CÔNG ƯỚC SỐ 166
CÔNG ƯỚC
VỀ
VIỆC HỒI HƯƠNG THUYỀN VIÊN (ĐÃ SỬA ĐỔI), 1987
Hội nghị toàn thể của Tổ chức
Lao động quốc tế,
Được Hội đồng quản trị Văn phòng
Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 24 tháng 9 năm 1987, trong kỳ họp
thứ bảy mươi tư, và
Đã lưu ý rằng từ khi thông qua
Công ước về việc Hồi hương của các Thuyền viên, 1926, và Khuyến nghị về việc
Hồi hương các Thuyền trưởng và những người học nghề, 1926, sự phát triển của
ngành công nghiệp Vận tải biển đã làm cho việc sửa đổi Công ước trở nên cần
thiết nhằm đưa vào đó những yếu tố thích hợp của khuyến nghị, và
Ngoài ra đã lưu ý rằng những
tiến bộ đáng kể đã được thực hiện, qua các luật pháp và thực tiễn quốc gia, để
đảm bảo việc hồi hương những thuyền viên trong các trường hợp khác nhau đã không
được Công ước về việc Hồi hương các thuyền viên, 1926 đề cập tới, và
Cho rằng, có tính tới sự gia
tăng nói chung về việc làm của các thuỷ thủ ngoại quốc trong ngành công nghiệp
vận tải biển, rất mong muốn có những điều khoản mới, bằng một văn bản quốc tế
mới, về một số khía cạnh khác về việc hồi hương những thuyền viên, và
Sau khi đã quyết định chấp thuận
các đề nghị khác nhau về việc sửa đổi Công ước (số 23) về việc Hồi hương các
thuyền viên, 1926, và Khuyến nghị (số 27) về việc Hồi hương các thuyền trưởng
và những người học nghề, 1926, là vấn đề thuộc điểm thứ năm trong Chương trình
nghị sự của kỳ họp, và
Sau khi đã quyết định rằng những
đề xuất này sẽ mang hình thức của một Công ước quốc tế,
Thông qua ngày hôm nay 9 tháng
10 năm 1987 Công ước dưới đây gọi là Công ước về việc Hồi hương các thuyền viên
(đã sửa đổi), 1987.
Phần I.
PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ CÁC ĐỊNII
NGHĨA
Điều 1
1. Công ước này được áp dụng với
tất cả những tàu biển, thuộc sở hữu Nhà nước hoặc tư nhân, đã đăng ký trong
lãnh thổ của mọi Nước thành viên nào mà Công ước này có hiệu lực và thường được
sử dụng trong ngành giao thông hàng hải thương mại, kể cả với những người chủ
tàu và với những thuỷ thủ của những con tàu này.
2. Trong trường hợp, sau khi
tham khảo ý kiến của các tổ chức đại diện của những người chủ tàu đánh cá và
những người đánh cá, cơ quan có Thẩm quyền cho rằng điều đó là có thể thực hiện
được thì phải áp dụng những điều khoản của Công ước này với ngành đánh cá biển
thương mại.
3. Trong trường hợp có nghi ngờ
về một tàu biển nào phải được coi là sử dụng cho ngành giao thông hàng hải
thương mại hay cho ngành đánh cá thương mại trong Công ước này, thì vấn đề phải
được cơ quan có thẩm quyền giải quyết sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức
của các cá nhân những người chủ tàu, của các thuỷ thủ và của những người đánh
cá có liên quan.
4. Trong Công ước này, thuật ngữ
"thuyền viên" là chỉ những người nào được thuê mướn, cho một chức
danh nào đó, ở trên một tàu biển mà Công ước này được áp dụng.
Phần II.
CÁC QUYỀN
Điều 2
1. Mọi thuyền viên đều có quyền
được hồi hương trong những trường hợp sau:
a) Khi một cam kết cho một thời
gian xác định hay cho một chuyến đi được xác định hết Thời hạn ở nước ngoài;
b) Khi kết thúc giai đoạn báo
trước được quy định theo các điều khoản trình tự chung và riêng của Hợp đồng
cam kết;
c) Trong trường hợp ốm đau hay
tai nạn hoặc vì một lí do nào khác về trình tự y tế đòi hỏi việc hồi hương
thuyền viên khi anh ta được Công nhận về mặt y tế trong tình trạng đi xa;
d) Trong trường hợp bị đắm tàu;
e) Khi người chủ tàu không còn
khả năng hoàn thành được những nghĩa vụ hợp pháp hay hợp đồng của mình đối với
thuỷ thủ vì nguyên nhân phá sản, bán tàu, thay đổi việc đăng ký, hay vì bất kỳ
lí do tương tự nào khác;
f) Khi một con tàu trên đường đi
vào vùng Chiến tranh, như được luật pháp quốc gia hay các thoả ước tập thể định
nghĩa, nơi mà thuyền viên không Chấp nhận quay trở lại;
g) Trong trường hợp ngừng hoặc
hoãn việc làm của thuyền viên, theo một quyết định của trọng tài hay theo một
thoả ước tập thể, hay trong trường hợp ngừng việc làm vì mọi lí do tương tự
khác.
2. Luật pháp quốc gia hay các
thoả ước tập thể phải quy định các khoảng thời gian phục vụ tối đa kể từ khi
lên tàu đến khi kết thúc những giai đoạn này, thuyền viên có quyền hồi hương.
Các khoảng thời gian này phải dưới 12 tháng. Đồng thời với việc xác định các độ
dài này, cần phải tính tới những yếu tố tác động tới Môi trường làm việc của
thuyền viên. Mọi Nước thành viên phải, trong mọi trường hợp nếu có thể, cố gắng
hạn chế các độ dài này dựa vào sự phát triển về Công nghệ và Nước thành viên
này có thể dựa vào những khuyến nghị của Uỷ ban Hàng hải về vấn đề này.
Phần III.
ĐỊA ĐIỂM ĐẾN
Điều 3
1. Mọi Nước thành viên chịu hiệu
lực của Công ước này phải xác định, bằng luật pháp hoặc quy định quốc gia,
những địa điểm đến mà các thuyền viên có thể được hồi hương.
2. Những địa điểm đến được xác
định như vậy phải bao gồm địa điểm mà thuyền viên đã chấp nhận cam kết, địa
điểm được chỉ định bởi thoả ước tập thể, nước cư trú của thuyền viên hay mọi
địa điểm nào được thoả thuận giữa các bên khi cam kết. Thuyền viên phải có
Quyền chọn lựa, trong số những địa điểm được xác định, địa điểm mà hướng về đó
thuyền viên phải dược hồi hương.
Phần IV.
NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CẦN
THỰC HIỆN ĐỂ HỒI HƯƠNG
Điều 4
1. Người chủ tàu sẽ có trách
nhiệm tổ chức việc hồi hương bằng những phương tiện thích hợp và nhanh chóng.
Việc đi lại bằng đường hàng không sẽ là cách thức đi lại thông thường.
2. Những chi phí hồi hương sẽ do
người chủ tàu chịu trách nhiệm.
3. Khi việc hồi hương diễn ra
bởi vì thuỷ thủ có liên quan đã bị công nhận là Phạm tội, theo luật pháp quốc
gia hay các thoả ước tập thể, vì một sai phạm về các nghĩa vụ việc làm của
mình, không một điều khoản nào của Công ước này cản trở quyền thu hồi toàn bộ
hay một phần những chi phí hồi hương cho thuyền viên, theo luật pháp quốc gia
hay các thoả ước tập thể.
4. Những chi phí mà người chủ
tàu phải chịu trách nhiệm bao gồm:
a) Chuyến đi cho đến tận địa
điểm được chọn lựa để hồi hương, theo quy định tại Điều 3 trên đây;
b) Việc ăn và ở của thuyền viên
từ lúc mà anh ta rời tàu cho đến khi anh ta đến được địa điểm hồi hương nếu
điều đó được luật pháp quốc gia hoặc các thoả ước tập thể quy định;
c) Khoản tiền công hoặc các
khoản tiền Bồi thường của thuyền viên kể từ lúc anh ta rời tàu cho đến khi anh
ta đến dược địa điểm hồi hương, nếu điều đó được luật pháp quốc gia hoặc các
thoả ước tập thể quy định;
d) Việc vận chuyển 30 kg hành lý
cá nhân của thuyền viên đến tận địa điểm hồi hương;
e) Việc điều trị y tế, nếu cần
thiết, trong khi chờ đợi tình trạng sức khoẻ của thuyền viên cho phép người đó
đi đến tận địa điểm hồi hương của mình.
5. Người chủ tàu không thể đòi
hỏi thuyền viên, ngay từ khi bắt đầu công việc, một khoản tiền ứng trước để
trang trải những chi phí hồi hương của mình, và ông ta cũng không thể thu hồi
tử thuyền viên những chi phí hồi hương dựa trên khoản tiền công hay trên những
Quyền lợi nào khác của thuyền viên, trừ khi với các diều kiện được quy định tại
khoản 3 trên đây.
6. Luật pháp quốc gia phải không
được cản trở quyền thu hồi của người chủ tàu bên cạnh Người sử dụng lao động
của thuỷ thủ, cái giá của việc hồi hương của thuỷ thủ nếu thuỷ thủ này không
được ông ấy thuê mướn.
Điều 5
Nếu một người chủ tàu quên thực
hiện những điều khoản để hồi hương một thuyền viên là người có quyền đó hoặc
quên chịu trách nhiệm những chi phí cho việc đó, thì:
a) Cơ quan có thẩm quyền của
Nước thành viên trong lãnh thổ mà con tàu được đăng ký phải tổ chức việc hồi
hương thuyền viên và chịu trách nhiệm về những chi phí hồi hương; nếu cơ quan
đó quên việc này, nhà nước của lãnh thổ mà thuỷ thủ phải được hồi hương hay nhà
nước mà thuyền viên có nguồn gốc ở đó, có thể tổ chức việc hồi hương và thu hồi
những chi phí hồi hương đó từ Nước thành viên mà trong lãnh thố của nó con tàu
đã được đăng ký.
b) Nước thành viên mà trong lãnh
thổ của nó con tàu đã được đăng ký, sẽ có thể thu hồi từ người chủ tàu những
chi phí nảy sinh cho việc hồi hương của thuyền viên;
c) Những chi phí hồi hương trong
bất cứ trường hợp nào cũng không thuộc trách nhiệm của thuyền viên, ngoại trừ
với những điều khoản được quy định tại Đoạn 3 của Điều 4 trên đây.
Phần V.
CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC
Điều 6
Mọi thuyền viên phải được hồi
hương, phải có khả năng nhận được hộ chiếu và mọi giấy tờ Chứng nhận nào khác
cho việc hồi hương.
Điều 7
Thời gian trôi qua trong khi chờ
đợi hồi hương và độ dài chuyến hồi hương phải không làm giảm đi những kỳ nghỉ
phép có trả lương mà thuyền viên được hưởng.
Điều 8
Việc hồi hương phải được coi như
đã thực hiện nếu như thuyền viên đã xuống tàu ở một địa điểm nhất định theo các
điều kiện tại Điều 3 trên đây, hoặc nếu thuyền viên không đòi lại quyền hồi
hương của mình trong một thời hạn hợp lí được luật pháp quốc gia hoặc các thoả
ước tập thể xác định.
Điều 9
Nếu không có hiệu quả với các
thuyền viên bằng con đường thỏa ước tập thể hay bằng mọi cách thích hợp nào
khác, có tính đến những điều kiện của quốc gia, thì những điều khoản của Công
ước này phải được thực hiện thông qua luật pháp quốc gia.
Điều 10
Mọi Nước thành viên phải tạo
điều kiện cho việc hồi hương các thuyền viên phục vụ trên các con tàu đỗ trong
các cảng của nước mình hay đi qua hải phận hay vào trong hải phận của nước
mình, cũng như là việc thay thế của các thuyền viên trên tàu.
Điều 11
Cơ quan có thẩm quyền của mỗi
Nước thành viên phải đảm bảo, bằng một sự Kiểm soát thoả đáng, rằng người chủ
tàu của bất kỳ tàu nào được đăng ký trong lãnh thổ của nước mình đều phải tôn
trọng những điều khoản của Công ước này và cung cấp những thông tin về vấn đề
này cho Văn phòng Lao động quốc tế.
Điều 12
Toàn văn của Công ước này phải
luôn sẵn sàng để các thành viên của thuỷ thủ đoàn sử dụng, bằng một ngôn ngữ
thích hợp, trên tất cả các con tàu được đăng ký trong lãnh thổ của mọi Nước
thành viên nào mà Công ước này có hiệu lực.
Phần Vi.
CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 13
Công ước này sửa đổi Công ước về
việc Hồi hương các thuỷ thủ, 1926.
Điều 14
Những việc Phê chuẩn chính thức
Công ước này sẽ được thông báo tới Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế và
qua ông ấy được vào sổ đăng ký.
Điều 15
1. Công ước này sẽ chỉ ràng buộc
những Nước thành viên mà việc phê chuẩn đã được Tổng giám đốc Văn phòng Lao
động quốc tế vào sổ đăng ký.
2. Công ước này sẽ bắt đầu có
hiệu lực sau 12 tháng kể từ ngày các phê chuẩn của hai Nước thành viên đã được
Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế vào sổ đăng ký.
3. Sau đó, Công ước này sẽ bắt
đầu có hiệu lực với mỗi Nước thành viên sau 12 tháng kể từ ngày việc phê chuẩn
của Nước thành viên đó được vào sổ đăng ký.
Điều 16
1. Mọi Nước thành viên đã phê
chuẩn Công ước này có thể bãi bỏ việc phê chuẩn sau khi kết thúc một thời hạn
10 năm kể từ ngày Công ước này có hiệu lực lần đầu tiên, bằng một thông báo tới
Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế và qua Tổng Giám đốc được vào sổ đăng
ký. Việc bãi bỏ sẽ chỉ có hiệu lực sau một năm kể từ ngày được vào sổ đăng ký.
2. Mọi Nước thành viên đã phê
chuẩn Công ước này trong thời hạn một năm kể từ ngày kết thúc thời hạn 10 năm
được đề cập ở mục trên, mà không sử dụng quyền bãi bỏ được quy định ở Điều này
sẽ bị ràng buộc với một thời hạn 10 năm tiếp theo và sau đó mới có thể bãi bỏ
Công ước này mỗi khi kết thúc thời hạn 10 năm trong những điều kiện được quy
định tại Điều này.
Điều 17
1. Tổng giám đốc Văn phòng Lao
động quốc tế sẽ thông báo cho tất cả các Nước thành viên của Tổ chức Lao động
quốc tế việc đăng ký của tất cả những phê chuẩn và bãi bỏ Công ước của các Nước
thành viên đã được thông báo tới Tổng giám đốc..
2. Bằng cách thông báo tới các
Nước thành viên của Tổ chức việc đăng ký phê chuẩn của Nước thành viên thứ hai
đã được thông báo tới mình, Tổng giám đốc sẽ lưu ý các Nước thành viên của Tổ
chức về thời điểm mà Công ước này bắt đầu có hiệu lực.
Điều 18
Với mục tiêu đăng ký, theo Điều
102 của Hiến chương Liên hợp quốc, Tổng giám đốc Văn phòng Lao động quốc tế sẽ
thông báo cho Tổng thư ký Liên hợp quốc mọi thông tin về các trường hợp việc
phê chuẩn và bãi ước mà mình đã đăng ký theo các Điều trên.
Điều 19
Khi thấy cần thiết, Hội đồng
quản trị Văn phòng Lao động quốc tế sẽ trình Hội nghị toàn thể một báo cáo về
việc áp dụng Công ước này và sẽ xem xét xem liệu có cần đưa vào chương trình
nghị sự của Hội nghị toàn thể vấn đề sửa đổi toàn bộ hay một phần Công ước này
hay không.
Điều 20
1. Trong trường hợp mà Hội nghị
toàn thể thông qua một Công ước mới về sửa đổi toàn bộ hay một phần Công ước
này, và trừ khi Công ước mới quy định khác, thì:
a) Việc phê chuẩn Công ước mới
về sửa đổi của một Nước thành viên, sẽ mặc nhiên, bất chấp Điều 16 Ỏ trên đây,
bãi bỏ ngay lập tức Công ước này, vì Công ước mới về sửa đổi này đã bắt đầu có
hiệu lực;
b) Kể từ ngày Công ước mới về
sửa đổi này bắt đầu có hiệu lực thì Công ước này sẽ ngừng việc mở ra để các
Nước thành viên phê chuẩn.
2. Công ước này sẽ vẫn giữ
nguyên hiệu lực của nó cả về hình thức và nội dung với những Nước thành viên đã
phê chuẩn Công ước này mà không phê chuẩn Công ước mới về sửa đổi.
Điều 21.
Các bản tiếng Pháp và tiếng Anh
của Công ước này đều có giá trị như nhau.