Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 38-TT-ĐH cấp bằng tốt nghiệp học sinh trường Trung cấp chuyên nghiệp

Số hiệu: 38-TT-ĐH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục Người ký: Nguyễn Khánh Toàn
Ngày ban hành: 06/06/1963 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC
*******

Số : 38-TT-ĐH

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 1963

 

THÔNG TƯ

VỀ VIỆC CẤP BẰNG TỐT NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP

Kính gửi:

Các ông Hiệu trưởng các trường Trung cấp chuyên nghiệp.

Đồng kính gửi:

Các Bộ, Tổng cục, Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh có trường Trung cấp chuyên nghiệp.

 

Điều 19 của Điều lệ tổ chức thi tốt nghiệp tại các trường Trung cấp chuyên nghiệp ban hành do quyết định số 118-QĐ ngày 06-03-1961 của Bộ Giáo dục đã quy định:

“Bằng tốt nghiệp do Bộ sở quan, Ủy ban hành chính khu, tỉnh cấp”.

Phân công về các Ủy ban hành chính khu, tỉnh trong việc cấp bằng là hợp lý và sát với tình hình phát triển của các trường. Tuy nhiên đối với các trường trực thuộc trung ương nhưng phân tán ở các địa phương, việc tập trung bằng về Bộ để lấy chữ ký gây nhiều trở ngại cho Bộ và cho trường. Mặt khác, hiện nay các trường Đại học đã được ủy nhiệm cấp bằng cho sinh viên tốt nghiệp.

Ngoài ra, vì chưa có hướng dẫn nên công tác đăng bằng đã cấp ở nhiều trường chưa có nề nếp, có nơi chưa có sổ đăng ký bằng đã cấp, hoặc chỉ đăng ký vào sổ danh bạ…

Xuất phát từ tình hình trên đây, Bộ Giáo dục đã ký quyết định số 271-QĐ ngày 06-06-1963 để sửa đổi điều 19 của bản Điều lệ nói trên nhằm mục đích:

1. Cải tiến thủ tục cấp bằng trên tinh thần phân công về các trường.

2. Thống nhất thể lệ cấp, đăng ký bằng tốt nghiệp giữa các trường Đại học và các trường trung cấp chuyên nghiệp.

Để các trường thi hành được dễ dàng thể lệ mới về cấp bằng đồng thời quản lý chặt chẽ hơn nữa công tác cấp bằng, Bộ hướng dẫn sau đây một số điểm về:

1. Mẫu bằng tốt nghiệp.

2. Thủ tục cấp, đăng ký bằng tốt nghiệp.

3. Bảo quản bằng.

4. Điều khoản thi hành.

1. Mẫu bằng tốt nghiệp:

Việc phân công về nhà trường trong công tác cấp bằng đòi hỏi phải sửa đổi mẫu bằng hiện đang dùng cho thích hợp.

Sau đây là mẫu bằng áp dụng từ nhiên khóa 1962-1963:

 

 

 

Cước chú: Khoá: ghi khoá mấy, học mấy năm.

Đối với các trường lớp tại chức, có thể ghi thêm: buổi tối, hàm thụ.

a) Hình thức:

Bằng tốt nghiệp trường Trung cấp chuyên nghiệp làm bằng bìa cứng gấp đôi, bọc bằng vải, nếu không có vải thì bọc bằng giấy giả da (simili), có gáy bằng vải.

Mặt ngoài bìa có in chữ mạ vàng hoá học, hoặc kim nhũ, hoặc in chữ chìm:

BẰNG TỐT NGHIỆP

Trung cấp chuyên nghiệp

Phía trong bìa có dán bằng in trên loại giấy tốt (Đạo lảm) theo đúng quyết định số 918-VH-QĐ ngày 15-08-1961 của Bộ Văn hoá.

Khuôn khổ: bìa cứng: 0m 19 x 0m 13

Bằng: 0m 185 x 0m 125

Tuỳ theo điều kiện từng nơi, trên nền bằng có thể trang trí bằng hình vẽ mờ nêu lên đặc điểm của ngành.

Dấu đóng trên ảnh là dấu nổi.

b) Nội dung:

Bằng tốt nghiệp được in theo nội dung trên đây, thống nhất trong tất cả các trường Trung cấp chuyên nghiệp.

Trong bằng tốt nghiệp, không được chứng nhận thêm trình độ văn hoá: tốt nghiệp chương trình cấp 2 hay 3. Nếu xét thấy cần thiết, các trường có thể cấp một bản trích lục học bạ, kèm theo bằng tốt nghiệp.

Việc chứng nhận trình độ văn hóa cần được tiến hành theo quy chế chung đã được Bộ Giáo dục ban hành.

2. Thủ tục cấp, đăng ký bằng tốt nghiệp.

a) Thủ tục cấp bằng:

Việc cấp bằng tốt nghiệp phải theo đúng nguyên tắc đã quy định trong quyết định số 271-QĐ ngày 06-06-1963 của Bộ Giáo dục: “Bằng tốt nghiệp các trường Trung cấp chuyên nghiệp do Hiệu trưởng cấp, sau khi có quyết định của các Bộ, hoặc Tổng cục, hoặc Ủy ban hành chính các cấp khu, thành, tỉnh công nhận những học sinh tốt nghiệp”.

Sau mỗi kỳ thi tốt nghiệp, các Bộ, Tổng cục, Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh căn cứ vào biên bản kỳ thi, danh sách học sinh đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp do Hội đồng giám khảo đề nghị và những giấy tờ cần thiết khác như biên bản vi phạm kỷ luật thi, hồ sơ lý lịch của học sinh không đủ điều kiện về tư cách đạo đức…, xét duyệt kết quả kỳ thi và quyết định công nhận có phân loại học sinh giỏi, khá, trung bình và chỉ ghi ngày và nơi sinh của học sinh.

Các trường sẽ tiến hành cấp bằng ngay sau khi nhận được quyết định trên, hoặc chậm nhất là ba tháng sau ngày ký quyết định.

Bằng tốt nghiệp chỉ cấp một lần.

Đối với những học sinh đánh mất bằng đã khai ở Ty Công an địa phương, những học sinh đã hoàn thành khóa học, nhưng chưa đủ tiêu chuẩn đã quy định để được công nhận, nhà trường có thể cấp giấy chứng nhận-Giấy chứng nhận này không cấp trực tiếp cho học sinh mà được gửi thẳng đến cơ quan theo yêu cầu của đương sự.

b) Thủ tục đăng ký bằng tốt nghiệp:

Tất cả bằng đã cấp đều phải đăng ký vào sổ phát bằng. Mỗi trường có một sổ phát bằng. Những trường có nhiều hệ thống đào tạo: trung cấp, sơ cấp, nghiệp vụ, hàm thụ… cần có một sổ phát bằng riêng cho mỗi hệ thống.

Trong sổ phát bằng có ghi các điểm sau đây:

1. số thứ tự phát bằng

2. số của bằng (đã in ở bằng)

3. ngày phát bằng

4. họ và tên học sinh

5. ngày và nơi sinh

6. khoá thứ mấy, ngành nào, học mấy năm

7. ngày thi tốt nghiệp (nếu thi hai lần thì ghi cả hai ngày thi)

8. số và ngày ký quyết định công nhận

9. chữ ký của người được cấp bằng hoặc số phiếu và ngày gửi bằng

10.ghi chú

Bằng cấp đến đâu phải đăng ký vào sổ phát bằng đến đấy, khóa nọ kế tiếp khóa kia, không để trang trống, dòng trống. Những học sinh cùng khóa nhưng chưa được công nhận tốt nghiệp chưa được đăng ký vào sổ phát bằng.

Số thứ tự phát bằng phải liên tục (điểm I), không tách rời từng khóa học.

Khi nhận bằng, học sinh ký vào sổ phát bằng. Trường hợp nhận bằng thay cho người khác thì phải có giấy ủy quyền, xuất trình chứng minh thư để nhà trường ghi vào sổ.

Trường hợp nhà trường gửi bằng đến nơi học sinh đang công tác, phải kèm theo phiếu gửi và gửi bảo đảm qua Bưu điện. Học sinh phải ký nhận bằng vào phiếu gửi. Phiếu gửi này được gửi trả lại cho nhà trường.

Sổ phát bằng có đánh số trang, có Hiệu trưởng chứng nhận số trang.

Khi đăng ký vào sổ phát bằng phải dùng mực tốt không phai, không được tẩy xóa, nếu viết nhầm phải chứng nhận bằng mực đỏ vào cột ghi chú.

Những giấy chứng nhận cũng phải đăng ký vào sổ phát giấy chứng nhận.

3. Bảo quản bằng:

Những bằng tốt nghiệp chưa cấp cần để trong tủ có khóa, có phân công cán bộ chịu trách nhiệm giữ, có sổ ghi số bằng đã in, số bằng phát ra, số còn lại, số hỏng…

4. Điều khoản thi hành:

a) Trên nguyên tắc, những quy định trên đây được thi hành từ niên khoá 1962-1963 và áp dụng đối với:

- Học sinh tốt nghiệp tại các trường trung cấp chuyên nghiệp (hệ thống học tại trường) mở theo quy chế chung của Nhà nước và đăng ký tại các cơ quan đã được quy định,

- Học sinh tốt nghiệp tại các trường lớp tại chức mở theo nghị định số 101-TTg ngày 11-10-1962 của Phủ Thủ tướng.

Những trường nào đã có sổ phát bằng không đúng mẫu trên, hoặc chưa có sổ phát bằng, cần tiến hành chấn chỉnh, chuẩn bị để đăng ký ngay bằng sẽ cấp từ khóa tốt nghiệp sắp tới.

Tuy nhiên, để tránh lãng phí, những bằng còn lại đã in theo mẫu cũ vẫn có thể được sử dụng cho đến hết.

b) Đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Ủy ban hành chính địa phương, các Bộ, Tổng Cục có trường sẽ tùy theo tình hình cụ thể của các trường đó mà ấn định thời gian bắt đầu thi hành việc giao nhiệm vụ cấp bằng về trường.

c) Trường hợp một trường Trung cấp chuyên nghiệp được sát nhập vào trường khác mà chưa kịp phát bằng thì trường sau sẽ phụ trách việc phát bằng và giấy chứng nhận, căn cứ vào hồ sơ biên bản kỳ thi, quyết định công nhận tốt nghiệp đã được bàn giao lại.

Nếu một trường Trung cấp chuyên nghiệp không tiếp tục mở nữa thì Bộ, Tổng cục sở quan, hoặc Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh đảm nhiệm việc phát bằng, giấy chứng nhận cho những học sinh đã được công nhận tốt nghiệp.

Bộ tôi đề nghị các Bộ, Tổng Cục, Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh có trường nghiên cứu việc in bằng cho các trường trực thuộc như một số Bộ đã thực hiện: Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp, Nha khí tượng… để thống nhất được hình thức, nội dung bằng, đồng thời giảm bớt khó khăn cho các trường, đặc biệt các trường ở địa phương thiếu phương tiện ấn loát.

 

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Khánh Toàn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 38-TT-ĐH ngày 06/06/1963 về việc cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh trường Trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.728

DMCA.com Protection Status
IP: 118.69.84.237
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!