Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 28/2023/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Hoàng Minh Sơn
Ngày ban hành: 28/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa trình độ đại học từ ngày 12/02/2024

Ngày 28/12/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 28/2023/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học, áp dụng với các khóa tuyển sinh hình thức đào tạo từ xa trình độ đại học sau ngày 12/02/2024.

Yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa trình độ đại học từ ngày 12/02/2024

Theo đó, để thực hiện đào tạo từ xa trình độ đại học từ ngày 12/02/2024 cần đáp ứng các yêu cầu tối thiểu như sau:

- Hệ thống đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo đã được xây dựng hoàn chỉnh bảo đảm đầy đủ các thành phần theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.

- Cơ sở đào tạo thực hiện chương trình đào tạo từ xa đối với những ngành đã có quyết định mở ngành đào tạo và đã tuyển sinh tối thiểu 03 khoá liên tục theo hình thức chính quy. Không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên.

- Chương trình đào tạo từ xa đã được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các quy định của Quy chế này.

- Bộ phận phụ trách tổ chức và quản lý đào tạo từ xa quản lý, giám sát được: quá trình giảng dạy, học tập; thời lượng tương tác giữa giảng viên và người học, giữa người học và người học; thi, kiểm tra, đánh giá và cấp văn bằng. Đơn vị chủ trì phụ trách chuyên môn chương trình đào tạo từ xa là đơn vị chủ trì phụ trách chuyên môn chương trình đào tạo chính quy.

- Hệ thống kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bảo đảm khách quan, trung thực; đánh giá được quá trình học tập, đánh giá kết thúc học phần, môn học; kiểm soát và xác thực được việc học, làm bài kiểm tra, thi và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong chương trình học tập của người học.

- Quy chế của cơ sở đào tạo bảo đảm tuân thủ các quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý đủ về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu; đã được bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp giảng dạy và quản lý đào tạo từ xa.

+ Giảng viên cơ hữu phải đáp ứng quy định về chuẩn chương trình đào tạo và các chuẩn chương trình đào tạo có liên quan do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và chủ trì giảng dạy chương trình theo quy định về mở ngành đào tạo và chuẩn chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải trực tiếp tham gia giảng dạy chương trình đào tạo từ xa;

+ Tối đa 30% khối lượng chương trình đào tạo từ xa được thực hiện bởi giảng viên thỉnh giảng; và được tăng lên tối đa 50% khi và chỉ khi giảng viên thỉnh giảng là giảng viên cơ hữu của cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này thực hiện trên 20% khối lượng chương trình đào tạo từ xa.

- Bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, học liệu để triển khai thực hiện chương trình đào tạo từ xa, cụ thể:

+ Có phòng kỹ thuật đủ diện tích để lắp đặt các thiết bị của hệ thống đào tạo từ xa; có phòng làm việc đủ diện tích và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của các cán bộ quản lý, cán bộ hỗ trợ học tập và giảng viên;

+ Có đủ trang thiết bị, hạ tầng, phần mềm cần thiết phục vụ cho phương thức đào tạo từ xa; hệ thống quản lý tuyển sinh, đào tạo và cấp văn bằng cùng với hệ thống quản lý đào tạo chính quy;

+ Có hệ thống kỹ thuật hỗ trợ thực hiện đào tạo từ xa bảo đảm: Cung cấp các thông tin liên quan tới đào tạo từ xa; lưu trữ và truyền tải nội dung chương trình đào tạo từ xa tới người học; giám sát, quản lý và đánh giá người học trong quá trình học tập; lưu trữ và bảo mật thông tin về việc học tập, quá trình tham gia học tập cũng như hồ sơ cá nhân của người học đáp ứng các quy định pháp luật hiện hành và quy định của cơ sở đào tạo về lưu trữ và bảo mật thông tin; kết nối thông tin giữa người học, giảng viên và cán bộ quản lý qua hệ thống công nghệ thông tin;

+ Có thư viện, thư viện điện tử với số lượng sách, giáo trình, tài liệu tham khảo và các cơ sở dữ liệu điện tử chuyên ngành đủ để cung cấp, hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu của người học;

+ Có đủ học liệu chính và học liệu bổ trợ cho 02 năm học đầu của chương trình đào tạo từ xa và có kế hoạch xây dựng và phát triển học liệu chính và học liệu bổ trợ cho các học phần còn lại cho các năm học tiếp theo của toàn khóa học để chậm nhất trước 01 năm (12 tháng) tính đến thời điểm bắt đầu diễn ra năm học mới phải có đầy đủ học liệu phù hợp với phương thức đào tạo từ xa.

- Đáp ứng quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo trực tuyến đối với giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đề án đào tạo từ xa được xây dựng cho từng chương trình đào tạo cụ thể trong đó mô tả chi tiết về: sự cần thiết mở đào tạo từ xa; việc chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa, giải pháp và lộ trình triển khai theo quy định; phương án phòng ngừa và xử lý rủi ro có thể xảy ra để bảo vệ quyền lợi cho người học, giảng viên, cơ sở đào tạo và các bên liên quan.

Hội đồng trường hoặc hội đồng đại học quyết định về chủ trương đào tạo từ xa trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng và ý kiến của hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo. Hiệu trưởng quyết định phê duyệt đề án và quyết định đào tạo từ xa trên cơ sở ý kiến thẩm định, đánh giá mức độ đáp ứng của thực tế so với yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa của hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo.

Thông tư 28/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực kể từ ngày 12/02/2024, áp dụng đối với các khóa tuyển sinh hình thức đào tạo từ xa trình độ đại học sau ngày Thông tư 28/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành.

Thông tư 28/2023/TT-BGDĐT thay thế Thông tư 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28/4/2017.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2023/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2023

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY CHẾ ĐÀO TẠO TỪ XA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học;

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2024, áp dụng đối với các khóa tuyển sinh hình thức đào tạo từ xa trình độ đại học sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Thông tư này thay thế Thông tư số 10/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; giám đốc các đại học, học viện; hiệu trưởng các trường đại học; hiệu trưởng hoặc giám đốc các trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục KTVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Như Điều 3;
- Cổng thông tin điện tử của Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử của Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, PC, GDĐH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Minh Sơn

QUY CHẾ

ĐÀO TẠO TỪ XA TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về đào tạo từ xa trình độ đại học, bao gồm: những quy định chung; lập kế hoạch và tổ chức giảng dạy; đánh giá kết quả học tập và cấp văn bằng; tổ chức thực hiện.

2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục đại học, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân được phép đào tạo trình độ đại học (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo); các tổ chức, cá nhân có liên quan đến đào tạo từ xa trình độ đại học.

3. Quy chế này là căn cứ để cơ sở đào tạo xây dựng, ban hành các quy định chi tiết về tổ chức, quản lý đào tạo từ xa trình độ đại học và cấp văn bằng áp dụng tại cơ sở đào tạo (sau đây gọi là quy chế của cơ sở đào tạo).

4. Quy chế này không áp dụng đối với việc tổ chức đào tạo những chương trình đào tạo từ xa trình độ đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp văn bằng (bao gồm cả các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục).

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hình thức đào tạo từ xa là hình thức đào tạo có 50% tổng khối lượng của chương trình đào tạo trở lên được thực hiện theo một hoặc kết hợp giữa phương thức đào tạo từ xa Mạng máy tính và viễn thông, Thư tín, Phát thanh - Truyền hình.

2. Phương thức Mạng máy tính và viễn thông sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, chủ yếu là máy tính, thiết bị di động và mạng internet hoặc mạng viễn thông để truyền tải thông tin và tạo môi trường cho giảng viên và người học tương tác.

3. Phương thức Thư tín sử dụng thư tín hoặc bưu điện để truyền tải thông tin giữa giảng viên và người học.

4. Phương thức Phát thanh - Truyền hình sử dụng phương tiện phát sóng, bao gồm các chương trình phát thanh hoặc chương trình truyền hình để truyền tải thông tin giữa giảng viên và người học.

5. Hệ thống đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo là hệ thống tổng thể bao gồm các thành phần cơ bản: bộ phận phụ trách tổ chức và quản lý đào tạo; các văn bản quy định về đào tạo từ xa; chương trình đào tạo từ xa; học liệu đào tạo từ xa; đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý; hệ thống quản lý giảng dạy - học tập từ xa; hệ thống kiểm tra, đánh giá; hệ thống kỹ thuật hỗ trợ.

Điều 3. Chương trình đào tạo từ xa và thời gian học tập

1. Chương trình đào tạo từ xa là chương trình đào tạo đang áp dụng cho hình thức chính quy ngành đào tạo tương ứng của cơ sở đào tạo (sau đây gọi tắt là chương trình đào tạo chính quy) được điều chỉnh và mô tả cụ thể trong đề cương chi tiết của mỗi học phần cho phù hợp với hình thức đào tạo từ xa về phương pháp dạy - học, thời lượng dạy - học, học liệu, đánh giá kết quả học tập, trong đó yêu cầu sử dụng chủ yếu phương thức Mạng máy tính và viễn thông.

2. Chương trình đào tạo từ xa có kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa theo các tiến độ học tập khác nhau để định hướng cho người học, trong đó tổng thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá không ngắn hơn so với hình thức đào tạo chính quy.

3. Đối với người học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để người học hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.

4. Chương trình đào tạo từ xa phải được công khai đối với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho người học. Hằng năm, cơ sở đào tạo tổ chức rà soát, đánh giá và cập nhật chương trình đào tạo từ xa.

Điều 4. Học liệu đào tạo từ xa

1. Học liệu đào tạo từ xa là tài liệu giảng dạy, học tập, nghiên cứu được cơ sở đào tạo biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tại cơ sở đào tạo phù hợp với từng phương thức đào tạo từ xa.

2. Học liệu đào tạo từ xa gồm học liệu chính và các học liệu bổ trợ phục vụ cho quá trình đào tạo.

3. Học liệu chính bảo đảm cung cấp và truyền tải đầy đủ nội dung của học phần/môn học để người học có thể tự học phù hợp với phương thức đào tạo từ xa, cụ thể:

a) Đối với phương thức Mạng máy tính và viễn thông: Học liệu chính là học liệu điện tử, học liệu số;

b) Đối với phương thức Thư tín: Học liệu chính là tài liệu in bao gồm giáo trình được biên soạn cho đào tạo từ xa, sách tham khảo, tài liệu hướng dẫn học tập, nghiên cứu, sách bài tập, tài liệu hướng dẫn thi, kiểm tra;

c) Đối với phương thức Phát thanh - Truyền hình: Học liệu chính là các chương trình phát thanh, truyền hình.

4. Học liệu bổ trợ cung cấp các nội dung chi tiết hỗ trợ người học hiểu biết sâu sắc, đầy đủ những nội dung trong học liệu chính.

5. Hiệu trưởng hoặc giám đốc cơ sở đào tạo (sau đây viết chung là hiệu trưởng) tổ chức xây dựng, thẩm định và phê duyệt học liệu đào tạo từ xa trước khi thực hiện đào tạo từ xa theo các quy định tại Điều này và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng tài liệu giảng dạy, giáo trình giáo dục đại học. Hằng năm, cơ sở đào tạo tổ chức rà soát, đánh giá và cập nhật học liệu đáp ứng yêu cầu về chuyên môn và kỹ thuật.

Điều 5. Yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa

1. Hệ thống đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo đã được xây dựng hoàn chỉnh bảo đảm đầy đủ các thành phần theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.

2. Cơ sở đào tạo thực hiện chương trình đào tạo từ xa đối với những ngành đã có quyết định mở ngành đào tạo và đã tuyển sinh tối thiểu 03 khoá liên tục theo hình thức chính quy. Không thực hiện đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khoẻ có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên.

3. Chương trình đào tạo từ xa đã được xây dựng, thẩm định và ban hành theo quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các quy định của Quy chế này.

4. Bộ phận phụ trách tổ chức và quản lý đào tạo từ xa quản lý, giám sát được: quá trình giảng dạy, học tập; thời lượng tương tác giữa giảng viên và người học, giữa người học và người học; thi, kiểm tra, đánh giá và cấp văn bằng. Đơn vị chủ trì phụ trách chuyên môn chương trình đào tạo từ xa là đơn vị chủ trì phụ trách chuyên môn chương trình đào tạo chính quy.

5. Hệ thống kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bảo đảm khách quan, trung thực; đánh giá được quá trình học tập, đánh giá kết thúc học phần, môn học; kiểm soát và xác thực được việc học, làm bài kiểm tra, thi và thực hiện các nhiệm vụ được giao trong chương trình học tập của người học.

6. Quy chế của cơ sở đào tạo bảo đảm tuân thủ các quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

7. Đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý đủ về số lượng, chất lượng, trình độ và cơ cấu; đã được bồi dưỡng về kỹ năng, phương pháp giảng dạy và quản lý đào tạo từ xa.

a) Giảng viên cơ hữu phải đáp ứng quy định về chuẩn chương trình đào tạo và các chuẩn chương trình đào tạo có liên quan do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Giảng viên cơ hữu có trình độ tiến sĩ chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và chủ trì giảng dạy chương trình theo quy định về mở ngành đào tạo và chuẩn chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải trực tiếp tham gia giảng dạy chương trình đào tạo từ xa;

b) Tối đa 30% khối lượng chương trình đào tạo từ xa được thực hiện bởi giảng viên thỉnh giảng; và được tăng lên tối đa 50% khi và chỉ khi giảng viên thỉnh giảng là giảng viên cơ hữu của cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này thực hiện trên 20% khối lượng chương trình đào tạo từ xa.

8. Bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, học liệu để triển khai thực hiện chương trình đào tạo từ xa, cụ thể:

a) Có phòng kỹ thuật đủ diện tích để lắp đặt các thiết bị của hệ thống đào tạo từ xa; có phòng làm việc đủ diện tích và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của các cán bộ quản lý, cán bộ hỗ trợ học tập và giảng viên;

b) Có đủ trang thiết bị, hạ tầng, phần mềm cần thiết phục vụ cho phương thức đào tạo từ xa; hệ thống quản lý tuyển sinh, đào tạo và cấp văn bằng cùng với hệ thống quản lý đào tạo chính quy;

c) Có hệ thống kỹ thuật hỗ trợ thực hiện đào tạo từ xa bảo đảm: Cung cấp các thông tin liên quan tới đào tạo từ xa; lưu trữ và truyền tải nội dung chương trình đào tạo từ xa tới người học; giám sát, quản lý và đánh giá người học trong quá trình học tập; lưu trữ và bảo mật thông tin về việc học tập, quá trình tham gia học tập cũng như hồ sơ cá nhân của người học đáp ứng các quy định pháp luật hiện hành và quy định của cơ sở đào tạo về lưu trữ và bảo mật thông tin; kết nối thông tin giữa người học, giảng viên và cán bộ quản lý qua hệ thống công nghệ thông tin;

d) Có thư viện, thư viện điện tử với số lượng sách, giáo trình, tài liệu tham khảo và các cơ sở dữ liệu điện tử chuyên ngành đủ để cung cấp, hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu của người học;

đ) Có đủ học liệu chính và học liệu bổ trợ cho 02 năm học đầu của chương trình đào tạo từ xa và có kế hoạch xây dựng và phát triển học liệu chính và học liệu bổ trợ cho các học phần còn lại cho các năm học tiếp theo của toàn khóa học để chậm nhất trước 01 năm (12 tháng) tính đến thời điểm bắt đầu diễn ra năm học mới phải có đầy đủ học liệu phù hợp với phương thức đào tạo từ xa.

9. Đáp ứng quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo trực tuyến đối với giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

10. Có đề án đào tạo từ xa được xây dựng cho từng chương trình đào tạo cụ thể trong đó mô tả chi tiết về: sự cần thiết mở đào tạo từ xa; việc chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa, giải pháp và lộ trình triển khai theo quy định tại Điều này; phương án phòng ngừa và xử lý rủi ro có thể xảy ra để bảo vệ quyền lợi cho người học, giảng viên, cơ sở đào tạo và các bên liên quan. Hội đồng trường hoặc hội đồng đại học quyết định về chủ trương đào tạo từ xa trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng và ý kiến của hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo. Hiệu trưởng quyết định phê duyệt đề án và quyết định đào tạo từ xa trên cơ sở ý kiến thẩm định, đánh giá mức độ đáp ứng của thực tế so với yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa của hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo.

Điều 6. Đình chỉ hoạt động đào tạo từ xa

1. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động đào tạo từ xa khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc vi phạm của cơ sở đào tạo ở một trong trường hợp sau:

a) Tự chủ quyết định đào tạo từ xa khi chưa đủ một trong các yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này;

b) Không duy trì được một trong các yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa và ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này;

c) Cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động ngành đào tạo có chương trình đào tạo từ xa.

2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo từ xa từ 06 tháng đến 01 năm đối với cơ sở đào tạo bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận có vi phạm theo quy định tại khoản 1 Điều này và ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo, trong đó xác định rõ lý do, phạm vi, thời hạn đình chỉ và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động đào tạo từ xa theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học, giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý của cơ sở đào tạo.

4. Sau thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo từ xa, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ hoạt động ngành đào tạo được khắc phục và cơ sở đào tạo bảo đảm đầy đủ các yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa theo quy tại Quy chế này, hiệu trưởng quyết định hoạt động đào tạo từ xa trở lại và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Đối với chương trình đào tạo từ xa đã được phê duyệt đề án và quyết định đào tạo từ xa nhưng trong thời gian 03 năm liên tiếp cơ sở đào tạo không tổ chức tuyển sinh hoặc không tuyển sinh được thì quyết định phê duyệt hết hiệu lực.

Điều 7. Địa điểm tổ chức đào tạo

1. Hoạt động giảng dạy, học tập được thực hiện tại cơ sở đào tạo, phân hiệu của cơ sở đào tạo hoặc cơ sở phối hợp đào tạo; riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế, tự học, tự nghiên cứu và giảng dạy trực tuyến có thể được tổ chức ở ngoài cơ sở đào tạo, phân hiệu của cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo.

2. Cơ sở phối hợp đào tạo là các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân có đủ điều kiện bảo đảm các yêu cầu về môi trường sư phạm, cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập, cán bộ quản lý để thực hiện chương trình đào tạo từ xa.

3. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo chủ trì:

a) Quy định cụ thể về phối hợp đào tạo từ xa; tổ chức thẩm định các điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở phối hợp đào tạo;

b) Ký kết hợp đồng hợp tác đào tạo với cơ sở phối hợp đào tạo trong đó quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của các bên trong việc phối hợp tổ chức thực hiện, quản lý quá trình dạy học, bảo đảm chất lượng đào tạo và thực hiện nội dung đã thỏa thuận phù hợp với các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật khác có liên quan;

c) Quản lý chất lượng đào tạo. Trường hợp cơ sở phối hợp đào tạo không đáp ứng được các yêu cầu về bảo đảm chất lượng theo quy định của học phần hoặc của chương trình đào tạo thì phải chuyển người học về cơ sở chủ trì đào tạo hoặc cơ sở phối hợp đào tạo khác đủ điều kiện để tiếp tục đào tạo theo quy định và bảo đảm quyền lợi cho người học;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng hợp tác đào tạo; thực hiện các quy chế về tuyển sinh, đào tạo; bảo đảm quyền lợi chính đáng cho giảng viên, người học trong suốt quá trình thực hiện hoạt động đào tạo.

4. Trách nhiệm của cơ sở phối hợp đào tạo:

a) Ký kết hợp đồng hợp tác đào tạo với cơ sở chủ trì đào tạo;

b) Bảo đảm đủ điều kiện cơ sở vật chất thực hiện đào tạo; tham gia quản lý, giảng dạy, tổ chức thi, kiểm tra theo thoả thuận giữa hai bên;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện hợp đồng hợp tác đào tạo; thực hiện các quy chế về tuyển sinh, đào tạo; bảo đảm quyền lợi chính đáng cho giảng viên, người học trong suốt quá trình thực hiện hoạt động đào tạo tại cơ sở phối hợp đào tạo.

Chương II

LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC GIẢNG DẠY

Điều 8. Kế hoạch giảng dạy và học tập, tổ chức đăng ký học tập

1. Kế hoạch giảng dạy và học tập thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT.

2. Tổ chức đăng ký học tập thực hiện theo quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 7 Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT.

Điều 9. Tổ chức và quản lý đào tạo từ xa

1. Việc tổ chức đào tạo từ xa được thực hiện theo tín chỉ. Các yêu cầu khác về tổ chức giảng dạy và học tập thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 8 Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT.

2. Hợp tác tổ chức đào tạo từ xa tại các cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định tại Điều 7 Quy chế này.

3. Phân công giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập thực hiện chương trình đào tạo từ xa bảo đảm quy định tại khoản 7 Điều 5 của Quy chế này.

4. Tổ chức hoạt động giảng dạy và học tập trực tuyến theo quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo trực tuyến đối với giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Cung cấp cho người học, giảng viên, cán bộ quản lý, cán bộ hỗ trợ: kiến thức, kỹ năng về dạy - học từ xa; thông tin về chương trình đào tạo, tài nguyên học tập, công cụ kiểm tra, đánh giá; cơ hội tham gia tư vấn định hướng nghề nghiệp, các buổi hướng dẫn, chương trình thực tập nghề nghiệp.

6. Vận hành hiệu quả hệ thống kỹ thuật hỗ trợ giúp người học tiếp cận dễ dàng nguồn học liệu, kết nối người học với người học, người học với giảng viên và hỗ trợ giảng viên kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ tiến bộ của người học.

7. Việc tổ chức đào tạo từ xa phải bảo đảm sự tương tác giữa người học với giảng viên, giữa người học với người học; bảo đảm ít nhất 04 hoạt động học tập chính: tham dự buổi học, buổi hướng dẫn, trao đổi thảo luận chuyên đề và hội thảo; học tập những nội dung từ các học liệu chính và các học liệu bổ trợ; thực hiện các hoạt động học tập và làm các bài tập đánh giá; tham vấn và đặt câu hỏi với các giảng viên.

8. Việc tham gia của người học trong quá trình đào tạo phải được giám sát và ghi nhận thông qua hệ thống kỹ thuật hỗ trợ hoặc hồ sơ theo dõi học tập bằng các hình thức phù hợp với phương thức tổ chức đào tạo (điểm danh, xác thực người học, nhật ký học tập,...), với mỗi hoạt động học tập và khối lượng học tập được thiết kế trong đề cương chi tiết học phần.

9. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về phân công giảng viên, lấy ý kiến phản hồi của người học, thực hiện công khai, trách nhiệm và quyền hạn của giảng viên, người học, của các đơn vị chuyên môn và các đơn vị quản lý, hỗ trợ liên quan; quy định về bảo vệ thông tin cá nhân và bảo mật dữ liệu học tập.

10. Các quy định khác đối với người học thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19 và Điều 20 Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT.

Chương III

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP VÀ CẤP VĂN BẰNG

Điều 10. Đánh giá kết quả học tập

1. Đánh giá kết quả học tập thực hiện theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT.

2. Tổ chức thi, đánh giá kết thúc học phần theo hình thức trực tiếp người học phải tập trung tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy chế của cơ sở đào tạo.

3. Đề thi kết thúc học phần được xây dựng phù hợp với nội dung và yêu cầu về thi kết thúc học phần, được lãnh đạo đơn vị chủ trì phụ trách chuyên môn kiểm tra, xác nhận.

4. Xử lý kết quả học tập thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT.

Điều 11. Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng

1. Công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT.

2. Công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Bảo đảm chất lượng đào tạo từ xa

1. Cơ sở đào tạo triển khai: cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ về hoạt động tổ chức dạy - học, hỗ trợ người học và thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; lấy phản hồi từ người học về trải nghiệm học tập, chất lượng học liệu, hiệu quả của phương pháp giảng dạy, cảm nhận về sự hỗ trợ từ giảng viên, cán bộ hỗ trợ, các chức năng phần mềm và lấy phản hồi từ các bên liên quan khác; quy trình về xử lý đề xuất, kiến nghị, phản ánh của người học.

2. Triển khai kiểm định chất lượng chương trình đào tạo từ xa, cụ thể như sau:

a) Đối với chương trình đào tạo từ xa đã tuyển sinh trước thời điểm Quy chế này có hiệu lực, chậm nhất sau 3 năm kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực, cơ sở đào tạo phải thực hiện kiểm định chất lượng đối với chương trình đào tạo từ xa đã có khóa tốt nghiệp;

b) Đối với chương trình đào tạo từ xa đã tuyển sinh trước thời điểm Quy chế này có hiệu lực nhưng chưa có khóa tốt nghiệp hoặc được phê duyệt sau thời điểm Quy chế này có hiệu lực, cơ sở đào tạo đăng ký kiểm định chất lượng chương trình đào tạo từ xa theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật Giáo dục đại học (được sửa đổi, bổ sung năm 2018).

3. Cơ sở đào tạo không được tuyển sinh các khóa tiếp theo nếu không thực hiện kiểm định chất lượng chương trình theo quy định của Quy chế này hoặc không đạt kiểm định chất lượng chương trình đào tạo từ xa.

Điều 13. Xây dựng và thực hiện quy chế của cơ sở đào tạo

1. Căn cứ Quy chế này và các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan, cơ sở đào tạo có trách nhiệm:

a) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy chế của cơ sở đào tạo theo hướng quy định cụ thể các yêu cầu bảo đảm ngang bằng hoặc cao hơn nhưng không trái với những quy định của Quy chế này; xây dựng quy định cụ thể về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương và phê duyệt đề án đào tạo từ xa;

b) Ban hành các quyết định thực hiện chương trình đào tạo từ xa, hợp tác đào tạo từ xa (nếu có) bảo đảm đầy đủ các yêu cầu theo Quy chế này; trong đó phải ghi rõ tên ngành đào tạo, phương thức đào tạo từ xa, đối tượng, địa điểm đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo và các thông tin khác có liên quan.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định đào tạo từ xa, cập nhật thông tin về đề án đào tạo từ xa, quyết định đào tạo từ xa lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học và gửi quyết định đào tạo từ xa kèm theo đề án đào tạo từ xa về Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Thực hiện trách nhiệm trong công tác bảo đảm chất lượng giáo dục theo quy định tại Điều 50 Luật Giáo dục đại học (được sửa đổi, bổ sung năm 2018);

d) Tăng cường liêm chính học thuật; giám sát và kiểm soát việc chống sao chép; bảo đảm tính trung thực của nội dung tiểu luận, đồ án, khóa luận và những báo cáo chuyên đề khác; xây dựng chế tài, nghiêm túc xử lý khi có vi phạm;

đ) Xây dựng phương án phòng ngừa và xử lý rủi ro: báo cáo phân tích, thuyết minh dự báo các tình huống rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục; báo cáo phân tích cụ thể về các giải pháp xử lý rủi ro trong trường hợp cơ sở đào tạo bị đình chỉ hoạt động ngành đào tạo hoặc đình chỉ hoạt động đào tạo từ xa đối với ngành đào tạo.

2. Cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện:

a) Chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình đào tạo từ xa trước khi tổ chức tuyển sinh (các cơ sở đào tạo đã tổ chức đào tạo từ xa trước thời điểm Quy chế này có hiệu lực không phải xây dựng lại đề án đào tạo từ xa theo quy định tại khoản 10 Điều 5 Quy chế này). Hằng năm, rà soát các yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này;

b) Phổ biến, hướng dẫn cho người học quy chế của cơ sở đào tạo và các quy định liên quan đến quá trình học tập, các quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của người học khi bắt đầu khóa học;

c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về phương pháp và kỹ năng cần thiết cho đội ngũ giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý;

d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra nội bộ việc thực hiện các quy định của cơ sở đào tạo và Quy chế này;

đ) Duy trì và phát triển hệ thống đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo; cập nhật và hiện đại hoá công nghệ, phương tiện kỹ thuật để nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo từ xa theo hướng hội nhập quốc tế.

Điều 14. Chế độ báo cáo, lưu trữ và công khai thông tin

1. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm:

a) Cơ sở đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý trực tiếp theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến về công tác tổ chức quản lý đào tạo từ xa và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo từ xa (Mẫu báo cáo tại Phụ lục I);

b) Cơ sở phối hợp đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nơi tổ chức hoạt động đào tạo theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến về tình hình tuyển sinh và đào tạo tại địa phương (Mẫu báo cáo tại Phụ lục II).

2. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm hoàn thiện cơ sở dữ liệu tại cơ sở đào tạo và cập nhật đầy đủ, chính xác dữ liệu về đào tạo từ xa vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Cơ sở đào tạo lưu trữ, bảo quản hồ sơ và dữ liệu số về đào tạo từ xa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

4. Cơ sở đào tạo công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trước khi tổ chức đào tạo từ xa:

a) Quy chế đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo và các quy định có liên quan tới đào tạo từ xa;

b) Quyết định đào tạo từ xa;

c) Chương trình đào tạo từ xa;

d) Các điều kiện bảo đảm chất lượng cho đào tạo từ xa (bao gồm thông tin về trình độ, kinh nghiệm của giảng viên, cán bộ hỗ trợ);

đ) Thông báo tuyển sinh theo quy chế tuyển sinh hiện hành.

5. Cơ sở đào tạo cung cấp và duy trì thông tin trên môi trường học tập, hỗ trợ người học, thường xuyên cập nhật thông tin công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo, bảo đảm dễ dàng truy cập, cập nhật, chính xác, dễ đọc, bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

a) Các thông tin quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 4 Điều này;

b) Số lượng trúng tuyển, đang học, thôi học và tốt nghiệp theo từng khóa, từng chương trình đào tạo từ xa;

c) Các dữ liệu minh chứng về việc các chương trình đào tạo từ xa đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

d) Các dữ liệu minh chứng về việc đáp ứng các yêu cầu tối thiểu để thực hiện đào tạo từ xa theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này./.

PHỤ LỤC I

MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TỪ XA ĐỊNH KỲ HẰNG NĂM
(Kèm theo Thông tư số 28/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CƠ QUAN QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (nếu có)
TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

BÁO CÁO

Về công tác đào tạo từ xa trình độ đại học năm ...

I. Chương trình đào tạo từ xa

TT

Tên chương trình đào tạo từ xa

Tên ngành đào tạo

Văn bản cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo/ Văn bản tự chủ quyết định đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo

Quyết định ban hành chương trình đào tạo từ xa mới nhất

Phương thức đào tạo từ xa[1]

Số quyết định

Ngày ký

Người ký

Số quyết định

Ngày ký

Người ký

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

1

2

II. Cơ sở phối hợp đào tạo

TT

Tên cơ sở phối hợp đào tạo

Địa điểm cơ sở phối hợp đào tạo

Tỉnh/ Thành phố

Thỏa thuận hợp tác ĐTTX

Số hợp đồng thỏa thuận

Ngày ký

Thời hạn hợp đồng

Tên chương trình đào tạo từ xa trong thỏa thuận hợp tác

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

2

III. Người học

TT

Tên chương trình đào tạo từ xa

Tên ngành

Mã ngành

Địa điểm đào tạo (Trụ sở chính, phân hiệu, cơ sở phối hợp đào tạo)

Chỉ tiêu tuyển sinh

Số người nhập học

Số người học bị buộc thôi học trong năm

Số tốt nghiệp

Quy mô tính tại thời điểm 31 tháng 12

Trung học phổ thông

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

1

2

Ghi chú: Báo cáo số lượng người học theo từng địa điểm đào tạo và số người nhập học phân theo trình độ đầu vào của người học

IV. Giảng viên, cán bộ hỗ trợ học tập, cán bộ quản lý

Số TT

Tên chương trình đào tạo từ xa

Số lượng giảng viên

Số lượng cán bộ hỗ trợ

Số lượng cán bộ quản lý chương trình đào tạo từ xa

Cơ hữu

Hợp đồng làm việc toàn thời gian

Thỉnh giảng

Cơ hữu

Hợp đồng làm việc toàn thời gian

Hợp đồng vụ việc

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

9

1

2

V. Phần mềm quản lý và hỗ trợ đào tạo từ xa

Số TT

Tên phần mềm quản lý đào tạo từ xa, hỗ trợ đào tạo từ xa

Đơn vị sản xuất

Chức năng chính của phần mềm

1

2

VI. Học liệu đào tạo từ xa

(Báo cáo tóm tắt về hoạt động phát triển học liệu đào tạo từ xa)

VII. Tồn tại, hạn chế (nếu có)

VIII. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

IX. Kiến nghị của cơ sở đào tạo


Nơi nhận:
- Bộ GDĐT (để b/c);
- Tên cơ quan quản lý trực tiếp (để b/c);
- UBND cấp tỉnh (để b/c);
- Lưu:VT,...

Lãnh đạo cơ sở đào tạo
(Ký tên và đóng dấu)

PHỤ LỤC II

MẪU BÁO CÁO CÔNG TÁC HỢP TÁC ĐÀO TẠO TỪ XA ĐỊNH KỲ HẰNG NĂM
(Kèm theo Thông tư số 28/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

CƠ QUAN QUẢN LÝ TRỰC TIẾP (nếu có)
TÊN CƠ SỞ PHỐI HỢP
ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………., ngày ... tháng ... năm ..…...

BÁO CÁO

Về công tác hợp tác đào tạo từ xa trình độ đại học năm ...

I. Các cơ sở chủ trì đào tạo

TT

Tên cơ sở đào tạo

Tỉnh/ Thành phố nơi đặt trụ sở chính của cơ sở đào tạo

Thỏa thuận hợp tác ĐTTX

Số hợp đồng thỏa thuận

Ngày ký

Thời hạn hợp đồng

Tên chương trình đào tạo từ xa trong thỏa thuận hợp tác

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

2

II. Tuyển sinh và đào tạo từ xa

TT

Tên cơ sở đào tạo

Tên chương trình đào tạo từ xa

Tên ngành đào tạo

Mã ngành đào tạo

Chỉ tiêu tuyển sinh

Số người nhập học

Số người học bị buộc thôi học

Số tốt nghiệp

Quy mô tính tại thời điểm 31 tháng 12

Trung học phổ thông

Trung cấp

Cao đẳng

Đại học

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

1

2

III. Tồn tại, hạn chế (nếu có)

IV. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

V. Kiến nghị của cơ sở phối hợp đào tạo


Nơi nhận:
- Bộ GDĐT (để b/c);
- UBND tỉnh/huyện (để b/c);
- Lưu: VT,...

Lãnh đạo cơ sở phối hợp đào tạo
(Ký tên và đóng dấu)



[1] Liệt kê các phương thức đào tạo từ xa sử dụng để thực hiện chương trình đào tạo từ xa

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 28/2023/TT-BGDDT

Hanoi, December 28, 2023

 

CIRCULAR

ON PROMULGATION OF THE REGULATION ON DISTANCE EDUCATION AT HIGHER EDUCATION LEVEL

Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2019;

Pursuant to the Law on Higher Education dated June 18, 2012; Law on amendments to the Law on Higher Education dated November 19, 2018;

Pursuant to Government's Decree No. October 24, 2022 of the Government regulating the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to Decree No. 99/2019/ND-CP dated December 30, 2019 of the Government on elaboration of and guidelines for the Law on amendments to the Law on Higher Education;

At the request of the Director of the Department of Higher Education;

The Minister of Education and Training promulgates a Circular on promulgation of the Regulation on distance education at higher education level.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. This Circular comes into force as of February 12, 2024, applicable to distance education courses at higher education level after the effective date of this Circular.

This Circular supersedes Circular No. 10/2017/TT-BGDDT dated April 28, 2017 of the Minister of Education and Training on promulgation of the Regulation on distance education at higher education level.

Article 3. Chief of the Ministry Office, Director of the Department of Higher Education, heads of relevant units under the Ministry of Education and Training; directors of universities and institutes; principals of colleges; principals or directors of schools of regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, and the people's armed forces; relevant organizations and individuals shall this Circular./.

 



PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Hoang Minh Son

 

REGULATION ON

DISTANCE EDUCATION AT HIGHER EDUCATION LEVEL
(Issued together with Circular No. 28/2023/TT-BGDDT dated December 28, 2023 of the Minister of Education and Training)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Regulation provides for distance education at higher education level, including:  general regulations; formulation of teaching plans and teaching organization; academic performance assessment and degree awarding; implementation.

2. This Regulation applies to higher education institutions, schools of regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, and the people's armed forces that are allowed to provide education at higher education level (hereinafter referred to as training institutions); organizations and individuals related to distance education at higher education level.

3. This Regulation is the basis for training institutions to develop and promulgate detailed regulations on the organization and management of distance education at higher education level and the degree awarding applicable at training institutions (hereinafter referred to as training institution's regulations).

4. This Regulation does not apply to the organization of distance education programs at higher education level with degrees awarded by foreign educational institutions (including joint training programs with foreign countries) according to regulations on foreign cooperation and investment in the field of education).

Article 2. Interpretation of terms

For the purposes of this Regulation, these terms below shall be construed as follows:

1. “distance education” means a form of training in which at least 50% of the total academic load of the training program is carried out in one or a combination of the following distance education modes: Computer network and Telecommunications, Mail correspondence, Radio and Television.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. “Mail correspondence” uses mail or post office to transmit information between lecturers and learners.

4. “Radio - Television" uses broadcasting media, including radio programs or television programs to transmit information between lecturers and learners.

5. “distance education system of a training institution” is a comprehensive system including the following basic components: department of training organization and management; documents on distance education; distance education program; distance education materials; lecturers, learning support staff, and school administrators; remote teaching and learning management system; inspection and evaluation system; technical support system.

Article 3. Distance education program and study duration

1. Distance education program is a training program that is applied to the full-time study of the corresponding academic discipline of the training institution (hereinafter referred to as the full-time study) that is adjusted and described specifically in the detailed outline of each module to suit the distance education mode in terms of teaching - learning methods, teaching - learning duration, academic performance assessment, which mainly uses Computer network and telecommunications mode.

2. The distance education program has a standard learning plan for the whole course according to varied learning progresses to orient learners, in which the total time according to the standard learning plan for the whole course is not shorter than the full-time study.

3. For learners who take bridge programs and whose accumulated credits have been exempted, maximum time limit for them to complete a course shall be determined by deducting the amount of study time corresponding to the completed academic load from the study duration according to the standard learning plan of the whole course.

4. Training programs must be announced to learners before admission and at the start of the course; changes relevant to training programs shall be made in accordance with existing regulations and announced before adoption and mitigate the negative impact on learners. Every year, training institutions shall review, evaluate and update their distance education programs.

Article 4. Distance education materials

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Distance education materials include core study materials and supplementary study materials necessary for the education.

3. Core study materials shall ensure full and complete academic contents provided and conveyed to learners to enable their self-study to the extent of being relevant to the following modes of distance education:

a) Computer network and Telecommunications: Core study materials are electronic learning materials and digital learning materials;

b) Mail correspondence: Core study materials are printed materials, including textbooks compiled for distance education, reference books, study and research manuals, workbooks, and examination and test manuals;

c) Radio - Television: Core study materials are radio and television programs.

4. Supplementary study materials furnish learners with detailed information to guarantee a deep and complete understanding of contents in core study materials.

5. The principal or director of a training institution (hereinafter referred to as the principal) organizes the development, appraisal, and approval of distance education materials before delivering distance education in accordance with this Article 5 and the regulations of the Ministry of Education and Training on the compilation, selection, appraisal, approval, and use of teaching materials and higher education textbooks.  Every year, the training institution shall review, evaluate, and update learning materials to meet professional and technical requirements.

Article 5. Minimum requirements for delivery of distance education program

1. Distance education systems of training institutions have been completely constructed with all components mentioned in clause 5 Article 2 of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The distance education program has been developed, evaluated, and issued according to regulations on training program standards; develop, evaluate, and promulgate training programs for higher education levels of the Ministry of Education and Training; training program standards issued by the Ministry of Education and Training and the provisions of this Regulation.

4. The distance education department must manage and supervise the following: the teaching and learning process; the amount of time allotted for interaction between lecturers and learners, between learners and learners; exams, tests, assessments and awarding of degrees.  The specialized leading unit in the distance education program is also the specialized leading unit in the full-time program.

5. The system of examination and academic performance assessment must ensure objectivity and honesty; evaluate the learning process, evaluate the end of the module and subject; control and authenticate learners' learning progress through their studies, test scores, exam results, and performance on assigned tasks in their programs.

6. The training institution’s regulations must comply with this Regulation and other relevant laws.

7. The team of lecturers, learning support staff, and school administrators are sufficient in terms of quantity, quality, qualifications and structure; have been trained in skills, teaching methods, and distance education management.

a) Full-time lecturers must comply with regulations on training program standards and relevant training program standards issued by the Ministry of Education and Training. Full-time lecturers with doctoral degrees who are responsible for presiding over the development and implementation of training programs and presiding over teaching the program according to regulations on opening academic disciplines and training program standards of the Ministry of Education and Training are required to directly teach the distance education program;

b) Up to 30% of the academic load of distance education program is delivered by visiting lecturers; and is increased to up to 50% when and only when the visiting lecturer is a full-time lecturer of the joint training partner as prescribed in Article 7 of this Regulation and delivers at least 20% of the academic load of distance education program

8. Facilities, equipment, libraries, and study materials must be adequately provided in order to deliver distance education, in specific:

a) Having technical rooms spacious enough to install distance education equipment and staff rooms with enough space and providing necessary amenities for administrators, learning support staff, and lecturers;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Having the technical systems used for delivering distance education: Providing information related to the distance education;  storing and transmitting the contents of distance education programs to learners; supervising, managing, and assessing the learners through their learning process; storing and securing information on learning activities and student’s learning timeline and personal files in accordance with current legal regulations and training institution regulations on archives and information security; connecting information between learners, lecturers, and administrators through information technology systems;

d) Having libraries or e-libraries providing the number of books, textbooks, reference materials and specialized digital adequate to assist learners in their learning and studying activities;

dd) Having enough core study materials and supplementary study materials for the first 2 years of the distance education program and have a plan to build and develop core study materials and supplementary study materials for the remaining units of study for the remaining years of the entire course so that the institution has adequate learning materials suitable for a specific distance education mode at least 1 year (12 months) before the start of the new school year.

9. Meeting requirements on information technology application in online training for higher education of the Ministry of Education and Training.

10. There is a distance education project developed for each specific training program, which describes in detail:  the need for opening distance education; full preparation of minimum requirements to deliver distance education, solutions and roadmap as prescribed in this Article; risk prevention and response plans to protect rights of learners, lecturers, the training institutions, and relevant parties. The school council or university council decides on the distance education policy based on the proposal of the principal and the opinion of the scientific and training council of the training institution. The principal approves the project and decide on distance education based on appraisal opinions and assessment of the level of actual response against the minimum requirements for delivering distance education laid down by the scientific and training council of the training institution.

Article 6. Suspension of distance education activities

1. A training institution is suspended from distance education activities when there is a conclusion from a competent authority about the training institution's violation in one of the following cases:

a) Make autonomy decisions on distance education when one of the minimum requirements for distance education is not met as prescribed in Article 5 of this Regulation;

b) Failure to maintain compliance with one of the minimum requirements for distance education delivery which affects the quality of training as prescribed in Article 5 of this Regulation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Education and Training may impose a suspension of distance education activities for a duration of 6 months to 1 year on training institutions found by competent agencies to have violated Clause 1 of this Article which affects the training quality. The suspension decision must clearly define the reasons, scope, suspension duration, and public announcement on the means of mass media.

3. Training institutions subject to suspension of distance education as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article must take measures to safeguard the legitimate rights and interests of learners, lecturers, learning support staff, and school administrators of training institutions.

4. After the period of suspension of distance education, if the cause leading to the suspension is remedied, and the training institution fully meets the minimum requirements to deliver distance education according to this Regulation, the principal may approve resumption of distance education and report it to the Ministry of Education and Training.

5. Distance education programs with an approved project and decision will have their approval automatically expire if the training institution fails to enroll students or has been unable to enroll learners for three consecutive years.

Article 7. Training locations

1. Teaching and learning activities take place at training institutions, branches of training institutions, or joint training partners; practical activities, internships, practical experiences, self-study, self-research and online teaching may take place outside training institutions, branches of training institutions, or institutions involved in joint training.

2. Joint training partners are higher education institutions, colleges, post-secondary schools, continuing education centers, vocational education centers - continuing education centers, schools of regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, and people's armed forces that meet requirements pertaining to pedagogic environment, facilities, equipment, libraries, and laboratory equipment, practice, internship, and school administrators to deliver distance education programs.

3. Responsibilities of the leading training institution:

a) Formulate specific regulations on distance education coordination; appraise quality assurance conditions of the joint training partner;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Manage training quality. In case the joint training partner does not meet the quality assurance requirements according to the regulations of the module or training program, the learners must be transferred to the leading training institution or another qualified joint training partner for further education as prescribed and protect learners’ rights;

d) Take legal liability for execution of the training cooperation contract; implement regulations on enrollment and training; protect legitimate rights for lecturers and learners throughout the process of training delivery.

4. Responsibilities of the joint training partner:

a) Sign a training cooperation contract with the leading training institution;

b) Ensure adequate facilities for training; participate in management, teaching, administration of exams and tests according to agreement between the two parties;

c) Take legal liability for execution of the training cooperation contract; implement regulations on enrollment and training; protect legitimate rights for lecturers and learners throughout the process of training delivery at the joint training partner.

Chapter II

FORMULATION OF TEACHING PLANS AND TEACHING ORGANIZATION

Article 8. Teaching and learning plan, study registration

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Study registration are done in accordance with Clauses 1, 2, 3 and Point b, Clause 4, Article 7 of Circular No. 08/2021/TT-BGDDT.

Article 9. Organization and management of distance education

1. Distance education programs are delivered using a credit-based system. Other requirements on teaching and learning organization are set out in Clauses 1 and 3, Article 8 of Circular No. 08/2021/TT-BGDDT.

2. Deliver distance education at joint training partners in accordance with Article 7 of this Regulation.

3. Assign lecturers and learning support staff to deliver distance education programs in accordance with Clause 7, Article 5 of this Regulation.

4. Organize online teaching and learning in accordance with regulations on information technology application in online training for higher education of the Ministry of Education and Training.

5. Provide learners, lecturers, administrators, and learning support staff with: knowledge and skills about distance teaching and learning; information about training programs, learning resources, testing and assessment tools; opportunities to participate in career counseling, guidance sessions, and internship programs.

6. Effectively operate the technical support system to help learners easily access learning resources, connect learners with learners, learners with lecturers, and support lecturers in checking, monitoring, and evaluating the level of learner's progress.

7. The delivery of distance education must ensure interaction between learners and lecturers, between learners and learners; ensure at least 4 core study activities below: attending class sessions, tutorial sessions, thematic discussions and seminars; learning from core study materials and supplementary study materials; engage in learning activities and complete assessment exercises; seek advice and direct questions to lecturers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. The training institution’s regulations elaborate the assignment of lecturers, feedback from learners, disclosure of responsibilities and rights of lecturers, learners, academic departments, and related administrators; regulations on personal information protection and academic data security.

10. Other regulations on learners are set out in Article 15, Article 16, Article 17, Article 18, Article 19 and Article 20 of Circular No. 08/2021/TT-BGDDT.

Chapter III

ACADEMIC PERFORMANCE ASSESSMENT AND DEGREE AWARDING

Article 10. Academic performance assessment

1. Academic performance assessment is carried out in accordance with Articles 9 and 10 of Circular No. 08/2021/TT-BGDDT.

2. Administer final exams at the end of the course in a direct form, and learners must gather at the training institution or at a joint training partner according to the training institution's regulations.

3. The final question paper is developed in accordance with the content and requirements for the final exam, and is checked and confirmed by the head of the leading institution.

4. Academic performance assessment is carried out in accordance with Articles 11 of Circular No. 08/2021/TT-BGDDT.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Academic performance recognition and credit conversion are carried out in accordance with Article 13 of Circular No. 08/2021/TT-BGDDT.

2. Graduation recognition and degree awarding are set out in Article 14 of Circular No. 08/2021/TT-BGDDT.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 12. Quality assurance in distance education

1. Training institutions shall initiate the following: internal inspection and supervision mechanism on teaching and learning activities, support for learners and exams, tests, and assessment of academic performance; get feedback from learners about their learning experience, quality of learning materials, effectiveness of teaching methods, perceived support from lecturers, support staff, software functions and get feedback from other stakeholders; procedures for handling suggestions, recommendations, and feedback from learners.

2. Carry out quality assessment of distance education programs, in specific:

a) As for a distance education program that has enrolled learners before the effective date of this Regulation, no later than 3 years from the effective date of this Regulation, the training institution must carry out quality assessment of the distance education program that had a graduation course;

b) As for a distance education program that has enrolled learners before the effective date of this Regulation but have not yet had a graduation course or has been approved after the effective date of this Regulation, the training institution must apply for quality assessment of distance education program in accordance with Clause 5, Article 33 of the Law on Higher Education (amended in 2018).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 13. Formulation and implementation of training institution’s regulations

1. Pursuant to this Regulation and other relevant laws, the training institution shall:

a) Formulate, promulgate, and implement the training institution’s regulations provided that their regulations meet or surpass, but do not contravene, the requirements outlined in this Regulation; develop specific regulations on procedures for deciding on policies and approving distance education projects;

b) Issue decisions on delivery of distance education programs and distance education cooperation (if any) to meet all requirements of this Regulation; which must clearly state the name of the academic discipline, distance education mode, eligible entities, training locations, joint training partner and other relevant information.

Within 10 working days from the date of making the decision on distance education, update information about the distance education project and distance education decision to the national database system on higher education, and send the decision on distance education along with the distance education project to the Ministry of Education and Training;

c) Fulfill responsibilities for educational quality assurance in accordance with Article 50 of the Law on Higher Education (amended in 2018);

d) Strengthen academic integrity; monitor and control copy protection; ensure the integrity of the content of essays, projects, theses, and other thematic reports; formulate sanctions and take serious actions against violations;

dd) Develop risk prevention and response plan: analysis reports, explanations and predictions of possible risk situations and preventive and remedial measures; specific analysis report on risk handling solutions in case the training institution is suspended from operation of academic discipline or delivery of distance education in that academic discipline.

2. The training institution shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Disseminate and guide learners to comply with the training institution's regulations and regulations related to the learning process, regulations on the obligations and rights of learners at the beginning of the course;

c) Provide training and refresher courses in necessary methods and skills for lecturers, learning support staff, and school administrators;

d) Undertake internal inspection and examination of the implementation of the training institution’s regulations and this Regulation;

dd) Maintain and develop the distance education system of the training institution; update and modernize technology and technical means to improve the efficiency and quality of distance education in the direction of international integration.

Article 14. Regulations on reporting, information storage and disclosure

1. Before December 31 every year:

a) Training institutions shall report to the Ministry of Education and Training, the Provincial People's Committee and superior agencies in person or online on the delivery and management of distance education and quality assurance of distance education (Report form in Appendix I);

b) Joint training partners shall report to the Ministry of Education and Training and People's Committees of provinces or districts where training activities are delivered face-to-face or online regarding the enrolment and training in local areas (Report form in Appendix II).

2. Training institutions shall complete the database at the training institution and update complete and accurate data on distance education into the national database system on higher education according to regulations of the Ministry of Education and Training.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The training institution shall disclose the following on their website before delivering distance education:

a) Their distance education regulations and other regulations related to distance education;

b) Distance education decision;

c) Distance education program;

d) Quality assurance requirements for distance education (including information on qualifications and experience of lecturers and support staff);

dd) Enrolment announcement according to current enrolment regulations.

5. Training institutions shall provide and maintain information in the learning environment, support learners, regularly update public information on the training institution's website, ensuring that information is easily accessed, updated, accurate, easy to read, including at least the following contents:

a) Information specified in Points a, b, c, d, Clause 4 of this Article;

b) Number of learners admitted, currently studying, dropping out and graduating for each course and each distance education program;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Data that proves the compliance with the minimum requirements to deliver distance education as prescribed in Article 5 of this Regulation./.

 

APPENDIX I

ANNUAL REPORT ON DISTANCE EDUCATION
(Issued together with Circular No. 28/2023/TT-BGDDT dated December 28, 2023 of the Minister of Education and Training)

SUPERIOR AGENCY (if any)
TRAINING INSTITUTION’S NAME
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

 

[Location]…….., [date]…………….

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



On distance education at higher education level in … [year]

I. Distance education program

No.

Distance education program’s name

Academic discipline’s name

Ministry of Education and Training’s permission/Autonomy decision on distance education decision of the training institution

Latest decision on distance education program

Distance education mode [1]

Decision No.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Signatory

Decision No.

Signing date

Signatory

 

(1)

(2)

(3)

(4)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

1

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

2

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

II. Joint training partner

No.

Joint training partner’s name

Joint training partner’s location

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Joint training cooperation contract

Cooperation contract No.

Signing date

Contract duration

Name of distance education program in the cooperation contract

(1)

(2)

(3)

(4)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(6)

(7)

(8)

1

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

2

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



No.

Distance education program’s name

Academic discipline’s name

Academic discipline’s  code

Training location (headquarters, branch, joint training partner)

Enrollment target

Number of enrollees

Number of learners forced to drop out of school during the year

Number of graduated learners

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Upper secondary

Post-secondary

College

University

 

 

(1)

(2)

(3)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

2

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

Notes: Report the number of learners by each training location and the number of enrollees categorized by their entry levels

IV. Lecturers, learning support staff, and administrators

No.

Distance education program’s name

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Number of support staff

Number of distance education program administrators

Full-time

Full-time contract

Visiting lecturer

Full-time

Full-time contract

Ad hoc contract

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

9

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

2

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

V. Distance education software

No.

Name of distance education software

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Main functions of the software

1

 

 

 

2

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(Summary report on development of distance education materials)

VII. Inadequacies, limitations (if any)

 

VIII. Causes and solutions

 

IX. Recommendations of training institutions

 

 



...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

APPENDIX II

ANNUAL REPORT ON DISTANCE EDUCATION COOPERATION
(Issued together with Circular No. 28/2023/TT-BGDDT dated December 28, 2023 of the Minister of Education and Training)

SUPERIOR AGENCY (if any)
JOINT TRAINING PARTNER’S NAME
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

 

[Location]…….., [date]…………….

 

REPORT

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



I. Leading training institutions

No.

Training institution’s name

Province/City where the training institution is headquartered

Joint training cooperation contract

Cooperation contract No.

Signing date

Contract duration

Name of distance education program in the cooperation contract

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

2

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



II. Enrollment and distance education

No.

Training institution’s name

Distance education program’s name

Academic discipline’s name

Academic discipline’s code

Enrollment target

Number of enrollees

Number of learners forced to drop out of school

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Scale until December 31

Upper secondary

Post-secondary

College

University

 

 

 

(1)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



(13)

1

 

 

 

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

2

 

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

 

 

III. Inadequacies, limitations (if any)

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

V. Recommendations of the joint training partner

 



Joint training partner’s leader
(Signature and seal)

 

 

[1] List distance education modes used to deliver distance education programs

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 28/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 về Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.940

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.34.146
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!