Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 09/2007/CT–UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương Người ký: Phan Nhật Bình
Ngày ban hành: 30/03/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2007/CT–UBND

Hải Dương, ngày 30 tháng 03 năm 2007

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG NHẰM KIỀM CHẾ VÀ GIẢM TAI NẠN GIAO THÔNG TRONG NĂM 2007 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Trong năm 2006 và hai tháng đầu năm 2007, các cấp, các ngành, các địa phương của tỉnh tuy đã có nhiều cố gắng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết của Chính phủ về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; song với những diễn biến phức tạp trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tình hình tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh gia tăng trên cả 3 mặt: số vụ, số người chết và số người bị thương.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 22/CT – TƯ ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác trật tự an toàn giao thông, Nghị quyết 13/2002/ NĐ – CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, kiên quyết thực hiện mục tiêu chặn đứng và đẩy lùi tai nạn giao thông trong năm 2007 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị các cấp, các ngành, địa phương thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

1. Ban An toàn giao thông tỉnh: Có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo và đôn đốc các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện tốt các giải pháp về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở mức độ cao với hình thức đa dạng, phong phú, dễ nhớ, dễ hiểu tạo nên sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các tầng lớp nhân dân; chủ trì tổ chức các Đoàn công tác kiểm tra liên ngành để kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tổ chức các chiến dịch tập trung kiểm tra, xử lý các phạm vi trật tự an toàn giao thông. Đối với một số nội dung quan trọng, có yêu cầu tập trung cao trong chỉ đạo và phối hợp, Ban An toàn giao thông tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt để kiên quyết thực hiện.

2. Sở Giao thông vận tải: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với Cảnh sát giao thông và các lực lượng liên quan kiểm tra, xử lý các vi phạm đối với công trình giao thông; kiểm tra, giải toả các tụ điểm vi phạm an toàn giao thông trên đường tỉnh quản lý và Quốc lộ uỷ thác; phối hợp tổ chức giải toả các điểm lấn chiếm lòng đường, vỉa hè và hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông; xử lý nghiêm các trường hợp có tính vi phạm trật tự an toàn giao thông; chỉ đạo các đơn vị quản lý và sửa chữa cầu đường bổ sung hệ thống báo hiệu ở những điểm cần thiết, các đơn vị quản lý đường sông tăng cường các thiết bị báo hiệu đường sông, đặc biệt tại các khu vực có các công trình vượt sông, chỉ đạo các đơn vị xây dựng có bản thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn giao thông tại các đoạn đường, công trình đang thi công; phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan Trung ương hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động hệ thống đèn tín hiệu giao thông trên Quốc lộ 5A, Quốc lộ 18. Kiểm tra, chấn chỉnh các cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng học, thi lấy giấy phép lái xe ôtô, môtô; nâng cao chất lượng kiểm định an toàn kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ, đăng kiểm kỹ thuật phương tiện thuỷ nội địa.

3. Công an tỉnh: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên đường giao thông, xử lý nghiêm vi phạm trật tự an toàn giao thông, kiên quyết không có ngoại lệ đối với các hành vi vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông. Lực lượng Cảnh sát giao thông mở các đợt cao điểm xử lý các hành vi vi phạm theo chuyên đề, đặc biệt xử lý xe chở khách quá quy định, xe quá niên hạn nhưng vẫn lưu hành; kiên trì xử lý người đi môtô không đội mũ bảo hiểm, vi phạm tốc độ cho phép, chở quá số người quy định, xử lý nghiêm các trường hợp đua xe, lạng lách, đánh võng; kịp thời tập hợp và thông báo về các cơ quan, đơn vị, trường học, địa phương danh sách những cán bộ, công nhân viên chức, học sinh... vi phạm luật giao thông. Lực lượng Cảnh sát giao thông phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng có liên quan trong hoạt động thanh tra kiểm tra, xử lý vi phạm trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó chú trọng các tuyến đường, các địa bàn trọng điểm về tai nạn giao thông. Thường xuyên tuần tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, trong đó tập trung kiểm tra lập biên bản và xử lý chủ đò, lái đò, lái tầu chở người và hàng hoá quá trọng tải, không bảo đảm trang thiết bị an toàn. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và chính quyền địa phương trong công tác kiểm tra, giải toả cưỡng chế các tụ điểm thường xuyên vi phạm trật tự an toàn giao thông và gây tai nạn giao thông.

4. Sở Văn hoá Thông tin, Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Hải Dương: Xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức phong phú nhằm tuyên truyền, phổ biến Pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; các Nghị định, Chỉ thị của Chính Phủ; các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; những hậu quả nặng nề do không chấp hành quy định về an toàn giao thông nhằm nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thồn trong nhân dân. Duy trì và tăng cường dung lượng, chất lượng chuyên đề an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục chỉ đạo và chủ động phối hợp với Công an tỉnh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức giáo dục Pháp luật trật tự an toàn giao thông các cấp học; tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên chuyên đề về chương trình giáo dục luật lệ an toàn giao thông. Phát động phong trào học sinh tự quản về trật tự an toàn giao thông tại khu vực cổng trường. Có quy chế gắn việc chấp hành luật lệ an toàn giao thông với xét điểm đạo đức cho học sinh.

6. Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh: Tham mưu cho Ban An toàn giao thông tỉnh về chế độ sử dụng kinh phí từ vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông theo quy định; kịp thời chuyển kinh phí cho các cơ quan, đơn vị theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về phân bổ kinh phí phục vụ các công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

7. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố: Có kế hoạch cụ thể triển khai và thực hiện các giải pháp về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại địa phương; chỉ đạo Ban An toàn giao thông cấp huyện, các đơn vị liên quan của địa phương thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để các giải pháp về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại địa phương, chỉ đạo các cơ quan thông tin từ cấp huyện đến cơ sở tập trung tuyên truyền Luật giao thông Đường bộ, Đường thuỷ nội địa và các Nghị định của Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tuyên truyền vận động người dân tự giác tìm hiểu và chấp hành Luật giao thông; phối hợp với các lực lượng của tỉnh tập trung xử lý mạnh các vi phạm, trong đó tập trung vào một số công việc trọng tâm như sau:

- Chỉ đạo tập trung giải toả các chợ cóc, tụ điểm kinh doanh buôn bán, xây dựng lấn chiếm lòng đường vỉa hè và hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sông, đường sắt, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và lâu dài.

- Chỉ đạo chính quyền xã, phường, thị trấn, sắp xếp nơi họp chợ, kinh doanh buôn bán, bãi đỗ xe...theo đúng quy hoạch chung của địa phương; phối hợp quản lý hành lang an toàn giao thông, lắp đặt các biển báo hiệu nguy hiểm tại các nút giao cắt tại các tuyến đường giao thông xã, thôn hay xẩy ra mất an toàn giao thông, đồng thời cùng với Mặt trận tổ quốc, các hội, đoàn thể xã, phường, thị trấn xây dựng các khu dân cư tự quản, đường phố tự quản, đội thanh niên xung kích...về an toàn giao thông.

- Phát hiện và kiến nghị kịp thời với các cơ quan chức năng các vị trí thường xảy ra tai nạn giao thông để có biện pháp khắc phục hạn chế tai nạn giao thông.

- Tăng cường trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn quản lý, nếu để tai nạn giao thông tăng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và coi đó là một trong các chỉ tiêu xem xét thi đua hàng năm.

8. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động và các tổ chức đoàn thể xã hội khác tăng cường hơn nữa các hoạt động thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông với nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục và triển khai hoạt động có hiệu quả trong việc gắn công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông với các hoạt động của hội, đoàn thể, góp phần nâng cao nhận thức cũng như ý thức chấp hành luật giao thông trong nhân dân, đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên của các Sở, ban, ngành, các hội, đoàn thể tỉnh, lấy đó là một trong những tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, công nhân, viên chức.

Bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ hết sức phức tạp và gay go, yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, Giám đốc các Sở, ban, ngành thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này, tạo cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong năm 2007 và các năm tiếp theo, kiên quyết kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phan Nhật Bình

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 09/2007/CT–UBND tăng cường các giải pháp thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trong ngày 30/03/2007 trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.187

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.198.129
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!