ỦY BAN AN TOÀN
GIAO THÔNG QUỐC GIA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
431/BC-UBATGTQG
|
Hà Nội, ngày 18
tháng 11 năm 2013
|
BÁO CÁO
SƠ KẾT 2 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 88/NQ-CP VỀ TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN
CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG
Sau 2 năm triển khai Nghị quyết số
88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính Phủ về tăng cường thực hiện các giải
pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), các Bộ, ngành, địa
phương đã thực hiện đồng bộ các giải pháp lâu dài và cấp bách nhằm ngăn chặn, đẩy
lùi tai nạn giao thông (TNGT). Ủy ban ATGT Quốc gia báo cáo kết quả cụ thể như
sau:
Phần I.
KẾT QUẢ TRIỂN
KHAI, THỰC HIỆN
I. CÔNG TÁC TRIỂN
KHAI, CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
- Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức
tổng kết 08 năm thực hiện Chỉ thị số 22- CT/TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của
Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX và ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04
tháng 09 năm 2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm
TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.
- Để tăng cường công tác chỉ đạo thực
hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP, Ủy ban ATGT Quốc gia lấy năm 2012 là năm ATGT nhằm
triển khai quyết liệt, đồng bộ và liên tục các giải pháp bảo đảm TTATGT theo chủ
đề "Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông trong phạm vi cả nước và chống
ùn tắc giao thông các thành phố lớn". Phát huy kết quả năm 2012, Ủy ban
ATGT Quốc gia tiếp tục triển khai năm An toàn giao thông năm 2013 với chủ đề
“Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của
người tham gia giao thông”.
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị
số 12/CT-TTg ngày 23/6/2013 về việc thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn
chặn TNGT nghiêm trọng trong hoạt động vận tải; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày
8/3/2013 về tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng MBH khi tham gia
giao thông; Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp
bách, nhằm ngăn chặn TNGT hàng hải và đường thủy nội địa. Ngoài ra, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành các văn bản chỉ đạo quyết liệt các giải pháp bảo đảm
TTATGT để ngăn chặn và giảm TNGT trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Tỵ
và Nhâm Thìn; kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5; nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.
Theo yêu cầu của Ủy ban Quốc phòng và
An ninh của Quốc hội, Bộ GTVT đã báo cáo giải trình về kết quả thực hiện nhiệm
vụ bảo đảm TTATGT và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh
vận tải đường bộ tại các kỳ họp Ủy ban.
- Phó Thủ tướng - Chủ tịch Ủy ban
ATGT Quốc gia đã làm việc trực tiếp với các tỉnh, thành phố để đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện và chỉ đạo Trưởng Ban ATGT các tỉnh, thành phố tăng cường
các biện pháp ngăn chặn TNGT, đồng thời biểu dương các tỉnh có số người chết giảm
sâu và phê bình các tỉnh có số người chết tăng cao; trực tiếp chủ trì hội nghị
trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm TTATGT hàng Quý để tăng cường công tác chỉ đạo
thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP và Kế hoạch hành động các “Năm An toàn giao
thông”; trực tiếp làm việc với các thành phố về công tác đảm bảo TTATGT và ùn tắc
giao thông.
+ Bộ Công an ban hành Kế hoạch triển
khai thực hiện Nghị quyết số 88/NQ/CP của Chính phủ, chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát
Quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội và Công an các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương tăng cường công tác bảo đảm TTATGT;
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế
hoạch về thực hiện giáo dục an toàn giao thông trong trường học hưởng ứng Năm
an toàn giao thông; đã có văn bản chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, các nhà
trường triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông (ATGT) từ đầu năm học và
hoạt động hưởng ứng ngày tưởng niệm nạn nhân tử vong vì TNGT.
+ Bộ Quốc phòng đã ban hành và triển
khai Chỉ thị số 86/CT-BQP về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật ATGT và văn hóa giao thông đến mọi quân nhân, công nhân viên chức
quốc phòng.
+ Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ủy
ban ATGT Quốc gia ký chương trình phối hợp “Vận động toàn dân tham gia bảo đảm
TTATGT”, lấy khu dân cư làm địa bàn tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động
về ATGT.
+ Ban Bí thư Trung ương Đoàn chỉ đạo
các tỉnh, thành đoàn và Đoàn trực thuộc chỉ đạo các cơ sở Đoàn thành lập thêm
các mô hình, đội hình thanh niên tham gia tuyên truyền, bảo đảm ATGT; triển
khai xây dựng 1.000 cổng trường ATGT trên toàn quốc. Hội đồng đội TW phối hợp với
Ủy ban ATGT Quốc Gia tổ chức cuộc thi vẽ tranh “Thiếu nhi Việt Nam với ATGT”.
- Các Bộ, ngành, tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức đoàn thể, cơ quan phát thanh, truyền hình là thành viên của Ủy
ban ATGT Quốc gia đã chủ động, tích cực xây dựng các kế hoạch tuyên truyền,
đăng tải thường xuyên các thông điệp cảnh báo, hướng dẫn người dân tham gia
giao thông được an toàn, thuận lợi.
- Ban ATGT đã tham mưu cho Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành các văn bản chỉ đạo
thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT trong Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính
phủ, Kế hoạch Năm An toàn giao thông
* Đánh giá: Công tác triển
khai, chỉ đạo, điều hành thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CV của Chính phủ có nhiều
đổi mới. Sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã tạo nên sự quan tâm của toàn xã hội, sự vào cuộc
của cả hệ thống chính trị trong công tác đảm bảo TTATGT. Các Bộ, ngành, địa
phương đã có nhiều biện pháp, chỉ đạo quyết liệt và thực hiện đồng bộ nhiều giải
pháp trọng tâm trong Nghị quyết số 88/NQ-CP và Năm an toàn giao thông, đây là yếu
tố cơ bản góp phần giảm sâu cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị
thương năm 2012. Một số tỉnh, thành phố đã đổi mới và quyết liệt trong việc gắn
trách nhiệm người đứng đầu trong công tác đảm bảo TTATGT như: Bắc Ninh, Quảng
Ngãi, Quảng Ninh, Sơn La...
Tuy nhiên, ở một số địa phương nhận
thức trách nhiệm của một số lãnh đạo cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương
còn chưa đầy đủ, thiếu toàn diện về công tác đảm bảo TTATGT; tư tưởng giao
khoán cho lực lượng chuyên trách và hiện tượng chủ quan, chưa thấy hết vai trò,
nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình trong công tác phối hợp, chỉ đạo,
điều hành và tổ chức thực thi pháp luật về TTATGT vẫn còn tồn tại, thường chỉ
quan tâm tập trung vào những đợt cao điểm; một số địa phương lãnh đạo chưa thực
sự quan tâm đến hoạt động của văn phòng thường trực Ban ATGT; công tác thông
tin, báo cáo các vụ tai nạn nghiêm trọng còn hạn chế, chưa kịp thời.
II. CÔNG TÁC XÂY DỰNG
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL đã ban hành):
Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP, 02
năm qua, công tác xây dựng văn bản QPPL đã được các Bộ, ngành quan tâm chỉ đạo,
đồng thời tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều văn bản QPPL trên tất cả các
lĩnh vực giao thông vận tải nhằm mục tiêu hạn chế và đẩy lùi tình trạng TNGT và
ùn tắc tắc giao thông ở các thành phố lớn. Trên cơ sở đó, các địa phương cũng
ban hành nhiều văn bản QPPL và triển khai các chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm
đưa pháp luật vào cuộc sống, cụ thể:
- Bộ GTVT đã chủ trì soạn thảo 03 dự
án luật: luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa đã được Chính
phủ trình Quốc hội để báo cáo tại kỳ họp thứ 6. Bộ cũng đã trình Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ 35 Nghị định, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có
22 văn bản đã được ban hành. Bộ cũng đã ban hành theo thẩm quyền 152 Thông tư,
Thông tư liên tịch.
- Bộ Công an đã chủ động đề xuất xây
dựng dự thảo và báo cáo xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành 01 Nghị
định riêng quy định những vấn đề cấp bách cần xử lý trong xử phạt vi phạm hành
chính về giao thông đường bộ; đồng thời ban hành 14 Thông tư quy định về công
tác bảo đảm TTATGT trên lĩnh vực đường bộ, đường sắt; 06 Thông tư quy định về
công tác bảo đảm TTATGT trên lĩnh vực đường thủy nội địa và 01 Thông tư quy định
về quy trình tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh;
tiếp tục sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 01/TTLT/BCA-GTVT quy định về phối
hợp cung cấp số liệu đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ,
dữ liệu về TNGT; phối hợp ban hành Thông tư liên tịch về quản lý chất lượng mũ
bảo hiểm.
- Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban
hành 01 Nghị định (Nghị định số 23/2013/NĐ-CP ngày 25/3/2013 sửa đổi, bổ sung
Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 về lệ phí trước bạ) và 12 Thông tư,
Thông tư liên tịch liên quan đến công tác bảo đảm TTATGT. Bộ Tài chính đang phối
hợp với Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 7/9/2004 hướng
dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.
- Bộ Y tế đang chủ trì xây dựng dự thảo
Thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe; Thông tư quy định về
xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ.
Về chiến lược, quy hoạch, đề án bảo đảm
TTATGT, cấp cứu TNGT:
- Chính phủ, các Bộ, ngành đã tích cực
xây dựng và triển khai các đề án chiến lược, quy hoạch bảo đảm TTATGT. Bộ GTVT đã
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Chiến
lược, đồng thời có văn bản đề nghị các địa phương xây dựng chiến lược bảo đảm
TTATGT của địa phương; xây dựng đề án triển khai Quyết định số 1502/QĐ-TTg ngày
11/10/2012 về Quy hoạch tổng thể trạm kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường
bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án tổ chức cấp cứu TNGT trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020 tại
Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 19/7/2013.
Đánh giá: Công tác xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL đã được các Bộ,
ngành, địa phương quan tâm và tập trung chỉ đạo thực hiện việc hoàn thiện. Hệ
thống văn bản pháp luật về giao thông đường bộ đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo đảm TTATGT.
Tuy nhiên công tác phối hợp giữa
các ngành, các cấp liên quan trong Xây dựng văn bản QPPL còn chưa chặt chẽ, dẫn
đến một số văn bản ban hành còn chậm so với tiến độ đề ra và chưa đầy đủ; tính
thống nhất, tính khả thi và cụ thể hóa trong một số văn bản hướng dẫn chưa được
như mong muốn.
III. GIẢI PHÁP BẢO
ĐẢM TTATGT ĐƯỜNG BỘ
1. Tăng cường
phòng chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng
rượu, bia
Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị
quyết số 88/NQ-CP, Ủy ban ATGT Quốc gia đã triển khai Tháng An toàn giao thông
năm 2011 (tháng 9/2011) với chủ đề “Phòng chống uống rượu, bia đối với người điều
khiển phương tiện giao thông”. Các địa phương đã tổ chức Lễ phát động và nhiều
hoạt động tuyên truyền như tọa đàm, hội thảo, phóng sự, hội nghị tập huấn, triển
lãm tranh, ảnh về TNGT do nguyên nhân rượu bia. Nội dung về “Phòng, chống và kiểm
soát vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông” luôn
được coi la hoạt động trọng tâm trong kế hoạch năm, kế hoạch cao điểm của Ủy
ban ATGT Quốc gia cũng như trong Kế hoạch tuần tra kiểm soát của lực lượng
CSGT.
Bộ GTVT tham mưu, đề xuất nâng mức xử
phạt đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn. Chính phủ đã ban hành Nghị định
71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 34/2010/NĐ-CP, trong đó tăng mức xử phạt
hành vi vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường
bộ lên 2,5 lần.
Ủy ban ATGT Quốc gia đã phối hợp với
các cơ quan thông tin, báo chí, nhất là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói
Việt Nam thường xuyên tuyên truyền tác hại của lạm dụng rượu, bia đối với sức
khỏe và ATGT; nguy cơ và hậu quả TNGT nguyên nhân từ rượu, bia; các quy định của
pháp luật về xử phạt đối với người lái xe uống rượu, bia; cách phòng tránh TNGT
có nguyên nhân từ rượu bia; phát các thông điệp về “Phòng chống uống rượu, bia
đối với lái xe”. Nhiều địa phương, UBND tỉnh đã ban hành quy định cấm cán bộ,
công chức, viên chức uống rượu, bia trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày
làm việc như An Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Bắc Giang.... Nhiều cơ
quan nhà nước, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp vận động cán bộ, công chức, viên
chức, đoàn viên, hội viên, nhân viên gương mẫu thực hiện, đã uống rượu, bia
không lái xe. Một số doanh nghiệp sản xuất rượu, bia đã khuyến cáo trên bao bì
của sản phẩm về tác hại của việc lạm dụng rượu, bia; hãng Heniken đã in dòng chữ
“Đã dùng đồ uống có cồn không được lái xe”.
Bộ Công an đã trang bị thiết bị kiểm
tra nồng độ cồn, đồng thời chỉ đạo công an địa phương huy động lực lượng, tổ chức
các đợt hoạt động cao điểm kiểm tra, xử lý đối với người điều khiển phương tiện
sử dụng rượu, bia; tập trung kiểm tra đối tượng lái xe khách vi phạm.
Ủy ban ATGT Quốc gia đã phối hợp với
một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hiệp hội
an toàn đường bộ (JRSP), Trung tâm quốc tế về chính sách chất có cồn (ICAP) triển
khai các dự án “Phòng chống uống rượu, bia và lái xe tại các tỉnh Hà Nam, Ninh
Bình, Vĩnh phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, TP Đà Nẵng năm 2012-2013, tiếp tục mở rộng
tại Thanh Hóa, Nghệ An trong năm 2013-2014. Các dự án đã tăng cường năng lực
cho các lực lượng tham gia, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền và chiến dịch
cưỡng chế chuyên đề nồng độ cồn có áp dụng kinh nghiệm quốc tế trên địa bàn triển
khai dự án.
Năm 2013, Ủy ban đã xây dựng kế hoạch
chuyên đề tổ chức chiến dịch tuyên truyền và tuần tra, kiểm soát (TTKS), xử lý
vi phạm quy định nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường
bộ, triển khai thực hiện từ 1/10/2013 đến 31/12/2013 trên phạm vi toàn quốc nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu TNGT từ nguyên nhân uống rượu, bia.
Đánh giá: Các giải pháp phòng chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ
giới đường bộ sử dụng rượu, bìa được các Bộ, ngành, địa phương quan tâm, triển
khai mạnh mẽ bước đầu đã nâng cao nhận thức của người điều khiển phương tiện về
hiểm họa TNGT do uống rượu bia. Tuy nhiên, qua phân tích uống rượu bia vẫn là một
trong những nguyên nhân hàng đầu gây TNGT tại Việt Nam, nhất là đối tượng thanh
niên, người điều khiển xe ô tô cá nhân, xe mô tô, Một số văn bản QPPL chưa được
ban hành như Quy định về việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều
khiển phương tiện cơ giới đường bộ...
2. Duy trì và tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện đội mũ bảo hiểm (MBH)
Trước tình trạng người đi mô tô, xe gắn
máy không đội MBH hoặc đội MBH giả ngày một gia tăng, Ủy ban ATGT Quốc gia tham
mưu cho của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 8/3/2013 về
tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng MBH khi tham gia giao thông;
đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương, Bộ Khoa học công nghệ tổ chức
triển khai thực hiện. Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Công an và Bộ
Giao thông vận tải ban hành Thông tư liên tịch số
06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT ngày 28 tháng 02 năm 2013 Quy định về sản xuất,
nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe
đạp máy.
Lực lượng Quản lý thị trường cả nước
đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác đồng loạt ra quân kiểm
tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu MBH, mũ nhựa
có kiểu dáng giống MBH trên địa bàn cả nước. Đã kiểm tra 4.036 cơ sở sản xuất,
kinh doanh; xử lý 2.104 cơ sở vi phạm trong sản xuất, kinh doanh MBH nhập lậu,
kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ hoặc vi phạm các quy định về ghi
nhãn hàng hóa; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 1.983.492.000 đồng; tịch
thu, xử lý 68.145 chiếc mũ, ngăn chặn việc đưa ra thị trường hàng chục ngàn chiếc
MBH không đảm bảo chất lượng của một số cơ sở sản xuất. Ngoài ra, Ủy ban ATGT
Quốc gia phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Khoa học-công nghệ tổ chức 2 Đoàn kiểm
tra Liên ngành, đã kiểm tra 13 cơ sở sản xuất kinh doanh MBH, trong đó có 10 cơ
sở vi phạm phải xử lý (chiếm 76%); hành vi vi phạm chủ yếu là sản xuất, kinh
doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng.
Triển khai chương trình đổi MBH đạt
chuẩn chất lượng có hỗ trợ giá khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
MBH tham gia. Các cơ sở tham gia chương trình bảo đảm MBH đổi cho khách hàng phải
đạt quy chuẩn chất lượng 02:2008BKHCN và trực tiếp đổi cho khách hàng, số lượng
MBH đã đổi hơn 200.000 mũ, người đội mũ đổi được MBH bảo đảm quy chuẩn và được
trợ giá phù hợp, đồng thời đã thu hồi một số lượng lớn MBH cũ, kém chất lượng
mũ nhựa để tiêu hủy. Kết quả bước đầu đã góp phần nâng cao nhận thức của người
dân về đổi MBH đạt chuẩn chất lượng bảo vệ chính mình, tỷ lệ người đội MBH tăng
lên. Một số địa phương thực hiện tốt là TP Hà Nội, Đà Nẵng, Hà Nam, Quảng
Ninh...
Đánh giá: Các Bộ, ngành, địa phương đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chi thị
04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã phối hợp các lực lượng chấn chỉnh việc quản
lý chất lượng MBH đối với việc sản xuất, kinh doanh MBH; đã tổ chức tốt chiến dịch
truyền thông đội MBH đạt chuẩn chất lượng; tỷ lệ người đội MBH đạt chuẩn chất
lượng tăng lên rõ rệt nhất là các địa phương phía Nam (cao hơn thời kỳ đầu năm
2013). Tuy nhiên, hiện tượng sản xuất MBH không đảm bảo chất lượng, MBH giả, mũ
giống MBH vẫn diễn biển phức tạp, nhất là ở các cơ sở sản xuất không có đăng ký
doanh nghiệp; còn tồn tại nhiều điểm kinh doanh mũ giả MBH, mũ có kiểu dáng giống
MBH chủ yếu bày bán ở các vỉa hè, lòng đường thậm chí bày bán xen kẽ trong các
cửa hàng kinh doanh MBH và tập trung phần lớn tại TP.Hồ Chí Mình, Hải Phòng, Hà
Nội; tình trạng đội mũ không phải MBH dành cho người đi mô tô, xe gắn máy có
chiều hướng gia tăng trở lại, nhất là các địa phương phía Bắc.
3. Đẩy mạnh tuyên
truyền văn hóa giao thông và giáo dục ATGT trong trường học
a. Công tác tuyên truyền văn hóa giao
thông:
Nội dung tuyên truyền, xây dựng văn
hóa giao thông đều được đưa vào các chương trình phối hợp giữa Ủy ban ATGT Quốc
gia và các bộ, ngành, đoàn thể. Năm 2013, Ủy ban ATGT Quốc gia đã ký Chương
trình phối hợp: với Hội Nông dân Việt Nam về đẩy mạnh cuộc vận động “Nông dân
tham gia bảo đảm TTATGT”; với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về cuộc vận động
“Phụ nữ tham gia bảo đảm TTATGT vì hạnh phúc của mỗi gia đình”, tổ chức diễn
đàn “Phụ nữ tham gia bảo đảm TTATGT”; với Bộ Y tế về “Tăng cường công tác y tế
nhằm giảm thiểu thiệt hại TNGT”; với Hội Cựu chiến binh Việt Nam về thực hiện
cuộc vận động “Cựu chiến binh Việt Nam tham gia giữ gìn TTATGT”; với Bộ Giáo dục
và Đào tạo về “Tăng cường công tác giáo dục kiến thức ATGT trong trường học
giai đoạn 2013-2018”; phối hợp với Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực
hiện cuộc vận động "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước" và chỉ
đạo Cảnh sát đường thủy các địa phương tổ chức triển khai chương trình "Vì
an toàn trẻ em trên sông nước".
- Hàng quý, Ủy ban ATGT Quốc gia cũng
tổ chức phát động các chiến dịch tuyên truyền theo từng chuyên đề nhằm nâng cao
ý thức người tham gia giao thông như: chuyên đề về tốc độ, về rượu bia, về đội
mũ bảo hiểm đạt chất lượng, Ủy ban ATGT Quốc gia thường xuyên xây dựng các
phóng sự, thông điệp tuyên truyền và các ấn phẩm truyền thông gửi xuống từng địa
phương nhằm tuyên truyền rộng rãi và tạo hiệu ứng toàn xã hội trong công tác bảo
đảm TTATGT.
- Lực lượng Công an đã phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội và các đoàn thể đẩy
mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động, phát động phong trào “Toàn dân tham
gia bảo đảm TTATGT”, gắn với các phong trào: “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”,
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”... từ đó, huy động sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào công tác bảo đảm TTATGT, góp phần
giữ vững ổn định an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối
hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia, các cơ quan chức năng liên quan đã xây dựng và
công bố tiêu chí về “văn hóa giao thông”.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân thực hiện
phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT” và tiếp tục hướng dẫn các cấp Mặt
trận thực hiện nội dung đưa văn hóa giao thông gắn với thực hiện cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
- Trung ương Đoàn TNCS HCM triển khai
sâu rộng cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông” và “Ngày hội
thanh-thiếu nhi với văn hóa giao thông”,
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo
các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về TTATGT, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống
phát thanh cơ sở, đồng thời chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung
ương và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống
“văn hóa giao thông”, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm
TTATGT, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông nhằm xây dựng môi trường giao
thông an toàn và thân thiện.
- Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị
triển khai trong toàn quân thực hiện nghiêm nội dung, chương trình huấn luyện
chính khóa và ngoại khóa về phổ biến pháp luật ATGT trong Quân đội; đồng thời
chỉ đạo các cơ quan truyền thông (Thông tấn quân sự, Báo Quân đội nhân dân,
Trung tâm Phát thanh truyền hình Quân đội, Báo Biên phòng, Báo Quốc phòng Thủ
đô...) tích cực tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định của
pháp luật về TTATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngoài ra, tổ chức
phát động thực hiện cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với
bình yên sông nước”, tổ chức Hội thi “Thanh niên quân đội với văn hóa giao
thông”...
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng
nói Việt Nam, các Đài Phát thanh - truyền hình địa phương thông tin kịp thời
tình hình bảo đảm TTATGT phát các thông điệp về ATGT để cảnh báo nguy hiểm liên
quan đến vi phạm về điều khiển phương tiện quá tốc độ và ảnh hưởng của rượu,
bia.
b. Giáo dục ATGT trong trường học:
Trong 02 năm qua, nội dung giáo dục pháp luật về
TTATGT trong nhà trường đã có nhiều đổi mới, được xây dựng và triển khai góp phần
nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của học sinh, sinh viên. Bộ
Giáo dục và đào tạo phối hợp với Trung ương Đoàn, Ủy ban An toàn giao thông Quốc
gia tổ chức ký kết Chương trình phối hợp về đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn
giao thông trong đoàn viên, thanh, thiếu nhi, học sinh, sinh viên giai đoạn
2012 -2017. Ngoài ra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản chỉ đạo các Sở Giáo dục
và Đào tạo các nhà trường chỉ đạo triển khai thực hiện công tác giáo dục ATGT từ
đầu năm học giáo dục học sinh, sinh viên tự giác chấp hành quy tắc giao thông,
đội MBH khi ngôi trên xe mô tô, xe gắn máy, không điều khiển xe mô tô, xe gắn
máy khi chưa đủ tuổi, không có GPLX; tổ chức cuộc thi “Giao thông thông minh”
trên internet cho học sinh. Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc
gia tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm công tác giáo dục kiến thức ATGT trong nhà
trường thống nhất chủ trương tiến hành rà soát chương trình, nội dung tài liệu
và thời lượng giảng dạy giáo dục ATGT chính khóa cho các cấp học; biên tập tài
liệu chương trình và bố trí thời lượng giảng dạy phù hợp với lứa tuổi, bậc học;
dự kiến đưa vào giảng dạy sau năm 2015 theo lộ trình xây dựng chương trình và
sách giáo khoa sau năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đẩy mạnh cuộc vận động
“Học sinh, sinh viên với văn hóa giao thông”, nhân rộng mô hình “Cổng trường
ATGT”.
Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng văn hóa
giao thông đã được các tổ chức đoàn thể, các cơ quan đài báo tham gia tích cực,
đã phát động nhiều cuộc vận động về văn hóa giao thông trong từng ngành, lĩnh vực.
Tuy tiêu chí “văn hóa giao thông” đã được ban hành nhưng chậm so với quy định
nên khó khăn, lúng túng trong việc triển khai; ý thức văn hóa giao thông của
người tham gia giao thông chưa có nhiều chuyển biến, một số hành vi vi phạm
TTATGT còn phổ biến như không đội MBH, đội MBH giả, phóng nhanh, vượt ẩu, chở
quát tải...
4. Tăng cường quản lý hoạt động
vận tải bằng ôtô
- Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP, Bộ GTVT đã tăng
cường các biện pháp quản lý hoạt động vận tải, cương quyết không cho xuất bến đối
với xe ôtô không bảo đảm các quy định liên quan đến phương tiện, người điều khiển
phương tiện; chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Sở GTVT siết chặt quản lý
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, mở rộng mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố
định liên tỉnh, nội tỉnh và xe buýt, mạng lưới bến xe, trạm dừng nghỉ phân bố hợp
lý, tạo thuận lợi cho đi lại của nhân dân; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải
hành khách trên tuyến, dịch vụ tại các bến xe, trạm dừng nghỉ.
- Bộ GTVT đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Chỉ thị
số 12/CT-TTg, đồng thời thành lập các Đoàn kiểm tra công tác thực thi pháp luật
về bảo đảm TTATGT trong hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ trên cả nước, tập
trung làm rõ những bất cập về quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, hợp tác
xã kinh doanh vận tải, làm rõ trách nhiệm, đồng thời kiến nghị UBND các tỉnh,
thành phố xử lý nghiêm vi phạm của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các cơ quan quản
lý nhà nước và cán bộ, công chức. Kết quả ban đầu đã tạo sự chuyển biến rõ nét
về nhận thức và hành động trong thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm
TTATGT trong hoạt động vận tải đường bộ, góp phần kéo giảm TNGT liên quan đến vận
tải đường bộ. Đồng thời, Bộ GTVT tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động sản
xuất và cung cấp thiết bị GSHT xe ô tô, thu hồi giấy phép các doanh nghiệp vi
phạm quy định pháp luật; tiến hành kiểm tra và chỉ đạo, hướng dẫn các Sở GTVT
kiểm tra, xử lý vi phạm trong lắp đặt và duy trì hoạt động thiết bị GSHT xe ô
tô.
- Bộ GTVT đã phê duyệt và triển khai các Đề án: “Đổi
mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất
lượng dịch vụ vận tải và giảm thiểu TNGT”; Đề án “Vận chuyển container bằng đường
sắt nhằm giảm tải cho đường bộ”; Đề án “Khai thác có hiệu quả đường Hồ Chí Minh
nhằm giảm tải cho tuyên Quốc lộ 1A đang thực hiện nâng cấp, mở rộng”.
- Bộ GTVT đã chủ trì, đôn đốc các địa phương thực
hiện Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Đến nay, 54/63 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đã có dịch vụ xe buýt với trên 8000 xe, dần thu
hút người dân sử dụng làm phương tiện thay thế cho xe máy trong tham gia giao
thông; đôn đốc và phối hợp với UBND thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
triển khai dự án đầu tư phương tiện xe buýt chất lượng cao theo các chính sách
ưu đãi về thuế đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để nâng cao năng lực vận
chuyển và chất lượng phục vụ.
Đánh giá:
Công tác quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô
trong 2 năm quá đã có chuyển biến tích cực, tinh thần phục vụ người dân, hành
khách tốt hơn trước. Tuy nhiên, công tác quản lý về hoạt động vận tải vẫn còn một
số hạn chế, tình trạng các phương tiện vận tải lưu hành không tuân thủ pháp luật
vẫn diễn ra phổ biến, kéo dài và đã xẩy ra nhiều vụ tai nạn rất nghiêm trọng;
tình trạng lái xe chạy quá giờ quy định vẫn chưa được xử lý nghiêm; tình trạng
phương tiện chở quá tải trọng chưa được kiểm soát chặt chẽ làm hư hỏng cầu đường
và mất ATGT....
5. Tăng cường công tác tổ chức
giao thông, nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT)
Trong bối cảnh khó khăn chung về kinh tế, dưới sự
chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT cùng các bộ ngành, địa phương đạt được nhiều kết
quả to lớn trong đầu tư, phát triển KCHTGT góp phần giảm thiểu tai nạn, ùn tắc
trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong 2 năm qua, nhiều công trình giao
thông hoàn thành vượt tiến độ, nhất là các tuyến giao thông huyết mạch, đường
vành đai, các trục giao thông hướng tâm, đồng thời hoàn thiện các thủ tục và
công tác chuẩn bị cần thiết để gấp rút khởi công mới các công trình để sớm đưa
vào khai thác, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và giảm thiểu TNGT.
Cùng với công tác đầu tư xây dựng, công tác bảo
trì, bảo dưỡng và bảo đảm ATGT đối với các công trình giao thông hiện có cũng
được Bộ GTVT chỉ đạo và đang từng bước triển khai nhằm xóa bỏ các vị trí điểm
đen, vị trí có nguy cơ gây mất ATGT. Triển khai rà soát, xử lý các hư hỏng nền
mặt đường tại các vị trí giao cắt giữa đường sắt và quốc lộ. Bộ GTVT chỉ đạo
các Sở GTVT và các đơn vị trực thuộc: Rà soát, điều chỉnh hợp lý hệ thống báo
hiệu đường bộ (đặc biệt là các biển báo liên quan đến tốc độ chạy xe trên đường);
triển khai lắp đặt dải phân cách để tách dòng xe môtô 2 bánh, xe thô sơ với
dòng xe ôtô trên các tuyến đường có đủ điều kiện và có mật độ phương tiện giao
thông lớn; cải tạo, xây dựng mới các tuyến đường bộ, tuyến tránh đô thị. Đặc biệt,
từ khi Quỹ bảo trì đường bộ đi vào hoạt động năm 2013, công tác bảo trì, bảo dưỡng
đường đã được cải thiện bảo đảm mặt cầu, đường êm thuận; công tác tổ chức giao
thông, lắp đặt bổ sung, nâng cấp hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, giải phân
cách tách luồng xe ô tô và xe máy được quan tâm, nhất là ở nội đô các thành phố
lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã hạn chế những nguyên nhân gây ùn tắc
giao thông.
Ngoài ra, Bộ GTVT, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh việc thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành
lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày
27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo các cơ quan quản lý đường
bộ thường xuyên rà soát để phát hiện và xử lý kịp thời các “điểm đen” về TNGT
trên đường bộ, cương quyết không để phát sinh thêm điểm đấu nối trái phép vào
đường bộ. Năm 2012, đường bộ đã tổ chức cưỡng chế giải tỏa: 78.748m2
nhà vĩnh cửu, 202.934 m2 nhà cấp IV, 163.917m2 ki ốt,
377.835m2 mái che các loại, 1.190.763 cây xanh.
6. Tăng cường công tác thanh
tra, tuần tra, kiểm soát (TTKS), xử lý vi phạm
a. Bộ Công an
- Trong 2 năm qua, quán triệt chỉ đạo của Chính phủ,
Bộ Công an đã chỉ đạo và Công an các đơn vị, địa phương triển khai quyết liệt
công tác TTKS và xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông, đặc biệt là các tuyến
quốc lộ trọng điểm, địa bàn xảy ra nhiều TNGT; tổ chức 05 đạt cao điểm trên phạm
vi toàn quốc, ngoài ra còn tổ chức hàng chục đợt huy động lực lượng thực hiện
cao điểm TTKS, xử lý vi phạm theo các chuyên đề trên một số đoạn tuyến, địa bàn
phức tạp về TTATGT để huy động tối đa các lực lượng Cảnh sát khác, Công an xã
thực hiện nhiệm vụ TTKS, xử lý vi phạm về TTATGT và các phương tiện, thiết bị kỹ
thuật tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT và ùn tắc
giao thông; Bộ Công an cũng đã chỉ đạo triển khai trong toàn quốc mô hình huy động
lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động phối hợp Cảnh sát giao thông tập
trung xử lý các hành vi tụ tập, gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép, vi
phạm TTATGT, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật hình sự... đồng thời bố trí
lực lượng Cảnh sát giao thông và huy động các lực lượng khác tham gia hướng dẫn
điều khiển giao thông, phân luồng, phân tuyến giải tỏa ùn tắc giao thông; tổ chức
lực lượng bảo đảm TTATGT, trật tự công cộng, phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn
các lễ hội tại các địa phương.
- Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt và Cục
Cảnh sát đường thủy tăng cường lực lượng cho Công an các địa phương tổ chức thực
hiện các kế hoạch chuyên đề liên tuyển, liên địa phương và kế hoạch phối hợp, tập
trung xử lý các hành vi vi phạm nổi lên trong từng thời điểm. Đổi mới phương thức
hoạt động TTKS, xử lý vi phạm TTATGT.
- Kết quả xử lý vi phạm trên các lĩnh vực đường bộ,
đã xử lý 12.265.862 trường hợp vi phạm TTATGT; kho bạc Nhà nước thu 5.265 tỷ đồng;
tước giấy phép lái xe 545.395 trường hợp; tạm giữ 25.368 ô tô, 641.174 mô tô.
- Trên lĩnh vực trật tự giao thông công cộng: đã xử
lý 1.606.000 trường hợp vi phạm, kho bạc nhà nước thu 181,9 tỷ đồng, cưỡng chế
giải tỏa 1.717 trường hợp vi phạm hành lang ATGT, tạm giữ 1.865 ô tô, 35.902 mô
tô, 199 xe khác, 80.603 đồ vật khác như: ô dù, biển quảng cáo, mái che...
- Ngoài ra, thông qua hoạt động tuần tra, kiểm soát
giao thông đường bộ đã phát hiện và đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các loại tội
phạm hoạt động trên tuyến giao thông, cụ thể, đã bắt 1.529 tên tội phạm, trong
đó có 24 tên cướp, 120 tên cướp giật, 178 tên vận chuyển ma túy, 331 tên trộm cắp,
69 tên chống lại cảnh sát giao thông trong khi thi hành công vụ..., thu 307
bánh và 4,34 kg heroin, 2.924 viên ma tuý tổng hợp, 02 lựu đạn, 100 kíp nổ,
1110 kg thuốc nổ, 34 súng các loại và 132 viên đạn, 458 dao, kiếm, 676 vụ vận
chuyển hàng cấm và buôn lậu, hàng trốn thuế và 154,38 m3 gỗ các loại,
519 kg động vật hoang dã, 93.623 gói thuốc lá ngoại, 255 môtô và 53 ôtô, 19 kg
vàng, 229 kg gỗ các loại, 2310 chai rượu ngoại, 12,2 kg pháo nổ.
Bên cạnh đó, Bộ Công an cũng tập trung chỉ đạo và
kiểm tra, đôn đốc công tác điều tra, xử lý nghiêm các vụ TNGT, nhất là các vụ
TNGT gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong 2 năm qua, Công an các địa phương
đã khởi tố 6.334 vụ, với 6.831 bị can; Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã đề nghị
truy tố 6.243 vụ với 6.746 bị can.
b. Bộ GTVT
- Bộ GTVT đã ban hành quy định trách nhiệm và xử lý
vi phạm trong công tác quản lý bảo trì KCHTGT; công tác đào tạo sát hạch cấp giấy
phép lái xe và sẽ tiếp tục nghiên cứu ban hành quy định trách nhiệm và xử lý kỷ
luật trong lĩnh vực đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa,
quản lý hoạt động vận tải, thanh tra chuyên ngành giao thông là những lĩnh vực
nhạy cảm trong công tác bảo đảm TTATGT.
- Trong 2 năm qua, ngoài việc chỉ đạo Thanh tra
GTVT thực hiện thanh tra công vụ, lực lượng thanh tra giao thông đã tập trung
cho công tác thanh, kiểm tra các vi phạm quy định về hạ tầng giao thông, hành
lang ATGT, điều kiện bảo đảm TTAGT trong kinh doanh vận tải. Đặc biệt, năm
2013, thực hiện Công điện số 95/CĐ-TTg việc chấn chỉnh tình trạng phương tiện vận
tải đường bộ vi phạm chở hàng quá trọng tải, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường
bộ Việt Nam phối hợp Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTATXH (Tổng cục 7, Bộ Công an)
triển khai xây dựng kế hoạch liên ngành kiểm tra tải trọng xe trên một số tuyến
quốc lộ đồng thời chỉ đạo ngành GTVT và Công an ở các địa phương triển khai kiểm
tra tải trọng xe trên các tuyên trọng điểm vi phạm về tải trọng phương tiện. Kết
quả kiểm tra: tổng số xe vi phạm bị xử lý 10.644 xe, tổng số khối lượng hạ tải
22.049 tấn, tổng số giấy phép lái xe bị tạm giữ 4.256 giấy, tổng số tiền xử phạt
trên 32 tỷ đồng. Kết quả trên bước đầu cho thấy tình hình vi phạm tải trọng xe
đã có chuyển biến rõ rệt, đồng thời cũng khẳng định công tác kiểm soát tải trọng
xe chỉ có thể thực hiện hiệu quả nêu có sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính
quyền địa phương và sự phối hợp, triển khai đồng bộ, quyết liệt và thường xuyên
của lực lượng công an và ngành GTVT.
Ngoài ra, qua kiểm tra hệ thống thiết bị GSHT xe ô
tô, phát hiện nhiều đơn vị có phương tiện chạy vượt tốc độ nhiều lần, nhiều địa
phương, đơn vị không quản lý, kiểm tra, nhắc nhở lái xe qua thiết bị GSHT. Kết
quả kiểm tra tại 103 đơn vị kinh doanh vận tải, trong đó có 36 hợp tác xã đã
phát hiện, xử lý, tước, đình chỉ sử dụng giấy phép của 45 đơn vị, thu hồi giấy
phép của 33 đơn vị; thu hồi 334 phù hiệu và sổ nhật trình; phát hiện 196 lỗi vi
phạm và xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 656.100.000đ; thu hồi giấy phép
hoạt động của 9 doanh nghiệp cung cấp thiết bị GSHT vi phạm quy chuẩn kỹ thuật.
7. Tăng cường quản lý về đào tạo,
sát hạch lái xe và đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ
a. Tăng cường quản lý về đào tạo, sát hạch lái xe
Hiện nay, cả nước có 296 cơ sở đào tạo lái xe ô tô
và 463 cơ sở đào tạo lái xe mô tô thuộc các Bộ, ngành, địa phương quản lý và được
phân cấp cho địa phương quản lý trực tiếp. 02 năm qua, Bộ GTVT đã đẩy mạnh thực
hiện các biện pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe; các
cơ sở đào tạo lái xe ô tô, mô tô được đầu tư, đổi mới trang thiết bị dạy học, nội
dung, chương trình đào tạo được xây dựng, điều chỉnh dần phù hợp với thực tiễn
và được áp dụng thống nhất trong toàn quốc; chất lượng bài giảng, chất lượng
các bài kiểm tra ngày càng được tăng cường bằng việc đưa bài giảng điện tử vào
giảng dạy và kiểm tra lý thuyết trên máy tính được cài đặt phần mềm của Tổng cục
Đường bộ Việt Nam. Hệ thống trung tâm sát hạch lái xe được xây dựng và phát triển
theo tiêu chuẩn, phù hợp quy hoạch, có lắp thiết bị chấm điểm tự động đã hạn chế
tối đa sự tác động chủ quan của con người, đánh giá trung thực chất lượng sát hạch
lái xe ô tô. Bên cạnh đó, các cấp, các ngành có liên quan có nhiều cố gắng
trong việc xây dựng các Đề án nhằm đổi mới và hoàn thiện hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về đào tạo và sát hạch lái xe. Bộ GTVT có Quyết định số
513/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 3 năm 2012 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công
tác đào tạo, sát hạch lái xe góp phần giảm thiểu TNGT và ùn tắc giao thông” với
những nội dung chính là điều chỉnh, sửa đổi các văn bản QPPL; nâng cao chất lượng
đào tạo lái xe bằng việc bổ sung quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của cơ sở đào tạo,
bổ sung giáo trình đào tạo lái xe ô tô và ban hành giáo trình đào tạo lái xe mô
tô mới, bổ sung bộ câu hỏi dùng để sát hạch, bổ sung các trang thiết bị giám
sát; bổ sung xe số tự động vào giảng dạy, tăng số giờ học thực hành lái xe; tổ
chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức của người thực
thi công vụ, sát hạch lại đội ngũ sát hạch viên trong cả nước; đẩy mạnh chủ
trương xã hội hóa, hệ thống cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe để tăng cường
năng lực và chất lượng; đổi mới thiết kế, vật liệu chế tạo, công nghệ bảo mật,
sử dụng song ngữ trên Giấy phép lái xe. Bộ GTVT đã tổ chức hội nghị tổng kết
công tác này, đề ra mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa chủ trương xã hội hóa công tác
đào tạo lái xe, đồng thời siết chặt công tác sát hạch lái xe.
Ngoài ra, Bộ GTVT đã triển khai thực hiện Dự án đổi
mới giấy phép lái xe và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quản lý giấy phép lái xe thống
nhất toàn quốc nhằm hiện đại hóa công tác quản lý nhờ ứng dụng công nghệ thông
tin, ngăn chặn việc làm giấy phép lái xe giả, xây dựng hệ cơ sở dữ liệu về người
lái xe để tạo thuận lợi cho người có giấy phép lái xe được đổi khi đến hạn ở bất
kỳ địa phương nào; phục vụ công tác tra cứu của lực lượng TTKS xử lý vi phạm,
công tác trao đổi thông tin giữa ngành giao thông vận tải với ngành công an.
Bên cạnh đó, năm 2013, Bộ GTVT phối hợp với Bộ Công
an, Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiến hành kiểm tra toàn
diện về thực hiện quy định pháp luật đối với 25 cơ sở Đào tạo lái xe ô tô, 04
trung tâm sát hạch lái xe loại 1, 2 và 11 trung tâm sát hạch lái xe loại 3. Kết
quả, cảnh cáo 02 đơn vị đào tạo lái xe ô tô, hạ lưu lượng đào tạo lái xe ô tô
04 đơn vị; dừng tuyển sinh đào tạo lái xe mô tô A1 03 đơn vị; dừng tuyển sinh
đào tạo lái xe ô tô 02 đơn vị và dừng sát hạch lái xe 03 trung tâm sách hạch
lái xe loại 3. Ngoài ra, qua kiểm tra đột xuất trong tháng 7/2013, Thanh tra Bộ
GTVT đã đình chỉ sát hạch 2 trung tâm và 1 Hội đồng sát hạch lái xe, yêu cầu kiểm
điểm, xử lý trách nhiệm; đình chỉ tuyển sinh 1 cơ sở đào tạo; xử phạt vi phạm
hành chính đối với 3 trung tâm sát hạch và 1 cơ sở đào tạo lái xe với số tiền
30 triệu đồng.
b. Công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ
Bộ GTVT đã phê duyệt và đang tổ chức thực hiện Đề
án “Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần giảm thiểu TNGT và ô nhiễm môi trường”
(Quyết định số 1873/QĐ- BGTVT ngày 08 tháng 08 năm 2012), đồng thời để ngăn chặn
tình trạng hoán cải, cải tạo xe cơ giới để tăng kích thước thùng chở hàng (như
kéo dài, cơi cao thùng hàng xe ô tô tải) nhằm chuyên chở khối lượng hàng hóa lớn
hơn so với thiết kế, Bộ GTVT đã kịp thời ban hành Thông tư số 29/2012/TT-BGTVT
ngày 31 tháng 7 năm 2012 “quy định về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ” và Thông tư số 32/2012/TT-BGTVT ngày 01 tháng 8 năm 2012 “Quy định về kích
thước thùng chở hàng ô tô tải tự đổ, rơ moóc và sơ mi rơ moóc tải tự đổ, ô tô
xi téc, rơ moóc và sơ mi rơ moóc xi téc tham gia giao thông đường bộ”.
Ngoài ra, nhằm tập trung nâng cao chất lượng công
tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần
giảm thiểu TNGT và ô nhiễm môi trường, Bộ GTVT đã hoàn thành việc trang bị hệ
thống camera giám sát trên từng dây chuyền kiểm định tại toàn bộ các đơn vị
đăng kiểm xe cơ giới trên cả nước, hiện 100% các cơ sở đăng kiểm được lắp đặt hệ
thống camera giám sát toàn bộ hoạt động đăng kiểm; đồng thời xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý thông tin đăng kiểm, bảo đảm khả năng quản
lý, theo dõi được kết quả thực hiện đăng kiểm của tất cả các phương tiện trên địa
bàn 63 tỉnh, thành trong cả nước; cải cách triệt để thủ tục hành chính, thay thế
Sổ chứng nhận kiểm định bằng Giấy chứng nhận kiểm định, giảm phiền hà cho chủ
phương tiện; xử lý triệt để hiện tượng phương tiện nhập khẩu cũng như đóng mới
và hoán cải trong nước có sức chứa vi phạm quy định về tải trọng trên các trục
xe. Thực hiện chương trình hành động nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong
làm việc của đăng kiểm viên, ngăn ngừa tiêu cực trong công tác đăng kiểm tới
toàn bộ các đơn vị đăng kiểm trong cả nước.
Hiện nay, cả nước có 105 Trung tâm đăng kiểm, 184
dây chuyền kiểm định cơ giới hóa; các Trung tâm đăng kiểm đều thực hiện việc kết
nối mạng để quản lý công tác kiểm định và kết nối với máy chủ của Cục Đăng kiểm
Việt Nam để thường xuyên truyền báo cáo số liệu kiểm định.
Bên cạnh đó, Bộ Công an tổ chức thực hiện thu hồi
đăng ký, biển số xe ngoại giao, biển số xe người nước ngoài sử dụng không đúng
quy định tại Việt Nam; chấn chỉnh hoạt động quản lý xe; tập trung giải quyết các
thủ tục đối với xe sang tên, chuyển quyền sở hữu; xe mang biển ngoại giao sử dụng
không đúng quy định; tạo điều kiện thuận lợi cho việc sang tên, chuyển quyền sở
hữu phương tiện được nhân dân đồng tình ủng hộ và đánh giá cao. Triển khai vận
hành hệ thống quản lý, đăng ký xe ô tô qua mạng trên phạm vi toàn quốc.
Mười tháng đầu năm 2013, toàn quốc đăng ký mới
120.015 ô tô (tăng 6,0%), 2.171.368 mô tô (tăng 5,98%); nâng tổng số phương tiện
đang quản lý là 40.627.592 phương tiện trong đó có 2.124.745 xe ô tô và
38.502.847 xe mô tô.
8. Kết quả thực hiện mục tiêu
giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh thời gian vừa qua đã được khắc phục một bước. Các giải pháp mang
tính đột phá được thực hiện hiệu quả tại hai thành phố như: hoàn thành các tuyến
đường vành đai, các trục hướng tâm; lắp đặt cầu vượt ở các nút giao; đẩy mạnh
tuần tra, kiểm soát lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường trên các tuyến phố
chính; hợp lý hóa lộ trình tuyến và đổi mới phương tiện đoàn xe buýt; kiểm soát
số lượng và khu vực hoạt động của xe taxi; bố trí lệch giờ làm việc, học tập; đẩy
mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định pháp luật đối với người tham
gia giao thông... Vì vậy, số vụ, số điểm ùn tắc giao thông đều giảm. Đến tháng
10 năm 2013, Hà Nội còn 57 điểm còn ùn ứ cục bộ (giảm 46% so với 124 điểm vào
năm 2008), thành phố Hồ Chí Minh còn 76 điểm (giảm 37% so với 120 điểm vào năm
2008) (có Báo cáo chi tiết kèm theo).
IV. BẢO ĐẢM TTATGT ĐƯỜNG SẮT VÀ
ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
1. Bảo đảm TTATGT Đường sắt
- Bộ GTVT đã ký kết và tổ chức triển khai Quy chế
phối hợp giữa Bộ GTVT và 34 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường
sắt đi qua nhằm đảm bảo TTATGT tại điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt; triển
khai rà soát lại toàn bộ các đường ngang trên mạng lưới đường sắt Quốc gia nhằm
đưa ra các giải pháp bảo đảm ATGT tại các đường ngang, giảm dần số lượng đường
ngang không an toàn.
- Cục Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) đã chỉ đạo lực lượng
Thanh tra Đường sắt chủ động phối hợp với các đơn vị thành viên thuộc Tổng công
ty ĐSVN và chính quyền các địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát các vị trí đường
ngang; xóa bỏ các đường ngang trái phép, đồng thời đề nghị Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố phải tổ chức bố trí người cảnh giới tại các vị trí đường ngang
có nguy cơ cao xảy ra TNGT, kết quả như sau: Trên toàn mạng đường sắt hiện có
6.357 đường ngang, với 1.547 vị trí đường ngang hợp pháp và 4.810 đường dân
sinh bất hợp pháp. Trong số đường ngang hợp pháp có: 632 đường ngang có gác;
290 đường ngang cảnh báo tự động; 622 đường ngang phòng vệ bằng biển báo.
Giải tỏa 11.600m vi phạm về hành lang, phạm vi bảo
vệ công trình GTĐS; 338m tường rào; 2.992m2 lều quán; xóa bỏ 197 đường
dân sinh; tổ chức cảnh giới tại 65 vị trí có nguy cơ cao xảy ra TNGTĐS; cắm bổ
sung đầy đủ các biển báo theo quy định, sửa chữa bề mặt đường ngang đảm bảo êm
thuận, phát quang cây cối đảm bảo tầm nhìn cho cả hai phía đường sắt và đường bộ
tại 442 đường ngang; điển hình như các địa phương: Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam,
Thanh Hóa, TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tốt với ngành đường sắt trong công tác
triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ.
Ngoài ra, trong năm 2012 và 2013, Cục Đường sắt Việt
Nam đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết
số 88/NQ-CP của Chính phủ đối với các đơn vị quản lý KCHT và Ban ATGT các tỉnh
có đường sắt chạy qua, đồng thời tiến hành xử lý vi phạm hành chính về an toàn
đường sắt, kết quả lực lượng Thanh tra Đường sắt đã tiến hành xử phạt 360 trường
hợp vi phạm hành chính; thu, nộp kho bạc nhà nước 38.195.000 đồng; phối hợp với
lực lượng CSGT các địa phương, xử phạt 297 trường hợp; thu, nộp kho bạc nhà nước
52.410.000 đồng
- Bên cạnh đó, 02 năm qua, lực lượng cảnh sát giao
thông đường bộ - đường sắt cũng có kế hoạch chỉ đạo tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát TTATGT đường sắt; kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT
đường sắt tại các đường ngang, cầu chung, đoàn tàu, nhà ga; bố trí lực lượng kiểm
tra công tác bảo đảm TTATGT đường sắt, bằng và chứng chỉ của nhân viên đường sắt
tại 134 nhà ga, đơn vị đường sắt; rà soát việc đăng ký, đăng kiểm của 558 toa
xe khách, 606 lượt đầu máy. Kiểm tra việc chấp hành quy trình, quy phạm và các
điều kiện theo quy định của Luật đường sắt đối với 3.954 nhân viên đường sắt trực
tiếp phục vụ chạy tàu. Qua kiểm tra đã kiến nghị: Cục đường sắt Việt Nam đăng
ký lại 02 đầu máy trùng số động cơ; Tổng Công ty đường sắt Việt Nam chuyển hồ
sơ, Giấy chứng nhận đăng ký của 162 đầu máy cho các xí nghiệp đầu máy quản lý
và cấp lại chứng chỉ cho 03 nhân viên tuần đường.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm
tra, rà soát 966 đường ngang có tổ chức phòng vệ (đường ngang có gác, đường
ngang cảnh báo tự động và đường ngang biển báo) và 2.731 đường dân sinh qua đường
sắt. Đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 1.771 trường hợp, ra quyết định
phạt tiền 1.568 trường hợp, kho bạc Nhà nước thu 390 triệu đồng; phạt cảnh cáo
168 trường hợp.
Hiện nay, Bộ Công an đang hoàn thiện Đề án tăng cường
năng lực cho lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT đường sắt trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
Mặc dù đã có một số chuyển biến trong bảo đảm
TTATGT đường sắt, tuy nhiên công tác phối hợp giữa ngành đường sắt và chính quyền
một số địa phương chưa tốt, còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, việc xóa bỏ đường
ngang dân sinh còn chậm.
2. Bảo đảm TTATGT Đường thủy
nội địa
Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ về
việc tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo TTATGT. Trong 2 năm
qua, công tác bảo đảm TTATGT nói chung và an toàn giao thông đường thủy nội địa
nói riêng đã được quan tâm, triển khai, qua đó, Bộ GTVT đã tiến hành kiểm toa,
chấn chỉnh điều kiện kinh doanh vận tải và bảo đảm ATGT trên các tuyến vận tải
hành khách đường thủy từ bờ ra đảo, tàu thủy cao tốc và tàu cánh ngầm. Trên cơ
sở đó, đã kịp thời ban hành văn bản QPPL để siết chặt điều kiện kinh doanh vận
tải hành khách bằng đường thủy trên các tuyến từ bờ ra đảo; khẩn trương sửa đổi,
ban hành quy định mới về điều kiện kinh doanh vận tải bằng tàu cao tốc cánh ngầm;
đồng thời, đẩy mạnh thực hiện công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường thủy
nội địa. Ngoài ra, trước tình trạng xảy ra các vụ TNGT đường thủy đặc biệt
nghiêm trọng trong năm 2013, Bộ GTVT đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban
hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách
nhằm ngăn chặn TNGT hàng hải và đường thủy nội địa. Trong đó, Bộ GTVT chỉ đạo
cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý hoạt động chở khách ngang sông;
cương quyết đình chỉ hoạt động các bến đò ngang trái phép, các phương tiện chở
khách ngang sông không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, vi phạm quy định về đăng ký,
đăng kiểm, không trang bị đủ dụng cụ cứu sinh, người điều khiển phương tiện thủy
không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc có bằng, chứng chỉ không phù hợp; đẩy
mạnh vận động người đi đò tự giác mặc áo phao, sử dụng dụng cụ cứu sinh; chỉ đạo
các đơn vị quản lý đường thủy nội địa tăng cường thực hiện công tác điều tiết
khống chế đảm bảo giao thông trên đường thủy nội địa tại nơi có mật độ giao
thông cao, luồng lạch khan cạn, nơi thi công các công trình có ảnh hưởng đến
ATGT đường thủy nội địa; kết hợp tổ chức điều tiết khống chế đảm bảo giao thông
với chống va trôi tại các vị trí cầu trọng điểm vào mùa mưa bão.
Trong 2 năm, lực lượng cảnh sát giao thông đường thủy
các địa phương đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm 396.173 trường hợp,
thư, nộp kho bạc Nhà nước hơn 217 tỷ đồng, tước quyền sử dụng bằng, chứng chỉ
chuyên môn 928 trường hợp, đình chỉ hoạt động 2.710 phương tiện. Phối hợp với
các lực lượng liên quan kiểm tra, lập biên bản xử lý hơn 5.000 trường hợp vi phạm
các quy định về đảm bảo TTATGT đường thủy đối với cảng, bến và phương tiện chở
khách, phương tiện nghề cá, khai thác cát, sỏi trái phép gây mất TTATGT, phạt
tiền 2.675 trường hợp, thu gần 1 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động 469 trường hợp;
Thanh thải hơn 7.000 chướng ngại vật lấn chiếm luồng và hành lang bảo vệ luồng;
đề nghị bổ sung 317 biển báo, phao dẫn, phân luồng. Cảnh sát đường thủy các địa
phương đã tập trung rà soát, điều tra, nghiên cứu nắm tình hình TTATXH trên đường
thủy ở 760 tuyến vận tải hành khách (372 tuyến liên tỉnh, 395 tuyến nội tỉnh,
hoạt động du lịch trên sông, hồ, ven biển)... để xây dựng kế hoạch công tác;
Thanh thải hơn 9.900 chướng ngại vật lấn chiếm luồng và hành lang bảo vệ luồng;
đề nghị bổ sung 245 biển báo, đặt 235 phao dẫn, phân luồng. Bên cạnh đó, Bộ trưởng
Bộ Công an đã ký quyết định thành lập 34 Trạm Cảnh sát đường thủy thuộc Công an
18 tỉnh, thành phố Nam bộ; tiếp tục khảo sát và đề xuất xây dựng đề án tăng cường
năng lực đối với lực lượng Cảnh sát đường thủy khu vực phía Bắc và miền Trung.
Tình hình TTATGT đường thủy từng bước được thiết
lập lại, đã có nhiều chuyển biến trong quản lý hoạt động chuyển chở khách ngang
sông và hoạt động vận chuyển khách du lịch, bảo đảm an toàn không xảy ra tai nạn.
Tuy nhiên TTATGT đường thủy ngoài các tuyến vận tải lại diễn ra phức tạp như
phương tiện thủy gia dụng, phương tiện thủy chuyên dùng, đã xảy ra nhiều vụ
TNGT đường thủy đặc biệt nghiêm trọng.
V. BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN HÀNG
KHÔNG DÂN DỤNG VÀ AN TOÀN HÀNG HẢI
1. Bảo đảm TTATGT hàng không
dân dụng
Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP về việc
tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo TTATGT trong lĩnh vực an
toàn hàng không dân dụng, Bộ GTVT đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc
chấp hành quy định pháp luật về an toàn hàng không dân dụng tại các cảng hàng
không, sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; tăng cường công
tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và nhận
thức về an ninh, an toàn hàng không dân dụng trong cộng đồng xã hội. Ngoài ra,
Bộ GTVT đã ban hành Chương trình an toàn quốc gia lĩnh vực hàng không dân dụng
(Quyết định số 1189/QĐ-BGTVT ngày 7/5/2013). Cục Hàng không Việt Nam cũng đã
xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm, qua đó phát hiện sai sót trong
quản lý và hoạt động của các cơ quan, đơn vị, kịp thời đưa ra các biện pháp khắc
phục và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ; góp phần nâng cao ý thức chấp
hành quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn, an ninh hàng không và nâng cao hiệu
lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hàng không dân dụng.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Hàng không Việt
Nam phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành việc xây dựng Chương trình An
toàn đường cất hạ cánh, triển khai đúng thời hạn, tổ chức phổ biến nội dung
chương trình, ban hành hướng dẫn hoạt động của các Tổ An toàn đường cất hạ
cánh, thành lập 22 Tổ An toàn tại các cảng hàng không, sân bay và tổ chức hướng
dẫn nghiệp vụ cho các Tổ an toàn.
Trong thời gian qua, tuy không xảy ra tai nạn
hàng không nhưng sự cố an toàn hàng không và số vụ vi phạm an ninh hàng không
có xu hướng tăng, nhất là đã xẩy ra một số vụ sự cố nghiêm trọng, điển hình là
sự cố rơi bánh máy bay ATR 72, uy hiếp an toàn bay.
2. Bảo đảm TTATGT hàng hải
- Quán triệt Nghị Quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ,
trong 2 năm qua, Bộ GTVT thường xuyên có các văn bản chỉ đạo đối với công tác đảm
bảo ATGT hàng hải (đặc biệt vào các ngày lễ, hội, Tết nguyên đán); chú trọng chỉ
đạo đối với vận tải tuyến bờ ra đảo; chỉ đạo các cơ quan quản lý nhà nước
chuyên ngành về hàng hải phối hợp với các cơ quan và chính quyền địa phương có
liên quan giải tỏa các điểm khai thác cát trái phép, đăng đáy khai thác thủy sản,
phương tiện nuôi trồng thủy sản và các phương tiện thủy nội địa, tàu cá hoạt động
lấn chiếm luồng hàng hải; tập trung đầu tư nạo vét luồng hàng hải tại một số
khu vực cảng biển trọng điểm quốc gia và khu neo đậu tránh bão cho tàu thuyền.
- Bộ GTVT đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
hoạt động của tàu thuyền, cảng biển; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm quy định về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi
trường. Trong 2 năm qua đã tiến hành kiểm tra 3.845 lượt đối với tàu biển Việt
Nam, 2.798 lượt tàu biển nước ngoài, xử lý 879 trường hợp vi phạm, thu, nộp
ngân sách gần 8 tỷ đồng. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện các biện pháp để nâng cao
hơn nữa chất lượng đào tạo đội ngũ thuyền viên, hoa tiêu hàng hải; chất lượng
đăng kiểm cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, an ninh đối với tàu biển,
Số vụ tai nạn và số người chết, mất tích do tai nạn
hàng hải đã giảm đáng kể trong năm 2012, tuy nhiên 10 tháng đầu năm 2013 lại tăng
06 người chết; số lượt tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài cũng giảm;
TTATGT hàng hải từng bước được thiết lập, tình hình an ninh cảng biển được duy
trì, ý thức chấp hành pháp luật hàng hải của các đối tượng tham gia hoạt động
hàng hải được nâng lên rõ rệt; ý thức thực thi công vụ của các cán bộ làm công
tác liên quan đến an toàn hàng hải cũng được nâng cao; hệ thống cơ sở hạ tàng cảng
biển được đầu tư, nâng cấp đón được tàu biển có trọng tải lớn ra vào làm hàng
an toàn.
VI. TÌNH HÌNH TTATGT
1. TNGT năm 2012
Toàn quốc xảy ra 36.376 vụ, làm chết 9.838 người, bị
thương 38.060 người. So sánh với cùng kỳ năm 2011, giảm 7.446 vụ (16,99%), giảm
1.614 người chết (14,09%), giảm 9.529 người bị thương (20,02%), cụ thể:
Đường bộ: Xảy ra 35.804 vụ, làm chết
9.509 người, bị thương 37.736 người. So với cùng kỳ năm trước; giảm 7.330 vụ
(-16,9%), giảm 1.528 người chết (-13,8% ), giảm 9.477 người bị thương
(-20,07%). Trong đó có 86 vụ tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng,
làm chết 289 người, bị thương 264 người
Đường sắt: Xảy ra 454 vụ, làm chết
221 người, bị thương 312 người, trong đó có 03 vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng.
So cùng kỳ năm 2011, giảm 83 vụ (-15,5%), giảm 48 người chết (-17,8%), giảm 39
người bị thương (-11,1%).
Đường thủy nội địa: Xảy ra 118 vụ,
làm chết 108 người, bị thương 12 người, chìm 132 phương tiện thủy, thiệt hại về
tài sản và hàng hóa trên phương tiện khoảng 11 tỷ đồng. So với năm 2011, giảm
53 vụ (30,9%), giảm 38 người chết (26%), giảm 13 người bị thương (52%).
Hàng Hải: xảy ra 33 vụ, làm chết 11
người, bị thương 4 người. So với cùng kỳ năm 2011, giảm 24 vụ (-42,11%), giảm
33 người chết (-75,00%), tăng 2 người bị thương (+100%).
2. TNGT 10 tháng đầu năm
2013
Trong 10 tháng đầu năm 2013 (tính từ ngày
16/12/2012 đến 15/10/2013), toàn quốc xảy ra 24.369 vụ, làm chết 7.812 người,
bị thương 24.387 người. So với cùng kỳ năm 2012 giảm 1.092 vụ (-4,29%), tăng
123 người chết (+1,60%), giảm 2.595 người bị thương (-9,62%). Trong đó:
- Đường bộ: Xảy ra 24.135 vụ, chết 7.627 người,
bị thương 24.341 người. So với cùng kỳ 2012; giảm 874 vụ (-3,5%); tăng 219 người
chết (+2,96%); giảm 2.413 người bị thương (-9,00%).
- Đường sắt: Xảy ra 142 vụ, làm chết 128 người,
bị thương 39 người. So với cùng kỳ năm 2012, giảm 203 vụ (-58,84%), giảm 61 người
chết (-32,28%), giảm 177 người bị thương (-81,94%).
- Đường thủy nội địa: xảy ra 68 vụ, làm chết
39 người, bị thương 07 người. So với cùng kỳ năm 2012 giảm 07 vụ (-9,33%), giảm
41 người chết (-51,25%), giảm 01 người bị thương (-12,50%).
- Hàng hải: xảy ra 18 vụ, làm 18 người chết
và không bị thương. So với cùng kỳ năm 2012, giảm 08 vụ (-30,77%), tăng 06 người
chết (+50,00%), giảm 04 người bị thương (-100,0%).
- Có 38 địa phương giảm số người chết vì TNGT,
trong đó có 11 tỉnh giảm trên 20% là Cà Mau, Bắc Kạn, Tây Ninh, Vĩnh Phúc, Kon
Tum, Vĩnh Long, Đồng Nai, Bạc Liêu, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Quảng Nam; 4 tỉnh
không tăng không giảm; 20 tỉnh tăng số người chết, trong đó có 6 tỉnh tăng trên
20% là Bình Thuận, Lai Châu, Đắk Lắk, Điện Biên, Ninh Thuận, Lào Cai.
3. Đánh giá
Tình hình TTATGT bước đầu được thiết lập lại, đạt
được mục tiêu giảm tai nạn, ùn tắc giao thông mà Quốc hội đã để ra. TNGT đã có
chuyển biến tích cực, giảm sâu cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương,
vượt chỉ tiêu giảm TNGT, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Sau hơn
10 năm, số người chết TNGT năm 2012 xuống dưới con số 10.000/năm. Tuy nhiên,
các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng vẫn còn nhiều, tính chất và mức độ nghiêm
trọng còn cao, số người chết và số người bị thương vẫn còn ở mức cao. Một số
nguyên nhân chủ yếu gây ra TNGT như: uống rượu bia điều khiển phương tiện, chạy
quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành thậm chí chống người
thi hành công vụ vẫn còn diễn ra phổ biến.
VII. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Một số kết quả nổi bật
Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 88-NQ/CP ngày
24/8/2011 của Chính phủ, được sự quan tâm chỉ đạo của Ban Bí thư, sự giám sát
thường xuyên của Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền
địa phương, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể
trong việc thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc
giao thông nên công tác bảo đảm TTATGT đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, ý thức tự
giác chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông có nhiều chuyển biến tốt,
trách nhiệm của lực lượng thực thi công vụ được nâng cao, bước đầu thiết lập lại
trật tự, kỷ cương trong công tác bảo đảm TTATGT trên phạm vi cả nước và chống
ùn tắc giao thông ở hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, số vụ vi phạm,
số người chết, số người bị thương trong năm 2012 đều giảm sâu cả 3 tiêu chí. Điều
đó khẳng định các giải pháp mà Chính phủ đã ban hành, nhất là các giải pháp trọng
tâm trong Nghị quyết số 88-NQ/CP được triển khai thực hiện là phù hợp với thực
tiễn, mang tính khả thi cao cần phải tiếp tục thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ hơn
trong các năm tiếp theo.
Các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các
Đoàn thể cũng tích cực tham gia vào công tác đảm bảo TTATGT trong đó phải kể đến
Bộ Công An, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Mặt trận
tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với nhiều giải pháp và mô
hình mới, sáng tạo như: cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT”, mô
hình Cổng trường An toàn…
Nhiều mô hình bảo đảm TTATGT được triển khai hiệu
quả ở một số địa phương, góp phần giảm thiểu TNGT như: Bắc Ninh với mô hình: Gắn
trách nhiệm người đứng đầu trong việc bảo đảm ATGT; thành phố Đà Nẵng với mô
hình: Phân tách làn ôtô - xe máy trên một số tuyến phố; chiến dịch khuyến khích
đội MBH đạt chuẩn; Hà Nội với mô hình: Tổ công tác đặc biệt 141 của Công an Hà
Nội đã triển khai (phối hợp giữa cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động và cảnh
sát hình sự) để tổ chức thực hiện nhiệm vụ TTKS, xử lý vi phạm TTATGT… thành phố
Hồ Chí Minh với mô hình: ký cam kết thực hiện giữa thành phố - quận (huyện) -
xã (phường) - nhân dân; An Giang với mô hình: Công chức, viên chức nói không với
rượu bia vào buổi trưa.
Một số giải pháp đột phá được thực hiện quyết liệt
tại hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã góp phần giảm ùn tắc giao
thông như: hoàn thành các tuyến đường vành đai, các trục hướng tâm; lắp đặt cầu
vượt cho xe có tải trọng nhẹ; đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát lập lại trật tự vỉa
hè, lòng đường trên các tuyến phố chính; bố trí lệch giờ làm việc, học tập.
Một số địa phương đạt kết quả nổi bật trong triển
khai, thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP là: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh,
Kiêng Giang, Quảng Ninh.
2. Một số hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc triển khai
thực hiện Nghị quyết số 88-NQ/CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ còn có những tồn
tại, hạn chế sau:
a. Công tác xây dựng, hoàn thiện và ban hành văn bản
quy phạm pháp luật
Một số văn bản quy phạm pháp luật chưa được các Bộ
trình Chính phủ hoặc ban hành chậm so với thời hạn quy định tại Nghị quyết số
88/NQ-CP của Chính phủ như:
+ Thông tư quy định về việc xét nghiệm nồng độ cồn
trong máu của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ;
+ Thông tư quy định xử phạt qua tài khoản ngân
hàng, thời gian chủ sở hữu xe ôtô phải mở tài khoản ở ngân hàng.
+ Nghị định quy định về các giải pháp phòng ngừa,
ngăn chặn tình trạng chống người thi hành công vụ trong công tác bảo đảm
TTATGT.
+ Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong các
lĩnh vực giao thông còn chậm ban hành so với hiệu lực của Luật xử lý vi phạm
hành chính.
+ Biện pháp ngăn chặn việc sản xuất, kinh doanh,
buôn bán các loại MBH không bảo đảm quy chuẩn, chất lượng chưa thực hiện triệt
để;
+ Đề án hạn chế và lộ trình cấm xe môtô, xe gắn máy
tham gia giao thông tại các đô thị lớn.
b. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật và xây
dựng văn hóa giao thông ở một số địa phương chưa được duy trì thường xuyên mà
chủ yếu tập trung vào các đợt cao điểm.
- Nội dung tuyên truyền còn chung chung, chưa sát với
thực tế của một số địa phương hay đối tượng được tuyên truyền; hình thức tuyên
truyền còn thiếu sáng tạo.
c. Đầu tư, phát triển KCHTGT
- Mặc dù được quan tâm đầu tư nhưng do xuất phát điểm
thấp nên hạ tầng giao thông của nước ta còn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và tốc độ phát triển của phương tiện
giao thông nói riêng; vốn đầu tư thiếu và giải phóng mặt bằng chậm dẫn đến tiến
độ thi công của một số công trình chậm, thậm chí dừng, giãn tiến độ dẫn đến việc
bảo đảm TTATGT ở nơi có công trình bị dừng, giãn gặp nhiều khó khăn.
- Công tác tổ chức giao thông vẫn còn nhiều bất cập
như: việc phân làn, phân luồng giao thông chưa phù hợp, thiếu khoa học dẫn đến
phải thay đổi nhiều lần; việc bố trí các biển báo, đèn tín hiệu nhiều nơi chưa
hợp lý; hệ thống bến, bãi trông giữ xe, các điểm đón, trả khách còn thiếu và
chưa đủ các công trình phụ trợ. Tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh còn xảy ra vào giờ cao điểm,
d. Công tác TTKS, xử lý vi phạm TTATGT
Sự phối hợp giữa các lực lượng liên quan chưa thực
sự chặt chẽ, đồng bộ. Một số cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ còn hạn chế
về trình độ, năng lực. Mặc dù, lực lượng tuần tra, thanh tra đã có nhiều cố gắng
trong công tác xử lý vi phạm về TTATGT nhưng do còn mỏng về lực lượng, thiếu
các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ đồng bộ, hiện đại để đáp ứng được yêu cầu
công tác nên còn nhiều hành vi vi phạm quy định về TTATGT chưa được phát hiện
và xử lý triệt để. Bên cạnh đó, hiện tượng tiêu cực, vi phạm quy trình xử lý
còn xảy ra. Việc xử lý các lỗi là nguyên nhân trực tiếp gây ra TNGT còn hạn chế.
e. Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực hoạt động
kinh doanh vận tải đường bộ, đường thủy còn vi phạm các quy định về ATGT; nhiều
đơn vị, địa phương còn buông lỏng; hiệu lực của công tác TTKS, xử lý vi phạm về
hoạt động kinh doanh vận tải còn hạn chế.
f. Công tác đào tạo, sát hạch lái xe
Trong quá trình đào tạo lái xe, một số cơ sở đào tạo
chưa thực hiện nghiêm túc theo đúng nội dung, chương trình đào tạo, không bảo đảm
thời gian thực hành, việc sát hạch lý thuyết chưa được giám sát công khai. Công
tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở đào tạo,
sát hạch lái xe chưa kịp thời.
g. Công tác đăng kiểm xe cơ giới
Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở đăng kiểm
còn hạn chế, đặc biệt là việc thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho cơ
sở đăng kiểm xã hội hóa. Một số cán bộ đăng kiểm còn thiếu tinh thần trách nhiệm,
hiện tượng tiêu cực vẫn xảy ra.
h. Các giải pháp phòng chống và kiểm soát người điều
khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng rượu, bia và quản lý việc sản xuất,
kinh doanh MBH, sử dụng MBH chưa được thực hiện kiên quyết, thường xuyên, tình
trạng uống rượu bia vẫn điều khiển phương tiện còn phổ biến, vẫn là một trong
những nguyên nhân hàng đầu gây TNGT; tình trạng sản xuất, bày bán MBH không đảm
bảo chất lượng vẫn diễn ra phức tạp, tình trạng đội mũ không phải MBH dành cho
người đi mô tô, xe gắn máy có chiều hướng gia tăng trở lại.
3. Bài học kinh nghiệm:
Một là: Sự chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ của
Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban
ATGT Quốc gia và các Bộ ngành, đoàn thể ở Trung ương với các giải pháp thường
xuyên, liên tục đã tạo nên sự quan tâm của xã hội và hệ thống chính trị về bảo
đảm TTATGT.
Hai là: Sự vào cuộc đồng bộ, phân định rõ và
phát huy được vai trò, trách nhiệm của từng ngành trong lĩnh vực quản lý Nhà nước
về TTATGT của các địa phương đã nâng cao tinh thần, trách nhiệm của cán bộ,
công chức và người thực thi công vụ, làm thay đổi nhận thức và ý thức của người
tham gia giao thông.
Ba là: Sự đồng thuận, ủng hộ của người tham
gia giao thông nói riêng, của cộng đồng xã hội nói chung đóng vai trò quan trọng
trong việc triển khai những chủ trương, chính sách, giải pháp về bảo đảm
TTATGT.
Bốn là: Công tác TTKS, xử lý vi phạm phải
thường xuyên, liên tục, phải thực hiện kiên quyết, nghiêm minh, đúng pháp luật
và chỉ theo pháp luật, không phân biệt đối tượng vi phạm.
Phần II.
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ
TRONG THỜI GIAN TỚI
I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
Tiếp tục triển khai thực hiện Năm an toàn giao
thông 2014 với Chủ đề “Tăng cường quản lý hoạt động vận tải và siết chặt kiểm
soát tải trọng xe”. Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt,
đồng bộ các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong Nghị
quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính Phủ và các nhiệm vụ, giải
pháp sau:
1. Nhiệm vụ trọng tâm
1.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của
các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các tổ chức đoàn thể từ Trung ương đến
địa phương đối với công tác đảm bảo TTATGT, chống ùn tắc giao thông.
1.2. Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về TTATGT tới mọi tầng lớp nhân dân để nâng cao ý thức tự giác chấp
hành pháp luật khi tham gia giao thông, đẩy mạnh xây dựng văn hóa giao thông.
1.3. Đẩy mạnh hoạt động TTKS và xử lý nghiêm hành
vi vi phạm TTATGT. Tập trung xử lý các hành vi nguy cơ cao gây TNGT; xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm của xe chở khách, xe tải, xe container. Tăng cường
thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực của người thực thi
công vụ trong khi làm nhiệm vụ.
1.4. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh
vực bảo đảm TTATGT: quản lý việc đào tạo, sát hạch lái xe; đăng kiểm phương tiện
giao thông; quản lý hoạt động vận tải; tổ chức giao thông; sử dụng thông tin từ
thiết bị giám sát hành trình.
1.5. Tiếp tục duy trì và phát huy, nhân rộng các giải
pháp đột phá về khắc phục ùn tắc giao thông được thực hiện thành công tại Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh trong năm an toàn giao thông 2012, 2013 đồng thời đẩy mạnh
nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp mới. Đầu tư thêm các cầu vượt nhẹ trong nội
thành Hà Nội; thành phố Hồ Chí Minh và nâng cao hiệu quả quản lý lòng đường, vỉa
hè.
2. Các giải pháp triển khai
2.1. Bộ GTVT tập trung triển khai, thực hiện các giải
pháp bảo đảm TTATGT theo chủ đề Năm ATGT 2014 “Siết chặt quản lý hoạt động vận
tải và kiểm soát tải trọng xe”, cụ thể:
- Phối hợp với Bộ Công an tăng cường tuần tra, kiểm
soát giải quyết dứt điểm tình trạng xe quá khổ, quá tải trong đó tập trung vào
đối tượng xe tải nặng, xe container, xe chở vật liệu xây dựng.
- Rà soát, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật,
các quy định, điều kiện kinh doanh vận tải đối với xe khách 2 tầng, xe giường nằm,
trong đó quy định cụ thể về tuyến đường, khung giờ chạy xe, độ tuổi lái xe và bằng
lái xe... đối với loại hình vận tải này nhằm ngăn chặn các vụ TNGT đặc biệt
nghiêm trọng.
- Tiếp tục siết chặt điều kiện kinh doanh vận tải đối
với xe khách, xe container, xe tải nặng, khẩn trương đưa Trung tâm tích hợp dữ
liệu thông tin từ thiết bị giám sát hành trình vào hoạt động nhằm ngăn chặn, hạn
chế đến mức thấp nhất các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến loại
phương tiện này.
- Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Công thương trong việc
quản lý chất lượng, quy chuẩn và điều kiện kinh doanh, sử dụng xe đạp điện, xe
máy điện. Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm về TTATGT đối với người tham gia
giao thông bằng xe máy điện, xe đạp điện và trong kinh doanh, buôn bán, nhập khẩu
loại phương tiện này. Tiếp tục xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh
doanh, nhập khẩu mũ bảo hiểm, đồng thời phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ
nghiên cứu, ban hành lại quy chuẩn đối với mũ bảo hiểm tại Việt Nam.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đào tạo,
sát hạch, cấp giấy phép lái xe, kiên quyết đình chỉ các cơ sở đào tạo, sát hạnh
vi phạm quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Tiến hành kiểm
tra, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thần, trách nhiệm và đạo đức của
đội ngũ sát hạch viên. Nâng cao chất lượng kiểm định phương tiện giao thông.
- Nghiên cứu, tổ chức lại giao thông khoa học, hợp
lý, phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông; khẩn trương hoàn thành việc lắp đặt
giải phân cách tránh xung đột đối đầu và xây dựng làn đường dành riêng cho xe
mô tô, xe gắn máy trên các đoạn tuyến đủ điêu kiện; đẩy nhanh rà soát, lắp đặt
hệ thống biển báo giao thông phù hợp với quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ,
năm 2014 hoàn thành hệ thống biển báo trên các quốc lộ trọng điểm; thường xuyên
rà soát và khắc phục kịp các điểm đen, vị trí mất ATGT; tăng cường các biện
pháp bảo đảm trật tự ATGT đối với tuyến đường vừa thi công vừa khai thác để
phòng ngừa tai nạn và ùn tắc giao thông.
- Chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối
hợp với Đường sắt Việt Nam và các cơ quan có liên quan rà soát các vị trí đường
ngang không người gác (đường ngang cảnh báo tự động, đường ngang biển báo) để cắm
biển báo phù hợp. Phối hợp với chính quyền các địa phương có đường sắt đi qua
thường xuyên rà soát, kiểm tra các vi phạm hành lang an toàn đường sắt, xóa bỏ
các đường ngang trái phép và đề nghị chính quyền địa phương cương quyết xử lý
các trường hợp vi phạm.
- Triển khai thực hiện Đề án tăng cường công tác
đăng ký phương tiện thủy nội địa và đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn cho
người điều khiển phương tiện thủy nội địa; tăng cường kiểm tra xử lý phương tiện
không đăng ký. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy định
pháp luật về an toàn giao thông đường thủy nội địa của tổ chức, cá nhân liên
quan; kiên quyết đình chỉ hoạt động của các cảng, bến và phương tiện thủy nội địa
chưa đáp ứng đầy đủ quy định về an toàn, thoát hiểm, đồng thời chỉ đạo các đơn
vị quản lý đường thủy nội địa tăng cường thực hiện công tác điều tiết khống chế
đảm bảo giao thông trên đường thủy nội địa tại nơi có mật độ giao thông cao, luồng
lạch khan cạn, nơi thi công các công trình có ảnh hưởng đến an toàn giao thông
đường thủy nội địa; kết hợp tổ chức điều tiết khống chế đảm bảo giao thông với
chống va trôi tại các vị trí cầu trọng điểm vào mùa mưa bão,
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc chấp
hành quy định pháp luật về an toàn hàng không dân dụng tại các cảng hàng không,
sân bay, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay; tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và nhận thức
về an ninh, an toàn hàng không dân dụng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động
của tàu thuyền, cảng biển; phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm
quy định về an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường; nâng
cao hơn nữa chất lượng đào tạo đội ngũ thuyền viên, hoa tiêu hàng hải; chất lượng
đăng kiểm cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, an ninh đối với tàu biển; phối
hợp với các cơ quan và chính quyền địa phương có liên quan giải tỏa các điểm
khai thác cát trái phép, đăng đáy khai thác thủy sản, phương tiện nuôi trồng thủy
sản và các phương tiện thủy nội địa, tàu cá hoạt động lấn chiếm luồng hàng hải.
- Chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản
lý chuyên ngành, các Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố, các Tổng Công
ty vận tải chuẩn bị phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân
Giáp Ngọ 2014 trong đó tập trung kiểm tra, giám sát tại các đầu mối giao thông
như bến tàu, bến xe, nhà ga, cảng hàng không nhằm bảo đảm các điều kiện an toàn
cho phương tiện trước khi xuất phát; thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường,
chống tăng giá cước trong hoạt động vận tải; xây dựng kế hoạch phục vụ vận tải,
kiên quyết không để hành khách chậm về quê đón Tết do không có phương tiện vận
chuyển, v.v….
2.2. Bộ Công an
- Phối hợp với Bộ GTVT trong tuần tra, kiểm soát, xử
lý nghiêm các vi phạm về quá khổ, quả tải đối với xe tải nặng, xe container, xe
chở vật liệu xây dựng.
- Chỉ đạo các lực lượng cảnh sát tăng cường tuần
tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn
giao thông đường bộ đường sắt và đường thủy nội địa; tổ chức các đợt hoạt động
cao điểm kiểm tra xử lý đối với người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia
(tập trung tại khu vực có nhiều người lái xe uống rượu, bia), tăng cường trang
thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; huy động các lực lượng cảnh sát trật tự, cảnh
sát cơ động, công an xã tăng cường phối hợp kiểm tra. phát hiện và xử phạt
nghiêm đối với người điều khiển người ngồi trên môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo
hiểm; học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe
môtô, xe gắn máy; xe máy điện đẩy mạnh việc phát hiện và xử lý vi phạm bằng các
phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ.
- Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với
lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp
lái xe ôtô chở khách, xe ôtô tải vi phạm quy định về tốc độ; chở quá tải, quá số
người quy định; đi không đúng làn đường; vi phạm quy định về thời gian lái xe;
đón, trả khách không đúng nơi quy định.
- Xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về các
giải pháp phòng ngừa ngăn chặn tình trạng chống người thi hành công vụ trong
công tác bảo đảm trật tự ATGT; ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định
mới.
- Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng lộ trình quy định
xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ qua tài khoản ngân hàng.
2.3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc nâng cao
chất lượng giáo dục kiến thức ATGT trong trường học; giáo dục ý thức tự giác chấp
hành pháp luật cho học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông.
2.4. Bộ y tế phối hợp với Bộ Công an xây dựng Thông
tư liên tịch quy định về việc xét nghiệm nồng độ cồn trong máu người điều khiển
phương tiện cơ giới đường bộ; tăng cường đào tạo nhân lực và phổ biến kiến thức
về sơ cấp cứu ban đầu cho người bị TNGT trong cộng đồng, trước mắt thí điểm tập
huấn cho đội ngũ lái xe taxi, xe chở khách và tình nguyện viên.
2.5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ
Thông tin và Truyền thông xây dựng Thông tư quy định quản lý việc quảng cáo rượu,
bia trên các phương tiện truyền thông, yêu cầu khi quảng cáo rượu, bia phải gắn
kèm nội dung cảnh báo tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và
nguy cơ xảy ra tai nạn nếu điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Phối hợp với các cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT
Quốc gia tuyên truyền tiêu chí “Văn hóa giao thông” đến người tham gia giao
thông.
2.6. Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường chỉ đạo
các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật TTATGT.
2.7. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt
Nam tăng cường và nâng cao hiệu quả các chuyên mục, chương trình, nội dung về bảo
đảm TTATGT thường xuyên phát sóng các thông điệp về ATGT.
2.8. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam triển khai các hoạt
động nhằm yêu cầu hội viên, đoàn viên tự giác chấp hành pháp luật giao thông
khi tham gia giao thông; tổ chức thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm
TTATGT” tới mọi gia đình, khu dân cư.
2.9. Ủy ban ATGT Quốc gia:
- Phối hợp với Bộ GTVT xây dựng kế hoạch triển khai
Chiến lược quốc gia bảo đảm TTATGT đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030.
- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc các ngành, đoàn thể và
địa phương thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ, định
kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Xây dựng kế hoạch bảo đảm TTATGT năm 2014 với chủ
đề “Tăng cường quản lý hoạt động vận tải và siết chặt kiểm soát tải trọng
xe”; kế hoạch bảo đảm TTATGT Tết Nguyên đán 2014.
- Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm TTATGT
năm 2013.
2.10. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc quy hoạch bến
xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ trên đường bộ.
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án vận chuyển hành
khách công cộng khối lượng lớn; xây dựng cầu vượt thép, hầm cho người đi bộ ở
hai thành phố; thực hiện các biện pháp để hạn chế xe môtô, xe gắn máy và xe ôtô
lưu thông trên một số tuyến phó vào một số giờ nhất định phù hợp với điều kiện
cụ thể của từng khu vực trong thành phố.
- Đẩy mạnh việc thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự
hành lang an toàn giao thông đường sắt theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27
tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ; cương quyết không để phát sinh thêm
đường ngang trái phép, chủ động lập kế hoạch và lộ trình cụ thể để xóa bỏ các
đường ngang trái phép, bố trí người cảnh giới tại các vị trí đường ngang có
nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông, đồng thời phân cấp quản lý và gắn trách
nhiệm lãnh đạo địa phương trong việc để xảy ra các vi phạm trật tự hành lang an
toàn giao thông đường sắt.
- Tăng cường chỉ đạo việc kiểm tra, phát hiện và xử
lý nghiêm đối với: Tàu, thuyền kinh doanh vận tải khách du lịch không bảo đảm
an toàn; các cảng, bến thủy nội địa cho tàu thuyền chở khách du lịch ra, vào
đón trả khách trái quy định. Gắn trách, nhiệm lãnh đạo xã nếu để xảy ra tai nạn
đò ngang trên địa bàn quản lý do bến đò hoặc phương tiện không đủ các điều kiện
an toàn, chở quá số người quy định, đò ngang không có đủ phao cứu sinh.
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Ủy ban ATGT Quốc gia kiến nghị Chính phủ một số nội
dung sau:
1. Tiếp tục triển khai Năm ATGT 2014 với chủ đề “Siết
chặt quản lý hoạt động vận tải và kiểm soát tải trọng xe”.
2. Sớm ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
3. Đề nghị Chính phủ có những chính sách đặc biệt
nhằm thu hút, huy động được các nguồn lực ngoài ngân sách để phát triển và duy
trì hệ thống hết cấu hạ tầng giao thông.
4. Đề nghị Chính phủ tiếp tục cấp kinh phí thực hiện
các dự án triển khai chiến lược bảo đảm TTATGT đường bộ theo Quyết định số
1586/QĐ-TTg ngày 27/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Đề nghị Chính phủ kiến nghị Quốc hội chỉ đạo các
cơ quan liên quan sớm xây dựng Luật phòng, chống lạm dụng rượu bia để triển
khai, ngăn chặn TNGT có nguyên nhân từ uống rượu, bia./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó TTg Chính phủ (để
b/c);
- Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Các Ủy ban của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Ban Dân vận Trung ương;
- Các Phó Chủ tịch UBATGTQG;
- Trưởng Ban ATGT tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Ủy viên Ủy ban ATGTQG;
- Thành viên Ban Thường trực UBATGTQG;
- Chánh VP, Phó Văn phòng UBATGTQG;
- Lưu: VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hoàng Hiệp
|