Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 33/2014/TT-BGDĐT tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học cao đẳng

Số hiệu: 33/2014/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Bùi Văn Ga
Ngày ban hành: 02/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo điều dưỡng

Đầu tháng 10 vừa qua, Bộ Giáo dục đã ban hành Thông tư 33/2014/TT-BGDĐT về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng.

Theo đó, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng áp dụng đối với trường đại học, cao đẳng có chương trình đào tạo điều dưỡng bao gồm:

1. Mục tiêu và chuẩn đầu ra
2. Chương trình đào tạo
3. Hoạt động đào tạo
4. Đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên tham gia chương trình
5. Người học và công tác hỗ trợ người học
6. Cơ sở vật chất phục vụ chương trình
7. Công tác tài chính phục vụ chương trình
8. Công tác đánh giá người tốt nghiệp và hoạt động tư vấn việc làm

Nội dung chi tiết từng tiêu chuẩn được quy định cụ thể trong Thông tư.

Thông tư 33 có hiệu lực từ ngày 18/11/2014.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2014/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2014

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học;

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 11 năm 2014.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các cơ quan quản lý các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng; Giám đốc các đại học, học viện; Hiệu trưởng các trường đại học, trường cao đẳng có thực hiện chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng; Giám đốc các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- UBVHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và
Phát triển nhân lực;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan trực thuộc CP;
- Cục KTrVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán nhà nước;
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Cục KTKĐCLGD
.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Ga

QUY ĐỊNH

VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 33/2014/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Văn bản này quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng.

2. Văn bản này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng (sau đây gọi chung là trường) có thực hiện chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong văn bản này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng và chuẩn năng lực của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi môn học và ngành học, trình độ đào tạo; đảm bảo yêu cầu liên thông giữa các trình độ và với các chương trình đào tạo khác.

2. Chất lượng của chương trình đào tạo điều dưỡng là sự đáp ứng mục tiêu của chương trình đào tạo điều dưỡng ở các trình độ cụ thể, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, phù hợp với nhu cầu sử dụng điều dưỡng của địa phương, của ngành và xã hội.

3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng là mức độ yêu cầu và điều kiện mà chương trình đào tạo phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

4. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là việc đánh giá toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo trong cơ sở giáo dục dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, bao gồm: mục tiêu và chuẩn đầu ra; chương trình đào tạo; hoạt động đào tạo; đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên; người học và công tác hỗ trợ người học; cơ sở vật chất; tài chính; người tốt nghiệp và hoạt động tư vấn việc làm.

Điều 3. Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng

1. Nhà trường sử dụng tiêu chuẩn để tự đánh giá toàn bộ hoạt động liên quan đến chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng (sau đây gọi là chương trình) nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo của từng chương trình cụ thể.

2. Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục sử dụng tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận chương trình đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

3. Người học có cơ sở lựa chọn ngành học và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.

Chương II

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH

Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra

1. Mục tiêu của chương trình đáp ứng các quy định hiện hành của Luật giáo dục đại học và được định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung.

a) Mục tiêu của chương trình đáp ứng mục tiêu giáo dục đại học;

b) Mục tiêu của chương trình đáp ứng mục tiêu đào tạo ngành điều dưỡng;

c) Mục tiêu của chương trình được định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung theo hướng cải tiến và nâng cao chất lượng.

2. Chuẩn đầu ra của chương trình đáp ứng yêu cầu sử dụng điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng.

a) Nội dung chuẩn đầu ra thể hiện đầy đủ yêu cầu cần đạt được về phẩm chất chính trị, đạo đức, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp theo yêu cầu của Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam do Bộ Y tế ban hành và Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên do Hội Điều dưỡng Việt Nam ban hành;

b) Nội dung chuẩn đầu ra phù hợp với yêu cầu sử dụng điều dưỡng, đặc biệt là trong lĩnh vực thực hành, lâm sàng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng, phù hợp với Việt Nam và hội nhập khu vực, quốc tế;

c) Nội dung chuẩn đầu ra gắn với mục tiêu, sứ mạng của nhà trường, phù hợp với thực tiễn địa phương và yêu cầu của ngành.

Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Chương trình đào tạo

1. Việc xây dựng chương trình đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu của quốc gia và hướng tới hội nhập quốc tế.

a) Chương trình đào tạo được xây dựng đáp ứng các yêu cầu chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, quản lý và pháp luật trong lĩnh vực điều dưỡng;

b) Chương trình đào tạo được xây dựng đảm bảo đáp ứng nhu cầu chăm sóc của người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng;

c) Chương trình đào tạo được xây dựng gắn liền với chiến lược phát triển nhân lực, các chính sách y tế của quốc gia và hướng tới hội nhập quốc tế.

2. Chương trình đào tạo được xây dựng nhằm đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thực hành của ngành điều dưỡng.

a) Chương trình đào tạo bao gồm những vấn đề cốt lõi về kiến ​​thức, kỹ năng và thái độ trong thực hành nghề nghiệp điều dưỡng;

b) Chương trình đào tạo thể hiện được việc chăm sóc con người trong suốt cuộc đời và kết hợp với các vấn đề ưu tiên chăm sóc sức khỏe của quốc gia và khu vực;

c) Chương trình đào tạo đảm bảo người học đạt được những kỹ năng thực hành lâm sàng thông qua sự hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát của các giảng viên lâm sàng và các cán bộ y tế khác tại các cơ sở y tế trong những hoàn cảnh khác nhau.

3. Nội dung chương trình đào tạo hỗ trợ việc phát triển và áp dụng các kiến ​​thức, kỹ năng và thái độ của ngành điều dưỡng.

a) Nội dung chương trình đào tạo chú trọng đến quản lý điều dưỡng, chăm sóc người bệnh và cải thiện chất lượng chăm sóc;

b) Nội dung chương trình đào tạo chú trọng việc hỗ trợ nghiên cứu duy trì, tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật trong cộng đồng;

c) Nội dung chương trình đào tạo chú trọng đến các vấn đề pháp lý và đạo đức trong chăm sóc sức khỏe phù hợp với sự đa dạng của văn hóa Việt Nam.

4. Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học về điều dưỡng có uy tín trong nước hoặc trên thế giới và có sự tham gia của các đối tượng liên quan.

a) Có tham khảo chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học về điều dưỡng có uy tín trong nước hoặc trên thế giới;

b) Có sự tham gia của các nhà khoa học chuyên môn điều dưỡng, giảng viên, cán bộ quản lý;

c) Có sự tham gia của đại diện của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp liên quan đến điều dưỡng, nhà tuyển dụng lao động và người đã tốt nghiệp.

5. Chương trình đào tạo có cấu trúc hợp lý, khoa học và có tính liên thông giữa các trình độ đào tạo về điều dưỡng và với các chương trình đào tạo của các lĩnh vực khác.

a) Cấu trúc chương trình đào tạo quy định rõ các khối kiến thức, đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, có sự phân bố hợp lý giữa lý thuyết, thực hành về điều dưỡng và tự học, tự nghiên cứu;

b) Có các học phần lựa chọn, học phần tích hợp, đáp ứng yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, năng lực cần đạt được theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;

c) Cấu trúc chương trình đào tạo hợp lý, đảm bảo có tính liên thông giữa các trình độ đào tạo trong mỗi trường và giữa các chương trình đào tạo về điều dưỡng ở trong và ngoài trường.

6. Có kế hoạch đào tạo và đề cương chi tiết đáp ứng yêu cầu đào tạo điều dưỡng và được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung.

a) Xây dựng và thực hiện đầy đủ kế hoạch đào tạo cho các hệ đào tạo khác nhau;

b) Xây dựng và thực hiện đầy đủ đề cương chi tiết cho các học phần, môn học;

c) Kế hoạch đào tạo, đề cương chi tiết được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung theo hướng cải tiến và nâng cao chất lượng.

Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Hoạt động đào tạo

1. Công tác tuyển sinh ngành điều dưỡng được thực hiện nghiêm túc, khách quan, đảm bảo các yêu cầu sử dụng nhân lực trong lĩnh vực điều dưỡng.

a) Tuân thủ các quy định tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Số lượng tuyển sinh phù hợp với năng lực đào tạo của cơ sở đào tạo và theo nhu cầu xã hội;

c) Công khai, minh bạch quy trình tuyển chọn người học của nhà trường.

2. Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo có hiệu quả.

a) Sắp xếp, tổ chức khóa học tại trường và tại cơ sở thực hành lâm sàng phù hợp theo từng cấp độ trong tiến trình đào tạo có đối chiếu với Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam để trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng;

b) Sử dụng các phương pháp dạy và học đã được mô tả trong chương trình đào tạo, chú trọng hoạt động dạy và học lấy người học làm trung tâm, thúc đẩy hình thành kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp và khả năng ra quyết định chăm sóc cần có của người điều dưỡng;

c) Tổ chức dạy và học lý thuyết, thực hành, thực tập lâm sàng dựa trên năng lực và căn cứ vào những bằng chứng mới nhất, đáng tin cậy nhất.

3. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá người học có hiệu quả và phù hợp với lĩnh vực điều dưỡng.

a) Việc kiểm tra, đánh giá người học được tổ chức nghiêm túc, đúng quy chế, đảm bảo chính xác, công bằng và khách quan;

b) Thực hiện đổi mới việc kiểm tra, đánh giá; sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá đa dạng, khách quan tạo động lực cho dạy và học;

c) Hằng năm, tổ chức tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá, cải tiến hoạt động kiểm tra, đánh giá trên cơ sở thu thập ý kiến phản hồi từ người học và giảng viên.

4. Hoạt động thực hành nghề nghiệp được tổ chức có hiệu quả.

a) Tổ chức cho người học tham gia vào các hoạt động thực hành nghề nghiệp ngay từ năm thứ nhất để người học có sự hiểu biết về nghề nghiệp và tham gia vào môi trường chuyên nghiệp;

b) Tổ chức các hoạt động thực hành nghề nghiệp tạo điều kiện cho người học vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và phát triển kỹ năng nghề nghiệp;

c) Thường xuyên lấy ý kiến phản hồi từ cơ sở lâm sàng, người học, giảng viên và nhân viên y tế về hoạt động thực hành nghề nghiệp.

5. Kết hợp các hoạt động dạy và học với nghiên cứu khoa học trong đào tạo điều dưỡng.

a) Nhà trường hoặc khoa, bộ môn có các biện pháp hữu hiệu kết hợp giữa dạy, học và nghiên cứu khoa học điều dưỡng;

b) Nhà trường hoặc khoa, bộ môn có các đề tài nghiên cứu khoa học về điều dưỡng, trong đó có sinh viên từ năm thứ hai trở lên của chương trình tham gia;

c) Nhà trường hoặc khoa, bộ môn có các kết quả nghiên cứu khoa học về điều dưỡng được ứng dụng trong giảng dạy và học tập.

6. Đảm bảo an toàn, chính xác và khoa học trong lưu trữ kết quả học tập và rèn luyện của người học, đảm bảo thuận lợi cho việc phổ biến, quản lý, truy cập và tổng hợp báo cáo.

a) Có sự phân cấp, phân công trách nhiệm trong việc quản lý kết quả học tập và rèn luyện của người học;

b) Kết quả học tập được lưu trữ bằng nhiều hình thức đa dạng, có phần mềm chuyên dụng để lưu trữ kết quả học tập, đảm bảo an toàn và bảo mật;

c) Việc lưu trữ kết quả học tập thuận lợi cho việc quản lý, tổng hợp báo cáo và người học truy cập kết quả học tập của bản thân.

7. Các hoạt động đào tạo điều dưỡng được định kỳ đánh giá để cải tiến và nâng cao chất lượng.

a) Định kỳ triển khai đánh giá các hoạt động đào tạo;

b) Có biện pháp giám sát thực hiện đánh giá định kỳ các hoạt động đào tạo;

c) Có biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo theo kết quả đánh giá.

Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên tham gia chương trình

1. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo điều dưỡng đáp ứng yêu cầu.

a) Đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định về đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng;

b) Đội ngũ cán bộ quản lý được phân định trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng về quản lý tổ chức và quản lý hoạt động dạy và học;

c) Định kỳ tổng kết đánh giá để nâng cao hiệu quả quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý.

2. Trưởng khoa điều dưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều lệ trường đại học, Điều lệ trường cao đẳng và có kinh nghiệm công tác.

a) Có bằng tiến sĩ điều dưỡng hoặc tiến sĩ y khoa đối với Trưởng khoa điều dưỡng đào tạo trình độ đại học và bằng thạc sĩ điều dưỡng hoặc thạc sĩ y khoa trở lên đối với Trưởng khoa điều dưỡng đào tạo trình độ cao đẳng;

b) Có kinh nghiệm dạy học và lâm sàng tối thiểu 10 năm đối với Trưởng khoa điều dưỡng đào tạo trình độ đại học và 5 năm đối với Trưởng khoa điều dưỡng đào tạo trình độ cao đẳng;

c) Được đào tạo, bồi dưỡng và có kinh nghiệm về quản lý.

3. Đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu về số lượng và cơ cấu chuyên môn.

a) Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, tối đa 15 người học/ giảng viên cơ hữu đối với trình độ đào tạo đại học và 20 người học/ giảng viên cơ hữu đối với trình độ đào tạo cao đẳng;

b) Đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo đại học và 60% khối lượng của chương trình đào tạo cao đẳng;

c) Đội ngũ giảng viên đảm bảo cơ cấu phù hợp để giảng dạy lý thuyết, thực hành và lâm sàng.

4. Giảng viên giảng dạy lý thuyết đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.

a) Giảng viên giảng dạy lý thuyết phần điều dưỡng có trình độ tối thiểu là thạc sĩ đối với đào tạo đại học và đại học đối với đào tạo cao đẳng;

b) Giảng viên giảng dạy lý thuyết phần điều dưỡng có kinh nghiệm lâm sàng ít nhất 5 năm trong lĩnh vực chuyên môn đối với đào tạo đại học và 3 năm đối với đào tạo cao đẳng;

c) Giảng viên giảng dạy lý thuyết phần điều dưỡng có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nếu chưa qua đào tạo sư phạm.

5. Giảng viên giảng dạy thực hành lâm sàng đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Luật giáo dụcLuật giáo dục đại học.

a) Giảng viên giảng dạy thực hành lâm sàng là những điều dưỡng viên và những nhà chuyên môn y tế khác có trình độ tối thiểu là đại học;

b) Giảng viên giảng dạy thực hành lâm sàng phải thành thạo về lâm sàng và phương pháp dạy - học lâm sàng trong chuyên ngành của họ;

c) Cán bộ y tế tham gia hướng dẫn thực hành lâm sàng phải có trình độ tối thiểu là đại học, thâm niên công tác trong lĩnh vực chuyên môn tham gia hướng dẫn ít nhất 3 năm và phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm.

6. Tuyển dụng giảng viên giảng dạy điều dưỡng đúng quy định.

a) Tuyển dụng giảng viên giảng dạy điều dưỡng theo Luật viên chức và các văn bản hướng dẫn hiện hành;

b) Tuyển dụng những giảng viên có khả năng và trình độ đạt chuẩn, phù hợp với chuyên ngành đào tạo điều dưỡng;

c) Tuyển dụng những giảng viên có chuyên môn và năng lực để phát triển, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chương trình giảng dạy.

7. Giảng viên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật giáo dục đại học.

a) Giảng viên thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình đào tạo;

b) Giảng viên tích cực tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy của khoa, bộ môn;

c) Hằng năm, giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học theo quy định.

8. Giảng viên được phân công giảng dạy hợp lý và được tạo điều kiện nâng cao trình độ.

a) Giảng viên được phân công giảng dạy theo đúng năng lực chuyên môn được đào tạo;

b) Giảng viên được tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Giảng viên được tạo điều kiện nâng cao trình độ chính trị, ngoại ngữ và tin học.

9. Giảng viên được định kỳ đánh giá năng lực và được tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ.

a) Định kỳ tổ chức đánh giá về chất lượng giảng dạy của giảng viên trên cơ sở đánh giá của đồng nghiệp và của người học;

b) Có các biện pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để giảng viên hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy;

c) Giảng viên được hỗ trợ và tạo điều kiện trong việc hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hướng dẫn thực hành.

10. Có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu đào tạo của chương trình.

a) Đội ngũ nhân viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

b) Đội ngũ nhân viên được định kỳ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Đội ngũ nhân viên thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.

Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Người học và công tác hỗ trợ người học

1. Người học được phổ biến đầy đủ các quy định cần thiết.

a) Tổ chức phổ biến, giới thiệu, quán triệt các quy định về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường cho người học, cung cấp cho người học tài liệu về cẩm nang đào tạo ngay từ khi mới nhập học;

b) Định kỳ có các hoạt động phổ biến, giới thiệu, quán triệt các quy định về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường cho người học;

c) Định kỳ rà soát, cập nhật các tài liệu phổ biến về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp.

2. Người học được tạo điều kiện học tập và tham gia nghiên cứu khoa học.

a) Có những chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho người học trong học tập;

b) Có những chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho người học nghiên cứu khoa học, tỉ lệ người học tham gia nghiên cứu khoa học tăng hằng năm;

c) Có kinh phí sử dụng để hỗ trợ cho người học trong học tập và nghiên cứu khoa học hằng năm.

3. Người học được tạo điều kiện rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và tham gia tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể khác theo quy định của pháp luật.

a) Quan tâm đến việc rèn luyện chính trị, đạo đức của người học, tạo điều kiện cho người học được tham gia tổ chức Đảng;

b) Tạo điều kiện cho người học tham gia công tác Đoàn, Hội và các hoạt động xã hội khác theo quy định của pháp luật;

c) Người học được tạo điều kiện rèn luyện lối sống lành mạnh và các kỹ năng sống.

4. Người học được đảm bảo các chế độ và được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ.

a) Người học được cung cấp thông tin và đảm bảo chế độ chính sách xã hội theo quy định;

b) Người học được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ học tập, các dịch vụ ăn, ở và giải trí;

c) Người học được tạo điều kiện bồi dưỡng sức khoẻ, phát triển thể chất và được đảm bảo về dịch vụ y tế học đường.

5. Người học thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện.

a) Người học tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập và đạt kết quả tốt;

b) Người học chủ động, tích cực rèn luyện tư tưởng chính trị và đạt kết quả tốt;

c) Người học chủ động, tích cực rèn luyện đạo đức, lối sống và đạt kết quả tốt.

Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Cơ sở vật chất phục vụ chương trình

1. Hệ thống thư viện của khoa, trường đáp ứng yêu cầu.

a) Có thư viện điện tử, đáp ứng yêu cầu truy cập thông tin để học tập, nghiên cứu của cán bộ, giảng viên, người học;

b) Có đủ sách, giáo trình chuyên ngành và tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài, đáp ứng nhu cầu đào tạo ngành điều dưỡng;

c) Công tác thư viện phục vụ có hiệu quả các hoạt động đào tạo của chương trình.

2. Hệ thống thiết bị dạy học, thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu.

a) Có đủ các thiết bị dạy học, thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, thực hành, thí nghiệm;

b) Có đủ các thiết bị dạy học, thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học;

c) Có đủ các thiết bị dạy học, thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu về quản lý điều hành.

3. Hệ thống phòng chức năng, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, cơ sở thực hành lâm sàng đáp ứng yêu cầu.

a) Có đủ số lượng phòng chức năng, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, cơ sở thực hành lâm sàng;

b) Các phòng chức năng, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, cơ sở thực hành lâm sàng đảm bảo đủ diện tích và đúng quy cách;

c) Các phòng chức năng, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, cơ sở thực hành lâm sàng được sử dụng có hiệu quả.

4. Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu.

a) Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu giáo dục thể chất của chương trình;

b) Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động thể dục thể thao khác nhằm nâng cao sức khoẻ và phát triển thể chất cho người học;

c) Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất được sử dụng có hiệu quả.

5. Có các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ chương trình.

a) Định kỳ đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng các phòng học, phòng chức năng và có các biện pháp cải tiến nâng cao hiệu quả sử dụng;

b) Định kỳ đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, cơ sở thực hành lâm sàng và có các biện pháp cải tiến nâng cao hiệu quả sử dụng;

c) Định kỳ đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng các cơ sở vật chất khác và có các biện pháp cải tiến nâng cao hiệu quả sử dụng.

Điều 10. Tiêu chuẩn 7: Công tác tài chính phục vụ chương trình

1. Có kế hoạch tài chính và quản lý tài chính đảm bảo cho hoạt động đào tạo điều dưỡng.

a) Có dự trù kinh phí hằng năm cho chương trình đào tạo rõ ràng, chi tiết;

b) Có sự tham gia của các đơn vị thực hiện chương trình trong việc xây dựng kế hoạch và phân bổ tài chính cho các hoạt động của chương trình;

c) Đảm bảo kinh phí được phân bổ đúng quy định, phục vụ hiệu quả các hoạt động của chương trình, đáp ứng yêu cầu rèn luyện nghiệp vụ chuyên môn và thực tập, thực hành lâm sàng của người học.

2. Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo về tài chính theo quy định.

a) Có hệ thống văn bản, biểu mẫu quản lý các hoạt động tài chính;

b) Hằng năm, có báo cáo quyết toán và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính phục vụ hoạt động của chương trình;

c) Kết quả kiểm toán hằng năm cho thấy không có những vi phạm về tài chính.

3. Có các nguồn tài chính hợp pháp phục vụ chương trình.

a) Có nguồn tài chính hợp pháp hỗ trợ các hoạt động đào tạo của chương trình;

b) Có nguồn tài chính hợp pháp hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học của chương trình;

c) Có chiến lược để tăng kinh phí của các nguồn thu hợp pháp để đáp ứng các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.

4. Thực hiện công khai tài chính và có cơ chế để cán bộ, giảng viên tham gia kiểm tra và giám sát tài chính.

a) Có quy chế chi tiêu nội bộ minh bạch và hợp lý được xây dựng trên cơ sở lấy ý kiến rộng rãi của mọi thành viên trong khoa, trường;

b) Có cơ chế để cán bộ, giảng viên tham gia kiểm tra và giám sát tài chính;

c) Công khai tài chính hằng năm cho cán bộ, giảng viên tham gia đóng góp ý kiến.

Điều 11. Tiêu chuẩn 8: Công tác đánh giá người tốt nghiệp và hoạt động tư vấn việc làm

1. Thực hiện tốt việc đánh giá người tốt nghiệp.

a) Xây dựng các bộ tiêu chuẩn đánh giá người tốt nghiệp về phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực;

b) Sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá người tốt nghiệp theo đúng quy trình và phương pháp khoa học;

c) Việc đánh giá đảm bảo công bằng, khách quan và cho kết quả chính xác.

2. Thực hiện đánh giá tình hình việc làm của người tốt nghiệp.

a) Có bộ phận chuyên trách về công tác liên quan đến người tốt nghiệp sau khi ra trường;

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu về người tốt nghiệp sau khi ra trường và thường xuyên cập nhật thông tin;

c) Định kỳ thực hiện điều tra về tình hình việc làm của người tốt nghiệp sau khi ra trường.

3. Triển khai các hoạt động tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho người tốt nghiệp.

a) Hằng năm, tổ chức các hoạt động tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho người học sắp tốt nghiệp;

b) Người học được huấn luyện, tư vấn về các kỹ năng tìm việc làm;

c) Có mối liên hệ thường xuyên với các nhà tuyển dụng và người tốt nghiệp sau khi ra trường để tư vấn, giới thiệu việc làm cho người học

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Trách nhiệm của các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trường thực hiện chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm đảm bảo những điều kiện cần thiết để chương trình đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

2. Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, giám sát các trường có chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng việc thực hiện Quy định này.

Điều 13. Trách nhiệm của trường thực hiện chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng

Các trường có thực hiện chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng căn cứ vào tình hình cụ thể của trường để lập kế hoạch xây dựng chương trình đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn và có các biện pháp thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

Điều 14. Trách nhiệm của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục

Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục căn cứ vào các tiêu chuẩn này để đánh giá, xem xét và công nhận chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn./.

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 33/2014/TT-BGDDT

Hanoi, October 2, 2014

 

CIRCULAR

REGULATION ON STANDARDS FOR ASSESSMENT OF QUALITY OF UNIVERSITY, COLLEGE-LEVEL NURSE TRAINING PROGRAM

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005; the Law on supplements to a number of articles of the Law on Education dated November 25, 2009;

Pursuant to the Law on Education dated June 18, 2012;

Pursuant to the Government’s Decree No. 141/2013/ND-CP dated October 24, 2013 providing instructions on the implementation of a number of articles of the Law on Higher Education;

Pursuant to the Government’s Decree No. 36/2012/ND-CP dated April 18, 2012 defining functions, tasks, powers and organizational structure of ministries, ministerial-level agencies;

Pursuant to the Government's Decree No. 32/2008/ND-CP dated March 19th 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education; the Government's Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011 on the amendments to the Government's Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, elaborating and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Education;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Minister of Education and Training promulgates the Circular providing for standards for assessment of quality of university, college-level nurse training program.

Article 1. Enclosed with this Circular is the Regulation on standards for assessment of quality of university, college-level nurse training program (herein ‘training program’)

Article 2. This Circular takes effects since November 18, 2014.

Article 3. Chief officers, general director of Agency of Testing and Education Administrators, heads of relevant units affiliated to the Ministry of Education and Training, presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces; heads of regulator agencies of universities, institutes, colleges; directors of universities, institutes; principals of universities, colleges that undertake the training program; directors of education quality assessment organization shall be responsible for executing this Circular./.

 

 

PP THE MINISSTER
DEPUTY MINISTER




Bui Van Ga

 

THE REGULATION

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Regulation provides for standards for assessment of quality of the training program.

2. This Regulation applies to universities, institutes, colleges (herein ‘schools’) that have undertaken the training program and other relevant organizations and individuals.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, some terms are construed as follows:

1. The training program is composed of targets, standardized knowledge, skills and qualification standards of learners after graduation; training content, methods of assessment of each subject and major, training level; ensure interconnection among levels and other training programs.

2. Quality of the training program means satisfaction of the training program's targets at specific levels, satisfaction of requirements as prescribed by the Law on Education, the Law on Higher Education in conformity with demands for nurses of localities, industries and societies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Assessment of quality of the training program means the assessment of activities concerning the training program in educational institutions based on quality assessment standards including objectives and learning outcome standards; training program; training activities; officials, lecturers and employees; learners and learner support services; facilities; financial capacity; graduates and employment counseling activities;

Article 3. Purposes of promulgating standards for assessment of quality of training program

1. Schools shall use such standards to asses all activities of the training program in order to ceaselessly enhance training quality and provide explanations to functional agencies about quality of each specific training program.

2. Education quality assessment organizations shall use the standards to assess the training program and grant recognition of its education quality.

3. Learners have foundations to choose their majors and employers.

Chapter II

STANDARDS FOR ASSESSMENT OF TRAINING PROGRAM

Article 4. Standard 1: Objectives and learning outcome standards

1. Objectives of the training program should meet applicable regulations of the Law on Higher Education and be checked, adjusted and supplemented on a regular basis.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Objectives of the training program should meet training targets of the nursing industry;

c) Objectives of the training program shall be periodically checked, adjusted and supplemented toward improvement and enhancement of quality;

2. Learning outcome standards should meet demands for university, college-level nurses.

a) Learning outcome standards should represent requirements for political and ethical credentials, professional knowledge, occupational skills according to basic qualification standards of Vietnam’s nursing industry issued by the Ministry of Health and professional ethics standards for nurses issued by Vietnam Nurse Association;

b) Learning outcome standards should accord with demands for nurses, especially in the area of clinical practice meeting demands for health care of patients, patients’ families and communities in accordance with Vietnam, regional and international integration;

c) Learning outcome standards should be closely associated with objectives, mission of schools in accordance with reality and requirements of the industry.

Article 5. Standard 2: Training program

1. Formulation of the training program should meet national requirements and move toward international integration.

a) The training program should be formulated to meet requirements for specialty, professional ethics, management and legislation in the area of nursing;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The training program should be formulated in association with strategy for development of human resources, health policies of the country and move toward international integration.

2. The training program should be formulated to ensure satisfaction of requirements for knowledge, skills and practice of the nursing industry.

a) The training program shall cover such important issues as knowledge, skills and attitudes in practicing as a nurse;

b) The training program should represent a lifetime provision of health care to people and be in association with the country and region’s health care priorities;

c) The training program should ensure learners achieve clinical practice skills through instructions, supports and supervision of clinical instructors and other medical officials in medical facilities under different circumstances.

3. Content of the training program should support development and application of knowledge, skills and attitudes in practicing as a nurse.

a) Content of the training program should focus on nursing management, patient care and improvement of nursing care quality.

b) Content of the training program should attach special importance to supporting research, maintenance and improvement of health and prevention of diseases in communities;

c) Content of the training program should attach special importance to legislative and ethical matters in health care in conformity with cultural diversity of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) With reference to training programs by prestigious higher education institutions in nursing in the country or in the world;

b) With participation of nurse scientists, lecturers and administrative officers;

c) With participation of representatives from nursing-related socio-professional organizations, employers and graduates;

5. The training program should be suitably and scientifically structured and ensure interconnection among levels and other training programs.

a) Structure of the training program should specify areas of knowledge, ensuring systematicity and scientificity with reasonable distribution between theory and practice in nursing;

b) Structure of the training program should have units of study for choice, integrated units of study that meet requirements for knowledge, skills, attitudes and qualifications according to objectives and learning outcome standards of the training program;

c) The training program should be suitably and scientifically structured and ensure interconnection among training levels from each school and nurse training programs inside and outside schools.

6. The training program should include a training plan and a detailed outline that meets requirements for nursing training and shall be periodically checked, assessed, adjusted and supplemented.

a) Formulate and fully implement the training plan for various training systems;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) The training plan and detailed outline shall be periodically checked, assessed, adjusted and supplemented toward improvement of quality.

Article 6. Standard 3: Training activities

1. Enrollment of students in schools should be carried out in a serious and objective way and meet demands of the nursing industry.

a) Comply with application regulations on enrollment of students by the Ministry of Education and Training;

b) Number of enrollment should accord with training capacity of training institutions and social demands;

Enrollment processes should be made public and transparent.

2. Effective implementation of the training program:

a) Arrange and organize training courses at appropriate clinical practice facilities according to levels in the training process with reference to basic qualification standards of Vietnam nursing industry to equip learners with necessary knowledge, skills and attitudes;

b) Use teaching and learning methods as described in the training program with special importance attached to learner-centered teaching and learning activity, speed up formation of communication and coordination skills and decision-making capacity required of a nurse;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Carry out examination and assessment of learners in an effective way and in conformity with nursing area;

a) Examination and assessment of learners shall be organized in a serious way and in accordance with the Regulation, ensuring accuracy, objectivity and fairness;

b) Innovate examination and assessment; use diverse and objective forms of examination and assessment as a way to motivate teaching and learning process;

c) Annually, conduct a review, learn and disseminate experience in the innovation of examination and assessment, assess and improve activities of examination and assessment on the basis of collection of suggestions from learners and lecturers;

4. Effective implementation of professional practice:

a) Organize participation of learners in professional practice right from the first year to help them gain experience and participate in professional environment;

b) Organize professional practice to create conditions for learners to apply theory to reality and develop their occupational skills;

c) Regularly collect suggestions from clinics, learners, lecturers and health workers on professional practice activities;

5. Combine teaching and learning activities with scientific research in nurse training;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Schools or faculties should have scientific research projects on nursing with participation of students from second years and over;

c) Schools or faculties should have research findings on nursing that have been applied in teaching and learning;

6. Ensure safety, accuracy and scientificity in the storage of learners’ performance in learning and training; facilitate dissemination, management, accessibility and compilation for reports;

a) Ensure decentralization, assignment of responsibility for management of learners’ performance in learning and training;

b) Learners’ learning performance shall be stored in various forms with the aid of specialized software to ensure safety and confidentiality;

c) Storage of learners’ performance shall facilitate management and compilation for reports and accessibility to learning performance by learners themselves;

7. Nurse training activities shall be periodically assessed to improve quality.

a) Carry out periodical assessment of training activities;

b) Propose measures to carry out periodical assessment of training activities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Standard 4: Administrative officers, lecturers and employees involved in training program

1. Administrative officers:

a) Administrative officers should meet standards according to regulations on university, college-level nurse training;

b) Administrative officers shall be assigned responsibility for managing organization of teaching and learning activities;

c) Organize periodical reviews to improve management efficiency of administrative officers;

2. Heads of nursing faculty should meet standards as prescribed in the statutes of universities, colleges and have work experience;

a) Have doctorate degree in nursing or doctor of medicine degree for heads of nursing faculty providing university-level training; and master’s degree in nursing or master of medicine degree for heads of nursing faculty providing college-level training;

b) Have experience in teaching and clinical practice at least 10 years for heads of faculties proving university-level training and five years for heads of faculties providing college-level training;

c) Undergo training and have experience in management;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) To carry out the training program and scientific research, there should be at least 15 learners/full-time lecturers (for university-level training) and 20 learners/full-time lecturers (for college-level training);

b) Full-time lecturers shall be in charge of at least 70% of the workload of a university-level training program and 60% of the workload of a college-level training program;

c) Lecturers shall ensure appropriate structure for teaching theory, practice and clinical practice;

4. Lecturers that teach theory in nursing should meet standards as prescribed.

a) Lecturers that teach theory in nursing should obtain at least a master’s degree for university-level training and university degree for college-level training;

b) Lecturers that teach theory in nursing should obtain at least five years of experience in clinical practice for university-level training and three years for college-level training;

c) Lecturers that teach theory in nursing should obtain a teacher training certificate.

5. Lecturers that teach clinical practice should meet standards as prescribed by the Law on Education and the Law on Higher Education.

a) Lecturers that teach clinical practice should be nurses and other health experts who have obtained at least university degree;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Health officers participating in instructing clinical practice should obtain at least university degree, have at least three years participating in instructing the specialty and have undergone training in teaching.

6. Recruit nursing lecturers according to regulations;

a) Recruitment of nursing lecturers should conform with the Law on Public Employees and applicable written instructions;

b) Recruitment should be directed at suitably qualified lecturers;

c) Recruitment of professionally qualified lecturers shall facilitate development, implementation, assessment and adjustment of the teaching program.

7. Lecturers should fulfill all the duties as prescribed in the Law on Higher Education.

a) Lecturers should fulfill the training program with good quality;

b) Lecturers should actively participate in the formulation of a training plan, plan teaching curriculum, materials;

c) Lecturers should attend scientific research on an annual basis.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Lecturers shall be assigned tasks of teaching in conformity with their trained professional capacity;

b) Lecturers shall be offered favorable conditions to enhance their specialty and professional competence;

c) Lecturers shall be offered favorable conditions to enhance political, language and computer level.

9. Lecturers shall be assessed on their capacity and offered favorable conditions to complete duties.

a) Lecturers shall be assessed on teaching capacity through assessment by their colleagues and learners;

b) Lecturers shall be supported and offered favorable conditions to complete teaching duties;

c) Lectures shall be supported and offered favorable conditions to provide instructions on scientific research and practice.

10. Employees:

a) Employees should meet requirements for number, virtuous character, specialty and professional competence;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Employees shall perform assigned duties effectively.

Article 8. Standard 5: Learners and learner support

1. Learners shall be educated on necessary regulations.

a) Organize dissemination and introduction to learners about regulations on organization of training, competitive examination and recognition of graduates promulgated by the Ministry of Education and Training; provide learners with training materials and guidebook on the date of school entrance;

b) Activities of dissemination and introduction to learners about regulations on organization of training, competitive examination and recognition of graduates (promulgated by the Ministry of Education and Training and schools) shall be organized periodically;

c) Materials and documents concerning organization of training, competitive examination and recognition of graduates shall be checked and updated periodically;

2. Learners shall be offered favorable conditions to study and participate in scientific research;

a) Propose policies and measures that create favorable conditions for learners to study;

b) Propose policies and measures that create favorable conditions for learners to conduct scientific research, ensuring proportion of learners participating in scientific research is on the increase annually;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Learners shall be offered conditions to train in political thoughts, ethics and way of life, and to participate in union organizations, Communist Youth Union of Ho Chi Minh City and other unions according to laws.

a) Pay attention to the training in political thoughts, ethics and way of life for learners and create favorable conditions for learners to participate in Communist Party organizations;

b) Create favorable conditions for learners to participate in Union, Association-related tasks and other social activities according to laws;

c) Learners shall be offered favorable conditions to train in way of life and life skills.

4. Learners shall be assured of benefits and provided with support services.

a) Learners shall be provided with information and assured of benefits and social policies according to laws.

b) Learners shall be provided with learner support services, meals, accommodation and entertainment;

c) Learners shall be offered favorable conditions to train in physical health and assured of school health services.

5. Learners shall perform their learning and training duties effectively.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Learners shall take the initiative in training in political thoughts and achieve good results;

c) Learners shall take the initiative in training in ethics and way of life and achieve good results;

Article 9. Standard 6: Facilities serving training program

1. Library systems of faculties, schools:

a) Have electronic libraries meeting demands for access to information of officers, lecturers and learners for study and research;

b) Have adequate specialized books, courses and reference materials in Vietnamese and foreign language meeting demands for nurse training;

2. Teaching equipment, medical equipment systems:

a) Have adequate teaching equipment, medical equipment meeting demands for teaching, learning, practicing and experiments;

b) Have adequate teaching equipment, medical equipment meeting demands for scientific research;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Systems of functional rooms, learning rooms, laboratories, clinical practice facilities:

a) Have adequate number of functional rooms, learning rooms, laboratories, clinical practice facilities;

b) Functional rooms, learning rooms, laboratories, clinical practice facilities should ensure adequate area and specifications;

c) Functional rooms, learning rooms, laboratories, clinical practice facilities shall be effectively used.

4. Facilities serving physical education

a) Have adequate facilities meeting demands for physical education of the training program;

b) Have adequate conditions and facilities for organizing other sporting activities in order to enhance physical health of learners;

c) Facilities serving physical education shall be effectively used

5. Measures to improve quality of facilities serving the training program:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Carry out periodical assessment of quality and efficiency of laboratories and clinical practice facilities and propose measures to improve efficiency;

c) Carry out periodical assessment of quality and efficiency of other facilities and propose measures to improve efficiency;

Article 10. Standard 7: Finance supporting training program

1. Have financial plan to ensure activities of nurse training;

a) Plan annual budgets for the training program;

b) Involve participation of the program implementing units in the formulation of financial plan for activities of the training program;

 c) Ensure budgets are allocated for activities of the training program effectively, meeting requirements for training in professional competence, practice and clinical practice of learners;  

2. Inspection, monitoring, assessment and reporting on financial activities:

a) Have a system of documents, forms for management of financial activities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Results of annual audits shall ensure no financial violations.

3. Legal financial sources used for the training program:

a) Ensure legal financial sources for activities of the training program;

b) Ensure legal financial sources for activities of scientific research of the training program;

c) Plan strategy for increasing legal incomes to meet activities of scientific research of the training program;

4. Make financial disclosure and have mechanism for administrative officers and lectures to inspect and monitor financial activities;

a) Promulgate regulations on internal spending that is formulated on suggestions from all members of faculties and schools;

b) Have mechanism for administrative officers and lectures to inspect and monitor financial activities;

c) Make annual financial disclosure for administrative officers and lectures to participate and give suggestions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Assessment of graduates:

a) Formulate standards for assessment of graduates in terms of personal morality, political thoughts, professional ethics and capacity;

b) Use such standards in conformity with the process and scientific method;

c) Assessment should ensure fairness, objectivity and accuracy.

2. Assessment of employment for graduates:

a) Set up a division in charge of graduate-related tasks;

b) Construct a database of graduates and make regular updates thereon;

c) Carry out periodical investigation into employment for graduates after they leave schools;

3. Activities of employment counseling for graduates:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Learners shall be provided with training and counsels for job seeking skills;

c) Establish regular contacts with employers and graduates for activities of employment counseling;

Chapter III

IMPLEMENTATION

Article 12. Responsibility of ministries, departments and People’s Committees of central-affiliated cities and provinces

1. Ministries, departments and People’s Committees of central-affiliated cities and provinces with schools providing the training program shall be responsible for creating necessary conditions for the training program to achieve education quality standards.

2. The Minister of Health shall be responsible for cooperating with the Ministry of Education and Training in inspecting and monitoring the execution of this Regulation by the schools that provide the training program.

Article 13. Responsibility of schools providing training program

In reliance on specific circumstances, schools that provide the training program shall be responsible for planning the program with the aim of achieving education quality standards for each period and propose measures to implement the plan effectively.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In reliance on these standards, education quality assessment organizations shall review and recognize the training program as having achieved education quality standards for each period of time./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 33/2014/TT-BGDĐT ngày 02/10/2014 ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo điều dưỡng trình độ đại học, cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.135

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.30.113
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!