Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Số hiệu: 39/2009/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Vinh Hiển
Ngày ban hành: 29/12/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 39/2009/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2009

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005, ngày 14 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học;

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2010. Các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này đều bị bãi bỏ.

Điều 3. Chánh Văn phòng, các vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học, Vụ Giáo dục Trung học, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

QUY ĐỊNH

GIÁO DỤC HOÀ NHẬP CHO TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2009/TT-BGDDT ngày 29 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (sau đây gọi tắt là giáo dục hoà nhập) bao gồm: Tổ chức hoạt động giáo dục hoà nhập, nhiệm vụ và quyền của giáo viên, cán bộ quản lí và nhân viên hỗ trợ ở cơ sở giáo dục hoà nhập; nhiệm vụ và quyền của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở cơ sở giáo dục hoà nhập, cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; các tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực giáo dục hoà nhập.

Điều 2. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn quy định tại Thông tư này là những trẻ em dưới 16 tuổi có nhiều khó khăn trong học tập, bao gồm:

1. Trẻ em người dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt;

2. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa;

3. Trẻ em lang thang đường phố.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục đáp ứng nhu cầu giáo dục cá nhân cho mọi trẻ em trong giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, không phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc, điều kiện kinh tế, thành phần xã hội, hoàn cảnh sống và điều kiện học tập.

2. Cơ sở giáo dục hòa nhập là cơ sở giáo dục dành cho nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

3. Dịch vụ hỗ trợ giáo dục hoà nhập là tất cả các dịch vụ: phát hiện và can thiệp sớm, tư vấn chuyên môn, giáo viên, phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học được cung cấp để hỗ trợ quá trình giáo dục trong trường học, gia đình, cộng đồng và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

4. Nhân viên hỗ trợ giáo dục (sau đây gọi tắt là nhân viên hỗ trợ) là người có hiểu biết về giáo dục hoà nhập, hoặc có kiến thức, kỹ năng dạy học, làm nhiệm vụ hỗ trợ giáo viên, học sinh trong các hoạt động giáo dục.

5. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập là đơn vị có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao tới nhà trường, gia đình và cộng đồng về kiến thức, phương pháp, kĩ năng chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

6. Lớp học linh hoạt là lớp học đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống của mỗi em.

7. Lớp học hòa nhập là lớp học có trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cùng học chung với trẻ em bình thường trong các cơ sở giáo dục.

8. Lớp ghép là lớp học mà trong cùng một thời gian dạy - học có học sinh ở nhiều trình độ lớp khác nhau, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của từng trình độ lớp.

9. Phòng hỗ trợ giáo dục hoà nhập là phòng học có các thiết bị để hình thành và phát triển những kỹ năng cần thiết cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong quá trình thực hiện giáo dục hoà nhập.

Điều 4. Mục tiêu giáo dục hoà nhập

1. Mọi trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đều được học tập bình đẳng trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, được giáo dục các kĩ năng sống, học văn hoá, hướng nghiệp, học nghề để hoà nhập cộng đồng.

2. Mọi trẻ em được nhận một nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh sống, nhu cầu và khả năng học tập trong các giai đoạn phát triển của trẻ.

Điều 5. Nguyên tắc thực hiện giáo dục hoà nhập

1. Chương trình giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được điều chỉnh phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ.

2. Giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tổ chức, thực hiện linh hoạt trên cơ sở động viên, khuyến khích trẻ em học tập tích cực, hiệu quả.

3. Giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng, gia đình, nhà trường và xã hội.

Điều 6. Nội dung quản lý về giáo dục hoà nhập

1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý, thanh tra, giám sát việc thực hiện giáo dục hoà nhập.

2. Xác định nội dung, yêu cầu của chương trình giáo dục hòa nhập, biên soạn tài liệu dạy và học.

3. Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục hoà nhập.

4. Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học và các dịch vụ hỗ trợ giáo dục hoà nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin về trẻ em có hoàn cảnh khó khăn từ trung ương đến địa phương.

5. Hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, phân bổ ngân sách và tiếp nhận hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, tổ chức các hoạt động phối hợp liên ngành chăm lo cho giáo dục hoà nhập.

Điều 7. Tài chính của giáo dục hoà nhập

1. Nguồn tài chính dành cho giáo dục hoà nhập bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước;

b) Các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;

c) Các nguồn thu hợp pháp khác.

2. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp công sức, tài chính, đầu tư vật chất, khoa học công nghệ cho giáo dục hoà nhập.

Chương II

TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HOÀ NHẬP

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục hoà nhập

1. Nhiệm vụ

a) Huy động và tiếp nhận trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vào học;

b) Xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tham gia các hoạt động giáo dục hoà nhập phù hợp;

c) Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục hòa nhập phù hợp với từng đối tượng học sinh và điều kiện thực tế;

d) Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức xã hội và cộng đồng để chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;

e) Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên và nhân viên về giáo dục hòa nhập.

2. Quyền hạn

a) Được sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước, nguồn tài trợ và nguồn thu hợp pháp khác cho các hoạt động giáo dục hòa nhập theo quy định; được tiếp nhận và sử dụng các khoản hỗ trợ từ cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế theo quy định hiện hành;

b) Được đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của giáo dục hoà nhập;

c) Được hợp đồng lao động với người có chuyên môn và tâm huyết để hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Điều 9. Lớp hoà nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

1. Các cơ sở giáo dục tuỳ theo điều kiện cụ thể để tiếp nhận và bố trí trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vào các lớp học hoà nhập phù hợp.

2. Các lớp học dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, bao gồm: lớp học hoà nhập; lớp học linh hoạt, lớp ghép; lớp tăng cường các kỹ năng cơ bản đáp ứng nhu cầu đặc biệt của trẻ.

Điều 10. Tổ, nhóm chuyên môn giáo dục hoà nhập

1. Mỗi cơ sở giáo dục thành lập tổ, nhóm chuyên môn giáo dục hoà nhập gồm các cán bộ chuyên môn, nhân viên, kỹ thuật viên, giáo viên.

2. Nhiệm vụ của tổ, nhóm chuyên môn giáo dục hoà nhập

a) Xây dựng, triển khai thực hiện và đánh giá kế hoạch giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;

b) Tư vấn, hỗ trợ xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;

c) Sinh hoạt chuyên môn thường kỳ, tổ chức các chuyên đề về giáo dục hoà nhập;

d) Tham mưu cho cơ sở giáo dục hoà nhập để phối hợp với các tổ chức, các cơ sở giáo dục khác trong việc giáo dục hoà nhập.

Điều 11. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập

1. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập dược thành lập, hoặc cho phép thành lập theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do sở giáo dục và đào tạo quản lý, thực hiện theo các nhiệm vụ sau:

a) Tham mưu cho sở giáo dục và đào tạo để trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về phát triển giáo dục hoà nhập;

b) Tư vấn, hỗ trợ cho các đơn vị, cá nhân liên quan về chăm sóc, giáo dục hoà nhập, phục hồi chức năng, hướng nghiệp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;

c) Bồi dưỡng nâng cao năng lực và chuyển giao kiến thức, kỹ năng và phương pháp giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cho cán bộ quản lý giáo viên, phụ huynh và những người có liên quan;

d) Tiến hành các hoạt động phát hiện và can thiệp sớm đối với giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; phát triển các kỹ năng cơ bản đáp ứng nhu cầu giáo dục đặc biệt và giáo dục, hoà nhập;

e) Phối hợp với cấc cơ sở giáo dục, gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;

g) Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về công tác chăm sóc, giáo dục, hướng nghiệp, dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; được tiếp nhận và sử dụng các nguồn kinh phí từ Nhà nước, các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định. Quản lý, sử dụng nhân lực và cơ sở vật chất theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập người khuyết tật đã được thành lập theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, được giao thêm các nhiệm vụ tại khoản 1 của điều này để hỗ trợ công tác giáo dục hoà nhập.

Điều 12. Phát hiện, can thiệp và hỗ trợ giáo dục sớm

1. Phát hiện, can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục nhằm hạn chế, ngăn ngừa các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tâm lý của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

2. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân có liên quan tiến hành hoạt động phát hiện, can thiệp sớm và hỗ trợ giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hoặc trẻ em có nguy cơ dẫn đến hoàn cảnh đặc biệt.

Điều 13. Hoạt động giáo dục và dạy học hoà nhập

Các cơ sở giáo dục hòa nhập có trách nhiệm:

1. Tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học nhằm đạt mục tiêu giáo dục hoà nhập; phát triển kỹ năng học tập, kỹ năng sống và hoà nhập cộng đồng của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

2. Thực hiện điều chỉnh mục tiêu, chương trình giáo dục và dạy học phù hợp với nhu cầu và khả năng học tập đa dạng của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

3. Đảm bảo nội dung, tổ chức, phương pháp dạy học đặc thù; tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt; tăng cường các kỹ năng cơ bản cho trẻ có nhu cần giáo dục đặc biệt nhằm đạt mục tiêu giáo dục.

4. Xây dựng môi trường giáo dục hoà nhập thân thiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; phối hợp với các tổ chức xã hội xây dựng môi trường văn hóa, thể thao phù hợp để các em tham gia tích cực vào các hoạt động trong và ngoài nhà trường.

Điều 14. Đánh giá kết quả giáo dục hoà nhập

1. Thực hiện đánh giá kết quả giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn theo nguyên tắc động viên, khuyến khích và chú trọng đến quá trình rèn luyện kỹ năng sống, khả năng hoà nhập và sự tiến bộ của các em.

2. Đánh giá kết quả giáo dục hoà nhập căn cứ vào mục tiêu nội dung giáo dục đã điều chỉnh theo kế hoạch giáo dục cá nhân.

3. Đánh giá kết quả giáo dục hòa nhập dựa vào quy định chung, có giảm nhẹ yêu cầu hoặc miễn giảm nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm của nhóm và mỗi cá nhân trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

4. Kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, gia đình, tập thể với tự đánh giá của học sinh.

Điều 15. Dịch vụ hỗ trợ giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

1. Dịch vụ hỗ trợ giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn gồm:

a) Phát hiện và can thiệp sớm;

b) Tư vấn giáo dục và hướng nghiệp;

c) Hỗ trợ cá nhân tại gia đình. nhà trường và cộng đồng.

d) Cung cấp chương trình, nội dung, thiết bị, tài liệu giáo dục đặc thù phù hợp với từng đối tượng trẻ em.

2. Dịch vụ hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được cung cấp bởi:

a) Các cơ sở giáo dục, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập;

b) Các cơ sở giáo dục khác do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật.

3. Nhà nước chỉ đạo khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động cung cấp dịch vụ hỗ trợ giáo dục hoà nhập.

Chương III

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA GIÁO VIÊN, CÁN BỘ QUẢN LÝ, NHÂN VIÊN HỖ TRỢ

Điều 16. Nhiệm vụ của giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ trong giáo dục hoà nhập

1. Nhiệm vụ của giáo viên

a) Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học theo yêu cầu và các quy định của cơ sở giáo dục;

b) Chủ động phối hợp với tổ, nhóm chuyên môn trong việc lập kế hoạch giáo dục hoà nhập; tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục hoà nhập đối với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn;

c) Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo dục hoà nhập;

d) Tư vấn cho nhà trường và gia đình trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong việc hỗ trợ, can thiệp, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục hoà nhập.

2. Nhiệm vụ của cán bộ quản lý

a) Xây dựng, chỉ đạo, giám sát, tổ chức đánh giá kế hoạch và thực hiện giáo dục hoà nhập;

b) Tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên hỗ trợ được học tập, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hoà nhập;

c) Phối hợp với chính quyền, tổ chức và cá nhân liên quan trong việc thực hiện giáo dục hoà nhập.

3. Nhiệm vụ của nhân viên hỗ trợ

a) Hỗ trợ giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục hoà nhập;

b) Hỗ trợ phối hợp giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.

c) Thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hoà nhập.

Giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ phải tôn trọng các quyền của trẻ em; có phẩm chất đạo đức tốt, đồng cảm với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; có năng lực và chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hoà nhập.

Điều 17. Quyền của giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ trong giáo dục hoà nhập

1. Cán bộ, giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hoà nhập, được tính giảm định mức giờ dạy hoặc trợ cấp giảng dạy; được đề nghị xét nâng lương trước thời hạn và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định.

2. Nhân viên hỗ trợ được hưởng các quyền lợi của người lao động theo quy định; được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về giáo dục hoà nhập.

Chương IV

NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN CỦA TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN Ở CƠ SỞ GIÁO DỤC HOÀ NHẬP

Điều 18. Nhiệm vụ của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn học hoà nhập

1. Thực hiện nội quy, quy định và học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch của cơ sở giáo dục; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung.

2. Tham gia các hoạt động trong và ngoài nhà trường phù hợp với khả năng cá nhân; đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ nhau học tập và rèn luyện.

3. Thông báo, tìm kiếm sự trợ giúp của những người xung quanh về tình trạng sức khỏe, học tập và khả năng tham gia các hoạt động giáo dục để có được sự phát triển phù hợp với năng lực và nhu cầu của cá nhân.

Điều 19. Quyền của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn học hoà nhập

1. Ngoại các quyền như những trẻ em bình thường khác, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hưởng những quyền sau:

1. Có quyền nhập học tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Tuổi đi học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có thể cao hơn tuổi quy định.

3. Được quan tâm giúp đỡ và cung cấp thông tin; được tôn trọng và đối xử bình đẳng trong học tập và trong các hoạt động khác.

4. Được học tập phù hợp với trình độ, năng lực cá nhân; được giúp đỡ đặc biệt để đạt được các kỹ năng cần thiết trong học tập và sinh hoạt (nếu cần).

5. Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không thể đáp ứng yêu cầu của môn học, hoặc hoạt động giáo dục thì người đứng đầu cơ sở giáo dục quyết định việc miễn, giảm môn học, hoạt động giáo dục đó.

6. Được xét miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác; được cấp sách giáo khoa, học phẩm, hỗ trợ sinh hoạt khác theo quy định của Nhà nước.

Chương V

CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Điều 20. Cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục hoà nhập

1. Cơ sở giáo dục hoà nhập phải có đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho việc tổ chức dạy và học hoà nhập của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

2. Trường, lớp được thiết kế xây dựng phải đảm bảo an toàn, vệ sinh, thuận lợi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn học tập và sinh hoạt.

3. Có đồ chơi, dụng cụ luyện tập, thiết bị giáo dục đặc thù dành riêng cho giáo dục hoà nhập.

4. Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, sản xuất đồ chơi, dụng cụ luyện tập, thiết bị chăm sóc, phục hồi chức năng và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Điều 21. Thư viện và sách giáo khoa

1. Có sách, báo và các tài liệu phù hợp với nhu cầu học tập của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

2. Có sách giáo khoa giáo trình phù hợp với yêu cầu học tập đặc biệt của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

3. Nhà nước khuyến khích các cơ sở giáo dục và cá nhân tổ chức biên soạn sách, tài liệu tham khảo dành riêng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Điều 22. Phòng hỗ trợ giáo dục hoà nhập

1. Các cơ sở giáo dục hoà nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có phòng hỗ trợ giáo dục hoà nhập; có trang thiết bị cần thiết để phục hồi và phát triển các kỹ năng riêng cho các em.

2. Có nhân viên hỗ trợ, kỹ thuật viên sử dụng, quản lý thiết bị phòng hỗ trợ giáo dục hoà nhập.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 23. Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) có trách nhiệm:

a) Trình Hội đồng nhân dân tỉnh qui hoạch, ngân sách và kế hoạch thực hiện giáo dục hoà nhập trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương;

b) Chỉ đạo và thanh tra, kiểm tra thực hiện chế độ, chính sách cho giáo dục hoà nhập;

c) Chỉ đạo các ban, ngành, các cấp tuyên truyền, phối hợp thực hiện giáo dục hoà nhập tại địa phương; huy động nguồn lực cho các hoạt động giáo dục hoà nhập.

2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) chỉ đạo Uỷ ban nhăn dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Uỷ ban nhân dân các cấp này có trách nhiệm:

a) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, ngân sách giáo dục hoà nhập và đưa vào kế hoạch phát triển giáo dục chung của địa phương;

b) Chỉ đạo và giải quyết chính sách cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhân viên hỗ trợ, giáo viên trực tiếp giáo dục hoà nhập;

c) Chỉ đạo các ban, ngành các cấp tuyên truyền, phối hợp với ngành giáo dục thực hiện giáo dục hoà nhập; vận động, tổ chức để đưa trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến trường học; huy động các nguồn lực cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Điều 24. Sở giáo dục và đào tạo

1. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, quy hoạch mạng lưới trường, lớp; thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập; phát triển nguồn nhân lực, kế hoạch tài chính và triển khai thực hiện giáo dục hoà nhập.

2. Chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, tổ chức giáo dục hoà nhập ở các cơ sở giáo dục và trung tám hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập.

3. Phân công cán bộ chịu trách nhiệm chính về công tác giáo dục hoà nhập; kiểm tra, thanh tra, đánh giá và hỗ trợ giáo dục hoà nhập đối với các phòng giáo dục và đào tạo và các cơ sở giáo dục trực thuộc sở.

4. Huy động các nguồn lực cho giáo dục hoà nhập ở địa phương.

5. Hàng năm báo cáo công tác giáo dục hoà nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 25. Phòng giáo dục và đào tạo

1. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch giáo dục hoà nhập để Uỷ ban nhân dân cấp huyện xét, phê duyệt. Phối hợp với các cơ quan ban, ngành và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục hoà nhập.

2. Phân công cán bộ phụ trách về công tác giáo dục hoà nhập; kiểm tra, thanh tra, đánh giá và hỗ trợ giáo dục hoà nhập đối với các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản lý.

3. Thành lập nhóm cán bộ cốt cán về giáo dục hoà nhập; hợp đồng lao động với nhân viên hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục hòa nhập.

4. Báo cáo định kỳ công tác giáo dục hoà nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn theo yêu cầu của sở giáo dục và đào tạo, Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Điều 26. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1. Nhà trường, gia đình, xã hội có trách nhiệm bảo vệ: chăm sóc và giáo dục hoà nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia giáo dục hoà nhập.

2. Nhà trường chủ động phối hợp với gia đình và cộng đồng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Xây dựng môi trường giáo dục hoà nhập an toàn, chất lượng và hiệu quả cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Giáo dục học sinh lòng yêu thương và giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

3. Gia đình phối hợp với nhà trường thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn theo kế hoạch giáo dục cá nhân; tham gia các hoạt động ngoài nhà trường để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn hoà nhập với cộng đồng.

4. Các tổ chức chính trị xã hội tham gia hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; tạo môi trường giáo dục thân thiện; hỗ trợ các hoạt động giáo dục hoà nhập. Nhóm hỗ trợ cộng đồng phối hợp với cơ sở giáo dục trong việc thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29/12/2009 ban hành Quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


36.627

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.68.201
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!