đường dây nóng, trang bị phòng cháy chữa cháy, bảo
hộ lao động.
e) Hệ thống sổ
sách, biểu mẫu, truy cập số liệu, áp dụng chương trình quản lý kiểm định,
chương trình cảnh báo, chế độ kế toán theo quy định
f) Giám sát
việc vận hành thử toàn bộ quy trình kiểm định đối với các loại phương tiện được
quy định kiểm định, yêu cầu kiểm tra thử tối thiểu 05 lần đối với mỗi loại
phương tiện được quy định kiểm định.
g) Cấp Giấy
chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới theo mẫu tại phụ lục 4a và ấn
chỉ kiểm định khi Trung tâm đạt được các tiêu chuẩn và quy định hiện hành.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
Trung tâm có
nhiệm vụ thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn được quy định tại Điều 7 và
Điều 8 của Quyết định 45/2005/QĐ-BGTVT và thực hiện kiểm định những loại phương
tiện quy định trong Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới đã được cấp.
IV. ĐÁNH GIÁ HÀNG NĂM VÀ KIỂM TRA GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
4.1. Đánh giá
hàng năm:
Việc đánh giá
hàng năm do Cục ĐKVN tổ chức thực hiện trước hoặc sau thời hạn tối đa 30 ngày kể
từ ngày cấp Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định xe cơ giới hoặc ngày được xác
nhận sự phù hợp của Trung tâm với các tiêu chuẩn, quy định hiện hành lần trước.
a) Nội dung
đánh giá bao gồm:
- Việc thực
hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy định hiện hành
- Quản lý,
lưu trữ hồ sơ, ấn chỉ kiểm định.
- Sổ sách
theo dõi và chế độ báo cáo.
- Nguồn nhân
lực của Trung tâm.
- Tính năng
hoạt động và kiểm chuẩn thiết bị.
- Áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000.
b) Cục trưởng
Cục ĐKVN giao trách nhiệm cho Phòng kiểm định xe cơ giới thực hiện việc đánh
giá hàng năm theo mẫu tại phụ lục 4b.
4.2. Kiểm
tra, giám sát hoạt động kiểm định
Lãnh đạo
Trung tâm có trách nhiệm tổ chức công tác giám sát mọi hoạt động hàng ngày của
Trung tâm đúng các tiêu chuẩn, quy trình quy định hiện hành. Phòng Kiểm định xe
cơ giới chịu trách nhiệm giám sát qua mạng để phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh
những sai sót, làm cơ sở để xử lý các sai phạm trong hoạt động của các
Trung tâm.
Công tác kiểm
tra do các kiểm tra viên của Đội kiểm tra chuyên ngành thực hiện nhằm
ngăn chặn và phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm tiêu chuẩn, quy trình, quy
định hiện hành trong công tác kiểm định.
a) Việc kiểm
tra có thể được báo trước hoặc không báo trước, thực hiện trong những trường hợp
sau:
- Kiểm tra việc
thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình quy định hiện hành.
- Khi có phản
ảnh hoặc khiếu nại của chủ phương tiện, lái xe hoặc của người dân.
- Khi có dấu
hiệu tiêu cực, sách nhiễu chủ phương tiện, lái xe.
- Khi có
thông báo hoặc yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc phản ảnh trên các
phương tiện thông tin đại chúng
- Khi vi phạm
các hành vi bị nghiêm cấm nêu tại điều 9 của Quyết định 45/2005/QĐ-BGTVT.
b) Kiểm tra
viên:
- Là đăng kiểm
viên hạng II trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt
- Kiểm tra
viên do Cục trưởng Cục ĐKVN bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng Phòng Kiểm định
xe cơ giới.
- Khi tiến
hành kiểm tra hoạt động kiểm định tối thiểu phải có từ 02 kiểm tra viên trở
lên.
- Kiểm tra
viên được phép phúc tra lại kết quả kiểm định, nếu phát hiện kết quả kiểm định
sai tiêu chuẩn, quy trình, quy định thì được phép yêu cầu Trung tâm thu hồi chứng
chỉ đã cấp sai.
- Khi kết
thúc kiểm tra, phải lập biên bản xác nhận quá trình, nội dung kiểm tra, các sai
phạm nếu có để làm căn cứ cho Cơ quan có thẩm quyền đánh giá, xử lý các
cá nhân và Trung tâm.
c) Đội trưởng
đội kiểm tra chuyên ngành: Do Cục trưởng Cục ĐKVN bổ nhiệm, chịu sự chỉ đạo trực
tiếp và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục ĐKVN về nội dung kiểm tra và đề
xuất mức độ xử lý vi phạm.
- Điều hành công
việc của các Kiểm tra viên nhằm phát huy hiệu quả công tác kiểm tra chuyên
ngành.
- Được phép sử
dụng các biện pháp nghiệp vụ để đạt kết quả kiểm tra.
V. CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
5.1. Các hành
vi bị nghiêm cấm nêu tại Điều 9 của Quyết định 45/2005/QĐ-BGTVT được
hiểu là vi phạm các hành vi thống kê trong phụ lục 5 kèm theo hướng dẫn này.
5.2. Xử lý vi
phạm
5.2.1. Xử lý
đối với cá nhân: Khi cá nhân vi phạm phải được xử lý theo Quyết định
4455/2002/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ GTVT và hướng dẫn số
264/2004ĐK của Cục ĐKVN, đồng thời sẽ bị xử lý về chuyên môn nghiệp vụ như sau:
a) Bị đình chỉ
chức danh đăng kiểm viên hoặc nhân viên nghiệp vụ 03 tháng và tạm thời bố trí
làm công tác khác khi lỗi sai phạm tương đương với mức cảnh cáo.
b) Bị đình chỉ
chức danh đăng kiểm viên hoặc nhân viên nghiệp vụ 06 tháng và tạm thời bố trí
làm công tác khác khi lỗi sai phạm tương đương với mức hạ bậc lương.
c) Bị đình chỉ
chức danh đăng kiểm viên hoặc nhân viên nghiệp vụ 12 tháng và tạm thời bố trí
làm công tác khác khi lỗi sai phạm tương đương với mức hạ ngạch lương.
d) Bị thu hồi
thẻ chức danh.vĩnh viễn khi lỗi sai phạm tương đương với mức buộc thôi việc hoặc
bị đình chỉ chức danh 06 tháng lần thứ hai trong thời gian 12 tháng hoặc bị
đình chỉ chức danh sau khi đã bị đình chỉ chức danh 12 tháng trong thời gian 24
tháng.
5.2.2. Xử lý
đối với Trung tâm: được thực hiện theo Điều 10 và 11 Quyết định
45/2005/QĐ-BGTVT trên cơ sở các vi phạm của cá nhân của Trung tâm đó. Có hai
hình thức xử lý: Đình chỉ hoạt động có thời hạn và Thu hồi Giấy chứng nhận hoạt
động kiểm định.
5.2.2.1. Đình
chỉ hoạt động có thời hạn:
a) Đình chỉ
hoạt động kiểm định 1 tháng khi để xẩy ra vi phạm trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm về
tiêu chuẩn 22 TCN 226-2005.
- Hai lần vi
phạm một trong các khoản 1, 2, 3, 4 hoặc một lần vi phạm một trong các khoản 5,
6, 7 Điều 9 Quyết định 45/2005/QĐ-BGTVT trong thời gian 3 tháng đươc hiểu là
hành vi vi phạm đã bị cơ quan thanh, kiểm tra có thẩm quyền lập biên bản
b) Đình chỉ
hoạt động kiểm định 3 tháng:
- Hai lần vi
phạm các khoản 5, 6, 7 Điều 9 Quyết định 45/2005/QĐ-BGTVT trong thời gian 12
tháng.
- Vi phạm
hành vi bị nghiêm cấm nêu tại Điều 9 Quyết định 45/2005/QĐ-BGTVT nêu trên dẫn tới
phải đình chỉ 1 tháng lần thứ hai trong thời gian 12 tháng.
c) Cục Đăng
kiểm Việt nam ra quyết định đình chỉ hoạt động kiểm định có thời hạn, tạm ngừng
việc cung cấp ấn chỉ, kiểm kê niêm phong các ấn chỉ còn tồn kể từ thời điểm phải
tạm đình chỉ. Trung tâm chỉ được hoạt động trở lại khi được Cục ĐKVN cho phép.
5.2.2.2. Thu
hồi Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định
a) Khi để xẩy
ra vi phạm trong các trường hợp sau:
- Khi đã có
thông báo chính thức bằng văn bản của Cục Đăng kiểm Việt nam về sự vi phạm tiêu
chuẩn 22 TCN 226-2005 của Trung tâm và đã bị đình chỉ có thời hạn, nhưng sau 6
tháng kể từ ngày nhận được thông báo, Trung tâm vẫn chưa khắc phục vi phạm nêu
trong thông báo.
- Vi phạm các
hành vi bị nghiêm cấm nêu tại Điều 9 Quyết định 45/2005/QĐ-BGTVT dẫn tới phải
đình chỉ 3 tháng lần thứ 2 trong vòng 12 tháng.
b) Khi Trung
tâm có vi phạm đến mức phải thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định, Cục
Đăng kiểm Việt nam ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định,
ngừng việc cấp ấn chỉ, kiểm kê và thu hồi các ấn chỉ còn tồn, thu hồi Hồ sơ
phương tiện do Trung tâm đang quản lý và thông báo công khai trên trang thông
tin điện tử (Website) trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại phòng tiếp
nhận hồ sơ của Trung tâm.
Khi Trung tâm
bị đình chỉ, Tổ chức, cá nhân thành lập công ty và các cá nhân của Trung tâm vẫn
tiếp tục chịu trách nhiệm về những chứng chỉ kiểm định còn thời hạn do Trung
tâm đã cấp ra.
c) Tối thiểu
sau 3 năm kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định,
nếu tổ chức cá nhân có nhu cầu hoạt động kiểm định trở lại thì phải tiến hành
việc đăng ký thành lập Trung tâm lại từ đầu theo quy định tại Điều 5 Quyết định
45/2005/QĐ-GTVT.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
6.1. Phòng Kiểm
định xe cơ giới
- Căn cứ vào
chức năng nhiệm vụ đươc giao, có trách nhiệm quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ
trong hoạt động kiểm định.
- Thực hiện
việc kiểm tra, kiểm chuẩn lần đầu để cấp Giấy chứng nhận hoạt động kiểm định.
- Tổ chức
đánh giá định kỳ hàng năm về sự phù hợp tiêu chuẩn đối với Trung tâm.
- Thực hiện
công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm định.
- Tổng hợp
báo cáo, tổng kết và triển khai các nhiệm vụ được giao.
- Chủ trì về
nội dung và phối hợp với Trung tâm đào tạo Cục ĐKVN tổ chức và cấp chứng chỉ
đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ theo quy định
hiện hành, đồng thời chủ chì việc quản lý, đánh giá đăng kiểm viên và nhân viên
nghiệp vụ.
6.2. Các
Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định hiện
hành và các nội dung trong Hướng dẫn này. Trong quá trình thực hiện, nếu còn nội
dung gì cần bổ sung, yêu cầu thông báo về Cục Đăng kiểm Việt nam thông qua
Phòng Kiểm định xe cơ giới, TEL: 04.7684706, FAX:04.7684723, Email:
var@vr.org.vn để xem xét và điều chỉnh.
6.3. Hướng dẫn
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2006
Nơi nhận:
- Bộ trưởng Bộ GTVT (để b/c);
- Thứ trưởng Trần Doãn Thọ (để b/c)
- Vụ KHCN, PC, VT, TCCB, TC (để p/h)
- Cục Đường bộ Việt nam (để p/h)
- Các Sở GTVT, GTCC (để p/h)
- Các Đơn vị đăng kiểm XCG (để t/h)
- Các tổ chức, cá nhân đăng ký thành lập Trung tâm đăng kiểm (để t/h)
- Phòng tài chính kế toán, TCCB, Trung tâm đào tạo Cục ĐKVN (để t/h)
- Lưu VP, VAR.
|
CỤC
TRƯỞNG
CỤC ĐĂNG KIỂM VN
Nguyễn Văn Ban
|