BỘ
GIÁO DỤC
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
50-TT-QL
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 08 năm 1963
|
THÔNG TƯ
VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN BỔ SUNG TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH
TRỊ VÀ TƯ TƯỞNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP TỪ NĂM HỌC 1963 – 1964
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
Kính gửi:
|
-Các Ông hiệu trưởng các trường trung cấp
chuyên nghiệp.
|
Đặt vấn đề:
Trong năm qua, các trường trung
cấp chuyên nghiệp đã có nhiều ưu điểm trong việc thực hiện chương trình công
tác giáo dục chính trị và tư tưởng của Bộ Giáo dục đề ra. Các trường đã cố gắng
và đã đưa công tác này vào thế dần dần được ổn định. Tuy nhiên, do yêu cầu nâng
cao chất lượng đào tạo, vấn đề trung tâm của các trường hiện nay, chúng ta cần
phải tiếp tục cải tiến công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Hiện nay trong
công tác của chúng ta còn có một số vấn đề tồn tại như sau:
1. Mục
tiêu chính trị tuy được nêu ra rõ hơn trước nhưng chưa được cụ thể hóa một cách
đầy đủ trong yêu cầu của các môn học và suốt trong quá trình của một khóa học.
2. Nội
dung chưa thật tập trung, cách sắp xếp chưa quán triệt yêu cầu của công tác
nâng cao nhận thức và xây dựng tư tưởng.
3. Phương
pháp giảng dạy, phương pháp công tác vẫn còn trong tình trạng sơ lược, rời rạc,
thậm chí còn cẩu thả ở một số trường thiếu cố gắng xây dựng phương tiện vật chất.
Do tình hình ấy, vấn đề đặt ra
hiện nay là trên phương hướng nâng cao chất lượng và theo phương châm ít mà
tinh, cần giải quyết các vấn đề sau đây:
a) Nội dung giáo dục và rèn luyện
tư tưởng, đạo đức cho học sinh cần được thể hiện tập trung hơn nữa và sắp xếp
thế nào để làm nổi bật lên mục tiêu đào tạo cán bộ về mặt chính trị.
b) Cần phải bồi dưỡng cho giảng
viên về lý luận và đường lối chính sách lớn của Đảng và giúp giáo viên ngày một
cải tiến phương pháp giảng dạy.
c) Đảng, chính quyền, các đoàn
thể cần nhận rõ hơn nữa chức năng của mình trong việc giáo dục và rèn luyện học
sinh và có kế hoạch thúc đẩy toàn bộ công tác này đạt được kết quả tốt.
Trước hết các trường cần phải
quan niệm rằng trong công tác đào tạo cán bộ trung cấp kỹ thuật thì về mặt
chính trị tư tưởng, các trường cần phải trang bị cho học sinh những quan điểm
cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin tuy còn ở một mức độ thấp, phải giáo dục cho họ
đường lối chính sách của Đảng, xây dựng cho họ một nhân sinh quan cách mạng, có
đạo đức, phẩm chất tốt, phải bồi dưỡng cho họ nhiệt tình cách mạng, thiết tha
yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình rèn luyện nghề nghiệp, phát triển
năng lực khoa học kỹ thuật, người học sinh của ta cũng dần dần nhận thức rõ
ràng đường lối chính sách nhiệm vụ của Đảng đề ra, được bồi dưỡng năng lực công
tác, luyện cho mình một phong cách công tác mới, lề lối làm việc có kỹ luật,
chính xác, sát quần chúng, sát thực tế. Phải hướng họ vào các vấn đề về chính
trị, kinh tế, các vần đề thời sự chủ yếu của xã hội.
Vì thế cho nên quá trình học
tập tập trung là quá trình vừa nâng cao nhận thức của mỗi người về các vấn đề
đó, đồng thời lại vừa phải qua thực tiễn trong trường, kết hợp đến mức tối đa
thực tiễn của đời sống mà xây dựng cho bản thân mình một tư tưởng tốt, đạo đức,
phẩm chất tốt.
Từ một học sinh trơn, nhà trường
đào luyện họ trở thành một người cán bộ trung cấp “vững về chính trị, giỏi về
chuyên môn”, đó là một việc nặng nề, phức tạp và rất khó khăn. Việc rèn luyện
này với việc rèn luyện nghề nghiệp cho mỗi người học sinh là một việc rất quan
trọng có quan hệ mật thiết với nhau, đặt nền móng đầu tiên, và không thể thiếu
được để đảm bảo các tiêu chuẩn của người cán bộ khi ra công tác và làm cơ sở để
tiến lên.
Phải nắm vững
hai yêu cầu ấy trong kế hoạch học tập và giảng dạy của trường. Xuất phát từ yêu
cầu ấy, chương trình giáo dục lý luận của các trường, dù thuộc loại nào cũng phải
được sắp xếp thống nhất như sau:
1. Lịch sử Đảng và đường lối chính
sách lớn của Đảng ta:
Thông qua lịch sử Đảng mà giáo dục
truyền thống đấu tranh cách mạng anh dũng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài
tình và sáng suốt của Đảng ta, giáo dục đường lối chính sách lớn của Đảng từ
trước đến nay đặc biệt đi sâu vào đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
và đấu tranh thống nhất nước nhà.
Từ đó bồi dưỡng lòng tin tưởng
tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức và kỷ
luật, phát huy truyền thống cách mạng, lòng tự hào dân tộc chân chính kết hợp với
tinh thần quốc tế vô sản đúng đắn.
Thời gian học từ 2 học kỳ rưỡi đến
4 học kỳ: 160 đến 180 tiết, cụ thể có các bài sau đây:
A. Thời kỳ cách mạng dân tộc dân
chủ:
- Hoàn cảnh sản sinh ra Đảng và
Đảng cộng sản thành lập;
- Hoạt động của Đảng trong giai
đoạn từ 1930 – 1945;
- Đảng ta lãnh đạo cuộc kháng
chiến toàn dân, toàn diện và trường kỳ thắng lợi;
- Mấy bài học kinh nghiệm lịch sử
của Đảng ta.
B. Thời kỳ cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà:
- Hoạt động của Đảng ta từ hòa
bình lập lại đến Đại hội Đảng 1960;
- Đường lối chung tiến lên chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta và đường lối đấu tranh thống nhất nước nhà;
- Đường lối công nghiệp hóa và
xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta;
- Đường lối phát triển nông nghiệp
ở miền Bắc nước ta;
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa
trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật.
Trong phần này, học sinh học tập
tất cả văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ III, các nghị quyết của Ban Chấp hành
Trung ương (V, VII, VIII), nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
về đấu tranh thống nhất và xây dựng miền Bắc… Về báo cáo thực tế có cả phần báo
cáo đường lối chính sách chung và đường lối chính sách của ngành (mở rộng vào kế
hoạch các vấn đề về chính sách của ngành).
2. Một số quan điểm cơ bản cần thiết
cho công tác và đời sống:
Nâng cao thêm một bước lập trường
của giai cấp công nhân, giáo dục một số quan điểm rất cơ bản trong lý luận chủ
nghĩa Mác – Lênin về một số quan điểm cần thiết cho công tác và đời sống là
cách xem xét và giải quyết vấn đề một cách đúng đắn và những khâu cơ bản trong
phương pháp công tác của người cán bộ.
Thời gian chung 70 đến 90 tiết.
Cụ thể có 6 bài:
- Lao động là nghĩa vụ và vinh dự
của mọi người đối với tổ quốc;
- Quan điểm giai cấp của người
cán bộ cách mạng;
- Nhà nước dân chủ nhân dân của
ta;
- Quan điểm quần chúng của người
cán bộ cách mạng;
- Phương pháp xem xét và giải
quyết các vấn đề một cách đúng đắn;
- Phương pháp công tác của người
cán bộ cách mạng.
Để đạt yêu cầu của công tác tư
tưởng, ngay từ khi vào đầu khóa cần bố trí học bài tiêu chuẩn người cán bộ cách
mạng. Bài này có mục đích chuẩn bị tư tưởng và phương hướng tu dưỡng cho học
sinh trong quá trình học tập.
Phần thời sự chính sách:
Phần lớn đã đưa vào nội dung
trên. Ở đây chỉ còn phần báo cáo tình hình thời sự thường xuyên (miền Nam, miền
Bắc, quốc tế) tình hình thực hiện một số chính sách như tôn giáo, chính sách
dân tộc và việc thực hiện các kế hoạch Nhà nước hàng năm.
Chú ý: Phần thời sự chính sách đề
ra ở đây không trái với Chỉ thị của Bộ Giáo dục số 20-QL-CT đã ban hành ngày
05-4-1963 mà chỉ nói cách thực hiện sao cho gắn liền với chương trình giáo dục
chính trị và tư tưởng chung của niên khóa này.
Thời gian cho toàn khóa:
Quy định thời gian cho toàn khóa
về công tác giáo dục chính trị và từ tưởng như sau:
Trường 2 năm: là từ 250 đến 300
tiết;
Trường 2 năm và 2 năm rưỡi là
220 đến 260 tiết.
Thời gian này bao gồm cả thời
gian lên lớp, thảo luận ở tổ, báo cáo thực tế, thu hoạch, tham quan…
Các trường 4 năm và 18 tháng cần
có thảo luận cụ thể giữa nhà trường và Bộ Giáo dục (vụ Quản lý học sinh, sinh
viên đại học và trung cấp chuyên nghiệp) nhưng phải thực hiện đúng chương trình
trên.
Học xong phần lý luận rồi, nhà
trường tổ chức cho học sinh tổng kết khóa học của mình nhằm kiểm điểm sự thu hoạch
về nhận thức và tư tưởng, và nêu những vấn đề tồn tại cần phải giải quyết trước
khi ra trường (không còn các đợt chỉnh huấn học sinh khi nhập học hay khi sắp
ra trường lấy vào giờ dự trữ như trước nữa).
Kế hoạch chỉnh lý nội dung, giải quyết
tốt khâu giảng dạy:
1. Nhà trường cần làm
cho toàn thể các tổ chức và cán bộ trong trường quán triệt mục đích, yêu cầu
nhiệm vụ đào tạo của trường nội dung của chương trình, động viên họ tham gia
vào việc xây dựng kế hoạch giảng dạy và học tập thống nhất cho cả một khóa học,
cùng nhau thực hiện kế hoạch ấy với chất lượng tốt nhất từ trước tới nay.
2. Vì yêu cầu cơ bản của
việc đào tạo cán bộ cho kỹ thuật trung cấp là giống nhau, nên dù thời gian học ở
các trường còn có chỗ khác nhau cũng phải thực hiện nội dung chương trình như
trên còn mức độ nơi nhiều hay ít, sâu hay nông, rộng hay hẹp thì tùy theo khả
năng của cán bộ giảng dạy và đối tượng học viên mà giải quyết cho phù hợp.
Về môn lịch sử Đảng, các trường
cần thiết phải tổ chức giảng dạy ở năm thứ nhất và trong đó phải học kỹ các đường
lối chính sách lớn của Đảng Lao động Việt Nam.
Ngoài ra đối với một số trường
như các trường thuộc Bộ Văn hóa, trường Ngoại ngữ thì có thể mở rộng bài “hình
thái ý thức xã hội” và một số trường thuộc ngành kinh tế như ngân hàng, thương
nghiệp có thể mở rộng thêm phần kinh tế chính trị học, được xem như môn học cơ
sở phục vụ cho việc học tập nghiệp vụ. Nhưng có mở rộng thế nào đi nữa cũng
không phải là một môn học hoàn chỉnh như ở các trường lớp đại học. Việc thêm
vào chương trình các phần nói trên ở các trường này cũng cần phải có ý kiến của
Bộ sở quan và Bộ Giáo dục.
3. Các trường cần hướng
dẫn tự soạn hoặc chỉnh lý các nội dung giảng dạy cho thích hợp, tổ chức cho
giáo viên giảng thử có tập thể giáo viên dự sau đó sẽ tu chỉnh lại và đưa ra giảng
chính thức.
4. Việc thành lập các
thiết bị cơ sở vật chất như phòng giáo dục truyền thống, sưu tầm các tư liệu,
văn kiện, báo chí giúp vào việc giảng dạy đường lối chính sách của ngành cần
xúc tiến mạnh hơn nữa.
5. Đối với học sinh,
niên học 1962 – 1963 đã học lịch sử Đảng ở năm thứ nhất, sang niên học 1963 –
1964 lên năm thứ hai tiếp tục theo chương trình mới, nghĩa là tiếp tục học “phần
cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà”.
Đối với học sinh niên học 1962 –
1963 đã học lịch sử Đảng ở năm thứ hai thì sang năm 1963 – 1964 lên năm thứ 3 sẽ
học “những quan điểm cơ bản cần thiết công tác và đời sống” bắt đầu của năm học
này, cần giảng bài “phấn đấu tự rèn luyện để trở thành người cán bộ tốt”. Nếu
chưa học lịch sử Đảng thì nên cho học môn này và cuối khóa nên cho học thêm bài
“phương pháp công tác” nữa.
Phương pháp công tác, vai trò của Đảng,
của Đoàn:
Đảng là hạt nhân lãnh đạo trong
việc xây dựng tư tưởng. Ở các lớp, các khối, chi bộ cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc giúp Đảng ủy lãnh đạo tư tưởng thu thập tình hình và giải quyết tư
tưởng cho học sinh nhưng cần nhất là Đảng ủy biết phát huy tác dụng các chi bộ
và làm cho các chi bộ quán triệt được yêu cầu trên, giúp họ đề ra biện pháp thực
hiện cho đúng đắn. Đoàn thanh niên lao động cần làm nòng cốt trong việc giáo dục
đạo đức cộng sản chủ nghĩa cho học sinh, bồi dưỡng cái tốt khắc phục cái xấu
rèn luyện từng bước về các tiêu chuẩn của người cán bộ cách mạng, tu dưỡng về
nhân sinh quan cộ sản chủ nghĩa, giáo dục đoàn viên và thanh niên theo kế hoạch
của Đảng ủy và chính quyền nhà trường.
Vai trò các tổ chức chính quyền khác
trong trường:
Các tổ chức này cần nhận rõ tác
dụng và trách nhiệm của mình trong việc giáo dục tư tưởng rèn luyện đạo đức phẩm
chất của người cán bộ tương lại cho ngành. Nó phải chấp hành tốt các quy tắc,
chế độ của trường hướng dẫn kiểm tra học sinh chấp hành đầy đủ các quy tắc, chế
độ học tập của học sinh. Cần từng bước hoàn chỉnh mọi chế độ, quy tắc có liên
quan đến hoạt động của học sinh trong trường. Đây là một mặt hết sức quan trọng
trong việc đề cao tính chất nghiêm túc của nhà trường nói chung và trong việc
giáo dục tu dưỡng của học sinh nói riêng, Cán bộ phải tỏ ra gương mẫu trong
công tác, trong đối xử với học sinh, hết lòng hết sức phục vụ học sinh, theo khẩu
hiệu “tất cả vì học sinh”.
Vai trò của giáo viên chính trị và
phương pháp công tác của họ:
Cũng như giáo viên chuyên môn hướng
dẫn học sinh trong thực tập tay nghề, kỹ năng, kỷ xảo chuyên môn nghề nghiệp,
giáo viên chính trị cũng phải biết cách theo dõi học sinh hướng dẫn giúp đỡ cho
học sinh tu dưỡng rèn luyện tư tưởng, đạo đức, thúc đẩy quá trình rèn luyện của
học sinh trong trường.
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
GIÁO DỤC
Nguyễn Văn Huyên
|