BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
03/CT-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2010
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM
2008 VỀ ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI
Triển khai Luật Giao thông đường
bộ năm 2008 về đăng kiểm phương tiện xe cơ giới đường bộ tham gia giao thông,
tiếp tục thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một
số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, Bộ
Giao thông vận tải đã chỉ đạo các cơ quan thuộc Bộ tham mưu ban hành các văn bản
liên quan đến công tác đăng kiểm xe cơ giới, tạo cơ sở pháp lý để Sở Giao thông
vận tải các địa phương, các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới thực hiện. Trong những
năm qua, công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực,
đồng bộ và phát triển toàn diện, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã sớm đưa hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 vào áp dụng, góp phần nâng cao chất lượng
phục vụ; quan tâm thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ
mới và gắn với thực tiễn công tác đăng kiểm; từng bước thực hiện hiện đại hóa
trang thiết bị, chương trình phần mềm quản lý, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được
giao.
Tuy nhiên, so với nhu cầu của thực
tiễn đặt ra, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, những kết quả ban đầu là góp
phần bảo đảm an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông, nhưng chưa thực sự bền
vững, vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi công tác này không được kiểm soát chặt
chẽ. Một số hạn chế trong công tác kiểm định là: hạ thấp tiêu chuẩn kiểm định;
không thực hiện đúng, đủ quy trình kiểm định, kiểm định nhanh để thu hút khách
hàng; một số Trung tâm Đăng kiểm sử dụng các đăng kiểm viên không đủ tiêu chuẩn
…. Ngoài ra, một số Trung tâm còn vi phạm các quy định về điều kiện cơ sở vật
chất, tổ chức hoạt động trong quá trình kiểm định.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng
công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, loại bỏ
các tiêu cực và tồn tại nêu trên, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông do
tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn xe cơ giới gây ra, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
yêu cầu các cơ quan tham mưu thuộc Bộ, Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Sở Giao
thông vận tải và các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới thực hiện tốt các công việc
sau:
I. CỤC ĐĂNG
KIỂM VIỆT NAM
1. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ
chức cán bộ - Bộ Giao thông vận tải xây dựng chương trình đào tạo đăng kiểm
viên làm công tác đăng kiểm tại các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới, bảo đảm
đúng tiêu chuẩn, thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp và thực
hiện ứng xử văn hóa trong khi làm nhiệm vụ;
2. Kiên quyết loại bỏ những đăng
kiểm viên hiện đang làm công tác đăng kiểm không đủ tiêu chuẩn theo quy định,
đăng kiểm viên có các biểu hiện tiêu cực, không chấp hành các quy định về đăng
kiểm xe cơ giới;
3. Tiếp tục chỉ đạo các Trung
tâm Đăng kiểm nâng cấp và hiện đại hóa thiết bị, bảo đảm các thiết bị kiểm tra
thống nhất, đúng tiêu chuẩn. Hoàn thành việc nâng cấp chương trình phần mềm quản
lý kiểm định để phục vụ yêu cầu quản lý kiểm định xe cơ giới.
4. Thường xuyên cập nhật, bổ
sung các quy định mới, kỹ thuật mới; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về kỹ thuật
cho đăng kiểm viên để tránh lạc hậu so với các thiết bị kiểm định mới, phương
tiện mới, làm hạn chế chất lượng kiểm định;
5. Tiếp tục soát xét, đề xuất sửa
đổi các thủ tục hành chính bảo đảm tính công khai, minh bạch, đơn giản, thuận
tiện cho tổ chức, cá nhân và đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước;
6. Tiếp tục triển khai thí điểm mô
hình mới về xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành tại một số địa
phương, trên cơ sở quản lý chặt chẽ; nâng cao chất lượng kiểm định, tạo điều kiện
thuận lợi cho chủ phương tiện; tổng kết, đánh giá công tác xã hội hóa đăng kiểm
xe cơ giới, báo cáo Bộ GTVT kết quả thực hiện và đề xuất nhân rộng trong phạm
vi cả nước; phối hợp với các địa phương điều chỉnh kế hoạch xây dựng các Trung
tâm Đăng kiểm phù hợp với sự tăng trưởng xe cơ giới và các quy hoạch khác;
7. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền,
giáo dục chủ phương tiện tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường
bộ, tự giác thực hiện đúng quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
phương tiện; giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên đăng kiểm;
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan của Bộ trong việc thanh tra, kiểm tra, phát hiện, xử lý theo quy
định các sai phạm trong hoạt động đăng kiểm xe cơ giới; phối hợp kiểm tra liên
ngành phát hiện xử lý các xe cơ giới vi phạm quy định về an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường, về cải tạo và niên hạn sử dụng khi tham gia giao thông;
9. Định kỳ, đột xuất kiểm tra độ
chính xác của các thiết bị kiểm định tại các Trung tâm Đăng kiểm trên toàn quốc.
II. CÁC SỞ
GIAO THÔNG VẬN TẢI:
1. Phối hợp chặt chẽ với Cục
Đăng kiểm Việt Nam quản lý hoạt động kiểm định xe cơ giới trên tại địa phương;
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dành quỹ đất tại
các vị trí hợp lý để phát triển các Trung tâm Đăng kiểm mới khi có nhu cầu, bảo
đảm phân bố đều, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ phương tiện, phù hợp với
các quy hoạch khác tại địa phương;
2. Chỉ đạo các Trung tâm đăng kiểm
trực thuộc thực hiện các yêu cầu nâng cấp, hiện đại hóa thiết bị, phần mềm kiểm
định theo quy định;
3. Tham gia các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục chủ phương tiện tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao
thông đường bộ, tự giác thực hiện đúng quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường phương tiện; giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên đăng
kiểm trực thuộc;
4. Tăng cường công tác quản lý,
bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ quản lý đăng kiểm viên; chỉ
đạo các Trung tâm Đăng kiểm thực hiện đúng các quy định về đăng kiểm xe cơ giới;
5. Duy trì hoạt động thanh tra,
kiểm tra chặt chẽ, phát hiện, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong
hoạt động đăng kiểm xe cơ giới tại các Trung tâm Đăng kiểm trực thuộc; phối hợp
kiểm tra liên ngành khi có yêu cầu nhằm phát hiện, xử lý các xe cơ giới có vi
phạm quy định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cải tạo và niên hạn sử
dụng khi tham gia giao thông.
III. CÁC
TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM:
1. Quản lý, chỉ đạo các đăng kiểm
viên thực hiện đúng quy trình kiểm định xe cơ giới đường bộ theo quy định;
2. Duy trì và nâng cao chất lượng
cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực phục vụ, bảo đảm thuận lợi cho các chủ phương
tiện đến kiểm định phương tiện. Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị
kiểm định bảo đảm độ chính xác trong công tác kiểm định kỹ thuật xe cơ giới;
3. Công khai thủ tục, quy trình
kiểm định xe cơ giới; kiên quyết loại bỏ tình trạng thông qua trung gian để được
kiểm định nhanh, hạ tiêu chuẩn kiểm định, nhận thêm tiền ngoài quy định;
4. Thường xuyên bồi dưỡng nâng
cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cho đăng kiểm viên; giám sát, giáo
dục ý thức phục vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đăng kiểm viên góp phần
nâng cao chất lượng kiểm định;
5. Có các biện pháp kiểm tra,
giám sát, phát hiện, ngăn chặn các tiêu cực phát sinh trong quá trình hoạt động;
kiên quyết loại bỏ những đăng kiểm viên không đạt tiêu chuẩn, có hành vi tiêu cực
trong quá trình kiểm định;
Đăng kiểm xe cơ giới là hoạt động
quan trọng, góp phần thiết thực, trực tiếp bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường xe cơ giới tham gia giao thông ngăn chặn tai nạn giao thông do lỗi kỹ
thuật của phương tiện gây ra; Bộ Giao thông vận tải đề nghị các Bộ, ngành, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi, quyền hạn,
trách nhiệm, phối hợp với ngành Giao thông vận tải quản lý, điều hành nhằm nâng
cao chất lượng kiểm định xe cơ giới.
Yêu cầu Vụ trưởng các Vụ, Cục
trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, các Trung
tâm Đăng kiểm, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện
Chỉ thị này.
Nơi nhận:
- Các Bộ: CA, QP, TNMT;
- Bộ trưởng Bộ GTVT (để báo cáo);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Các Vụ, Thanh tra Bộ, Cục Đăng kiểm Việt Nam;
- Các Sở GTVT (để thực hiện);
- Các Trung tâm Đăng kiểm (để thực hiện);
- Website Bộ GTVT;
- Lưu: VT, TCCB
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Mạnh Hùng
|