BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
31/2012/TT-BGDĐT
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2012
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm
2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm
2009;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18
tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19
tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số
75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày
11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số
116/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng -
an ninh;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình Giáo dục quốc
phòng - an ninh.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 10 năm
2012 và thay thế Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình Giáo dục quốc phòng - an
ninh trình độ đại học, cao đẳng.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng, thủ trưởng
các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, giám đốc các đại học, học
viện và Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành
Thông tư này.
Nơi nhận:
- Uỷ ban VHGD-TNTN&NĐ của Quốc hội;
-Văn phòng Chính phủ;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Bộ Tư pháp (Cục K.Tr.VBQPPL);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Lưu VT, Vụ PC, Vụ GDQP.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Văn Ga
|
CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN
NINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2012 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
I.
Quy định chung
1. Đối tượng áp dụng
Chương trình
Giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho sinh viên khối không chuyên ngành Giáo dục
quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng, loại hình đào tạo chính quy.
2. Mục tiêu đào tạo
a) Mục tiêu chung:
Trang bị cho
sinh viên kiến thức cơ bản về đường lối quân sự, công tác quốc phòng, an ninh của
Đảng và Nhà nước; những kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu
xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân
quân tự vệ, dự bị động viên và làm nghĩa vụ quân sự, giữ gìn trật tự, an toàn
xã hội, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
b) Mục tiêu cụ
thể:
- Về kiến thức:
Có kiến thức cơ bản về đường lối quân sự của Đảng trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc;
các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân
nhân, an ninh nhân dân; đấu tranh, phòng chống chiến lược “diễn biến hòa
bình” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam trong
tình hình mới.
- Về kỹ năng:
Thuần thục trong thao tác các kỹ năng quân sự cần thiết, biết sử dụng một số loại
vũ khí bộ binh, thành thạo trong sử dụng súng tiểu liên AK (CKC).
- Về thái độ:
Rèn luyện phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu CNXH; xây dựng
tác phong nhanh nhẹn; hình thành nếp sống có kỷ luật trong sinh hoạt tập thể, ý
thức cộng đồng ở trường, lớp và khi ra công tác.
3. Số lượng
học phần, tín chỉ
Chương trình
bao gồm 3 học phần, thời lượng 8 tín chỉ.
Học phần 1: Đường
lối quân sự của Đảng, 3 tín chỉ; học phần 2: Công tác quốc phòng, an ninh, 2
tín chỉ; học phần 3: Quân sự chung và chiến thuật,
kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC), 3
tín chỉ.
4. Đánh giá
kết quả học tập
Thực hiện theo
Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả
học tập môn học Giáo dục quốc phòng -
an ninh, hiện hành.
II.
Nội dung chương trình
1. Đường lối quân sự của Đảng
3TC
a) Mục tiêu:
Trang bị cho sinh viên
những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến
tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; nhận thức đúng về nguồn gốc, bản chất chiến
tranh; các quan điểm của Đảng về xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân để tiến hành chiến
tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Giúp sinh viên
bước đầu tìm hiểu nghệ thuật đánh giặc của ông
cha ta và nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng.
b) Yêu cầu:
- Nắm vững đường lối
quân sự của Đảng trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân,
chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, kết hợp phát triển kinh tế xã hội với củng
cố quốc phòng, an ninh; trên cơ sở đó góp phần nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN;
- Xác lập phương pháp
luận trong nghiên cứu các học phần, môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh,
xây dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay.
c) Điều kiện tiên quyết:
Bố trí sau khi học Đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
d) Mô tả tóm tắt nội dung:
Đối tượng,
phương pháp nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh; Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc; Xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, an ninh nhân dân; Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; Kết hợp phát
triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; Nghệ thuật
quân sự Việt Nam.
2. Công tác quốc phòng, an
ninh
2TC
a) Mục tiêu:
Giúp sinh viên
nhận thức được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với cách mạng
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó đấu tranh, phòng chống chiến
lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch;
đấu tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng
Việt Nam để giữ gìn an ninh chính trị và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam
XHCN.
Trang bị cho
sinh viên kiến thức về chiến tranh công nghệ cao; kiến thức về xây dựng lực lượng dân
quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, phong trào toàn dân đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, bảo vệ an
ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ vững chắc chủ quyền
lãnh thổ biên giới, biển đảo Việt Nam.
b) Yêu cầu:
- Xây dựng niềm
tin chiến thắng trong phòng chống chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo
loạn lật đổ của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Nắm vững các nội dung
công tác quốc phòng, an ninh; vận dụng linh hoạt, sáng tạo kiến thức đã học vào hoạt động
thực tiễn.
c) Điều kiện tiên quyết:
không.
d) Mô tả tóm tắt nội dung:
Phòng chống
chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù
địch đối với cách mạng Việt Nam; Phòng chống địch tiến công hoả lực bằng vũ khí
công nghệ cao; Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị
động viên và động viên công nghiệp quốc phòng; Xây dựng và bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia; Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và đấu
tranh phòng chống địch lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng
Việt Nam; Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội; Những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã
hội; Xây dựng phong trào toàn
dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
3. Quân sự chung và
chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK
(CKC) 3TC
a) Mục tiêu:
Trang bị cho sinh viên
kiến thức chung về quân sự phổ thông, những
kỹ năng quân sự cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, củng cố lực lượng vũ
trang nhân dân, sẵn sàng tham gia lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và
thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.
Hiểu biết và sử dụng
được một số loại phương tiện, vũ khí thông thường; có kiến thức về chiến thuật
bộ binh; biết cách phòng, tránh vũ khí hủy diệt lớn và thành thạo kỹ thuật băng
bó, chuyển thương.
b) Yêu cầu:
- Hiểu biết một số kỹ
năng cơ bản của người chiến sĩ bộ binh trong huấn luyện và chiến đấu; biết vận
dụng các kỹ năng quân sự trong hoạt động dân quân tự vệ, phòng thủ dân sự và hoạt
động thể thao quốc phòng.
- Nắm vững và thành thạo
kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (CKC).
c) Điều kiện tiên quyết:
không.
d) Mô tả tóm tắt nội
dung:
Đội ngũ đơn vị và ba
môn quân sự phối hợp; Sử dụng bản đồ địa hình quân sự; Giới thiệu một số loại
vũ khí bộ binh; Thuốc nổ; Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn; Cấp cứu ban đầu vết
thương chiến tranh; Từng người trong chiến đấu tiến công và phòng ngự; Kỹ thuật
bắn súng tiểu liên AK (CKC).
III. Hướng dẫn thực hiện chương trình
1. Chương
trình Giáo dục quốc phòng - an ninh dùng cho
sinh viên khối không chuyên ngành Giáo
dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy thuộc các đại
học, học viện, trường đại học, cao đẳng công lập và ngoài công lập; trung tâm
giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên; các học viện, trường quân đội có đào tạo
hệ dân sự trình độ đại học, cao đẳng. Căn cứ vào Chương trình này các trường
xây dựng đề cương chi tiết môn học, bảo đảm đủ thời gian cho các hoạt động đào
tạo theo quy định hiện hành; phù hợp với quy trình, tiến trình đào tạo và hình
thức tổ chức đào tạo theo học chế, tín chỉ hay niên chế, học phần.
2. Thời gian
quy định trong Chương trình không bao gồm thời gian kiểm tra, thi và tham quan.
Các trường bố trí thời gian kiểm tra, thi, tham quan ngoài thời gian quy định
trong Chương trình, theo quy chế đào tạo hiện hành. Bài giảng Đối tượng, phương
pháp nghiên cứu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh được xác định là bài nhập
môn Giáo dục quốc phòng - an ninh.
3. Do đặc thù
hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên: giáo dục tập
trung trong từng đợt, khóa học; học tập gắn liền với rèn luyện, vì vậy phải thực
hiện hình thức đào tạo theo niên chế. Với các trường đại học, cao đẳng chưa đủ
điều kiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ, lựa chọn hình thức đào tạo thích hợp.
4. Các trường
có ngành, chuyên ngành đào tạo đặc thù như: đại học hàng hải, đại học y ... bố
trí thêm một học phần hoặc lồng ghép trong chương trình đào tạo khác những kiến
thức cơ bản đặc trưng của hải quân, y học quân sự...
5. Cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học thực hiện theo quy định trong Danh mục thiết bị dạy học
tối thiểu môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh, hiện hành. Giáo trình giáo dục
quốc phòng - an ninh dùng cho các trường đại học, cao đẳng do Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành là tài liệu giảng dạy và nghiên cứu chính thức của các trường.
6. Giảng viên
giáo dục quốc phòng - an ninh trước khi thực hiện kế hoạch giảng dạy phải được
tập huấn về nội dung chương trình, bài giảng, phương pháp giảng dạy và đánh giá
kết quả học tập. Khi thực hành các nội dung thuộc kỹ năng quân sự, với các trường
không có điều kiện tổ chức học thực hành phải đưa sinh viên vào học tại trung
tâm giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên hoặc liên kết với các học viện, nhà
trường quân đội.
7. Trong khóa
học hoặc đợt học giáo dục quốc phòng - an ninh các trường nên bố trí sinh viên
đi tham quan ít nhất một lần các bảo tàng lịch sử quân sự, lịch sử lực lượng vũ
trang; các đơn vị thuộc quân, binh chủng hoặc các cơ sở giáo dục đại học thuộc
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.