SỞ NÔNG NGHIỆP
&
PTNT CÀ MAU
CHI CỤC BVNLTS
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 09/HD-BVNL
|
Cà Mau, ngày 12
tháng 3 năm 2009
|
HƯỚNG DẪN
HƯỚNG
DẪN KIỂM TRA TRANG BỊ AN TOÀN VÀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TÀU CÁ CÓ TỔNG CÔNG
SUẤT MÁY CHÍNH < 20CV
Căn cứ các tiêu
chuẩn, các văn bản quy định hiện hành về công tác đăng ký tàu cá, Chi cục BVNLTS
ban hành hướng dẫn kiểm tra trang bị an toàn và trình tự thủ tục đăng ký tàu cá
có tổng công suất máy chính < 20CV :
I/-
CÁC LOẠI KIỂM TRA:
1. Kiểm tra lần đầu:
Được tiến hành sau
khi sửa chữa lớn, cải hoán hoặc tàu chưa được kiểm tra đăng ký lần nào.
Mục đích: Nhằm đánh
giá khả năng hoạt động của phương tiện và các trang thiết bị trước khi lập thủ
tục đăng ký tàu cá.
2. Kiểm tra thường
kỳ:
Được tiến hành sau
một năm.
Mục đích: Nhằm kiểm
tra, đánh giá khả năng hoạt động phương tiện và các trang thiết bị để gia hạn
thời gian hoạt động của tàu.
3. Kiểm tra bất
thường:
Được tiến hành:
a- Sau mỗi lần tai
nạn hoặc đã sửa chữa sau tai nạn.
b- Theo đề nghị của
chủ phương tiện.
c- Theo yêu cầu đặc
biệt của Nhà nước.
* Thực hiện việc kiểm
tra phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn Ngành và tiêu chuẩn Việt Nam sau
đây:
- TCVN 6278:
1997: Qui phạm trang bị an toàn tàu biển.
- 28 TCN 91 –
90: Qui phạm trang bị an toàn.
- TCVN 7111 –
2: 2002: Kết cấu thân tàu và trang thiết bị.
- TCVN 7111 –
6: 2002: Trang thiết bị.
- TCVN 7111 –
7: 2002: Hệ thống ngăn ngừa ô nhiểm của tàu cá.
II/- HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TÀU CÁ:
1. Đối với
tàu cá đăng ký lần đầu : (tàu đã qua sử dụng một thời gian mà chưa làm
thủ tục đăng ký)
* Hồ
sơ chủ phương tiện phải nộp mỗi thứ 1 bản :
- Đơn xin đăng ký tàu cá, thuyền viên và cấp giấy phép khai thác thủy
sản ( Mẫu số1 ).
- Chứng từ
chứng minh hoặc xác nhận quyền sở hữu phần vỏ ( thể hiện rõ nguồn gốc).
- Hóa đơn mua máy hoặc chứng từ chứng minh, xác nhận
quyền sở hữu máy (thể hiện rõ nguồn góc). Mẫu số 3
- 02 ảnh màu
cỡ 9x12 (chụp toàn tàu theo hướng hai bên mạn tàu).
- Biên lai
nộp lệ phí trước bạ vỏ, máy (Khi chủ tàu có yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng
ký tàu cá đối với tàu cá có tổng công suất máy chính lớn hơn 15 CV đến nhỏ hơn
20 CV).
Đối với
phương tiện mất chứng từ nguồn gốc vỏ, máy thì phải có đơn đề nghị nộp lệ phí
trước bạ (theo Công văn hướng dẫn số 1585TCT/NV4 của tổng Cục Thuế, đối với tàu
cá có công suất máy chính từ lớn hơn 15 CV đến nhỏ hơn 20 CV ) Mẫu số 7
- Nhà nước có
chính sách khuyến khích mua bảo hiểm thân tàu và thuyền viên.
2. Đối với
tàu cá sửa vỏ:
* Hồ sơ chủ
phương tiện phải nộp mỗi thứ 1 bản :
- Đơn xin sửa
vỏ ( có ý kiến chấp thuận của cơ quan chủ quản trước khi sửa chữa ). Mẫu
số 6
- Hợp đồng
sửa vỏ, hoá đơn xuất xưởng (nếu tự sửa phải có hoá đơn cây gỗ hoặc chứng từ thể hiện rõ nguồn gốc gỗ ).
- 02 ảnh màu
cỡ 9x12 (chụp toàn tàu theo hướng hai bên mạn tàu; trường hợp sửa thay đổi
đặc điểm hình dạng).
* Hồ sơ xuất
trình:
Biên bản kiểm
tra trang bị an toàn đối với tàu cá có công suất nhỏ hơn 20 mã lực, giấy chứng
nhận đăng ký tàu cá (đối với tàu đã cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá) hoặc
giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản.
- Biên lai
nộp lệ phí trước bạ vỏ (Khi chủ tàu có yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký
tàu cá đối với phương tiện có công suất máy lớn hơn 15 CV và nhỏ hơn 20 CV, chỉ
thu phần chênh lệch tăng sau khi sửa).
- Nhà nước có
chính sách khuyến khích mua bảo hiểm thân tàu và thuyền viên.
Trường hợp
đổi vỏ: Nếu vỏ mua cũ chưa đăng ký lần nào thì hướng dẫn hồ sơ
theo trường hợp (II.1) đăng ký lần đầu; Nếu mua vỏ đã đăng ký thì hướng dẫn hồ
sơ theo trường hợp chuyển dịch quyền sở hữu (II.4).
3. Đối với
tàu cá đổi máy:
* Hồ sơ chủ
phương tiện phải nộp mỗi thứ 1 bản.
- Đơn xin đổi
máy ( có ý kiến chấp thuận của cơ quan chủ quản trước khi đổi máy ). Mẫu
số 4
- Hóa đơn mua máy hoặc chứng từ chứng minh, xác nhận
quyền sở hữu máy (thể hiện rõ nguồn gốc).
* Hồ sơ
xuất trình:
Biên bản kiểm
tra trang bị an toàn đối với tàu cá có công suất nhỏ hơn 20 mã lực, giấy chứng
nhận đăng ký tàu cá ( đối với tàu cá đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu
cá) hoặc giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản.
- Biên lai
nộp lệ phí trước bạ máy (Khi chủ tàu có yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký
tàu cá đối với máy có công suất lớn hơn 15 CV và nhỏ hơn 20 CV).
- Nhà nước có
chính sách khuyến khích mua bảo hiểm thân tàu và thuyền viên.
4. Đối với
tàu cá chuyển dịch quyền sở hữu: Mẫu số 2
* Hồ sơ chủ
phương tiện phải nộp mỗi thứ 1 bản :
- Đơn xin đăng ký tàu cá, thuyền viên và cấp giấy phép khai thác thủy
sản.
- Chứng từ
chuyển nhượng quyền sở hữu theo qui định.
* Hồ sơ
xuất trình:
Biên bản kiểm
tra trang bị an toàn đối với tàu cá có công suất nhỏ hơn 20 mã lực, giấy chứng
nhận đăng ký tàu cá (đối với tàu đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá)
hoặc giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản.
- Biên lai
nộp lệ phí trước bạ vỏ, máy( Khi chủ tàu có yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng
ký tàu cá đối với phương tiện có công suất máy lớn hơn 15 CV và nhỏ hơn 20 CV).
- Nhà nước có
chính sách khuyến khích mua bảo hiểm thân tàu và thuyền viên.
* Trường hợp
chuyển dịch sở hữu tàu ( trong tỉnh) từ huyện này sang huyện khác, hồ sơ cần bổ
sung thêm:
- Giấy chứng
nhận xóa đăng ký của tàu. (Phụ lục 1)
- Hồ sơ lưu
đăng ký của tàu.
III/-
CƠ QUAN ĐĂNG KÝ CẤP CÁC LOẠI GIẤY TỜ:
Những phương
tiện đã hoàn thành các thủ tục như (II) thì được cấp các loại giấy tờ như
sau :
1. Biên bản
kiểm tra trang bị an toàn đối với tàu cá có công suất nhỏ hơn 20 mã lực ( Phụ lục 2):
- Lần đầu :
Đối với phương tiện đã qua sử dụng một thời gian nhưng chưa đăng ký.
- Thường kỳ:
sau thời hạn một năm.
- Bất thường:
như ở mục I.3 và đối với các trường hợp sửa, đổi vỏ và đổi máy.
Tất cả các
trường hợp trên đều phải thoả mãn qui phạm.
2. Cấp giấy
chứng nhận đăng ký tàu: ( Phụ lục 3 )
- Cấp cho tất
cả tàu cá có tổng công suất máy chính đến 15 CV sau khi hoàn thành các thủ tục
theo quy định.
- Đối với tàu
cá có tổng công suất máy chính lớn hơn 15 CV đến nhỏ hơn 20 CV (có biên lai
nộp lệ phí trước bạ vỏ, máy, khi chủ tàu có yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký
tàu cá).
3. Cấp giấy
xác nhận đã đăng ký tàu cá : ( Phụ lục 4 )
Cấp cho tất
cả tàu cá có tổng công suất máy chính lớn hơn 15 CV đến nhỏ hơn 20 CV sau khi
hoàn thành các thủ tục theo qui định. (Theo Thông tư số 02/2007/TT-BTS, ngày
13/7/2007 và Công văn số 147/KT&BVNL-QLTC, ngày 17/3/2008 của Cục Khai thác
và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản ).
4. Cấp giấy phép khai thác thủy sản: (
Phụ lục 5 )
Cấp cho tất cả tàu cá sau khi làm thủ tục đăng ký, làm nghề đúng quy
định ( theo điểm đ khoản 2 phần II Thông tư số 02/2006/TT-BTS, ngày 20/3/2006),
phương tiện đảm bảo an toàn. Thời hạn của giấy phép khai thác thuỷ sản
không quá 12 tháng.
5. Cấp sổ
danh bạ thuyền viên.
Cấp cho tất
cả tàu cá sau khi làm thủ tục đăng ký, đã được cấp giấy phép khai thác thủy
sản.
6. Qui định
trong trình ký các loại giấy tờ.
- Trực tại cơ
quan: Trước khi trình ký phải kiểm tra đầy đủ hồ sơ theo từng trường hợp như
qui định ở mục II.1, II.2, II.3, II.4, có biên lai thu phí và lệ phí, tham gia
bảo hiểm đúng qui định.
- Đăng ký địa
bàn (nếu có): Trước khi trình ký phải kiểm tra đầy đủ hồ sơ như trực tại cơ
quan, kèm theo danh sách từng trường hợp, số biên lai thu phí và lệ phí ( hồ sơ
phải hoàn chỉnh chậm nhất là 3 ngày sau mỗi chuyến công tác).
IV/-
QUI ĐỊNH VỀ THU PHÍ VÀ LỆ PHÍ:
Thực hiện
theo Quyết định số 31/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
“Qui định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí về công tác khai thác
và BVNLTS” cụ thể như sau:
STT
|
CHỈ
TIÊU
|
Đơn
vị tính
|
Mức
thu
|
1
|
Giấy chứng nhận
đăng ký tàu cá
|
đồng/lần
|
|
|
- Cấp mới
|
|
40.000
|
|
- Cấp lại
|
|
20.000
|
2
|
Sổ Danh bạ thuyền
viên
|
đồng/lần
|
|
|
- Cấp mới
|
|
40.000
|
|
- Cấp lại
|
|
20.000
|
3
|
Giấy phép khai thác
thuỷ sản
|
đồng/lần
|
|
|
- Cấp mới
|
|
40.000
|
|
- Gia hạn hoặc cấp
lại
|
|
20.000
|
|
- Đổi giấy phép do
thay đổi nội dung ghi trong giấy phép
|
|
40.000
|
|
- Kiểm tra An toàn
tàu cá ( đối với tàu cá không thuộc diện đăng kiểm)
|
đồng/lần/tàu/năm
|
50.000
|
Cơ quan thu
được trích 90% trên tổng số tiền thu về phí, lệ phí để trang trải chi phí cho
công tác khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, số còn lại (10%) cơ quan thu
phí, lệ phí phải nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, loại, khoản, mục, tiểu
mục tương ứng của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
V/-
HƯỚNG DẪN KIỂM TRA AN TOÀN TÀU CÁ:
1. Qui định
chung:
Hướng dẫn này
áp dụng trong công tác kiểm tra trang bị an toàn tàu cá lắp máy có tổng công
suất máy chính < 20CV.
Việc thực
hiện các quy định trong hướng dẫn này là bắt buộc đối với các phương tiện sửa
chữa, cải hoán và sử dụng tàu cá theo qui định trên.
Đối với
phương tiện cơ quan đăng ký chỉ kiểm tra trang bị an toàn và thông số cơ bản
của tàu, chủ tàu cá tự chịu trách nhiệm về an toàn kỹ thuật tàu cá.
2. Những bộ
phận chính của tàu:
a. Thân tàu: Ván
bao, ván boong , sàn, đáy, các vách dọc và ngang, khung sườn dọc và ngang
(đáy, boong, mạn), cabin, tham gia sức bền chung thân tàu.
b. Các
máy : Máy chính, máy phụ, đường trục truyền động từ máy đến trục chân vịt.
c. Trang
bị : Gồm các trang bị cứu sinh, cứu hoả, chống cháy, chống chìm,…
d. Trang bị
tàu : Những nắp đậy, các hầm, các lỗ,…
3. Thông số
cơ bản của tàu:
a. Lượng chiếm
nước : Trọng lượng của tàu bằng trọng lượng của phần nước mà nó chiếm chỗ.
b. Lượng
chiếm nước tàu không : Lượng chiếm nước của tàu không kể hàng hoá, lượng
dự trữ, người và đồ đạt.
c. Sức chứa
của tàu : Thể tích toàn bộ các khoang, phòng trong tàu tính bằng tấn đăng
ký (TĐK). 1TĐK( tấn đăng ký ) = 2.83m3 =100 foot3
Sức chứa của
tàu có tính cả thể tích các khoang dưới mặt boong, trên cabin, không kể các
khoang phụ không nằm trong qui luật đo tàu.
Tấn đăng ký
(TĐK) được tính bằng công thức :
Trong
đó :
Lmax :
là chiều dài lớn nhất.
Bmax :
là chiều rộng lớn nhất.
D : là thân
hạ.
d :là hệ số béo thông
thường được chọn = 0.65.
d. Trọng tải
toàn phần của tàu: Lượng chở tối đa của tàu theo chiều chìm phù hợp với dấu
chiều chìm chở hàng.
Chú thích: Lượng
chở toàn bộ của tàu bằng hiệu giữa lượng chiếm nước toàn bộ tàu có đủ trọng tải
và lượng chiếm nước tàu không.
4. Kích thước
cơ bản của tàu:
a. Chiều dài
toàn bộ ( Lmax) : Là khoảng cách lớn nhất theo phương nằm ngang
giữa 2 đầu mũi, lái của thân tàu. Là khoảng cách giữa mép trước của sóng mũi
đến mép sau của sóng lái.
b.Chiều dài
mớn nươc ( Ltk) : Là khoảng cách giữa mép trước của sóng mũi và mép sau
của sóng lái tính trên đường mớn nước chở đầy hàng về mùa hè đây cũng là chiều
dài đường nước thiết kế.
c. Chiều rộng
lớn nhất (Bmax) : Là khoảng cách giữa mép ngoài của sườn ở mạn này
tới mép ngoài của sườn ở mạn kia tại vị trí sườn lớn nhất.
d. Chiều rộng
thiết kế (Btk):
Là khoảng cách giữa mép ngoài của sườn ở mạn này tới mép ngoài của sườn ở mạn
kia tại vị trí giữa thân tàu.
e. Chiều cao
mạn ( D ): Là khoảng cách thẳng góc vạch từ mép trên của ky tới
mép dưới của boong tàu.
f. Chiều chìm
thiết kế ( d ): Là khoảng cách thẳng góc tính từ mép trên của ky tới
đường nước chở hàng mùa hè ở giữa tàu.
g. Mạn khô (
f ):
Là hiệu số giữa chiều cao mạn (D) với chiều chìm thiết kế(d ).
A. KIỂM TRA
TRANG THIẾT BỊ TÀU
- Thiết bị: Neo,
lái, chằng buộc
- Trang bị:
Cứu sinh, phòng và chống cháy, hút khô, chống chìm, thông tin liên lạc, tín
hiệu và hàng hải ;
Có 3 loại
kiểm tra: Lần đầu, hàng năm và bất thường.
I. KIỂM TRA
LẦN ĐẦU:
(Như I.1)
Trong quá trình kiểm tra nếu thấy những khuyết tật ảnh hưởng đến an toàn hoạt
động của tàu, thiếu hồ sơ hoặc thiếu trang thiết bị an toàn theo qui định, thì
có thể đình chỉ hoạt động hoặc yêu cầu chủ tàu khắc phục và hoàn chỉnh thủ tục
để đăng ký lại.
Nội dung kiểm
tra:
1. Yêu
cầu :
a. Chủ phương
tiện trình và nộp các hồ sơ giấy tờ có liên quan đến việc sở hữu tàu theo qui
định.
b. Báo cáo cụ
thể về quá trình cải hoán, sữa chữa hoặc hoạt động của tàu cho cơ quan đăng ký.
c. Vệ sinh
sạch sẽ thân tàu và các bộ phận phải kiểm tra.
2. Phương
pháp kiểm tra :
- Sự kín nước
thân tàu .
- Sự phù hợp
của bố trí chung : Bố trí trang thiết bị ; thiết bị cứu sinh ;
cứu hoả ; chống chìm… Có thuận tiện thao tác khi có sự cố, dễ kiểm tra và
bảo quản.
- Các kích
thước thực của tàu so với kích thước ghi trong hồ sơ (bằng cách đo thực tế
khi kiểm tra) ; nếu vượt quá giới hạn cho phép thì yêu cầu chủ phương
tiện phải tính toán lại.
Các trang
thiết bị neo, lái nói trên đều phải được kiểm tra lần đầu đồng thời với việc
kiểm tra tàu.
Khi kiểm tra
phải thấy được :
- Sự phù hợp
của trang thiết bị với yêu cầu sử dụng.
- Sự bố trí
lắp đặt chúng trên tàu phải vững chắc, đảm bảo hoạt động an toàn, thuận lợi
trong thao tác sử dụng.
a. Thiết bị
lái :
Thiết bị lái
phải đảm bảo khả năng điều khiển tàu trong mọi trường hợp tải trọng của tàu.
- Nếu số sợi
cáp truyền dẫn lái bị đứt vượt quá 10% tổng số sợi trên chiều dài gắp 6 lần
đường kính của cáp.
- Trục lái bị
xoắn và có vết nứt rạn, hoặc trục lái bị xoắn quá 10%.
Các thiết bị
nói trên hư hỏng chưa được sửa chữa thì bị cấm hoạt động mà không giảm mức đánh
giá trạng thái kỹ thuật.
- Các yếu tố
đối với thiết bị lái theo qui định tại Qui phạm trang bị an toàn tàu biển TCN
6278-1997- Phần thiết bị lái.
b. Thiết bị
neo :
Thiết bị neo
phải thỏa mãn theo Qui phạm trang bị tàu biển TCN 6278-1997- Phần thiết bị neo.
Khi kiểm tra neo phải xem xét trọng lượng neo, số lượng neo, kiểu neo và dây
neo.
c. Các trang thiết bị
an toàn :
Theo 28TCN 91-90,
kiểm tra khả năng làm việc của từng trang bị.
II. KIỂM TRA
HÀNG NĂM
Kiểm tra hàng
năm: Được tiến hành sau một năm. Nhằm xác nhận trạng thái của các trang thiết
bị an toàn của đối tượng kiểm tra sau một thời gian hoạt động.
Nội dung và
phương pháp kiểm tra :
Trong đợt
kiểm tra hàng năm, kiểm tra các trang thiết bị an toàn, thiết bị điện, thiết bị
động lực,…đặt biệt lưu ý đến sự thay đổi thành phần thiết bị, việc bố trí và
lắp đặt chúng.
Yêu cầu chủ
tàu báo cáo sự hoạt động của tàu trong thời gian qua, những hư hỏng phát sinh
và biện pháp khắc phục chúng.
Kiểm tra thực
tế :
- Vỏ tàu (
mức độ kín nước).
- Khung xương
(mục nát, gãy, nứt …) ảnh hưởng đến độ bền thân tàu.
Trong kiểm
tra cần chú ý :
+ Phát hiện
những thay đổi lớn so với kiểm tra lần trước làm ảnh hưởng tính năng của tàu để
quyết định hình thức kiểm tra cho phù hợp.
+ Nếu xét
thấy những thay đổi có thể dẫn đến thay đổi tính năng của tàu cá, yêu cầu chủ
tàu làm lại thủ tục.
Kiểm tra hàng
năm đối với các trang thiết bị được tiến hành đồng thời với việc kiểm tra tàu.
Khi kiểm tra nếu thấy chi tiết hoặc cụm chi tiết nào không đảm bảo hoạt động an
toàn thì phải yêu cầu chủ tàu sửa chữa, thay thế mới được phép hoạt động.
Phương pháp
kiểm tra :
* Đối với hệ
thống lái: chú ý đến độ hao mòn, hư hỏng của các chi tiết truyền dẫn.
- Sự làm việc
bình thường của hệ thống.
- Đối với neo
chú ý đến độ hao mòn, hư hỏng của neo và dây neo.
* Đối với
trang bị an toàn: Yêu cầu đảm bảo trang bị đúng qui định về số lượng và phải
chú ý đến:
- Mức độ hư
hỏng, mục nát của các trang bị (phao các loại, dụng cụ chữa cháy, chống
chìm,...)
- Sự làm việc
của các trang bị nếu nghi ngờ không đảm bảo làm việc thì thử lại (với phao tròn
thử 25% số phao, nhưng không ít hơn 1 chiếc; Phao áo thử 10% số phao, nhưng
không ít hơn 2 chiếc)
* Đối với
trang bị hàng hải, thông tin liên lạc: Đảm bảo số lượng theo qui định. Khi kiểm
tra cần chú ý:
- Mức độ hư
hỏng của các trang bị (máy thu phát VTĐ)
- Sự làm việc
bình thường của các trang bị (đèn hiệu, vật hiệu,...)
III. KIỂM TRA
BẤT THƯỜNG
Trong các
trường hợp tàu bị tai nạn, sau khi sửa chữa , khi có thay thế hoặc trang bị
lại, đổi chủ hoặc các trường hợp cần thiết khác khi có yêu cầu của các cơ quan
có thẩm quyền nhà nước, chủ tàu, người thuê tàu, bảo hiểm,...
IV. HOÃN KIỂM
TRA
Cơ quan kiểm
tra tàu cá có thể hoãn thời điểm kiểm tra hàng năm nếu xét thấy yêu cầu của chủ
tàu là chính đáng và có căn cứ. Thời hạn hoãn kiểm tra không quá 3 tháng kể từ
ngày hết hạn.
V. ĐÁNH GIÁ
TRẠNG THÁI AN TOÀN CỦA TÀU
Việc đánh giá
trạng thái an toàn của tàu được tiến hành theo 4 bộ phận chính : Thân tàu,
máy tàu, trang thiết bị tàu và trang thiết bị khai thác thuỷ sản. Có 3 mức đánh
giá trạng thái an toàn của tàu : Thoả mãn, hạn chế hoạt động và cấm hoạt
động.
Hạn chế hoạt
động là cho phép hoạt động với những điều kiện hạn chế nhằm đảm bảo an toàn.
Hạn chế có thể là : Lượng chở, vùng hoạt động, chế độ sóng gió, rút ngắn
thời hạn kiểm tra lần tiếp theo.
B. KIỂM TRA
HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC
Hệ thống động
lực của tàu gồm: Máy chính, máy phụ, hệ trục chân vịt, hệ đường ống,...
Trong kiểm
tra hệ động lực thường có các dạng sau:
- “Hệ động
lực mới”: Là hệ động lực được chế tạo mới trong nước hoặc nước ngoài.
- “Hệ động
lực sửa chữa tổng thành”: Là hệ động lực cũ đã qua sử dụng được các cơ sở
chuyên sửa chữa phục hồi hoàn chỉnh, chủ tàu hoặc cơ sở sản xuất mua về lắp cho
tàu cá.
- “Hệ động
lực sửa chữa lớn” (đại tu, phục hồi,...): Là hệ động lực được chủ tàu hoặc
cơ sở sản xuất sửa chữa, phục hồi lại cùng với việc sửa chữa tàu.
1. Đối với
máy chính, máy phụ:
- Sự làm việc
bình thường của các máy và hệ thống thiết bị phục vụ cho hoạt động của chúng
(nổ đều, không có tiếng khua gõ khác thường, không có khói đen).
- Sự chắc
chắn của máy với bệ máy (không rung động khác thường).
2. Đối với hệ
trục chân vịt:
- Sự kín nước
ống bao trục.
- Sự rung
động đường trục.
VI/-
XỬ LÝ HỒ SƠ, BÁO CÁO THỐNG KÊ VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ
1. Xử lý hồ
sơ:
Việc xử lý hồ
sơ trong công tác đăng ký tàu cá, cán bộ thực hiện phải thận trọng để tránh xử
lý sai sót khi làm thủ tục, khi trình ký, lưu trữ.
- Các hồ sơ
trước khi xử lý đều phải xem lại qua sổ Quản lý tàu cá ( Phụ lục 6 ).
- Tất cả các trường hợp giải quyết hồ sơ ( trừ gia hạn bình thường)
phải có phiếu hướng dẫn hồ sơ ( Phụ lục 7 ). Phiếu hướng dẫn phải ghi
đầy đủ, cụ thể và người hướng dẫn phải chịu trách nhiệm, ký tên và trình lãnh
đạo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ký kiểm duyệt.
- Hồ sơ trước
khi giải quyết hay trình ký phải được ghi đầy đủ, rõ ràng vào các mục theo qui
định. Khi có gì chưa đúng qui định cán bộ phụ
trách hồ sơ phải đề nghị hoàn chỉnh
hay xem xét giải quyết dứt điểm, rõ ràng.
- Đối với các
hồ sơ có nhiều vấn đề phức tạp, khúc mắc phải có ý kiến lãnh đạo ghi bổ sung
vào phiếu kiểm tra kỹ thuật tàu cá ( Phụ lục 8 ), để cán bộ kiểm tra kỹ
thuật chú ý khi kiểm tra.
- Trong mọi
trường hợp đều không được phép cho số đăng ký tàu khi hồ sơ chưa hoàn thành.
- Đối với các
phương tiện đã có số đăng ký cán bộ trực không được tự tiện thay đổi số khác
theo yêu cầu của dân. Trường hợp cho số đăng ký mới hoặc thay số phải được thực
hiện đúng quy định từ nhỏ đến lớn, không nhảy khoảng để chọn số tốt.
2.Báo cáo
thống kê:
- Số liệu báo
cáo trong công tác đăng ký là các số liệu đòi hỏi phải chính xác, đầy đủ và
nhất quán.
- Việc báo
cáo số liệu phải tuân thủ theo qui định của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi
thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và phát hành số liệu phải được
thông qua lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
- Báo cáo
tuần thực hiện qui định báo cáo luỹ kế của đơn vị. Lãnh đạo phòng trực tiếp
theo dõi làm báo cáo. Trường hợp vắng lãnh đạo phòng, cán bộ trực tại cơ quan
thực hiện.
- Báo cáo
đăng ký gồm:
+ Đăng ký:
gồm biểu tổng hợp theo tháng ( danh sách chi tiết, chậm nhất là ngày 5 tháng
sau).
+ Báo cáo số
liệu tổng hợp: Báo quí, 6 tháng, năm ( báo cáo đột xuất khi có yêu cầu).
VII/-
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:
1. Chức năng
nhiệm vụ của các mảng phụ trách:
a. Trực đăng
ký:
- Tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết hồ sơ và trình lãnh đạo ký.
- Đối với các
hồ sơ có vấn đề phức tạp phải thông qua lãnh đạo trước khi trình ký.
- Hoàn chỉnh
việc lưu trữ hồ sơ.
- Đảm bảo giờ
làm việc đúng qui định.
b. Phụ trách
thống kê, lưu trữ:
- Nhập dữ
liệu vào máy theo quy định.
- Báo cáo
theo mẫu của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và của đơn vị.
- Theo dõi
quản lý, sử dụng hệ thống máy tính theo qui định.
c. Lưu trữ
văn bản, tài liệu phòng và ấn chỉ:
- Lưu hồ sơ
đăng ký của phương tiện.
- Lưu trữ các
văn bản về đăng ký.
- Lưu trữ các
biểu mẫu nếu có, số liệu của phòng.
- Lưu trữ các
tài liệu khác có liên quan.
- Theo dõi
việc cấp, nhận các loại ấn chỉ, phiếu kiểm tra trang thiết bị an toàn.
2. Tổ chức
kiểm tra, thực hiện:
Lãnh đạo
phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm theo dõi nắm tình hình
hoạt động của phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên tất cả các lĩnh
vực. Phải thường xuyên tổ chức kiểm tra các khâu trong nghiệp vụ quản lý, lưu ý
đặc biệt đối với công tác giải quyết hồ sơ và lưu trữ hồ sơ, thu phí và lệ phí.
Phải kịp thời phát hiện sai sót để chấn chỉnh, xử lý.
Tất cả các
cán bộ và thành viên phải chấp hành nghiêm quy định này và các quy định có liên
quan, cùng đoàn kết hổ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao với tinh thần tận
tụy phục vụ nhân dân. Nghiêm cấm mọi hành vi gây phiền hà sách nhiễu dân. Xử lý
nghiêm khắc tất cả các trường hợp cố ý sai phạm.
Ghi chú: Đối
với mục VI, VII Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham khảo và tổ chức
thực hiện sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
Nơi nhận:
-
Sở NN- PTNT (b/c) ;
- Các Phòng NN-PTNT;
- Lưu VT.
|
CHI CỤC TRƯỞNG
|